Giáo án các môn khối 2 (chuẩn kiến thức) - Tuần 1 năm 2011

Giáo án các môn khối 2 (chuẩn kiến thức) - Tuần 1 năm 2011

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 * Học sinh khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

 - Học sinh có thái độ kiên trì, nhẫn nại trong học tập.

 - GDKNS: Tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực; kiên định; đặt mục tiêu.

II. Đồ dùng dạy - học:

-Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK

-Học sinh: Sách giáo khoa

 

doc 26 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 (chuẩn kiến thức) - Tuần 1 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 1 + 2 Bài: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu:
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ 
Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 * Học sinh khá, giỏi hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
 - Học sinh có thái độ kiên trì, nhẫn nại trong học tập.
 - GDKNS: Tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực; kiên định; đặt mục tiêu.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK
-Học sinh: Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Cho cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài:
-Giới thiệu sách Tiếng Việt 2
-Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? 
-Giới thiệu bài: Có công mài sắt có ngày nên kim.
HĐ2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu, giảng nội dung tranh.
- Cây kim dùng để làm gì?
b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ.
*Đọc từng câu:
-Hướng dẫn phát âm: nắn nót, nguệch ngoạc, quay
- HS đọc nối tiếp câu.
*Đọc từng đoạn:
*Giảng từ: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc
- Hướng dẫn ngắt câu:
Mỗi khi cần quyển sách/cậu chỉ đọc được vài dòng/đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở//
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
* Đọc đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc toàn bài.
-Đọc đồng thanh
 Tiết 2.
HĐ3. Tìm hiểu bài
-Gọi 1 Học sinh đọc đoạn 1.
- Lúc đầu cậu bé học hành thế nào? 
-Gọi 1 Học sinh đọc đoạn 2.
- Lúc ấy cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? 
- Bà mài như vậy để làm gì? 
- Cậu bé có tin không ? Vì sao ?
- Qua việc làm ấy, bà cụ muốn nhắn nhủ cậu bé điều gì? 
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3 &4.
-Bà cụ giảng giải như thế nào?
- Câu chuyện này muốn khuyên ta điều gì? 
*Yêu cầu học sinh nói lại câu có công mài sắt, có ngày nên kim bằng lời của em. (HSKG)
HĐ4. Luyện đọc lại:
-Đọc mẫu đoạn 2
-Hướng dẫn học sinh phân vai, thi đọc
-Nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố-dặn dò:
- GV hệ thống lại bài:
-Qua câu chuyện, em thích nhân vật nào nhất? vì sao?
-Về nhà tập đọc, học bài, chuẩn bị bài”Tự thuật”.
-Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
-Học sinh đặt dụng cụ học tập lên bàn.
-Cả lớp theo dõi, quan sát & trả lời câu hỏi.
-Tranh vẽ 1 cụ già đang mài 1 vật gì đó và 1 cậu bé.
- 2 em đọc
-Học sinh theo dõi, quan sát và trả lời câu hỏi:
-Cây kim dùng để khâu, vá quần, áo.
- Đọc cá nhân, đồng thanh.
-Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc theo nhóm đôi.
-Học sinh thi đọc.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
-HS đọc đồng thanh 1 đoạn.
 -1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi & trả lời câu hỏi
-Cậu bé rất lười học: Đọc vài dòng
-1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi.
-Bà cụ cầm thỏi sắt mài vào tảng đá ven đường.
-Bà cụ mài sắt để làm kim khâu.
-Cậu bé không tin vì thỏi sắt to lắm không mài thành kim được.
-Cần phải kiên trì, nhẫn nại trong công việc
- 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi.
-Mỗi ngày màithành kim.
-Câu chuyện khuyên chúng ta làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
-Trả lời: 
-Học sinh phân vai, thi đọc. 
-Thi đọc cá nhân.
-1 học sinh nêu, cả lớp theo dõi
-Học sinh lắng nghe.
Môn: TOÁN
Tiết 1 Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu:
 Sau tiết học này, học sinh:
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
-Rèn kỹ năng làm toán.
-Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài.
- KNS: Tự nhận thức về bản thân; hợp tác; quản lý thời gian; đặt mục tiêu.
II. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: - Viết nội dung bài 1 lên bảng. Làm bảng số từ 0 đến 99 nhưng cắt thành 5 băng giấy, mỗi băng có 2 dòng. Ghi số vào 5 ô còn 15 ô để trống.
 - Học sinh: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho môn học, tiết học của học sinh. 
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu: Giới thiệu chương trình, hướng dẫn cách học và giới thiệu bài mới.
HĐ2. HD Ôn tập các số trong phạm vi 10
- Hãy nêu các số từ 0 đến 10.
 - Hãy nêu các số từ 10 về 0.
- Gọi 1 học sinh lên bảng viết các số từ 0 đến 10, yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Có bao nhiêu số có một chữ số? Kể tên các số đó. 
- Số bé nhất là số nào? 
- Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các câu trả lời trên.
- Số 10 có mấy chữ số?
HD Ôn tập các số có 2 chữ số:
Trò chơi: Cùng nhau lập bảng số.
- Giáo viên chia lớp thành 5 đội chơi, các đội thi nhau điền nhanh điền đúng các số còn thiếu vào băng giấy. Đội nào xong trước, điền đúng, dán đúng là đội thắng cuộc.
Bài 2:
- Sau khi học sinh chơi xong trò chơi, giáo viên cho các em từng đội đếm các số của đội mình hoặc đội bạn theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
- Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
- Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài trong vở.
HD Ôn tập về số liền trước, số liền sau
- Số liền trước của 39 là số nào?
- Em làm thế nào để tìm ra 38?
- Số liền sau của 39 là số nào?
- Vì sao em biết?
- Số liền trước và số liền sau của 1 số hơn kém số ấy bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài trong vở (phần b, c, d). của bài tập 3
- Gọi học sinh chữa bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt, tích cực, động viên khuyến khích các em còn chưa tích cực.
- Dặn học sinh về điền bảng số từ 10 đến 99 trong vở
- Học sinh lắng nghe, thực hiện.
- Hợp tác cùng giáo viên, lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
 -10 học sinh nối tiếp nhau nêu: Không, một, hai, ..., mười. Sau đó 3 học sinh nêu lại.
- 3 học sinh lần lượt đếm ngược: mười, chín, , không.
 - 1 học sinh lên bảng viết các số từ 0 đến 10, cả lớp làm bài vào vở.
 - Có 10 số có 1 chữ số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 
- Số 0 
- Số 9
- Số 10 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 0
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Học sinh đếm
- Số 10 (3 học sinh trả lời).
- Số 99 (3 học sinh trả lời).
- Số 38 (3 học sinh trả lời).
- Lấy 39 trừ đi 1 được 38.
- Số 40.
- Vì 39 + 1 = 40.
- 1 đơn vị
- Học sinh làm bài
- Học sinh chữa bài trên bảng lớp 
b) Số liền trước của 90 là 89.
- c) Số liền trước của 99 là 98. 
- d) Số liền sau của 99 là 100.
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ (Nhìn - viết)
Tiết 1 Bài: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu:
- Chép chính xác bài chính tả (SGK) trình bày đúng hai câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài .
 - Làm được các bài tập 2 , 3 , 4 
 - Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp.
 - KNS: Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự tự tin; quản lý thời gian; lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.
 HS: Bảng con, vở ghi
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Xây dựng phong cách học bộ môn cho học sinh. Nhắc nhở về chuẩn bị cho tiết học.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
HĐ1. Hướng dẫn tập chép.
a. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:	
- Đọc đoạn văn cần chép.
- Gọi học sinh đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào?
- Đoạn chép là lời của ai nói với ai?
- Bà cụ nói gì với cậu bé?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Chữ đầu đoạn, đầu câu viết thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con.
- Nhận xét, sửa sai
d. Chép bài:
- Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh nhìn bảng viết bài.
- Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh
e. Soát lỗi:
- Đọc lại bài thong thả cho học sinh soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho học sinh soát lỗi.
g. Chấm bài
- Thu và chấm 7 - 9 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của học sinh.
HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: Điền vào chỗ trống c hay k?
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Khi nào ta viết là k?
- Khi nào ta viết là c?
Bài 3. Điền các chữ cái vào bảng.
- Hướng dẫn cách làm bài: Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
- Gọi một học sinh làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
- Gọi học sinh đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.
- Xóa dần bảng cho học sinh học thuộc từng phần bảng chữ cái.
4. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về nhà làm lại bài tập 2, học thuộc bảng chữ cái, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
-Đọc thầm theo giáo viên.
-2 đến 3 học sinh đọc bài.
-Bài Có công mài sắt, có ngày nên kim.
-Lời bà cụ nói cậu bé.
- Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy, nhẫn nại, kiên trì thì việc gì cũng thành công.
- Đoạn văn có hai câu.
- Cuối mỗi đoạn có dấu chấm (.).
- Viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Viết các từ: mài, ngày, cháu, sắt
- Nhìn bảng, chép bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- 3 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp làm bài vào vở. (Lời giải: kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ.)
- Viết k khi đúng sau nó là các nguyên âm e, ê, i. viết là c trước các nguyên âm còn lại.
- Đọc Yêu cầu của bài.
- Đọc á - viết ă.
- 2 đến 3 học sinh làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con.
Đọc: a, á, ớ, bê, xê, dê, đê, e, ê.
Đọc: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.
Môn: KỂ CHUYỆN
Tiết 1 Bài: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu
 Sau tiết học này, học sinh:
-Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
*HSKG: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
*Giáo dục: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
- KNS: Tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực; Hợp tác; giao tiếp.
II. Đ ... ôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa (H1). Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp (H1) sao cho 2 mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa (H2). Gấp theo đường dấu gấp (H2) cho 2 mép bên sát đường dấu giữa được (H3). Gấp theo đường dấu gấp ở (H3) sao cho 2 mép bên sát vào đường dán giữa được (H4).
* Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
-Bẻ các nếp gấp sang 2 bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa được (H5). Cầm vào nếp gấp giữa, cho 2 cánh tên lửa ngang ra (H6) và phóng tên lửa theo hướng chếch nên không.
-Nhận xét uốn nắn các thao tác gấp.
-Tổ chức cho các em gấp bằng giấy nháp.
- Trưng bày sản phẩm: Cho các nhóm chọn những tên lửa đẹp bày vào góc trưng bày
-Nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: 
 -Chuẩn bị bài sau: Gấp tên lửa tiết 2.
 - Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Quan sát & trả lời
- Màu đỏ.
-2 phần: mũi và thân.
-Hình chữ nhật.
- Quan sát. Lắng nghe.
-2 học sinh lên bảng làm các bước gấp tên lửa cho cả lớp quan sát.
 -2 học sinh lên phóng tên lửa xem của ai bay xa.
Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2011
 Môn: CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Tiết 2 Bài: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI
I. Mục tiêu
 Ở tiết học này, học sinh:
- Nghe - viết chính xác khổ thơ cuối bài: “Ngày hôm qua đâu rồi ? ”; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ .
- Làm được BT3 , BT4 , BT( 2 ) a / b 
*HSK, G: Giáo viên nhắc học sinh đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?( SGK) trước khi viết bài chính tả.
- KNS: Tự nhận thức về bản thân; lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học
 GV: Bảng phụ có ghi rõ nội dung các bài tập 2, 3.
 HS: Bảng con, vở ghi
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra học sinh viết chính tả.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu bài.
- Hôm nay, các em học tiết chính tả Nghe viết bài: Ngày hôm qua đâu rồi ?
HĐ2. Hướng dẫn nghe - viết
a. Ghi nhớ nội dung đoạn thơ
- Treo bảng phụ và đọc đoạn thơ cần viết.
 - Khổ thơ cho ta biết điều gì về ngày hôm qua?
+ Gọi HSKG đọc bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi ? ( SGK ) trước khi viết bài chính tả.
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Khổ thơ có mấy dòng?
 - Chữ cái đầu mỗi dòng viết thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó
Đọc từ khó và yêu cầu học sinh viết.
Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
d. Đọc - viết:
- Đọc thong thả từng dòng thơ. Mỗi dòng thơ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi, chấm bài
Tiến hành tương tự những tiết trước.
HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
Gọi một học sinh làm mẫu
Gọi 1 học sinh lên bảng làm tiếp bài; cả lớp làm ra nháp.
Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn.
Nhận xét, đưa ra lời giải: quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm, cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh nêu cách làm.
Gọi 1 học sinh làm mẫu.
Yêu cầu học sinh làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
Gọi học sinh đọc lại, viết từ đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.
Xóa dần các chữ, các tên chữ trên bảng cho học sinh học thuộc.
4. Củng cố - Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn dò các em về nhà học thuộc bảng chữ cái. Em nào viết bài có nhiều lỗi phải viết lại bài.
- HS hát.
- 2 học sinh lên bảng viết các từ: tảng đá, mải miết, tản đi, đơn giản, giảng giải.
- 2 học sinh lên bảng, 1 học sinh đọc, 1 học sinh viết theo đúng thứ tự 9 chữ cái đầu tiên.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
 - Cả lớp đọc đồng thanh khổ thơ sau khi giáo viên đọc xong.
 - Nếu em bé học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua sẽ ở lại trong vở hồng của em.
+ HSKG đọc bài thơ: Ngày hôm qua đâu rồi ? ( SGK ) trước khi viết bài chính tả.
 - Khổ thơ có 4 dòng
Viết hoa
Viết các từ khó vào bảng con. (VD: là, lại, ngày, hồng)
Nghe giáo viên đọc và viết bài.
- Đọc đề bài tập.
1 học sinh lên bảng viết và đọc từ: quyển lịch.
Học sinh làm bài.
Bạn làm đúng/sai.
Cả lớp đọc đồng thanh các từ tìm được sau đó ghi vào vở.
Viết các chữ cái tương ứng với tên chữ vào trong bảng.
Đọc giê - viết g.
2 đến 3 học sinh làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con.
Đọc: giê, hát, i, ca, e-lờ, em-mờ, en- nờ, o, ô, ơ.
Viết: g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ.
Học thuộc lòng bảng chữ cái
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 1 Bài: TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI
I. Mục tiêu
 Sau tiết học này, học sinh biết:
- Nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân .
- Nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn (bài tập 2).
*HSK,G bước đầu biết kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành 1 câu chuyện ngắn.
-Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh tốt đẹp về bản thân, bạn bè, tình yêu loài vật thiên nhiên xung quanh em.
- KNS: Tự nhận thức về bản thân; Hợp tác; Thương lượng; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên: tranh minh họa .
- Học sinh: xem trước bài, .
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị SGK và đồ dùng cho môn học. 
3. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu: 
-Tiếp theo bài tập đọc hôm trước bài: “Tự thuật” trong tiết làm văn hôm nay, các em sẽ luyện tập cách giới thiệu về mình và về bạn mình.
-Cũng trong tiết này, tiếp theo bài từ và câu hôm trước, các em sẽ làm quen với 1 đơn vị mới là bài học cách sắp xếp câu thành 1 bài văn ngắn.
HĐ2: Trả lời câu hỏi (qua quan sát tranh).
 * Bài tập 1, 2.
-Cho HS chơi trò chơi: “Phóng viên”
-Dựa vào câu hỏi để hỏi bạn.
-Dựa vào câu hỏi bài 1 để nói lại những điều em biết về bạn.
-Chốt: Em biết nói về bản thân về bạn chính xác, diễn đạt tự nhiên
* Bài 3:
-Nêu yêu cầu bài: 
- Cho học sinh kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi sự việc kể bằng 1 hoặc 2 câu.
*HSK,G bước đầu biết kể lại nội dung của 4 bức tranh (BT3) thành 1 câu chuyện ngắn.
HĐ3. Thực hành 
* Bài 4:
- Cho học sinh viết lại câu chuyện kể về tranh 3, 4 hoặc cả 4 tranh.
4. Củng cố - Dặn dò 
 - Giáo viên nhận xét và nhấn mạnh: Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu kể 1 sự việc. Cũng có thể dùng 1 số câu để tạo thành bài, kể 1 câu chuyện.
* Nhắc nhở học sinh hỏi gia đình để nắm được một vài thông tin ở bài tập 3 ( Ngày sinh, nơi sinh, quê quán) để giờ sau học.
- Hát.
- Lắng nghe nhận xét.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Học sinh tham gia trò chơi
- Từng cặp học sinh: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời dựa vào dạng tự thuật. Theo kiểu phỏng vấn.
- Học sinh nêu
- Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Thấy một khóm hồng nở hoa Huệ thích lắm. Huệ giơ tay định ngắt 1 bông hồng, Tuấn vội ngăn bạn. Tuấn khuyên Huệ không ngắt hoa. Hoa này là của chung để mọi người cùng ngắm.
- Học sinh viết vở
- Lắng nghe.
- Về thực hiện
 Môn: TOÁN
Tiết 5 Bài: ĐỀ -XI-MÉT
I. Mục tiêu:
- Biết đề -xi -mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa đơn vị dm và cm, ghi nhớ 1 dm = 10 cm.
- Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề - xi - mét.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
- GDHS tính cẩn thận khi làm bài, rèn kĩ năng làm bài.
- KNS: Tự nhận thức về bản thân; Tư duy sáng tạo; kiên định; tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy - học
-GV: Bộ đồ dùng dạy toán
-HS: Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho học sinh làm lại bài tập 1.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay các em học bài: Đề-xi-mét. Ghi tên bài lên bảng.
HĐ2. Giới thiệu Đề - xi - mét: 
- Dùng 2 sợi dây có độ dài khác nhau gọi một học sinh lên so sánh xem sợi dây nào dài, sợi dây nào ngắn.
- Muốn biết mỗi vật dài bao nhiêu xăng ti mét thì ta phải làm gì?
- Hướng dẫn học sinh quan sát cây thước đo.
- Gọi 1 học sinh đo độ dài băng giấy dài 10 cm, và hỏi “Băng giấy dài mấy cm?”
- 10 cm còn gọi là 1 dm và viết đề - xi - mét. Đề - xi - mét là đơn vị đo độ dài lớn hơn xăng - ti - mét; đề - xi - mét viết tắt là dm.
- Viết: 1 dm = 10 cm 10 cm = 1 dm
- Để nhận biết được các độ dài trên thước kẻ giờ các em cầm thước kẻ lên và chỉ độ dài của 1 dm, 2 dm, 3 dm.
HĐ3. Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1a, 1b.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong SGK và làm vào vở.
- Sau khi học sinh làm xong, Cho cả lớp nhìn 3 đoạn thẳng đã vẽ sẵn trên bảng. Gọi học sinh nêu lại cách trả lời cho cả lớp nghe
- Gọi học sinh nhận xét.
- Nhận xét.
 *Lưu ý: Câu a, b so sánh đoạn AB, CD với đoạn 1 dm.
- Câu C, D so sánh với đoạn trực tiếp là AB và CD
Bài 2: Gọi 1- 2 học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Ghi phép tính: 1dm + 1dm = ?
- 1dm + 1dm bằng bao nhiêu dm?
- Ghi tiếp: 8 dm - 2dm = ......dm?
- Như vậy ở hai phép tính cộng và trừ này các em thấy có gì khác so với các phép tính cộng, trừ các em đã học.
- Trong phép tính mà có tên đơn vị thì khi tính kết quả các em cũng phải viết tên đơn vị.
- Cho cả lớp làm bài.
- Gọi học sinh đọc kết quả. Nhận xét.
a) 1 dm + 1 dm = 2 dm
 8 dm + 2 dm = 10 dm
b) 8 dm – 2 dm = 6 dm
 10 dm – 9 dm = 1 dm
 3 dm + 2 dm = 5 dm
 9 dm + 10 dm = 19 dm
 16 dm - 2 dm = 14 dm
 35 dm – 3 dm = 32 dm
Bài 3: Dành cho HSK,G
- Không dùng thước để đo nghĩa là không dùng thước để đo các đoạn thẳng.
Hãy ước lượng độ dài nghĩa là so sánh nó với đoạn thẳng dài 1 dm (10 cm) đã cho trước để đoán xem các đoạn thẳng AB và MN dài khoảng bao nhiêu cm.
Chữa bài :
Đoạn thẳng AB dài khoảng 9cm
Đoạn thẳng MN dài khoảng 12 cm
4. Củng cố - dặn dò: 
Đề - xi -mét là đơn vị dùng làm gì?
-1 dm bằng mấy cm? 10 cm bằng mấy dm?
- Dặn học sinh về nhà tập đo các vật có độ dài bằng dm.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện yêu cầu.
- Học sinh nhắc lại.
- 4 học sinh tự so sánh các đồ vật mình có để biết xem vật nào dài, vật nào ngắn
- Học sinh trả lời: Phải đo.
- Cây thước được chia các vạch cm bằng nhau
- Băng giấy dài 10 cm.
- 5 học sinh đọc.
- Học sinh cầm thước thực hành.
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh làm bài vào vở.
- 1 học sinh trả lời câu a.
- 1 HS trả lời câu b.
 -2 dm.
 -6 dm.
- Có tên đơn vị.
- Học sinh làm 
- Học sinh nhận xét bài bạn.
- Đề - xi -mét là đơn vị dùng để đo
1dm = 10cm 10cm = 1dm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc