Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 17 năm 2012

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 17 năm 2012

TOÁN

ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ

I. Mục tiờu

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Củng cố về cộng, trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần).

- Củng cố về giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.

2. Kĩ năng : Thực hiện thành thạo dạng toán trên.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy – học

 GV: ND bài tập.

 HS: Bảng con,SGK

 

doc 21 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 882Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 17 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 thỏng 12 năm 2012
Tuần 17:
Tiết 81:	 
Toán
ôn tập về phép cộng và phép trừ
i. Mục tiờu
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính) và cộng, trừ viết (có nhớ một lần).
- Củng cố về giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
2. Kĩ năng : Thực hiện thành thạo dạng toán trên.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
ii. Đồ dựng dạy – học 
 GV: ND bài tập.
 HS: Bảng con,SGK
iii. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV cho HS xem tờ lịch tháng 5 , nêu 
câu hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Luyện tập
a. Giới thiệu bài + ghi đầu bài 
b. Hướng dẫn làm bai tập
Bài 1: Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 
vào vở.
-Khi chữa GV nêu câu hỏi để HS nhận 
ra: 9 + 7 = 7 + 9
- Trong phép cộng 9 + 7 = 16, lấy tổng
(16) trừ đi số hạng này sẽ tìm được số 
hạng kia ( 16 - 9 = 7; 16 - 7 = 9)
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Bài yêu cầu gì ?
- Nêu cách đặt tính và tính. 
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Số?
- Viết ý a lên bảng yêu cầu HS nhẩm và 
ghi kết quả.
- 9 cộng 8 bằng mấy ?
- Hãy so sánh 1+7 và 8 ?
- Vậy khi biết 9+1+7=17 có cần nhẩm 
9+8 không ? vì sao ?
- Yêu cầu HS làm tiếp phần c tương 
tự phần a.
Bài 4: Tính
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng gì ?
 Tóm tắt
2A trồng : 48 cây
2B trồng nhiều hơn: 12 cây
Lớp2B : cây ?
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- VN xem lại bài.
- HS nhìn tờ lịch tháng 5 trả lời câu 
hỏi GV nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài sau đó nhiều HS nêu 
miệng.
9 + 7 = 16	4 + 8 = 12
7 + 9 = 16 8 + 4 = 12
16 - 9 = 7 12 - 8 = 4
16 - 7 = 9 12 - 4 = 8
- 1 HS nêu y/c của bài.
- Đặt tính rồi tính.
- Vài HS nêu lại.
- HS làm bảng lớp, bảng con.
 80 82 100 54 45 058
- 1 HS nêu y/c của bài.
- HS nhẩm nêu kết quả.
9 + 8 = 17
1 + 7 = 8
- Không cần vì 9+8 = 9+1+7 ta ghi 
ngay kết quả là 17.
 9 + 6 = 15
 9 + 1 + 5 = 15
- 1 HS đọc bài toán.
- 2A trồng 48 cây, 2B nhiều hơn 12 
cây.
- Hỏi 2B trồng được ? cây.
- Dạng bài toán về nhiều hơn.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Bài giải
Lớp 2B trồng được số cây là:
 48 + 12 = 60 (cây)
 Đáp số: 60 cây
- 1 số HS trình bày bài.
Tiết 49+50:
Tập đọc
tìm ngọc
I. Mục tiờu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
 - Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Đọc truyện bằng giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó, Mèo.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo
- Hiểu ý nghĩa truyện: Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông 
minh, thực sự là bạn của con người.
+ Quyền được yêu quý các con vật (chó, mèo).
II. Đồ dựng dạy – học 
- Tranh ảnh minh họa bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy – học 
 Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra bài Thời gian biểu.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh, giới thiệu bài.
3.2.Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu.
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- Đọc đúng: Long Vương, ngoạm , đánh tráo
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV hướng dẫn ngắt giọng nhấn giọng một số câu trên bảng phụ.
. Xưa/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước/ liền bỏ tiền ra mua,/ rồi thả rắn đi.//
+ Giải nghĩa từ: Long Vương.
- Thơ kim hoàn.
- Đánh tháo.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- GV theo dõi, nhận xét.
e. Cả lớp đọc ĐT(đoạn 1, 2).
- 1 HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong bài.
- 2 HS nói thời gian biểu một buổi trong ngày của mình.
- HS nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Vua của sông biển trong truyện xưa.
- Người làm đồ vàng bạc.
- Lấy trọn vật tốt thay nó bằng vật xấu.
- HS đọc theo nhóm .
- Các nhóm thi đọc.
 Tiết 2
3.3.Tìm hiểu bài
Câu1: Do đâu chàng trai cho viên ngọc 
quý ?
Câu 2: Ai đánh tráo viên ngọc?
Câu 3: 
- ở nhà người thợ kim hoàn, Mèo nghĩ
 ra kế gì để lấy lại viên ngọc ? 
- Khi ngọc bị cá đớp mất,Mèo và Chó 
đã làm cách nào để lấy lại ngọc?
- Khi ngọc bị quạ cướp mất, Mèo và Chó
 đã làm cách nào để lấy lại ngọc?
Câu 4: Tìm trong bài những từ khen 
ngợi Mèo và Chó ?
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
GV: Các em có quyền được yêu quý các 
con vật nuôi trong nhà (chó, mèo).
4. Luyện đọc lại
- GVHDHS thi đọc lại truyện.
- GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc lại chuyện, chuẩn bị 
cho tiết kể chuyện.
- Chàng cứu con rắn nước. Con rắn ấy 
là con của Long Vương. Long Vương
 tặng chàng viên ngọc quý.
- Một người thợ kim hoàn đánh tráo 
viên ngọc khi biết đó là viên ngọc quý,
 hiếm.
- Mèo bắt một con chuột đi tìm ngọc. 
Con chuột tìm được.
- Mèo và Chó rình bên sông, thấy có
 người đánh được con cá lớn, mổ ruột
 ra có viên ngọc, Mèo nhảy tới ngoạm 
ngọc chạy.
- Mèo nằm phơi bụng vờ chết. Quạ sà 
xuống toan rỉa thịt, Mới nhảy xổ lên vồ.
Quạ van lạy, trả lại ngọc.
- Thông minh, tình nghĩa.
- Chó và Mèo là những vật nuôi trong 
nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự
 là bạn của con người ?
- HS thi đọc lại truyện.
- Cả lớp bình chọn người đọc đúng, 
đọc hay nhất.
 Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Tiết 82
Toán
ôn tập về phép cộng và phép trừ (Tiếp)
i. Mục tiờu
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm ( trong phạm vi các bảng tính ) và cộng, trừ viết ( có nhớ một lần ).
- Củng cố về giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
2. Kĩ năng : Thực hiện thành thạo dạng toán trên.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
ii. Đồ dựng dạy – học 
GV: ND bài tập.
 HS: Bảng con,SGK
iii. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV nêu y/c: Đặt tính rồi tính.
- Nhận xét , chữa bài.
3. Luyện tập
a. Giới thiệu bài + ghi đầu bài 
b. Hướng dẫn làm bài tập 
Ôn tập về phép cộng, phép trừ.
Bài 1: Tính nhẩm.
- GV tổ chức cho HS chơi đố bạn.
- GV củng cố bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Bài yêu cầu gì ?
- Nêu cách đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Số?
- Viết bảng ý a.
- Yêu cầu HS nhẩm rồi ghi kết quả.
 -17 trừ 3 bằng mấy ?
- Hãy so sánh 3 + 6 và 9. Vậy khi biết 17 - 3 - 6 = 8 có cần nhẩm 17 - 9 không ? vì sao ?
- GV nhận xét.
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu câu HS nêu miệng tóm tắt và 
giải.
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- VN xem lại bài.
Hỏt 
- Cả lớp làm bảng con.
- 3 HS lên bảng.
 38 + 42	 63 - 18	100 - 42
- 1 đọc yêu cầu của bài.
- HS đố nhau nêu kết quả.
12 - 6 = 6
6 + 6 = 12
9 + 9 = 18
13 - 5 = 8 
14 - 7 = 7
8 + 7 = 15
17 - 8 = 9
16 - 8 = 8
- 1 đọc yêu cầu của bài.
- Đặt tính rồi tính.
- Vài HS nêu.
- HS làm bảng con, bảng lớp, vở.
a) b) 
 95 100 34 58 46
 93
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhẩm
- 17 trừ 3 bằng 14
- Không cần vì 17 - 3 - 6 = 17 - 9
- HS nhẩm ý c, nêu kq.
16 - 9 = 7
16 - 6 - 3 = 7
- 1 HS đọc đề toán.
- Thùng lớn đựng 60l nước thùng bé ít hơn 22l
- Thùng bé đựng bao nhiêu lít nước 
- Bài toán về ít hơn
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Bài giải
Thùng bé đựng được số lít nước là:
60 - 22 = 38 ( l )
 Đáp số: 38 l nước
 - HS trình bày bài làm.
 Tập đọc
 Gà "tỉ tê" với gà
Tiết 51:
I. Mục tiờu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi đúng.
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể tâm tình, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó: tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở.
- Hiểu nội dung bài: Loài gà cũng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người.
II. Đồ dựng dạy- học 
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Tìm Ngọc.
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
- GV nhận xét.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài 
3.2.Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài:
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu.
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc.
- Đọc đúng: gấp gáp, roóc roóc, 
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Chú ý ngắt giọng đúng các câu trên bảng phụ.
. Từ khi gà con còn nằm trong trứng,/ gà mẹ đã nói chuyện với chúng/ bằng cách gõ mỏ lên vỏ trứng,/ còn chúng/ thì phát tín hiệu nũng nịu đáp lời mẹ.//
- Giảng từ:
- Tỉ tê
- Tín hiệu
- Hớn hở
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV quan sát các nhóm đọc.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- GV và HS nhận xét.
e. Đọc ĐT cả lớp. 
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1:
- Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi nào ?
- Khi đó gà mẹ và gà con nói chuyện với nhau bằng cách nào ?
Câu 2:
- Nói lại cách gà mẹ báo cho con biết ?
- Cách gà mẹ báo cho con biết “Không có gì nguy hiểm ”
- Cách gà mẹ báo cho con biết “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm!”
- Cách gà mẹ báo cho con biết “ Tai hoạ, nấp mau ”
4. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu, HD cách đọc.
- GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò
- Bài văn giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- VN q/s cuộc sống của các con vật nuôi trong nhà để biết những điều thú vị , mới lạ.
Hỏt 
- 2 HS đọc, mỗi em đọc 3 đoạn.
- Khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
- HS nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. 
- Bài chia làm 3 đoạn.
- Đoạn 1: các câu 1, 2 ( từ đầu đến nũng nịu đáp lời mẹ)
- Đoạn 2: Các câu 3, 4( Từ khi gà mẹ thong thả... mồi ngon lắm.
- Đoạn 3: Còn lại
- 1 HS đọc trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Nói chuyện lâu, nhẹ nhàng, thân mật.
- Âm thanh, cử chỉ, hình vẽ dùng để báo tin
- Vui mừng lộ rõ, ở nét mặt.
- HS đọc theo nhóm.
- HS thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc thầm cả bài.
- Gà con biết trò chuyện từ khi chúng còn nằm trong trứng.
- Gà mẹ gõ mỏ lên quả trứng, gà con phát tín ... để có hình như hình mẫu.
- GV nhận xét bài vẽ của HS.
4. Củng cố, dặn dũ 
- Nhận xét tiết học.
- VN xem lại bài.
- Cả lớp làm bảng con. 2 HS lên bảng.
x+ 16 = 20 
 x= 20 - 16 
 x = 4
35 - x = 15
 x = 35 - 15
 x = 20
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình.
- HS trả lời CN.
a. Hình tam giác
b. Hình tứ giác
c. Hình tứ giác
d. Hình vuông
g. Hình vuông (hình vuông đặt lệch đi).
e. Hình chữ nhật
- 1HS nêu y/c của bài.
- Đặt thước cho mép thước trùng với
dòng kẻ, chấm điểm tại vạch 0 và vạch
8 của thước; dùng bút nối điểm ở vạch
0 với điểm ở vạch 8 rồi viết số đo độ
dài của đoạn thẳng( 8cm) ở phía trên
đoạn thẳng.
- 2 HS lên bảng.
- Cả lớp vẽ vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS chấm các điểm, dùng thước, bút nối các điểm.
- 1 HS lên bảng vẽ.
Tiết 33:
Chính tả( Tập chép)
Gà “ tỉ tê” với gà
I. Mục tiờu
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Gà “ tỉ tê” với gà. Viết đúng các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép ghi lời gà mẹ.
2. Luyện viết đúng những âm vần dễ lẫn: au/ao, r/d/gi .
II. Đồ dựng dạy – học 
- Bảng phụ viết nội dung đoạn chép.
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 2, 3a. 
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc cho HS viết bảng con.
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
3.2.Hướng dẫn nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài
- GV đọc đoạn chép.
- Đoạn văn nói điều gì ?
- Trong đoạn văn những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con ?
- Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ ?
- Viết từ khó.
- Nhận xét bảng của HS
b. HS nhìn bảng chép bài
- GVHDHS chép bài.
- GV theo dõi nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
 - Đọc cho HS soát lỗi.
c. Chấm , chữa bài 
- Chấm một số bài nhận xét, chữa lỗi sai phổ biến.
4. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Điền vào chỗ trống ao hay au?
- GVHDHS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: (Lựa chọn)
a) Điền vào chỗ trống r/d/gi.
- Nhận xét , chữa bài.
5. Củng cố, dặn dũ 
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà soát lại lỗi trong bài chính tả và viết lại.
Hỏt 
- Cả lớp viết bảng con.
- Thuỷ cung, ngọc quý, ngậm ngùi, an ủi.
- HS đọc lại bài.
- Cách gà mẹ báo tin cho con biết "không có gì nguy hiểm" , “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm!”.
- Cúccúccúc. Những tiếng này được kêu đều đều nghĩa là không nguy hiểm. Kêu nhanh kết hợp với động tác bới đất nghĩa là “ Lại đây mau”
- Dấu hai chấm và ngoặc kép.
- HS tập viết bảng con: Nũng nịu, kiếm mồi, nguy hiểm.
- HS chép bài vào vở.
- HS tự soát lỗi ghi xuống cuối vở.
- HS theo dõi, sửa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở nháp.
- HS đọc bài trên bảng.
+Sau mấy đợt rét đậm, mùa xuân đã về. Trên cây gạo ngoài đồng, từng đàn sáo chuyền cành lao xao . Gió rì rào như báo tin vui, giục người ta mau đón chào xuân mới.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
a. Bánh rán; con gián ;dán giấy.
- dành dụm; tranh giành; rành mạch.
- 1 số HS trình bày bài.
Thứ sáu ngày 14 thỏng 12 năm 2012
Tiết 85:
 TOÁN
 ôn tập về đo lường
i. Mục tiờu
1. Kiến thức:
 Giúp HS củng cố về:
- Xác định khối lượng( qua dụng cụ cân).
- Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ.
- Xác định thời điểm( qua xem giờ đúng trên đồng hồ).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng xem lịch và xem giờ đúng trên đồng hồ.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
ii. Đồ dựng dạy – học 
GV: Cân đồng hồ, tờ lịch 1 vài tháng.
 HS : SGK.
iii. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV nêu y/c: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm.
- GV nhận xét 1 số bảng con, bảng lớp.
3. Luyện tập
a. Giới thiệu bài + ghi đầu bài 
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- GV chữa bài : cho HS nêu thành câu.
a. Con vịt nặng mấy kg ?
b. Gói đường nặng mấy kg ?
c.Lan cân nặng bao nhiêu kg ?
Bài 2: (Khỏ giỏi ý c)
Xem lịch rồi cho biết: 
- GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm 1 tờ lịch của 1 tháng trong năm.
a. Tháng 10 có bao nhiêu ngày ?
- Có mấy ngày chủ nhật ? 
- Đó là các ngày nào ?
b. Tháng 11 có bao nhiêu ngày ?
- Có mấy ngày chủ nhật ?
- Có mấy ngày thứ năm?
- GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 3: (khỏ giỏi ý b,c)
Xem tờ lịch ở bài 2 cho biết:
- GV nêu từng câu hỏi.
a. Ngày 1 tháng 10 là thứ mấy ?
- Ngày 10 tháng 10 là thứ mấy ?
Bài 4:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và quan sát đồng hồ.
a. Các bạn chào cờ lúc mấy giờ ? 
b. Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ ?
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- VN xem lại bài.
Hỏt 
- HS làm bảng con
- 1 HS lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự đọc câu hỏi và trả lời CN.
- Con vịt nặng 3kg.
- Gói đường cận nặng 4 kg.
- Lan cân nặng 30kg.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc trong nhóm , trả lời câu hỏi.
- Tháng 10 có 31 ngày
- Có 4 ngày chủ nhật 
- Đó là ngày 5, ngày12, ngày19, ngày 26
- Tháng 11 có 30 ngày.
- Có 5 ngày chủ nhật.
- Có 4 ngày thứ năm.
+ HS trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- Ngày 1 tháng 10 là thứ tư.
- Ngày 10 tháng 10 lá thứ sáu.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát đồng hồ.
- HS trả lời và làm bài vào vở.
- Các bạn chào cờ lúc 7 giờ.
- Các bạn tập thể dục lúc 9 giờ.
- 1 số HS đọc bài.
Tiết 17: 
TẬP LÀM VĂN
NGẠC NHIấN, THÍCH THÚ. LẬP THỜI GIAN BIỂU
I. Mục tiờu
 - Rèn kỹ năng nói: Biết cách thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
 - Rèn kỹ năng viết: biết lập thời gian biểu.
+ Quyền được tham gia(thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú).Quyền có cha mẹ, được cha mẹ tặng quà.
II. Đồ dựng dạy – học 
- Tranh minh họa bài tập 1.
- Giấy khổ to làm bài tập 2.
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS làm bài tập 2 (kể về một vật nuôi trong nhà).
- Đọc thời gian biểu buổi tối của em.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Đọc lời của bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy
của bạn nhỏ.
- Yêu cầu HS quan sát tranh để hiểu tình huống trong tranh, hiểu lời nói của cậu con trai.
- GV: Các em có quyền được có cha mẹ, được cha mẹ tặng quà.
Bài 2: (Miệng) Em nói như thế nào để thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú ấy?
- GVHDHS trả lời câu hỏi.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
- GV: Các em có quyền được tham gia (thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú).
Bài 3: (viết)
- Dựa vào mẩu chuyện sau hãy viết thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn Hà:
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Thời gian biểu sáng chủ nhật của bạn hà
6 giờ 30 - 7 giờ
Ngủ dậy, tập thể dục, 
đánh răng, rửa mặt.
7 giờ -7 giờ 15
Ăn sáng
7 giờ 15 - 7 giờ 30
Mặc quần áo
7 giờ 30
Tới trường dự lễ sơ kết học kỳ I
10 giờ
Về nhà, sang thăm ông bà.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS kể.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc diễn cảm lời bạn nhỏ trong tranh.
- Cả lớp đọc thầm lời bạn nhỏ,qs tranh và hiểu được tình huống trong tranh.
- Lời nói của cậu con trai thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú và lòng biết ơn mẹ.
Ôi ! quyển sách đẹp quá ! 
- Lòng biết ơn mẹ. (Con cảm ơn mẹ.)
- 3,4 HS đọc lại lời cậu con trai thể hiện đúng thái độ ngạc nhiên, thích thú và lòng biết ơn. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến.
- Ôi ! Con ốc biển đẹp quá ! Con cảm ơn bố !
- Sao con ốc biển đẹp thế, lạ thế ! Con cảm ơn bố ạ!
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Vài em đọc bài của mình.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Tiết 17:
Kể chuyện
Tìm ngọc
I. Mục tiờu
1. Rèn kỹ năng nói:
 Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ câu chuyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Tìm ngọc một cách tự nhiên,kết hợp với điệu bộ, nét mặt.
2. Rèn kỹ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dựng dạy – học 
- Tranh minh họa truyện Tìm ngọc.
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện ?
3. Bài mới
3.1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. 
3.2.Hướng dẫn kể chuyện
a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
+ Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện đã học.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
+ Kể chuyện trong nhóm.
+ Kể từng đoạn trước lớp .
- Cả lớp và giáo viên nhận xét bình chọn người kể hay nhất.
b. Kể toàn bộ câu chuyện.
- Mời đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay nhất.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò	
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS nhớ chuyện, kể tự nhiên.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Hỏt 
- 2 HS tiếp nối nhau kể.
- Khen ngợi những con vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.
- 1 HS đọc y/c 1.
- HS quan sát 6 tranh minh hoạ trong SGK, nhớ lại ND từng đoạn truyện.
- HS kể theo nhóm 6.
- Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn truyện trước lớp.
- Đại diện các nhóm thi kể lại trước lớp toàn bộ câu chuyện.
- Các nhóm thi kể chuyện.
Tiết 17:
Sinh hoạt lớp
 I. Nhận xột hoạt động tuần 17:
 1. Ưu điểm:
- ổn định tổ chức lớp , duy trì sĩ số, nề nếp lớp.
- Một số em học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Một số em đã có ý thức luyện chữ viết.
- Đi tham gia luyện chữ của trường đầy đủ.
 2. Nhược điểm:
 - Một số em về nhà chưa học bài và làm bài tập.
 - Một số em nói chuyện trong lớp, chưa chú ý nghe giảng.
- Chữ viết còn xấu nhiều.
- Một số em chưa có ý thức giữ vở.
 II. Phương hướng tuần 18: 
 - Duy trì sĩ số, nề nếp lớp đã có.
- Về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ.
- Tự luyện đọc và viết thêm ở nhà.
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22/12.
- Phát động phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Ôn tập những kiến thức đã học và kiểm tra cuối học kì I.
- Mang đầy đủ sách vở, đồ dùng đến lớp.
- Biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ và phòng bệnh theo mùa.
- Nhắc HS nộp các loại quỹ theo quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc