Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 1 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chánh

Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 1 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chánh

TUẦN 1

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 26 tháng 8 năm 2013

TẬP ĐỌC

CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:

 - Đọc đúng , rõ ràng toàn bài ,biết ngắt hơi sau các dấu chấm.dấu phẩy giữa các cụm từ Hiểu được lời khuyên của câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì ,nhẫn nại mới thành công ( Trả lời đựơc các câu hỏi trong sgk )

 -Đối với HS khá giỏi giúp hiểu được của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên

kim .Biết kể lại toàn bộ câu chuyện

Biết dựa vào tranhvà gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện

II. Đồ dùng dạy học:

T: Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

HS : SGK , vở

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần học 1 - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 26 tháng 8 năm 2013
TẬP ĐỌC
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:
 - Đọc đúng , rõ ràng toàn bài ,biết ngắt hơi sau các dấu chấm.dấu phẩy giữa các cụm từ Hiểu được lời khuyên của câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì ,nhẫn nại mới thành công ( Trả lời đựơc các câu hỏi trong sgk )
 -Đối với HS khá giỏi giúp hiểu được của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên
kim .Biết kể lại toàn bộ câu chuyện 
Biết dựa vào tranhvà gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện 
II. Đồ dùng dạy học: 
T: Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
HS : SGK , vở 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài củ: Yêu cầu lớp hát bài
2.Bài mới a) Phần giới thiệu :
*Giới thiệu “Có công mài sắt có ngày nên kim ” 
 b) Luyện đọc: 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể cảm động nhẹ nhàng nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện 
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu luyện đọc từng câu 
-Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
- Theo dõi và nhận xét
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
-Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Theo dõi và nhận xét
Tiết 2
- Yêu cầu lớp đọc đoạn 1,2 trả lời câu hỏi 
+ Lúc đầu cậu bé học hành thế nào ?
- Theo dõi và nhận xét
- Mời một em đọc câu hỏi 2 .
+ Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ? 
- Giáo viên hỏi thêm :
+ Bà cụ mài thói sắt vào tảng đá để làm gì ? 
+ Cậu bé có tin là từ thỏi sắt lớn mài thành cái kim nhỏ không ?
+ Những câu nào cho thấy là cậu bé không tin ?
+ Bà cụ giảng giải như thế nào ?
+ Câu chuyện này khuyên em điều gì ? 
- Theo dõi và chốt câu trả lời đúng
Luyện đọc lại : 
- Yêu cầu từng em luyện đọc lại .
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh
- Theo dõi và nhận xét 
3. Củng cố dặn dò : 
 + Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Nhận xét giờ học 
- Tuyên dương những HS học tập tích cực
- Về nhà kể cho mọi người trong gia đình nghe và xem trước câu chuyện: phần thưởng
Thực hiện theo yêu cầu của cô 
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
-
 Lần lượt từng em nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Rèn đọc các từ như : quyển , nguệch ngoạc ,..
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe giáo viên để hiểu nghĩa các từ mới trong bài .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm .Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
-Lớp đọc thầm đoạn 1,2 trả lời câu hỏi .
... Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán và bỏ đi chơi , viết chỉ nắn nón vài chữ đầu rồi sau đó viết nguêch ngoạc cho xong chuyện .
...Bà cụ đang cầm một thói sắt mải mê mài vào một tảng đá .
...Để làm thành một cái kim khâu .
...Cậu bé đã không tin điều đó .
... Cậu ngạc nhiên hỏi : Thỏi sắt to như thế làm thế nào mà mài thành cái kim được ?
... Mỗi ngày mài một chút có ngày sẽ thành cái kim cũng như cháu đi học mỗi ngày học sẽ thành tài .
+ Câu chuyện khuyên chúng ta có tính kiên trì , nhẫn nại , thì sẽ thành công 
- Chọn để đọc một đoạn yêu thích .
... Thích bà cụ vì bà đã dạy cho cậu bé .
-Thích cậu bé vì cậu hiểu ra điều hay và biết làm theo .
Lắng nghe và ghi nhớ
 TOÁN :
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100(T1)
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:
 - Biết đếm ,đọc ,viết các số đến 100.Nhận biết được các số có một chữ số , các số có hai chữ số số lớn nhất , số bé nhất có hai chữ số .Số có 1 chữ số . Số có 2 chữ số .Số liền trước . Số liền sau của một số.
- Rèn HS làm tốt các dạng toán trên 
II. Đồ dùng dạy học : 
T:Viết trước nội dung bài 1 lên bảng . Cắt 5 băng giấy làm bảng số từ 0 – 99 mỗi băng có hai dòng . Ghi số vào 5 ô còn 15 để trống . Bút dạ 
HS : Bảng con , vở , sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh .Nhận xét đánh giá phần kiểm tra 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Yêu cầu HS nhắc lại các số có đã học trong phạn vi 100 ở lớp 1
 Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề
Các số có một chữ số là:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
- Số bé nhất có một chữ số là số nào ?(0)
- Số lớn nhất có một chữ số là số nào ?(9)
- Yêu cầu đọc lại dãy số đó 
Bài 2: Hướng dẫn HS điền theo thứ tự từ 10-99 
- Số bé nhất có hai chữ số là số nào ?(10) Số lớn nhất có hai chữ số là số nào ?(99)
hướng dẫn H dựa vào bảng trên để nhận biết có bao số có hai chữ số?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề
+ Viết số liền sau của 39: 40
+ Viết số liền sau của 99: 98
+ Viết số liền trước của 90: 89
+ Viết số liền sau của 99: 100
- Thu vở chấm nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
+ Có bao nhiêu số có một chữ số? 
+ Có bao nhiêu số có hai chữ số? 
Đưa ra một số H sẽ đoán xem mặt sau của bảng sẽ là số liền trước hay số liền sau
Nhận xét giờ học – tuyên dương: nhiều bạn chăm chú nghe giảng, chịu khó 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp 
- Lớp trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng của các tổ viên .
Nhắc nối tiếp Từ 1 đến 100
HS nêu yêu cầu:
a, nêu tiếp các số có một chữ số, 
b,viết số bé nhất có một chữ số
c ,viết số lớn nhất có một chữ số
HS làm miệng- nhận xét 
HS nêu yêu cầu: a, nêu tiết các số có hai chữ số
b, viết số bé nhất có hai chữ số
c, viết số lớn nhất có hai chữ số
Làm theo nhóm.
 Sau đó đại diện nhóm trình bày
Có 90 số
Nêu yêu cầu- HS làm vở
Nêu cách làm .
Có 10 số
Có 90 số
 Cả lớp tham gia bằng cách ghi vào bảng con 
Lắng nghe và ghi nhớ
Gi¸o ¸n chiÒu thø hai
Tiếng Việt tự học
Rèn đọc: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:
- Luyện đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ 
Các em học sinh đọc chậm đọc được đoạn bài với tốc độ tiến bộ : Mĩ, Phước, Linh, Chánh, Quang Đức 
- Hiểu được lời khuyên của câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì ,nhẫn nại mới thành công ( Trả lời đựơc các câu hỏi trong sgk )
 -Đối với HS khá giỏi giúp hiểu được của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên
Kim”.
II. Đồ dùng dạy học : 
Câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Yêu cầu 1 HS đọc bài
2.Bài mới: Luyện đọc: 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể cảm động nhẹ nhàng nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện 
* Hướng dẫn đọc 
- Yêu cầu luyện đọc từng câu 
- Viết lên bảng các từ tiếng vần khó hướng dẫn học sinh rèn đọc .
- Theo dõi và nhận xét
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn. Kết hợp uốn nắn các em đọc đúng từ có vần khó 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
- Mời các nhóm thi đua đọc .
- Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
- Theo dõi và nhận xét
- Yêu cầu lớp trả lời câu hỏi SGK
3. Củng cố dặn dò : 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Tuyên dương những HS học tập tích cực
- Đọc lại bài
Thực hiện theo yêu cầu của cô 
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
 Lần lượt từng em nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Rèn đọc các từ như : quyển , nguệch ngoạc ,..
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm .Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài .
-Lớp đọc thầm trả lời câu hỏi .
+ Câu chuyện khuyên chúng ta có tính kiên trì , nhẫn nại , thì sẽ thành công 
Lắng nghe và ghi nhớ
Luyện giải toán
Bài 1. ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:
 Luyện tập các kiến thức đã ôn trong buổi sáng. Biết đếm ,đọc ,viết các số đến 100.Nhận biết được các số có một chữ số , các số có hai chữ số số lớn nhất , số bé nhất có hai chữ số .Số có 1 chữ số . Số có 2 chữ số .Số liền trước . Số liền sau của một số. Số tròn chục và số liền sau của số tròn chục
- Rèn HS làm tốt các dạng toán trên . Hoàn thành nhanh các bài tập
Các em: Phước, Mĩ, Thiện, Mai Anh b hoàn thành bài đúng và sạch sẽ
- Tự giác tập trung trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học : VBT
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Bài cũ 
Yêu cầu 4 HS đọc thuộc lòng bảng các số đến 100
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
Bài 1: Gọi HS nêu bài tập 1 .
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, phát biểu ý kiến .
Yêu cầu cả lớp đọc lại dãy số 
- Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu HS nêu đề bài .
- Yêu cầu lớp trả lời miệng.
Gọi một số em còn chậm nhắc lại
Yêu cầu cả lớp đọc lại dãy số ( Chia làm 5 phần, mỗi phần 20 số)
- Nhận xét ghi điểm HS .
Bài 3: Gọi một em nêu đề bài 3 .
- Hướng dẫn HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100 đã thực hành trong VBT để tìm số liền trước và liền sau
Nếu không có bảng em thực hiện như thế nào
- Để tìm số liền trước em làm như thế nào?
- Để tìm số liền trước em làm như thế nào?
Hướng dẫn học sinh làm VBT
Thu vở chấm 
- GV nhận xét đánh giá
3. Củng cố , dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 4 HS lên đọc 
- Lớp nhận xét .
- Quan sát VBT
- Lắng nghe , đọc và viết vào VBT
- Quan sát VBT
- Lắng nghe , đọc và viết vào VBT
- Nhận xét bài làm của bạn .
- Quan sát VBT
Nhớ bảng hoặc cộng trừ để thực hiện
Em lấy số đó trừ đi 1
Em lấy số đó cộng thêm 1
- Lắng nghe , làm vào VBT
- Hai HS nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài và là ...  xăngtimet
-Vài HS nhắc lại tựa bài đê- xi-met
- Dùng thước thảng đo độ dài băng giấy .
- Dài 10 xăng ti met 
-Đọc : Một đêximet 
1đêximet bằng 10 xăng ti met , 10 xăng ti met bằng 1 đêxi met
- Tự vạch trên thước của mình .
- Vẽ vào bảng con 
-Một em nêu yêu cầu đề bài 1.Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi:
- Làm bài cá nhân .
H nêu yêu cầu và cách làm. H làm vào vở
-Tự làm bài 
- Hai em lên bảng làm 
- Nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình .
- Thực hành chơi trò chơi .
- Cắt sợi len 4 dm thành 3 đoạn như yêu cầu .
- Nhận xét bình chọn bạn thắng cuộc 
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
Tập làm văn 
TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI
I.Mục tiêu: Nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân . Nghe , nói lại những điều đã nghe thấy về bạn trong lớp .Bước đầu biết kể một mẫu chuyện ngắn theo tranh .
-Rèn kĩ năng viết lại nội dung tranh 
GDH ý thức bảo vệ của công
II Chuẩn bị : - Tranh minh họa bài tập 3 . Phiếu học tập cho từng học sinh .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ luyện tập cách giới thiệu về mình về bạn .
 b.Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 :
HDH thay đổi cách xưng hô. VD:tên bạn là gì?(tên tôi là Nguyễn Thị Vân)
Quê bạn ở đâu?( quê tôi ở Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị )
Bạn thích học những môn nào?( tôi thích học vẽ...)
 Cũng có thể hỏi theo kiểu phỏng vấn 
- Gọi hai em lên bảng thực hành trước lớp *Bài2: 
GV giúp H hiểu yêu cầu của bài qua bài tập 1, nói lại những điều em biết về một bạn 
* Bài 3:
-Hãy quan sát và kể lại nội dung từng búc tranh bằng 1 hoặc 2 câu rồi ghép các câu văn đoc lại với nhau .
Gvgiúp H nắm vững yêu cầu của bài 
Kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi sự việc kể bằng một hoặc hai câu.
VD: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Thấy một khóm hồng đang nở hoa rất đẹp, Huệ thích lắm. Huệ định hái hoa, Tuấn thấy thế vội ngăn bạn 
Cuối cùng Gvnhấn mạnh. Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể một sự việc. Cũng có thể dùng một số câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện 
c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học- tuyên dương những em có ý thức học tốt. 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
Một em đọc yêu cầu đề bài . Trả lời câu hỏi:
H làm việc theo nhóm đôi 1 em hỏi 1 em trả lời
- Yêu cầu từng cặp ngồi cạnh nhau hỏi – đáp 
-Mời một em đọc nội dung bài tập 2.
Nhiều H sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét 
H nêu yêu cầu: kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện.
H hoạt động nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày- nhận xét 
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Gi¸o ¸n chiÒu thø s¸u
Luyện giải toán
Bài 5. ĐỀ-XI-MÉT
I . Mục tiêu: Thực hành luyện tập các bài tập về đơn vị đo độ dài Đề-xi-mét
Hiểu mối quan hệ giữa đê xi met và xăng ti met ( 1dm = 10 cm ). Thực hiện phép tính cộng trừ độ dài có đơn vị đo là đê xi met . 
Rèn H làm đúng các bài tập 
GDH tính cẩn thận khi làm bài.
II. Chuẩn bị : VBT
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra 
2.Bài mới: Khởi động
Yêu cầu học sinh nhắc lại:
- 10 xăngtimet còn gọi là 1đêximet (1 đêximet)
-Yêu cầu đọc lại . Đêximet viết tắt là : dm 
1dm = 10cm . 10cm = 1dm
b) Luyện tập:
Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập .
a. Viết bé hơn hoặc lớn hơn
b. Viết ngắn hơn hoặc dài hơn 
Bài 2 Yêu cầu nhận xét các số trong bài tập 2 .
- Yêu cầu quan sát mẫu : 1 dm + 1 dm = 2dm 
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm
Bài 4. Dành cho HS khá giỏi
Điền dấu >,<,=
Yêu cầu các em tính tổng, đổi ra đơn vị nhỏ rồi so sánh. GV chữa bài
 d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
Dặn về nhà học bài, hoàn thành bài tập nếu chưa hoàn thành kịp .
-Hai em lên bảng chữa bài tập số 5.
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
- Là xăngtimet
-Đọc : Một đêximet 
1đêximet bằng 10 xăng ti met , 
10 xăng ti met bằng 1 đêxi met
- Một em nêu yêu cầu đề bài 1. Quan sát hình vẽ và viết câu trả lời vào VBT
- Làm bài cá nhân .
Làm bài cá nhân
H nêu yêu cầu và cách làm. H làm vào vở
-Tự làm bài. Hai em lên bảng làm 
- Nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .
Tiếng Việt tự học: Luyện tập làm văn 
TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI
I.Mục tiêu: Hoàn thành 2 bài tập trong VBT.
- Trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân . 
- Bước đầu biết kể một mẫu chuyện ngắn theo tranh .
- Rèn kĩ năng viết lại nội dung tranh 
- GDH ý thức bảo vệ của công
II Chuẩn bị : Tranh minh họa bài tập 3 . Phiếu học tập cho từng học sinh .
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ luyện tập cách giới thiệu về mình về bạn .
 b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: Viết tiếp cho hoàn chỉnh các câu sau
Tên em là (Nguyễn Lê Mai Anh)
Quê em ở (Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị )
Em học lớp 2B
Em thích (học vẽ...) 
Gọi hai em đọc bài làm trước lớp 
Bài 2: Viết nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1,2 câu để tạo thành một câu chuyện
- Hãy quan sát và kể lại nội dung từng búc tranh bằng 1 hoặc 2 câu rồi viết vào vở.
Lưu ý: Đây là một bài tập khó nên giáo viên cho các em thực hành trả lời, sau đó giáo viên chỉnh sữa và hướng dẫn ghi vào VBT
Gvgiúp H nắm vững yêu cầu của bài 
Kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi sự việc kể bằng một hoặc hai câu.
VD: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Thấy một khóm hồng đang nở hoa rất đẹp, Huệ thích lắm. Huệ định hái hoa, Tuấn thấy thế vội ngăn bạn 
Gọi Hs hoàn thành bài đọc lại bài làm của mình
Giáo viên nhận xét
c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học- tuyên dương những em có ý thức học tốt. 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
Một em đọc yêu cầu đề bài . Trả lời câu hỏi:
Hoàn thành vào VBT
-Mời một em đọc nội dung bài tập 2.
Nhiều H sinh phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét 
3HS đọc bài làm của mình
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
An toàn giao thông
Bài 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM 
I Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ , đi xe đạp trên đường. HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố (không có hè đường ,hè bị lấn chiếm ,xe đi lại đông ,xe đi nhanh)
 2. Kĩ năng : Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường; Biết cách đi trong ngõ hẹp ,nơi hè đường bị lấn chiếm,qua ngã tư.
 3. Thái độ : Đi bộ trên vỉa hè , không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn
II Đồ dùng : Tranh , 5 phiếu học tập , 2 bảng chữ: An toàn – Nguy hiểm 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp:
2- Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu an toàn và nguy hiểm 
Giải thích thế nào là AT ,thế nào là nguy hiểm 
 An toàn : Khi đi trên đường không để xảy ra va quệt , không bị ngã , bị đau,...đó là an toàn .
Nguy hiểm : là các hành vi dễ gây ra tai nạn .
Chia lớp thành các nhóm 
 - Y/c Hs thảo luận xem các bức tranh vẽ hành vi nào là AT , hành vi nào là nguy hiểm 
 Kết luận : Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là AT ; Đi bộ qua đường tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo AT ; Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm ; Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác chở là nguy hiểm
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm 
Chia lớp thành 5 nhóm ,phát cho mỗi nhóm một phiếu với các tình huống sau: 
 Nhóm 1 : Em và các bạn đang ôm quả bóng đi từ nhà ra sân trường chơi . Quả bóng bỗng tuột khỏi tay em ,lăn xuống đường . Em có vội vàng chạy theo nhặt bóng không? Làm thế nào em lấy được bóng ?
 Nhóm 2 : Bạn em có mộ hố chơi nhưng đường phố lúc đó rất đông xe đi t chiếc xe đạp mới , bạn em muốn chở em ra p lại .Em có đi hay không ? Em sẽ nói gì với bạn em ? 
 Nhóm 3 : Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường , cả hai tay mẹ em đều bận xách túi . Em sẽ làm thế nào để cùng mẹ qua đường ? 
 Nhóm 4 : Em và một số bạn đi học về , đến chổ có vỉa hè rộng. các bạn rủ em cùng chơi đá cầu . Em có cùng chơi không ? Em sẽ nói gì với bạn ?
 Nhóm 5:Có mấy bạn ở phía bên kia đường đang đi chơi ,các bạn vẫy em sang đi cùng nhưng bên kia đường đang có nhiều xe cộ đi lại .Em sẽ làm gì ? làm thế nào để qua đường đi cùng với bạn em được ?
 Nhận xét kết luận : khi đi bộ qua đường trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết ,không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng đá cầu trên vỉa hè, đường phố và nhắc nhở bạn mình không tham gia vào các hoạt động đó .
 Hoạt động 3 : An toàn trên đường đến trường
 Cho HS nói về an toàn trên đường đi học 
 + Em đến trường trên con đường nào ?
 + Em đi như thế nào để được an toàn ? 
 Kết luận : Trên đường có nhiều loại xe cộ đi lại ,ta phải chú ý khi đi đường :
 Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải 
 Quan sát kĩ trước khi đi qua đường để đảm bảo an toàn. 
 3 Củng cố :
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần:
+Không chơi các trò chơi nguy hiểm (dùng kéo doạ nhau, đá bóng trên vỉa hè).
+Không đi bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì có thể gây nguy hiểm cho các em.
+Không chạy, chơi dưới lòng đường.
+Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường.
 Lắng nghe 
An toàn : Khi đi trên đường không để xảy ra va quệt , không bị ngã , bị đau,...đó là an toàn .
Nguy hiểm : là các hành vi dễ gây ra tai nạn .
 Chia nhóm , thảo luận
 N1 : Tranh 1. N2 : Tranh 2 
 N3 : Tranh 3 N4: Tranh 4
 N5 : Tranh 5
 Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày và giải thích ý kiến của nhóm mình 
HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
 Chia lớp thành 5 nhóm 
 Các nhóm thảo luận từng tình huống ,tìm ra cách giải quyết tốt nhất 
 Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình 
 Lắng nghe 
 Từng HS lần lượt trả lời 
 HS nhận xét 
 Lắng nghe 
 Lắng nghe 
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1 2 BUOI 20132014.doc