Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 13 năm 2013

Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 13 năm 2013

TUẦN 13

Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2013

TẬP ĐỌC - Tiết 37- 38 - Sgk/ 104

BÔNG HOA NIỀM VUI

Thời gian dự kiến: 35 phút

A-Mục tiêu:

- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc r lời nhn vật trong bi.

- Cảm nhận được tấm lịng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong cu chuyện (trả lời được các CH trong SGK).

* - Thể hiện sự cảm thơng - Xác định giá trị

 - Tự nhận thức về bản thn - Tìm kiếm sự hổ trợ

B-Phương tiện dạy học:

GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc. SGK

HS: SGK.

C-Tiến trình dạy học:

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, cho điểm từng HS.

 Hoạt động 2: Giới thiệu bài

- Gv nêu mục tiêu bài, ghi bảng

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 13 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2013
TẬP ĐỌC - Tiết 37- 38 - Sgk/ 104
BÔNG HOA NIỀM VUI
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lịng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện (trả lời được các CH trong SGK).
* - Thể hiện sự cảm thơng - Xác định giá trị 
 - Tự nhận thức về bản thân - Tìm kiếm sự hổ trợ
B-Phương tiện dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc. SGK
HS: SGK.
C-Tiến trình dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
v Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu bài, ghi bảng
v Hoạt động 3: Luyện đọc
- GV đọc mẫu lần 1
- Đọc từng câu nối tiếp nhau, kết hợp rèn đọc từ khó
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK
- HS đọc theo nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
v Hoạt động 4: Tìm hiểu bài
- Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? ( Tìm bông hoa Niềm Vui để đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu con đau của bố )
=> Chi đã tìm được bông hoa Niềm Vui để làm dịu cơn đau của bố khi bố nằm ở bệnh viện
* Tích hợp BVMT: Giáo dục tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
+ Câu 2: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui? ( Theo nội qui của nhà trường, không ai được ngắt hoa trong vườn )
=> Chi đã biết thực hiện đúng nội qui của nhà trường, không ngắt hoa trong vườn. Từ đó có ý thức tạo vẻ đẹp cho nhà trường
+ Câu 3: Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào? ( Em hãy hái thêm hai bông nữa...)
* Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo ntn? ( Cô đã cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi em ) => Cô giáo đã thể hiện sự cảm thông cho cô học trò hiếu thảo với cha mẹ
+ Câu 4: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý? (Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà )
v Hoạt động 5: Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu lần 2
- Gọi 3 HS đọc theo vai. ( người dẫn chuyện, cô giáo và Chi). Chú ý đọc theo yêu cầu.
- Thi đọc truyện theo vai. Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay
v Hoạt động 6: Củng cố 
- Gọi 2 HS đọc đoạn thích và nói rõ vì sao?
- Dặn HS phải luôn học tập bạn Chi.
- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:................................................................................................................
TOÁN - Tiết 61 - Sgk/ 61
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 – 8
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài tốn cĩ một phép trừ dạng 14 - 8.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (cợt 1, 2), bài 2 (3 phép tính đầu), bài 3 (a, b), bài 4
B-Phương tiện dạy học:
GV: Que tính, bảng phụ, trò chơi.
HS: Vở toán, bảng con, que tính.
C-Tiến trình dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Luyện tập.
- Gọi hs làm bài 3; bài 5/ 60
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu bài học, ghi bảng
v Hoạt động 3: Phép trừ: 14 – 8
- Đưa ra bài toán: Có 14 que tính ( cầm que tính ), bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu HS nhắc lại bài. ( Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý: Có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que? )
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? Viết lên bảng: 14 – 8.
- Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 8 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que?
- Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn cho HS cách bớt hợp lý nhất.
- Có bao nhiêu que tính tất cả? Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước.
- Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? Vì sao?
- Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que.
- Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính? Vậy 14 - 8 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 14 – 8 = 6
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
v Hoạt động 4: Bảng trừ 14 trừ đi một số
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng, bảng trừ 14 trừ đi một số như phần bài học.
- Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng trừ sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc lòng
v Hoạt động 5: Luyện tập – thực hành
Bài 1: ( cột 1, 2 ) Tính nhẩm
Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính vào vở
- Gọi hs nối tiếp nhau nêu kết quả. Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: ( 3 phép tính đầu ) Tính 
Ÿ Mục tiêu: Biết cách tính hiệu dạng 14 - 8
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp lần lượt làm bài
- Gọi 3 hs lên bảng tính, nhận xét sửa sai cho hs
- Đổi vở chấm chéo
Bài 3: ( a, b ) Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt
Ÿ Mục tiêu: Biết cách đặt tính và tính hiệu dạng 14 – 8
- Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, đổi vở chéo chấm bài
Bài 4: Giải toán
Ÿ Mục tiêu: Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8.
- Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Đã bán nghĩa là thế nào?
- Yêu cầu HS tự giải bài tập. Gọi hs lên bảng giải
- Nhận xét, sửa sai
v Hoạt động 6: Củng cố 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng trừ 14 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số.
- Về làm BT 1 ( cột 3 ); 2 (2 phép tính sau ); 3c/ 61
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC - Tiết 13 - Sgk/ 20
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN ( T2 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
B-Phương tiện dạy học:
GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
HS: SGK
C-Tiến trình dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Quan tâm giúp đỡ bạn.
- Em làm gì để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn?
- Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn?
- GV nhận xét và đánh giá
v Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu bài học, ghi bảng
v Hoạt động 3: Trò chơi: Đúng hay sai
Ÿ Mục tiêu: Biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với bạn, sẵn sàng giúp bạn khi bạn gặp khó khăn.
- GV yêu cầu mỗi dãy là một đội chơi. 
- Các dãy sẽ được phát cho 2 lá cờ để giơ lên trả lời câu hỏi.
- GV sẽ đọc các câu hỏi cho các đội trả lời. Nếu trả lời đúng, mỗi câu ghi được 5 điểm. Nếu sai, các dãy còn lại trả lời. Đáp án đúng chỉ được đưa ra khi các dãy không có câu trả lời.
- GV tổ chức cho HS chơi mẫu. - GV tổ chức cho cả lớp chơi.
- GV nhận xét HS chơi, công bố đội thắng cuộc và trao phần thưởng cho các đội.
v Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
Ÿ Mục tiêu: Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
- Yêu cầu: Một vài cá nhân HS lên kể trước lớp câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn bè mà mình đã chuẩn bị ở nhà.
- Yêu cầu HS dưới lớp nghe và nhận xét về câu chuyện bạn đã kể xem nội dung câu chuyện có phải về quan tâm, giúp đỡ bạn không: các nhân vật trong đó đã thực hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn ntn?
- Khen những HS đã biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Nhắc nhở những HS còn chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
* Kết luận: Cần quan tâm giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn
v Hoạt động 5: Tiểu phẩm.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
- Một vài HS trong lớp đóng tiểu phẩm có nội dung như sau:
- Giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ. Nhóm Tuấn đang chơi thì bạn Việt xin vào chơi cùng. Tuấn không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo, bố mẹ Việt chỉ đi quét rác. Nam ở trong nhóm chơi nghe Tuấn nói vậy liền phản đối, vẫn kéo Việt vào chơi cùng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
1/ Em tán thành cách cư xử của bạn nào? Không tán thành cách cư xử của bạn nào? Vì sao?
2/ Tiểu phẩm trên muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét các câu trả lời của các nhóm.
* Kết luận: Cần cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật, bạn khá giới.... Đó chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em 
v Hoạt động 6: Củng cố
- Gọi hs đọc phần bài học trong SGK
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Giữ gìn trường lớp em sạch đẹp.
D-Phần bổ sung:...............................................................................................................
Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2013
 THỂ DỤC - Tiết 25 - Sgv/ 71
TRÒ CHƠI: BỎ KHĂN VÀ NHÓM BA, NHÓM BẢY
Thời gian dự kiến: 35 phút
A- ... tra vở viết.Yêu cầu viết: K
Hãy nhắc lại câu ứng dụng. Viết : Kề vai sát cánh .GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Phát triển các hoạt động 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ L
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ L
Chữ L cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang?Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ L và miêu tả: Gồm 3 nét: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang. GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ.
Giới thiệu câu: Lá lành đùm lá rách
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Lá lưu ý nối nét L và a.
HS viết bảng con
* Viết: : Lá 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
Ÿ Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận.
GV nêu yêu cầu viết.GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò 
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
D. Phần bổ sung:.
 ÂM NHẠC: - Tiết 13 - Sgk/ 15
HỌC HÁT BÀI: CHIẾN SĨ TÍ HON
Thời gian dự kiến: 35 phú
A/ Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Lồng ghép HDNGLL: Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Đinh Nhu, nghe bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh”.
B/ Phương tiện dạy học
- song loan, thanh phách
C/ Tiến trình dạy học:
I/ Hoạt động đầu tiên:
 kiểm tra bài: Cộc cách tùng cheng
II/ Dạy bài mới
* Hoạt động 1: gtb: trực tiếp
* Lồng ghép HDNGLL: Giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Đinh Nhu, nghe bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh”( 10 phút)
- Giáo viên giới thiệu vài nét về nhạc sĩ Đinh Nhu:
+ Tên thật: Đinh Nhu.
+ Sinh năm: 1910 tại Hải Phịng.
+ Mất ngày: 17.3.1945 tại Yên Bái.
+ Nhạc sĩ Đinh Nhu đã say mê sân khấu, âm nhạc từ khi cịn là học sinh tiểu học, trung học. Năm 1927 Đinh Nhu tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Đến cuối 1929 ơng bị Pháp bắt và giam tại Hỏa Lị, Hà Nội, sau đĩ đày ra Cơn Đảo. Thời gian ở tù đĩ ơng cũng sáng tác một vài ca khúc khác và đặt lời Việt cho một vài ca khúc nước ngồi như La Marseillaise (Bài ca kêu gọi vơ sản làm cách mạng) và La Madelon... Ơng là tác giả bài Cùng nhau đi Hồng binh - nhạc phẩm được coi là bài hát đầu tiên của tân nhạc cách mạng Việt Nam.
- Giáo viên mở máy cho học sinh nghe bài hát “Cùng nhau đi Hồng binh”. Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về bài hát.
* Hoạt động 2: GV tập hát
- Gv hát mẫu, Gv cho HS (hát) đọc lời ca
-Dạy hát từng câu, chú ý chỗ láy hơi
* Hoạt động 3: Dùng thanh phách gõ đệm theo phách
-Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Gọi HS hát cả nhóm, bàn, dãy
III/ Hoạt động cuối cùng
- Gọi 3 em học sinh hát + gõ đệm theo tiết tấu.
Tích hợp Tư Tưởng Hồ Chí Minh: Bồi dưỡng HS đức tính dũng cảm theo 5 điều Bác hồ dạy.
- Giáo viên dặn dò, nhận xét 
D/ Phần bổ sung:
Thứ bảy ngày 23 tháng 11 năm 2013
 CHÍNH TẢ :( NV ) - Tiết 26 - Sgk/ 110
 QUÀ CỦA BỐ
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuơi cĩ nhiều dấu câu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm được BT2; BT(3) b
B-Phương tiện dạy học:
GV: SGK, Bảng phụ có ghi sẵn nội dung các bài tập.
HS: Vở, bảng con, vở bài tập, SGK
C-Tiến trình dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Bông hoa Niềm Vui.
- GV nhận xét bài viết sau đó đọc cho hs viết bảng con, 2 hs viết trên bảng lớn những chữ viết sai
- Nhận xét cho điểm từng HS.
v Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu bài học, ghi bảng
v Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chính tả 
* Mục tiêu: Nghe và viết đúng đoạn 1 trong bài Quà của bố.
- GV đọc đoạn đầu bài Quà của bố.
- Đoạn trích nói về những gì? Quà của bố khi đi câu về có những gì?
- Đoạn trích có mấy câu? Chữ đầu câu viết thế nào?
- Trong đoạn trích có những loại dấu nào?
* Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS đọc các từ khó. Yêu cầu HS viết các từ khó.
 * Viết chính tả : Gv đọc cho hs viết bài. Soát lỗi. Chấm bài.
- Làm tương tự các tiết trước.
v Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Ÿ Mục tiêu: Làm đúng các bt p/b iê/ yê; hỏi/ ngã
Bài tập 2: Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Treo bảng phụ. Gọi 2 HS lên bảng làm. Nhận xét.
- Cả lớp đọc lại.
Bài tập 3b: Tiến hành tương tự bài tập 2.
- Đáp án: Làng tôi có lũy tre xanh,
	Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng.
	 Trên bờ, vải, nhãn hai hàng,
	Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
v Hoạt động 5: Củng cố 
- Tổ chức cho các nhóm thi đua tìm tiếng có vần iê/ yê ;hỏi / ngã 
- Nhận xét, tuyên dương 
- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:................................................................................................................
TOÁN - Tiết 65 - SGK/ 65
15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi mợt sớ.
- Bài tập cần làm: Bài 1
B-Phương tiện dạy học:
GV: SGK, Que tính.
 HS: SGK, bảng con, que tính, vở
C-Tiến trình dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Luyện tập.
- Gọi hs làm bài 2 ( cột 2 ); bài 3b,c; bài 5/ 64
- GV nhận xét, ghi điểm 
v Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu bài học, ghi bảng
v Hoạt động 3: 15 trừ đi một số 
- Nêu bài toán: Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Hỏi: 15 que tính, bớt 6 que tính còn bao nhiêu que tính?
- Vậy 15 trừ 6 bằng mấy? Viết lên bảng: 15 – 6 = 9
- Nêu: tương tự như trên, hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính?
- Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng. Viết lên bảng: 15 – 7 = 8
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 – 8; 15 – 9.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng trừ 15 trừ đi một số.
v Hoạt động 4: 16 trừ đi một số
- Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy? Vậy 16 trừ 9 bằng mấy? Viết lên bảng: 16 – 9 = 7.
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của 16 – 8; 16 – 7.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh bảng trừ 16 trừ đi một số.
v Hoạt động 5: 17, 18 trừ đi một số
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 – 8; 17 – 9; 18 – 9
- Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng trừ
- Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng trừ : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
v Hoạt động 6: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính
* Mục tiêu: Biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào vở
- Gọi hs lên bảng tính - Gv nhận xét chốt bài làm đúng
v Hoạt động 7: Củng cố
- Cho HS đọc lại bảng trừ : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- HS về nhà học thuộc các bảng trừ. Làm BT2/ 65
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN - Tiết 13 - SGK/ 110
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước (BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) theo nội dung BT1.
* - Xác định giá trị - Tự nhận thức bản thân
 - Tư duy sáng tạo - Thể hiện sự cảm thông
B-Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 1. phiếu bài tập cho HS.
HS: SGK, VBT
C-Tiến trình dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài
- Gọi 4 HS lên bảng đọc bưu thiếp thăm hỏi ông bà
- Nhận xét cho điểm từng hs 
v Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- Gv nêu mục tiêu bài học, ghi bảng
v Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
* Mục tiêu: Biết cách giới thiệu về gia đình. 
 Bài 1: Kể 3, 5 câu kể về gia đình em
- Treo bảng phụ. Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ýù không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình.
- Chia lớp thành nhóm nhỏ. Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa từng HS.
* Hs biết kể về gia đình của mình. Kể một cách ngắn gọn, đầy đủ theo yêu cầu câu hỏi gợi ý
v Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài viết. 
Ÿ Mục tiêu: Viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn kể về gia đình, rõ ý.
Bài 2: Viết 3---5 câu kể về gia đình em
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp viết bài vào vở, gọi hs nối tiếp nhau đọc bài viết của mình. Nx và chấm điểm.
* Hs biết viết về gia đình của mình qua lời kể chân thành. Dùng từ đặt câu đúng và rõ ý, khi viết có thể, thể hiện sự sáng tạo
v Hoạt động 5: Củng cố
- Yêu cầu hs giới thiệu về gia đình mình
- Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 13
 Tự quản
A .N.xét tình hình tuần qua:
-Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ
-Lớp trưởng nhận xét chung
B.Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Rèn đọc cho những em đọc yếu, rèn viết cho hs yếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc