I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.
- Đọc đúng các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa (MB); bệnh viện, diệu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn, (MT, MN).
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc đúng giọng của nhân vật.
+ Người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi.
+ Giọng Chi: Cầu khẩn.
+ Lời cô giáo: Diệu dàng, trìu mến.
2. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: Lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, diệu cơn đau, trái tim nhân hậu.
- Hiểu được nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ
3. Thái độ:Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
TUẦN 13 Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2004 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ ---------------------------------------------- MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: BÔNG HOA NIỀM VUI I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng, hai bông nữa (MB); bệnh viện, diệu cơn đau, ngắm vẻ đẹp, cánh cửa kẹt mở, hăng hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn, (MT, MN). Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng giọng của nhân vật. + Người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi. + Giọng Chi: Cầu khẩn. + Lời cô giáo: Diệu dàng, trìu mến. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: Lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn, diệu cơn đau, trái tim nhân hậu. Hiểu được nội dung bài: Tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ Thái độ:Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi. Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?. Chỉ lên bức tranh và nói: Đây là cô giáo, cô đang trao cho bạn nhỏ 1 bó hoa cúc. Hoa trong vườn trường không được hái nhưng cuối cùng bạn lại được nhận hoa. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao bạn nhỏ lại được hái hoa trong vườn trường qua bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui. Viết tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 1,2. Phương pháp: Phân tích, luyện tập. ò ĐDDH: SGK. Bảng cài: từ khó, câu. a/ Đọc mẫu. GV đọc mẫu đoạn 1, 2. b/ Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng phụ. c/ Hướng dẫn ngắt giọng Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt câu dài. d/ Đọc theo đoạn. Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm. e/ Thi đọc giữa các nhóm. Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh. Nhận xét, cho điểm. g/ Cả lớp đọc đồng thanh. v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 1, 2. Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1, 2 qua bài Bông hoa Niềm Vui để thấy được tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ. Phương pháp: Đàm thoại. ò ĐDDH: SGK. Đoạn 1, 2 kể về bạn nào? Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì? Vì sao bông cúc màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui? Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào? Bông hoa Niềm Vui đẹp ntn? Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa? Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa? Chuyển ý: Chi rất muốn tặng bố bông hoa Niềm Vui để bố mau khỏi bệnh. Nhưng hoa trong vườn trường là của chung, Chi không dám ngắt. Để biết Chi sẽ làm gì, chúng ta học tiếp bài ở tiết 2. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. - Hát - 3 HS đọc bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi trong các câu sau: - Hình ảnh nào cho em biết mẹ vất vả vì con? - Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào? - Trong bài thơ em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? - Cô giáo đưa cho bạn nhỏ 3 bông hoa cúc. - Theo dõi SGK và đọc thầm theo. - Luyện đọc các từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ (MB), bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp (MT, MN) - Tìm cách đọc vàluyện đọc các câu. Em muốn đem tặng bố/ 1 bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.// - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2. - Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung. - Thi đọc. - Bạn Chi. - Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niền Vui. - Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố. - Màu xanh là màu của hy vọng vào những điều tốt lành. - Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏi bệnh. - Rất lộng lẫy. - Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường. - Biết bảo vệ của công. MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: BÔNG HOA NIỀM VUI (TT) III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) Phát triển các hoạt động (26’) v Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 3, 4. Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 3, 4. Phương pháp: Trực quan, phân tích. ò ĐDDH: SGK, bảng cài: từ khó, câu. Tiến hành theo các bước như phần luyện đọc ở tiết 1. Gọi HS đọc phần chú giải. GV giải thích thêm 1 số từ mà HS không hiểu. v Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 3, 4. Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 3, 4 qua đó giáo dục tình cảm và lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Phương pháp: Đàm thoại. ò ĐDDH: SGK. Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì? Khi biết liù do vì sao Chi rất cần bông hoa cô giáo làm gì? Thái độ của cô giáo ra sao? Bố của Chi đã làm gì khi khỏi bệnh? Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý? v Hoạt động 3: Thi đọc truyện theo vai Mục tiêu: Đọc phân vai( người dẫn chuyện, cô giáo và Chi). Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo yêu cầu. 2. Củng cố – Dặn dò (4’) Gọi 2 HS đọc đoạn con thích và nói rõ vì sao? Dặn HS phải luôn học tập bạn Chi. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Quà của bố. - Hát - Luyện đọc các từ ngữ: ốm nặng, 2 bông nữa, cánh cửa kẹt mở, hãy hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn. - Luyện đọc các câu: Em hãy hái thêm 2 bông nữa,/ Chi ạ!// 1 bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em.// 1 bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ dạy dỗ em thành 1 cô bé hiếu thảo. - Xin cô cho em Bố em đang ốm nặng. - Oâm Chi vào lòng và nói: Em hãy hiếu thảo. - Trìu mến, cảm động. - Đến trường cám ơn cô giáo và tặng nhà trường khóm hoa cúc màu tím. - Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà. - HS đóng vai: người dẫn chuyện, cô giáo và Chi. - Đọc và trả lời: - Đoạn 1: Tấm lòng hiếu thảo của Chi. - Đoạn 2: Ý thức về nội qui của Chi - Đoạn 3: Tình cảm thân thiết của cô và trò. - Đoạn 4: Tình cảm của bố con Chi đối với cô giáo và nhà trường MÔN: TOÁN Tiết: 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8 I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 –8. Tự lập và học thuộc bảng các công thức 14 trừ đi một số. 2Kỹ năng: Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 để giải các bài toán có liên quan. 3Thái độ: Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị GV: Que tính, bảng phụ, trò chơi. HS: Vở bài tập, bảng con, que tính. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. Đặt tính rồi tính: 63 – 35 73 – 29 33 – 8 43 – 14 Sửa bài 4: GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Trong giờ học toán hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 – 8, lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số. Sau đó áp dụng để giải các bài tập có liên quan. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Phép trừ 14 – 8 Phương pháp: Trực quan, đàm thoại. ị ĐDDH: Que tính Bước 1: Nêu vấn đề: Đưa ra bài toán: Có 14 que tính (cầm que tính), bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Yêu cầu HS nhắc lại bài. (Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý: Có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que?) Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì? Viết lên bảng: 14 – 8. Bước 2: Tìm kết quả Yêu cầu HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 8 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que? Yêu cầu HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn cho HS cách bớt hợp lý nhất. Có bao nhiêu que tính tất cả? Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước. Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? Vì sao? Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que. Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính? Vậy 14 - 8 bằng mấy? Viết lên bảng: 14 – 8 = 6 Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính. Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình. Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ. v v Hoạt động 2: Bảng công thức 14 trừ đi một số Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận. ị ĐDDH:Bảng phụ. Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 14 trừ đi một số như phần bài học. Yêu cầu HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng. Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc. Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành Phương pháp: Thực hành ị ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính phần a vào Vở bài tập. Yêu cầu HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm. Hỏi: Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không, vì sao? Hỏi tiếp: Khi đã biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay kết quả của 14 – 9 và 14 – 5 không? Vì sao? Yêu cầu HS tự làm tiếp phần b. Yêu cầu so sánh 4 + 2 và 6. Yêu cầu so sánh 14 – 4 – 2 và 14 – 6. Kết luận: Vì 4 + 2 = 6 nên 14 – 4 – 2 bằng 14 – 6 (khi trừ liên tiếp các số hạng cũng bằng trừ đi tổng). Nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: Yêu cầu HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 – 9; 14 – 8. Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài. Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên. Nhận xét và cho điểm. Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. Tự tóm tắt sau đó hỏi: Bán đi nghĩa là thế nào? Yêu cầu HS tự giải bài tập. Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: 34 – 8 - Hát - HS thực hiện. Bạn nhận xét. Giải Số quyển vở cô giáo còn: 63 – 48 = 15 (quyển vở) Đáp số: 15 quyển vở. - Nghe và phân tích đề. - Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? - Thực hiện phép trừ 14 – 8. - Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 6 que tính. - HS trả lời. - Có 14 que tính (có 1 bó que tính và 4 que tính rời) - Bớt 4 que nữa - Vì 4 + 4 = 8. - Còn 6 que tính. - 14 trừ 8 bằng 6. 14 Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới -8 thẳng cột với 4. Viết dấu – và kẻ vạch ngang. Trừ từ phải sang trái. 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng ... Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Gọi 4 HS lên bảng. Nhận xét cho điểm từng HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong bức tranh có những ai? Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Phương pháp: Nêu miệng. ò ĐDDH: 1 số câu hỏi chép sẵn, bài tập để huớng dẫn. Bài 1: Treo bảng phụ. Nhắc HS kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời từng câu hỏi. Như nói rõ nghề nghiệp của bố, mẹ, anh (chị) học lớp mấy, trường nào. Em làm gì để thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình. Chia lớp thành nhóm nhỏ. Gọi HS nói về gia đình mình trước lớp. GV chỉnh sửa từng HS. v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài viết. Phương pháp: Cá nhân. ò ĐDDH: Vở bài tập. Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Phát phiếu học tập cho HS. Gọi 3 đến 5 HS đọc bài làm. Chú ý chỉnh sửa cho từng em Thu phiếu và chấm. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2 vào vở. Chuẩn bị: - Hát - HS thành 2 cặp làm bài tập 2 theo yêu cầu. Nói các nội dung. - HS dưới lớp nghe và nhận xét. - Vẽ cảnh trong gia đình bạn Minh. - Trong bức tranh có bố, mẹ và em gái của Minh. - 3 HS đọc yêu cầu. - Lắng nghe và ghi nhớ. - HS tập nói trong nhóm trong 5 phút. - HS chỉnh sửa cho nhau. - VD về lời giải. - Gia đình em có 4 người. Bố em là bộ đội, dạy tại trường trong quân đội, mẹ em là giáo viên. Anh trai em học lớp 3 Trường Tiểu học Nghĩa Tân. Em rất yêu qúy gia đình của mình. - Gia đình em có 5 người. Bà em đã già ở nhà làm việc vặt. Bố mẹ em là công nhân đi làm cả ngày tới tối mới về. Em rất yêu qúy và kính trọng bà, bố mẹ vì đó là những người đã chăm sóc và nuôi dưỡng em khôn lớn - Dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) kể về gia đình em. - Nhận phiếu và làm bài. - 3 đến 5 HS đọc. MỸ THUẬT VẼ TRANH CÔNG VIÊN ---------------------------------------- MÔN: TOÁN Tiết: 15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ I. Mục tiêu 1Kiến thức: Giúp HS: Biết thực hiện các phép tính trừ dạng : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Lập và học thuộc lòng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. 2Kỹ năng: Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan. 3Thái độ: Yêu thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: Que tính. HS: Vở, bảng con, que tính. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập. Đặt tính rồi tính 84 – 47 30 – 6 74 – 49 62 – 28 - GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu ngắn gọn và ghi tên bài lên bảng. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: 15 trừ đi một số Phương pháp:Trực quan, thảo luận. ò ĐDDH: Que tính Bước 1: 15 – 6 Nêu bài toán: Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Làm thế nào để tìm được số que tính còn lại? Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả. Hỏi: 15 que tính, bớt 6 que tính còn bao nhiêu que tính? Vậy 15 trừ 6 bằng mấy? Viết lên bảng: 15 – 6 = 9 Bước 2: Nêu: tương tự như trên, hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính bằng mấy que tính? Yêu cầu HS đọc phép tính tương ứng. Viết lên bảng: 15 – 7 = 8 Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của các phép trừ: 15 – 8; 15 – 9. Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bảng công thức 15 trừ đi một số. v Hoạt động 2: 16 trừ đi một số Phương pháp: Trực quan, thảo luận ò ĐDDH: Que tính Nêu: Có 16 que tính, bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? Hỏi: 16 bớt 9 còn mấy? Vậy 16 trừ 9 bằng mấy? Viết lên bảng: 16 – 9 = 7. Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả của 16 – 8; 16 – 7. Yêu cầu HS đọc đồng thanh các công thức 16 trừ đi một số. v Hoạt động 3: 17, 18 trừ đi một số Phương pháp: Trực quan, thảo luận. ò ĐDDH: Que tính. Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm kết quả của các phép tính: 17 – 8; 17 – 9; 18 – 9 Gọi 1 HS lên bảng điền kết quả các phép tính trên bảng các công thức. Yêu cầu cả lớp nhận xét sau đó đọc lại bảng các công thức: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. v Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành. Phương pháp: Thực hành. Trò chơi. ò ĐDDH: Bảng phụ. Bài 1: Yêu cầu HS nhớ lại bảng trừ và ghi ngay kết quả vào Vở bài tập. Yêu cầu HS báo cáo kết quả. Hỏi thêm: Có bạn HS nói khi biết 15 – 8 = 7, muốn tính 15 – 9 ta chỉ cần lấy 7 –1 và ghi kết quả là 6. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao? Yêu cầu HS tập giải thích với các trường hợp khác. Trò chơi: Nhanh mắt, khéo tay. Nội dung: bài tập 2. Cách chơi: thi giữa các tổ. Chọn 4 thư ký (mỗi tổ cử 1 bạn). Khi GV hô lệnh bắt đầu, tất cả HS trong lớp cùng thực hiện nối phép tính với kết quả đúng. Bạn nào nối xong thì giơ tay. Các thư ký ghi số bạn giơ tay của các tổ. Sau 5 phút, tổ nào có nhiều bạn xong nhất và đúng là tổ chiến thắng. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Cho HS đọc lại bảng các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học thuộc các công thức trên. Chuẩn bị: 55 – 8 ; 56 – 7 ; 37 – 8 ; 68 – 9 - Hát - HS thực hiện. - Nghe và phân tích bài toán. - Thực hiện phép trừ 15 – 6 - Thao tác trên que tính. - Còn 9 que tính. - 15 – 6 bằng 9. - Thao tác trên que tính và trả lời: 15 que tính, bớt 7 que tính còn 8 que tính. - 15 trừ 7 bằng 8. - 15 – 8 = 7 15 – 9 = 6 - HS đọc bài - Thao tác trên que tính và trả lời: còn lại 7 que tính. - 16 bớt 9 còn 7 - 16 trừ 9 bằng 7 - Trả lời: 16 – 8 = 8 16 – 7 = 9 - HS đọc bài - Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính để tìm kết quả. - Điền số để có: 17 – 8 = 9 17 – 9 = 8 18 – 9 = 9 - Đọc bài và ghi nhớ. - Ghi kết quả các phép tính. - Nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng phép tính. Mỗi HS chỉ đọc kết quả của 1 phép tính. - Cho nhiều HS trả lời. Bạn đó nói đúng vì 8 + 1 = 9 nên 15 – 9 chính là 15 –8 –1 hay 7 – 1 (7 là kết quả bước tính 15 – 8) - HS chơi. - HS đọc. .................. MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 13: GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có thể: - Kể tên những công việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc. - Biết được lợi ích và những công việc cần làm để giữ môi trường xung quang nhà ở sạch đẹp. HS có ý thức: - Thực hiện giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh khu nhà ở (như sân, vườn nhà, khu vệ sinh, nhà tắm...) sạch đẹp. - Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trường xung quanh: Vức rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ. - Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình vẽ trong SGK được phóng to. bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động dạy 1. Khởi động (1’) 2.Kiểm tra bài cũ:(3’) Đồ dùng trong gia đình. + Hãy kể tên và nêu công dụng của 1 số đồ dùng trong nhà của em? + Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn đồ dùng trong nhà bền đẹp? - GV nhận xét. 3. Bài mới:(28’) Giới thiệu: Trong tiết TNVXH hôm nay các em sẽ học bài: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. Sau bài học này các em sẽ biết được việc giữ sạch môi trường đó có lợi ích gì và các em phải làm gì để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. v Hoạt động1: Làm việc với SGK Bước 1: Làm theo nhóm đôi. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát các hình 1, 2,3, 4, 5 theo các câu hỏi gợi ý: + Bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Mọi người đang làm gì? Làm thế có ích lợi gì? Bước 2: Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS: Trình bày kết quả theo từng hình: + Hình 1: + Hình 2 : + Hình 3 : + Hình 4 : + Hình 5 : - GV Kết luân: Như vậy, mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: Đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,..Nếu môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp; không khí sạch sẽ, trong lành, giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn. v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, chúng ta sẽ làm gì? - Yêu cầu các nhóm HS trình bày ý kiến . - GV chốt kiến thức: Để giữ sạch môi trường xung quanh, các em có thể làm rất nhiều việc như(GV nhắc lại một số công việc của HS). Nhưng các em cần nhớ rằng: cần phải làm các công việc đó tùy theo sức của mình. v Hoạt động 3: Trò chơi: Đúng - Sai - GV đưa ra 1 số việc làm. + Vứt rác ra đường hoặc xuống sông, suối, ao, hồ. + Bỏ rác vào thùng có nắp đậy, không làm rơi rác ra ngoài. + Đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định. + Khạc nhổ bừa bãi. - Hát - HS nêu. - Lớp nhận xét. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm . - Đại diện 5 nhóm nhanh nhất sẽ lên trình bày kết quả TL theo lần lượt 5 hình. + Các bạn đang quét rác trên hè phố, trước cửa nhà. Các bạn quét dọn rác cho hè phố sạch sẽ thoáng mát . + Mọi người đang chặt bớt cành cây, phát quang bụi rậm. Mọi người làm thế để ruồi, muỗi, chuột không có chỗ ẩn nấp để gây bệnh. + Chị phụ nữ đang dọn sạch chuồng nuôi lợn. Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi không có chỗ đậu + Anh thanh niên đang dọn rửa nhà vệ sinh . Làm thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh. + Anh thanh niên đang dùng cuốc để dọn sạch cỏ xung quanh khu vực giếng. Làm thế để cho giếng sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sạch. - HS nghe và ghi nhớ . - HS thảo luận nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các thành viên lần lượt ghi vào bảng nhóm một việc làm để giữ sạch môi trường xung quanh . - Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận . - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS nghe và ghi nhớ . - HS chọn việc làm nào đúng thì ghi Đ việc làm nào sai thì ghi S vào BC. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’) - Để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở em phải làm gì? - Nhắc nhở HS không vứt rác bừa bãi, đi đại, tiểu tiện đúng nơi quy định...và nói lại với mọi người trong gia đình về ích lợi của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở - Chuẩn bị: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. - GV nhận xét tiết học. ........ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tài liệu đính kèm: