Giáo án các môn khối 2 - Tuần 29 năm 2013

Giáo án các môn khối 2 - Tuần 29 năm 2013

Tập đọc

ĐƯỜNG ĐI SA PA

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa. thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước( trả lời được các câu hỏi trong bài; thuộc hai đoạn cuối bài)

KKHS: đọc diễn cảm bài đọc, tự nêu được ý của mỗi đoạn nêu được nội dung của bài.

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước; có ý thức học tập cách viết văn tả cảnh của tác giả.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .

- Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn cần luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ: ( 1- 2)

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

 

doc 44 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần 29 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Chào cờ
Nhà trường tổ chức
------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc 
Đường đi Sa Pa
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa. thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước( trả lời được các câu hỏi trong bài; thuộc hai đoạn cuối bài)
KKHS: đọc diễn cảm bài đọc, tự nêu được ý của mỗi đoạn nêu được nội dung của bài.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước; có ý thức học tập cách viết văn tả cảnh của tác giả.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
- Bảng phụ ghi nội dung đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ : ( 1- 2’)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :( 1- 2’)
2. Nội dung :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài ( 25- 27’)
a. Luyện đọc(10 - 12’) 
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh.
- Yêu cầu hs tìm hiểu nghĩa của các từ mới trong bài.
- Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài(12- 15’) 
- Gọi hs đọc câu hỏi 1
- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi
- Gọi hs phát biểu, hs nghe và nhận xét ý kiến của bạn
* Mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa Pa ?
Chốt ý mỗi đoạn :
Đoạn 1 : Phong cảnh đường lên Sa Pa
Đoạn 2 :Phong cảnh một thị trấn trên đường lên Sa Pa.
Đoạn 3 : Cảnh đẹp Sa Pa
- Theo em những chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả ?
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên 
- Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào ?
* Nêu ý chính của bài văn ?
Đại ý : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn. HS đọc đúng các từ khó.
- HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 hs đọc toàn bài
- HS theo dõi
- 1 hs đọc thành tiếng
- 2 hs thảo luận và TLCH
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
- HS nêu
- HS nhắc lại ý mỗi đoạn
- HS nêu: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên ...
- Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp; vì sự thay đổi mùa trrong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
- Sa Pa quả là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
- HS nêu
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng ( 8 - 10’)
- Gọi 3 hs đọc tiếp nối cả bài ; hs cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 1
+ Treo bảng phụ có đoạn văn
+ Giáo viên đọc mẫu
+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp
+ Gọi hs đọc diễn cảm
+ Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
 Xe chúng tôi lao chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn 3
+ HS nhẩm học thuộc lòng.
+ Nhận xét, cho điểm từng học sinh
- Đọc bài và tìm cách đọc
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp
- 3 ->4 hs thi đọc
- HS cùng bàn nhẩm đọc; 3 hs thi đọc
3. Củng cố, dặn dò : ( 1 - 2’)
- Nêu nội dung bài văn ?
- Nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh học thuộc lòng đoạn 3 và đọc trước bài Trăng ơi .... từ đâu đến ?
-----------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 141: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. (Làm được các BT1( a,b) ; BT3+ BT4).
KKHS: Hoàn thành các bài tập trong SGK
- Giáo dục hs có ý thức học tập, tự giác tích cực làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Kiểm tra bài cũ : ( 3- 5’)
- Gọi hs làm bài 2, 4 của tiết 140
- Nhận xét ghi điểm cho học sinh
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 - 2’)
2. Nội dung:
Hướng dẫn học sinh luyện tập ( 32- 35’)
Bài 1: 
- Gọi hs nêu yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân (phần a, b), 1 hs làm bảng lớp.
KKHS làm xong trước hoàn thành phần c, d vào nháp
- Gọi hs nhận xét bài của bạn
Chốt: Cách viết tỉ số của 2 số
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu bài .
- GV yêu cầu hs hỏi đáp để tóm tắt bài toán
- Bài toán thuộc dạng toán gì? 
- Tổng của hai số là bao nhiêu? 
- Hãy tìm tỉ số của hai số.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở nháp ; 1 hs làm bảng
- GV nhận xét đánh giá thống nhất đáp án đúng. 
Chốt : Cách giải bài toán dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 4: 
- Gọi hs nêu bài toán
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- HS nhận xét chữa bài
Chốt : Cách giải bài toán dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
KKHS làm xong trước hoàn thành bài 2, 5 vào nháp
- GV treo bảng phụ gọi hs chữa bài 2
Chốt : Cách giải bài toán dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 hs nêu
- HS làm bài vào bảng từng phần theo yêu cầu
- HS làm nháp
- HS nêu nhận xét
- 1 hs đọc thành tiếng
- HS thực hiện theo nhóm 2
- HS nêu dạng toán
- HS nêu: 1080
- Số thứ nhất 1 lần, số thứ hai 7 lần
- HS làm bài theo yêu cầu
- HS nhận xét bài của bạn
- 1 hs nêu bài toán
- HS làm bài vào vở
- HS nhận xét bài của bạn
- HS tự hoàn thành bài vào nháp
- HS chữa bài
3. Củng cố - dặn dò: ( 1- 2’)
- Nêu cách giải bài toán dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh ôn lại bài và đọc trước bài sau: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số
----------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tôn trọng luật giao thông (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông( những quy định có liên quan tới HS)
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.
- GDKNS: Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật, kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
II . Đồ dùng dạy học: 
- SGK đạo đức
- Một số mô hình biển báo giao thông
III. Các hoạt động dạy, học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 2 - 4’)
- Gọi hs trả lời câu hỏi:
+ Vì sao phải tôn trọng Luật Giao thông?
+ Kể một số hành vi thể hiện chấp hành Luật Giao thông?
- Nhận xét, đánh giá học sinh
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1 - 2’)
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông ( 10 - 12’)
- GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi 
- GV tổ chức HS quan sát biển báo và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nếu các nhóm cùng giơ tay thì ghi vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm là nhóm ấy thắng.
- GV điều khiển cuộc chơi.
- GV cùng HS đánh giá kết quả. 
Chốt: Nhận diện một số biển báo giao thông; tác dụng của các biển báo giao thông
- Hoạt động nhóm.
- Các nhóm quan sát biển báo và nói ý nghĩa của biển báo.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 9 - 10’)
- GV chia lớp thành nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- Các nhóm HS thảo luận.
- HS trình bày kết quả của nhóm mình cho cả lớp nghe.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá cách giải quyết. 
- GV kết luận. 
a) không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài nguy hiểm
c) Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho khách.
d) Đề nghị bạn dừng lại xin lỗi và giúp người bị nạn
đ) Khuyên các bạn ra về không làm cản trở giao thông
e) Khuyên các bạn không đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm.
- Các nhóm HS thảo luận.
- HS trình bày kết quả của nhóm mình cho cả lớp nghe.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá cách giải quyết. 
Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn ( 7 - 8’)
- GV nhận xét kết quả làm việc của nhóm 
Kết luận chung: Để đảm bảo an toàn cho bản thân minh và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông
GD đạo đức: HS có ý thức chấp hành tốt luật giao thông và tham gia giao thông an toàn.
- Các nhóm lên trình bày kết quả điều tra. Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- 1 ->2 hs nhắc lại
3. Củng cố, dặn dò: ( 1- 2’)
- Vì sao phải tôn trọng Luật Giao thông?
- Nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh ôn lại bài và thực hiện theo nội dung bài học; đọc trước bài “ Bảo vệ môi trường”
--------------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Luyện viết chữ đẹp
Bài 29 : nước biển cửa tùng
I. Mục tiêu: 
- HS viết được bài 29: Nước biển Cửa Tùng bằng 2 kiểu chữ đứng và nghiêng. Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh.
- Qua bài viết HS thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
KKHS nêu nội dung của bài, viết bài chính xác không sai lỗi
- Giáo dục hs có ý thức cẩn thận khi luyện viết; tình yêu quê hương đất nước, có ý thức học tập góp phần xây dựng đất nước đẹp hơn
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Luyện viết quyển 1, 2
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3 - 5’)
- GV đọc cho hs viết: trăng lên; làng xa; mỗi lúc; mảnh dần, hiu hiu, thoang thoảng
- Nhận xét sửa chữa cho hs
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: ( 1- 2’)
2. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện viết ( 8 - 10’)
a) Tìm hiểu nội dung bài:
- GV gọi hs đọc bài viết.
- Nêu đặc điểm của nước biển Cửa Tùng?
- Vì sao nước biển Cửa Tùng lại thay đổi như vậy?
* Nội dung của bài viết?
Chốt: Vẻ đẹp diệu kì của Cửa Tùng
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Tìm từ khó dễ viết sai trong bài?
- Gọi hs đọc lại những từ đó, yc lớp viết bảng con.
- GV uốn nắn sửa cho hs
c) Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài viết có mấy câu ?
- Gọi hs nêu cách trình bày của bài?
Chốt: Bài viết theo lối văn xuôi, chữ đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấ ... .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
i. mục tiêu:
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị ...lịch sự. 
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2). Phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự( BT3) ; bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp 
với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
- HSK+G: Đặt được 2 câu khiến khác nhauvới 2 tình huống đã cho ở BT4.Giải thích được cách nói nào thể hiện thái độ lịch sự trong từng bài tập.
- Có ý thức giữ phép lịch sự ở mọi lúc, mọi nơi.
- GDKNS: Kĩ năng giao tiếp, thương lượng và đặt mục tiêu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ:(3’)
 Gọi HS làm lại Bài tập 3. 
B.Dạy bài mới:(35’)
1. Giới thiệu bài: 
2.Bài giảng: (32’) 
HĐ 1: Phần Nhận xét:(12’) 
Bài 1 
- GV yêu cầu HS đọc thầm tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- GV nhận xét .
Bài 2:
- Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa ?
- GV kết luận về phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị.
- Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ?
- Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ?
HĐ2: Ghi nhớ:(5’) 
HĐ3: Luyện tập:(15’) 
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề.
- GV đánh giá, kết luận lời giải đúng. 
- Cách nói nào lịch sự
Bài 2: GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1.
- GV chốt kết quả: Cách b, c, d, trong đó cách c, d có tính lịch sự cao hơn.
Bài 3: 
- GV gợi ý: Các em hãy đọc đúng ngữ điệu của từng câu, tìm các từ xưng hô phù hợp 
- GV đánh giá , chốt lại lời giải đúng .
Bài 4: 
- GV gợi ý: Với mỗi tình huống, chúng ta có nhiều cách đặt câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự.
- GV đánh giá
- Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1 
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HSKG tự rút ra nội dung ghi nhớ. HS khác đọc ghi nhớ.
- HSKG nói các yêu cầu, đề nghị để minh hoạ cho ghi nhớ.
- HS đọc nội dung bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện 1 số HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- 2HS đọc câu khiến trong bài đúng ngữ điệu
- HS đọc yêu cầu, làm bài
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS làm việc theo cặp. 
- HS báo cáo kết quả làm bài .
- Lớp nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS tự đặt câu khiến cho phù hợp . 
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Lớp nhận xét .
C. Củng cố - dặn dò:(1’) 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
 Thực vật cần gì để sống? 
I. Mục tiêu:
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
- HSK+G: HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối Biết những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
- Có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cối.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Hình trang 114, 115.
- Chuẩn bị theo nhóm: + 5 lon sữa bò: 4 lon đựng đất màu, 1 lon đựng sỏi đã rửa sạch.
 + Các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ.
III. Các hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
- GV nhận xét.
- HS trả lời- nhận xét.
B. Bài mới(35’)
HĐ1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống(15’)
- GV nêu vấn đề: Thực vật cần gì để sống?
- GV chia nhóm và kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV cho HS đọc các mục Quan sát ( trang 114).
 - HS báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình. HS đọc SGK
- Cho HS làm thí nghiệm như hình 4 SGK. GV kiểm tra. 
- Cho đại diện các nhóm nhắc lại công việc các em đã làm.
- GV kết luận: Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường.
- HS làm thí nghiệm.
- HS nrêu công việc đã làm.
HĐ2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm.(17’)
 - Cho HS làm phiếu học tập.
Các yếu tố mà cây được cung cấp
 ánh sáng 
Không khí
 Nước
Chất khoáng 
có trong đất
Dự đoán kết quả.
Cây 1
Cây 2
Cây 3
Cây 4
Cây 5
GD đạo đức : HS biết được và có ý thức chăm sóc cây phát triển tốt.
- Cho HS trả lời các câu hỏi:
? Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường?Tại sao.
? Những cây khác sẽ như thế nào?
? Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
- GV chốt bài.
- HS trả lời câu hỏi- nhận xét.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
----------------------------------------------------------------------------
Chiều
Lịch sử
Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua quang trung 
I. Mục tiêu:
- Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: “ Chiếu khuyên nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm,... Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.
- HSK+G: Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như “ Chiếu khuyến nông” , “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm.
- Có ý thức học tập bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh 
- Giáo viên và học sinh sưu tầm các tư liệu về các chính sách về kinh tế, văn hoá của vua Quang Trung.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới(5’)
- Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi cuối bài 25.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu. 
- Giáo viên nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh. 
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu bài.
HĐ1: Quang Trung xây dựng đất nước(15’)
- Lắng nghe.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 học sinh và thảo luận theo nhóm hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên phát phiếu thảo luận nhóm cho học sinh, sau đó theo dõi học sinh thảo luận giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Gợi ý cho học sinh phát hiện ra tác dụng của chính sách kinh tế và văn hoá giáo dục của Vua Quang Trung.
- Thảo luận để hoàn thành phiếu
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, mỗi nhóm chỉ trình bày về một ý, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh và gọi 1 học sinh tóm tắt lại các chính sách của vua Quang Trung để ổn định và xây dựng đất nước.
HĐ2: Quang trung- ông vua luôn chú trọng bảo tồn văn hoá dân tộc(17’)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi, đóng góp ý kiến.
- Lớp trao đổi, nhận xét
- Theo em tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?
- Giáo viên hỏi tiếp: Em hiểu “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” của vua Quang Trung như thế nào?
-Vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như “ Chiếu khuyến nông” , “ Chiếu lập học?
- HSK+G nêu: Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức làm việc tốt hơn, sống tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ học mới thành tài để giúp nước
- HS K+G trả lời.
3. Củng cố dặn dò(2’)
- Giáo viên giới thiệu: Công việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất (1972). Người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm
GD đạo đức: Biết ơn, quý trong những người dã có công xây dựng đất nước
- Giáo viên: Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung
- Một số học sinh trình bày trước lớp
- Giáo viên tổng kết giờ học, dặn học sinh về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------------------------------------------------
Ngoại ngữ
Giáo viên chuyên soạn, giảng
--------------------------------------------------------------------------------------
Toán( tăng) 
Ôn: tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách giải bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
- Luyện giải toán có liên quan.
- Có ý thức học bộ môn.
II. Chuẩn bị:
- GV: hệ thống bài tập dành cho HSK+G
- HS: VBT Toán, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học ( 5') 
- Nêu các bước giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ?
* Chốt: Các bước giải bài toán:
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
+ Tìm hiệu số phần bằng nhau.
+ Tìm giá trị một phần.
+ Tìm số bé.
+ Tìm số lớn.
HĐ2: Dạy phân hóa đối tượng HS:(28-30') 
* HS cả lớp hoàn thành các bài tập trong VBT Toán, tập 2, trang 68, 69
Bài 1: Chốt cách các định hiệu và viết tỉ số
Bài 2: Chốt cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
Bài 3: Chốt bài toán có lời văn liên quan đến tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
* HSKG làm các bài tập sau:
Bài 1 :Hùng có số bi bằng 3/5 số bi của Dũng, biết rằng nếu Hùng có thêm 12 viên bi thì số bi của Hùng sẽ bằng số bi của Dũng. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu viên vi ?
Chốt cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Bài 2 :Hiện nay tổng số tuổi của hai bố con là 48 tuổi, tuổi con bằng 1/3 tuổi bố. Hỏi trước đây mấy năm tuổi bố gấp 7 lần tuổi con ?
Chốt : Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Hoạt động cả lớp
- HS lần lượt nêu các bước giải bài toán.
- Hoạt động cá nhân.
- HS hoàn thành các bài tập theo sự hướng dẫn của GV.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Bài 1: Hiệu số phần bằng nhau là :
5- 3 = 2 ( phần )
Số bi của Hùng là : 12 : 2 x 3 = 18 ( viên)
Số bi của Dũng là : 18 + 12 = 30 ( viên)
Bài 2:Tổng số phần bằng nhau là :
1 + 3 = 4 ( phần)
Tuổi con hiện nay là: 48 : 4 = 12 ( tuổi)
Tuổi bố hiện nay là : 48 – 12 = 36 ( tuổi)
Bố hơn con 36 – 12 = 24 ( tuổi)
Lúc tuổi bố gấp 7 lần tuổi con ta có
Hiệu số phần bằng nhau là :7 – 1 = 6 ( phần)
Tuổi con lúc đó là : 24 : 6 = 4 ( tuổi)
tuổi bố gấp 7 lần tuổi con, cách nay : 
12 – 4 = 8 ( năm)
HĐ3 : Chấm, chữa bài củng cố kiến thức : (5’)
- Chấm, chữa bài.
- Củng cố lại các bước giải bài toán dạng: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan29-.doc