Giáo án các môn khối 2 - Tuần 5 năm 2007

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 5 năm 2007

A/ MỤC TIÊU :

 I/ Đọc :

- đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ : lớp, mực, nức nở, loay hoay.

- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt giọng khi đọc các lời nhân vật.

 II/ Hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ : hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.

- Hiểu nội dung bài : Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Tranh minh hoạ.

- Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 

doc 17 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 5 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 05: Từ ngày 01/10 đến ngày 05/10/2007.
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
Chào cờ
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Mĩ thuật
Chiếc bút mực
Chiếc bút mực
38 + 25
3
Toán
Kể chuyện
Đạo đ ức 
TNXH
Hát nhạc
Luyện tập
Chiếc bút mực
 Ngăn nắp, gọn gàng ( T1)
Cơ quan tiêu hoá.
4
Toán
Tập đọc
Chính tả
Thể dục
Hình chữ nhật, hình tứ giác.
Mục lục sách.
TC :Chiếc bút mực
Bài 9 
5
Toán
Tập viết
Từ và câu Thủ công
Bài toán về nhiều hơn.
Bài 5: D
Tên riêng và cách viết hoa rên riêng. Câu kiểu: Ai là gì ?
Gấp máy bay đuôi rời.
6
Thể dục
Toán
TLV
Chính tả
SH lớp
Bài 10.
Luyện tập.
Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài: LT về mục lục sách. 	
 (NV) Cái trống trường em.	
Thứ hai, ngày 01 tháng 10 năm 2007.
TẬP ĐỌC : CHIẾC BÚT MỰC.
A/ MỤC TIÊU :
 I/ Đọc :
đọc trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ : lớp, mực, nức nở, loay hoay.
Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt giọng khi đọc các lời nhân vật.
 II/ Hiểu:
Hiểu nghĩa các từ : hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
Hiểu nội dung bài : Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ.
Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1 :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs đọc và trả lời các câu hỏi bài : Mít làm thơ.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 A/ Giới thiệu :GV giới thiệu và ghi bảng.
 B/ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học.
2/ Luyện đọc 
*/ Đọc mẫu : GV đọc mẫu lần 1. Phân biệt giọng giữa các nhân vật.
*/ Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a, Đọc từng câu.
+ Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng câu.
+ Yêu cầu hs đọc các từ khó gv ghi bảng
 Lên , lắm, hồi hộp, thế là.
b, Đọc từng đoạn trước lớp:
Hướng dẫn ngắt giọng.
+ Yêu cầu hs tìm các câu khó và cách đọc các câu đó.
+ GV giúp hs hiểu nghĩa một số từ mới.
c, Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ Yêu cầu chia nhóm và luyện đọc .
d, Các nhóm thi đọc.
e, Đọc đồng thanh.
 3/ Tìm hiểu bài:
 * Yêu cầu đọc thầm trả lời câu hỏi.
+ Trong lớp bạn nào vẫn phải viết bút chì?
+ Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất muốn viết bút mực ?
+ Trong lớp còn mấy bạn viết bút chì ?
Nhắc lại.
1 hs khá đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+ Mỗi hs đọc 1 câu cho đến hết bài.
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
+ Ở lớp 1A,/học sinh bắt đầu được viết bút mực,/ chỉ còn Mai và Lan/ viết bút chì.
+ Luyện đọc câu: Bỗng/ Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở.//Nhưng hôm nay,/cô cũng định cho em viết bút mực/vì em viết khá rồi.//
+ 1 HS đọc chú giải SGK
+ Từng hs đọc trước nhóm của mình.
Các nhóm chọn bạn để thi đua đọc .
Cả lớp đọc đồng thanh.
* Đọc thầm đoạn 1.
+ Bạn Lan và Bạn Mai.
+ Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
+ Một mình Mai.
TIẾT 2 :
 + Chuyện gì đã xảy ra với bạn Lan ?
+ Lúc này, bạn Mai loay hoay với hộp bút ntn
+ Cuối cùng Mai đã làm gì ?
+ Thái độ của Mai ra sao khi thấy mình cũng được viết bút mực ?
+ Mai nói với cô thế nào?Có đáng khen không
4, Luyện đọc lại truyện :
+ Gọi hs đọc theo vai. Đọc toàn bài và trả lời.
+ Lan quên bút ở nhà.
+ Mai đã mở hộp bút ra rồi đóng lại.
+ Đưa bút cho Lan mượn.
+ Mai thấy hơi tiếc
+ Để Lan viết trước. Có vì Mai biết giúp bạn.
+ 4 hs đọc. 3 hs đọc và trả lời câu hỏi.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : 
Gọi 1 hs đọc toàn bài và hỏi: Em thích nhân vật nào nhất, vì sao ?
Dặn hs về đọc bài và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : 38 + 25.
A/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25.
Ap dung phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Que tính, bảng cài.
Nội dung bài tập 2 viết sẵn ở bảng.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
	I/ KTBC :
Gọi 2 hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau :
HS1: Đặt tính rồi tính : 48 + 5 ; 29 + 8. HS2:Nêu cách đặt tính và thực hiện tính : 29 + 8
HS3: Giải bài toán : Có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi có tất cả bao nhiêu hòn bi ?
GV nhận xét ghi điểm.
	II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
 1/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Phép cộng 38 + 25.
Bước 1 : Giới thiệu.
+ GV nêu bài toán: có 38 que tính, thêm 25 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
Bước 2 : Tìm kết quả.
+ Yêu cầu hs sử dụng que tính để tìm kết quả.
+ Có tất cả bao nhiêu que tính ?
+ Vậy 38 cộng 25 bằng bao nhiêu ?
Bước 3 : Đặt tính.
+ Yêu cầu 1 hs lên bảng đặt tính , cả lớp thực hiện ở giấy nháp.
+ Em đặt tính như thế nào ?
+ Nêu lại cách thực hiện của em ?
+ Yêu cầu một số hs nhắc lại.
Nhắc lại đề bài.
+ Nghe và phân tích đề toán.
+ Thao tác trên que tính.
+ 63 que tính.
+ bằng 63.
 +38
25
63
+ Nêu cách đặt tính.
+Tính từ phải sang trái,bắt đầu từ hàng đơn vị.
+ 3 hs nhắc lại.
 3/ Luyện tập thực hành :
Bài 1 :
+ Yêu cầu hs tự làm bài . gọi 3 hs lên bảng.
+ Yêu cầu nhận xét bài của bạn trên bảng.
Bài 2 : Giảm tải .
Bài 3 : Gọi hs đọc đề.
+ GV vẽ hình lên bảng. Cho hs nêu cách làm.
+ Yêu cầu hs làm vào vở.
Kiến đi:_________________________________________ ? dm
Bài 4 : Cho hs đọc đề.
+ Bài toán yêu cầu làm gì ?
+ Khi muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước tiên ?
+ Yêu cầu hs làm bài
+ Khi so sánh 9 + 7 và 9 + 6 ngoài cách tính tổng rồi so sánh ta còn cách nào khác ?
+ Không cần thực hiện phép tính hãy giải thích vì sao : 9 + 8 = 8 + 9 
+ Nhận xét ghi điểm .
+ Làm bài .
+ 3 hs lần lượt nhận xét 3 bài trên bảng về cách đặt tính và kết quả.
+ Đọc đề.
+ Quan sát.Thực hiện phép cộng 28dm+ 34dm
+ Làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài giải:
Con kiến đi đoạn đường dài là
28 + 34 = 62 ( dm )
Đáp số : 62 dm.
+ Điền dấu ( > ; < ; = ) vào chỗ thích hợp.
+ Tính tổng trước rồi so sánh.
+ 3 hs làm ở bảng,cảlớp làvào vở rồi nhận xét
+ So sánh : 9 = 9 và 7 > 6 nên 9 + 7 > 9 + 6.
+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Yêu cầu hs nêu cách đặt tính và thực hiện tính 38 + 25. Một số phép tính nếu còn thời gian.
Dặn hs về làm bài và chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
MĨ THUẬT : GV BỘ MÔN SOẠN GIẢNG.
óóóóó&óóóóó
Thứ ba, ngày 02 tháng 10 năm 2007.
TOÁN : LUYỆN TẬP.
A/ MỤC TIÊU : Giúp hs củng cố về :
Phép cộng có nhớ dạng 8 + 5 ; 28 +5 ; 38 + 25.
Giải bài toán có lời văn theo tóm tắt.
Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Đồ dùng phục vụ trò chơi.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Nêu cách đặt tính và tính 38 + 25.
+ Điền dấu ( > ; < ; = ) vào chỗ trống 
Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Gthiệu: GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 :
+ Yêu cầu hs nhẩm và nối tiếp nhau đọc ngay kết quả của từng phép tính.
Bài 2 :
+ Gọi 1 hs đọc đề bài.
+ Cho hs làm bài vào vở, gọi 2 hs lên bảng.
+ Yêu cầu nhận xét và kiểm tra lại bài.
+ Yêu cầu 2 hs lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện : 48 + 24 ; 58 + 26.
Bài 3 :
+ Yêu cầu 1 hs nêu yêu cầu của đề bài.
+ Dựa vào tóm tắt hãy nói rõ bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
+ Hãy đọc đề bài dựa vào tóm tắt.
+ Yêu cầu hs làm bài, 1 hs làm ở bảng lớp.
+ Nhận xét ghi điểm.
Bài 4,5 :Giảm tải .
2 hs lên bảng.
+ HS1: Nêu cách đặt tính và tính 38 + 25.
+ HS2: 9 + 7 . . . 9 + 6.
Nhắc lại.
+ HS làm miệng.
+ Đặt tính rồi tính.
+ Làm bài vào vở.
+ Nhận xét cách đặt tính và tính kết quả.
 +48 + 58
 24 26
 72 84
+ Giải bài toán theo tóm tắt.
+ Cho biết có28 cái kẹo chanh và 26 cái kẹo dừa. Số kẹo cả hai gói ?
+ HS đọc đề ( 3 đến 4 em).
+ Làm bài vào vở. 
Bài giải :
Số kẹo cả hai gói là :
+ 26 = 54 ( cái kẹo )
Đáp số : 54 cái kẹo.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Cho hs nêu lại cách đặt tính và tính 29 + 25 ; 24 + 30.
Dặn hs về làm bài tập ở VBT và chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
ĐẠO ĐỨC : NGĂN NẮP, GỌN GÀNG ( T1).
A/ MỤC TIÊU :
Ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
Học sinh biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
Biết yêu thương người sống gọn gàng, ngăn nắp.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Bộ tranh thảo luận nhóm HĐ2 .
Vở BT đạo đức.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi.
+ Nhận xét đánh giá.
II/ BÀI MỚI :
 1/ Gthiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn tìm hiểu:
@ Hoạt động1:Hoạt cảnh “Đồ dùng để ở đâu”
+ GV kể chuyện có sắm vai. Chia lớp thành 4 nhóm tự soạn hoạt cảnh cho nhóm mình.
+ Gọi 2 nhóm đại diện trình bày.
 Nhận xét tuyên dương.
 GV hỏi: Vì sao bạn Dương không tìm thấy cặp và sách vở ?
 Qua hoạt cảnh trên em rút ra được điều gì ?
@ Hoạt động 2 : TL nhóm làm bài tập.
+ GV đính các tranh ở BT1 lên bảng, yêu cầu làm vào vở rồi trả lời.
+ GV nhận xét.
HS1: Khi mắc lỗi em phải làm ntn ?
HS2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi gì ?
Nhắc lại tựa bài.
+ Các nhóm soạn hoạt cảnh. 
+ 2 nhóm trình bày trước, 2 nhóm còn lại nhận xét.
 Mãi chơi, không biết gọn gàng, ngăn nắp.
 Cần tập thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
+ Thảo luận nhóm và làm vào vở.
Tranh 1 : Đến giờ ngủ trưa.
Tranh 2 : Nga ngồi trước bàn học . . . gọn gàng
Tranh 3 : Quân đang . . . bẩn thỉu.
Tranh 4 : . . . bẩn thỉu.
Kết luận : Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh 2;4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng , sách vở để không đúng nơi qui định.
@ Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến.
+ GV nêu tình huống : Bố mẹ xếp cho Nga 1 góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình để đồ dùng lên bàn của Nga.
+ Theo em, Nga cần làm gì để cho góc học tập gọn gàng, ngăn nắp ? 
+ Cho 4 nhóm nêu rồi nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ HS thảo luận nêu ý kiến. Sau đó chót ý
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : 
Ngăn nắp gọn gàng có lợi gì cho ta và người khác ?
Dặn hs về học bài và chuẩn bị bài sau. 
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
KỂ CHUYỆN : CHIẾC BÚT MỰC.
A/ MỤC TIÊU : Sau bài học, hs có thể :
Dựa vào tranh minh hoạ và các cạu hỏi gợi ý kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.
Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được lời kể với nét mặt, điệu bộ.
Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật, từng nội dung của truyện.
Biết theo  ... ụ ghi sẵn chữ D hoa trong khung chữ mẫu và cụm từ ứng dụng.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi hs lên bảng.
+ Nhận xét hs từng chữ viết.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ Gthiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Dạy viết chữ hoa.
 Cho hs quan sát mẫu và hỏi:
+ Chữ D hoa gồm có những nét nào ?
+ GV vừa nói vừa tô trong khung chữ, chữ D hoa được viết bởi 1 nét liền gồm 1 nét thẳng đứng lượn cong 2 đầu nối liền với nét cong phải.
 + GV viết mẫu lên bảng .
3/ Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
+ Tiến hành theo các bước đã giới thiệu
+ Yêu cầu hs mở sách và đọc : Dân giàu nước mạnh . Giải thích nghĩa của cụm từ.
+ Yêu cầu hs nhận xét độ cao của các chữ.
+ Yêu cầu viết bảng chữ Dân.
 4/ Hướng dẫn viết vào vở.
+ Theo dõi hs viết bàitrong vở tập viết và chỉnh sửa cho hs.
 5/ Chấm bài :
GV thu vở để chấm điểm và nhận xét.
+ 2 hs viết chữ C hoa, 2 hs viết từ Chia.
+ Cả lớp viết ở bảng con.
Nhắc lại .
Quan sát mẫu và trả lời.
+ 1 nét thẳng đứng và nét cong phải liền nhau.
+ HS viết vào bảng con.
+ Thực hiện yêu cầu.
+ Chữ D, g, h cao 2,5 li.Các chữ còn lại cao 1li
+ Viết chữ Dân.
+ Viết 1 dòng chữ D cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ. 
 1 dòng chữ Dân cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ.
 2 dòng cụm từ: Dân giàu nước mạnh
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Cho hs tìm thêm các cụm từ có chữ D.
Dặn hs về nhà viết bài và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : 
TÊN RIÊNG VÀ CÁCH VIẾT HOA TÊN RIÊNG - KIỂU CÂU: AI, LÀ GÌ?
A/ MỤC TIÊU :
Phân biệt từ chỉ người, chỉ vật nói chung và từ gọi tên riêng của người, của vật.
Biết viết hoa từ chỉ tên riêng của người, của vật.
Củng cố kĩ năng đặt câu theo mẫu: Ai ( hoặc cái gì, con gì) là gì ?
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Yêu cầu hs tìm một số từ chỉ tên người, vật.
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ Gthiệu : GV giới thiệu bài và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 :
+ Treo bảng phụ và yêu cầu hs đọc
+ Tìm thêm các từ giống các từ ở cột 2.
+ Các từ ở cột 1 dùng để làm gì ?
+ Các từ ở cột 2 có ý nghĩa gì ?
+ Cho hs đọc ở phần đúng khung trong SGK.
Bài 2 :
+ Gọi hs đọc yêu cầu.
+ Gọi 4 hs lên bảng.
+ Gọi hs đọc tên các dòng sông( suối, kênh ) vừa tìm được.
+ Nhận xét ghi điểm những hs làm ở bảng. Hỏi: Tại sao phải viết hoa tên bạn và tên sông
Bài 3 :
+ Gọi hs đọc yêu cầu.
+ Với mỗi yêu cầu gọi từ 3 đến 5 hs nói các câu khác nhau cho giờ học thêm sinh động.
+ Nhận xét ghi điểm.
+ 2 hs trả lời miệng. 3 hs lên bảng đặt câu.
Nhắc lại.
+ Đọc bài.
+ ( sông) Hồng, Thương, ( núi) Tản Viên, Đôi,( thành phố) Hà Nội, Hải Phòng, An.
+ Gọi tên một sự vật.
+ Gọi tên riêng của một sự vật cụ thể.
+ 3 đến 5 hs nhắc lại. Cả lớp đọc đồng thanh.
+ Đọc bài theo yêu cầu.
+ 2 hs viết tên người, 2 hs viết tên dòng sông.. ở địa phương. Cả lớp viết ở giấy nháp.
+ Vì đó là tên riêng chỉ người và vật.
+ Đặt câu theo mẫu: Ai( cái gì, con gì) là gì ?
a/ Trường em/ là trường tiểu học Bưng Kè A.
 Trường học/ là nơi rất vui.
b/ Em thích nhất/ là môn Toán.
 Môn Tiếng Việt /là môn em học giỏi nhất.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Tên riêng chỉ người, chỉ vật ta phải viết như thế nào ?
Khi đặt câu theo mẫu : Ai ( cái gì, con gì ) là gì? Cần chú ý ở điểm nào?
Dặn hs về làm lại bài và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỦ CÔNG : GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (Tiết 1 )
A/ MỤC TIÊU :
HS biết thực hiện các bước gấp máy bay đuôi rời.
Giáo dục học sinh yêu thích gấp hình.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Mẫu máy bay đuôi rời được gấp bằng giấy màu.
Qui trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh hoạ.
Giấy thủ công, kéo , bút màu, thước kẻ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC : 
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ Gthiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn :
 @ Cho hs quan sát và nhận xét.
+ Chiếc máy bay đuôi rời gồm có mấy phần ?
+ GV mở dần từng bước mẫu để hs quan sát.
+ Muốn gấp được máy bay phải thực hiện mấy bước ?
 GV treo quy trình gấp máy bay lên bảng.
 @ Hướng dẫn các bước thực hiện.
Bước 1 : Cắt tờ giấy màu hình chữ nhật thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật.
Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay.
Bước 3 : Làm thân và đuôi máy bay.
Bước 4 : Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng
+ HS đưa dụng cụ lên bàn cho GV kiểm tra.
Nhắc lại .
@ Quan sát các bước thực hiện.
+ Gồm 4 phần : đầu, mình, thân, đuôi.
+ Thực hiện theo 4 bước.
 HS quan sát.
@ Nghe và nhắc lại từng bước thực hiện.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Cho hs nhắc lại các bước thực hiện gấp máy bay.
Dặn về nhà học gấp và chuẩn bị cho tiết sau. GV nhận xét tiết học.
óóóóó&óóóóó
Thứ sáu, ngày 05 tháng 10 năm 2007.
TOÁN : LUYỆN TẬP.
A/ MỤC TIÊU : Giúp hs củng cố về:
Giải bài toán có lời văn dạng nhiều hơn bằng một phép tính cộng.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Bảng phụ ghi nội dung bài tập.Đồ dùng trực quan cho bài 1.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 hs lên bảng chữa bài 2 và 3
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Giới thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 :
+ Cho hs nêu đề bài.
+ Sử dụng đồ dùng trực quan và hướng dẫn cách tóm tắt đề toán.
+ Cho hs giải vào vở rồi chữa bài.
Tóm tắt :
Cốc có : 6 bút chì.
Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì.
Hộp có : . . . bút chì ?
+ Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2 :
+ Yêu cầu hs dựa vào tóm tắt để đọc đề toán.
+ Nhận xét sửa chữa cho phù hợp.
+ Cho hs tự làm bài rồi chữa bài ở bảng.
Bài 3 : Giảm tải
Bài 4 :
+ Gọi hs đọc đề câu a.
+ Yêu cầu hs nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và vẽ.
+ Yêu cầu tự làm bài theo tóm tắt
Tóm tắt:
AB dài : 10cm
CD dài hơn AB : 2 cm
CD dài : . . . cm ?
+ Thu bài chấm điểm và sửa chữa.
2 hs lên bảng chữa.
+ Kết quả: Bài 2 : 15 hòn bi ; bài 3:98 bút chì 
Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc đề bài.
+ Trả lời theo yêu cầu gv hỏi.
+ Giải vào vở. 1 hs giải ở bảng lớp.
Bài giải :
Số bút chì trong hộp có là:
+ 2 = 8 ( bút chì )
Đáp số : 8 bút chì.
Ví dụ : An có 11 bưu ảnh, Bình có nhiều hơn An 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có bao nhiêu bưu ảnh.
+ 1 hs giải bài ở bảng.
Số bưu ảnh của Bính có là :
+ 3 = 14 ( bưu ảnh )
Đáp số : 14 bưu ảnh.
+ Đọc đề.
+ Nêu cách vẽ.
+ Làm vào vở, 1 hs làm ở bảng lớp.
Bài giải :
Đoạn thẳng CD dài là :
10 + 2 = 12 ( cm )
Đáp số : 12 cm.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : 
Tổ chức trò chơi : Thi sáng tác đề toán cho trước. Dặn về làm bài và chuẩn bị tiết sau.
;;;¥;;;
TẬP LÀM VĂN : TRẢ LỜI CÂU HỎI.
 ĐẶT TÊN CHO BÀI: LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH.
A/ MỤC TIÊU :
Biết dựa vào tranh và câu hỏi, kể lại được nội dung từng bức tranh, liên kết các câu thành một câu chuyện.
Biết đặt tên cho chuyện.
Biết kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình thật hấp dẫn.
Biết viết mục lục các bài tập đọc trong tuần 6.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 Tranh vẽ câu chuyện ở bài tập 1.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 4 hs lên bảng kiểm tra.
+ Ghi điểm cho những em nói tốt.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ Gthiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn làm bài tập:
@ Bức tranh 1: Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
@ Bức tranh 2: Bạn trai nói gì với bạn gái?
@ Bức tranh 3: Bạn gái nhận xét như thế nào?
@ Bức tranh 4: Hai bạn đang làm gì ?
GV nêu: Bây giờ các em hãy ghép nội dung các bức tranh thành 1 câu chuyện.
+ Gọi và nghe hs trình bày, chỉnh sửa cho hs và ghi điểm những hs kể tốt.
Bài 2 :
+ Gọi hs đọc yêu cầu .
+ Gọi từng hs nói tên truyện của mình.
Bài 3 :
+ Gọi hs đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu hs đọc mục lục tuần 6 SGK lớp 2.
+ Yêu cầu hs đọc các bài tập đọc.
+ Nhận xét.
+ 2 hs đóng vai Tuấn trong chuyện:Bím . . sam
+ 2 hs đóng vai Lan trong chuyện:Chiếc . .mực
Nhắc lại.
+ Đang vẽ con ngựa lên bức tường trường học.
+ Mình vẽ có đẹp không ?
+ Vẽ lên tường làm xấu trường lớp.
+ Quét vôi lại bức tường cho sạch.
 Nghe và suy nghĩ.
+ 4 hs trình bày nối tiếp từng bức tranh.
+ 2 hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
+ Đọc bài theo yêu cầu.
+ Không nên vẽ bậy/ Bức vẽ làm hỏng tường. Đẹp mà không đẹp/ Bức vẽ . . .
+ Đọc yêu cầu.
+ Đọc thầm.
+ 3 hs đọc tên các bài tập đọc.
+ HS lập mục lục các bài tập đọc.
+ HS đọc bài làm của mình.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Câu chuyện : Bức vẽ trên tường khuyên chúng ta điều gì ?
Dặn hs về làm bài và chuẩn bị tiết sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
CHÍNH TẢ : ( NV) CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM.
A/ MỤC TIÊU :
Nghe – viết lại chính xác , không mắc lỗi chính tả.
Biết cách trình bày một bài thơ.
Biết phân biệt: l/n ; en/ eng ; i/iê.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Bảng có ghi sẵn bài tập 2 và 2 khổ thơ đầu.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
I/ KTBC : 
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp viết vào giấy nháp.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ Gthiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn viết chính tả:
a/ Ghi nhớ nội dung đoạn thơ.
+ Treo bảng phụ và đọc 2 khổ thơ cần viết.
+ Tìm những từ tả cái trống như con người ?
b/ Hướng dẫn viết từ khó:
+ Đọc các từ khó và yêu cầu hs viết các từ này vào bảng.
c/ Đọc, viết, soát lỗi, chấm bài. 
 Như các tiết trước.
 3/ Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a:
+ Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
+ 1 hs làm bài mẫu.
+ Gọi hs nhận xét bài của bạn.
Bài 2b; 2c : Tiến hành tương tự.
Bài 3 :
+ Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm những tiếng có chứa n/l ; en/eng ; im/iêm.
+ Gọi các nhóm trình bày.
+ Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều tiếng
Điền ia/ya ; l/n vào chỗ trống.
+ chia quà, đêm khuya, tia nắng, nóng nực, lon ton, lảnh lót.
Nhắc lại 
+ HS đọc đồng thanh sau khi gv đọc xong.
+ Nghĩ, ngẫm nghĩ, buồn.
+ Viết ở bảng con: trống, trường, suốt, nằm, ngẵm nghĩ.
+ Điền vào chỗ trống : l hay n.
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
+ Các nhóm hoạt động tìm nhanh các tiếng theo yêu cầu của GV.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Nêu cách trình bày bài viết và làm gì để viết đúng chính tả.
Dặn hs về viết lại cho đẹp và chuẩn bị bài sau.
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỂ DỤC : GV BỘ MÔN SOẠN GIẢNG .
óóóóó&óóóóó

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 5.doc