Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 33 năm học 2009

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 33 năm học 2009

Tập đọc

BÓP NÁT QUẢ CAM

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu nghĩa các từ: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trần Quốc Toản, 1 thiếu niên anh hùng nhỏ tuổi, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc. Biết được sự kiện lịch sử và các danh nhân anh hùng.

- Đọc đúng: nước ta, sáng nay, liều chết, quát lớn, lăm le. .Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.

- Kính trọng và biết ơn các anh hùng.

II. Đồ dùng: - Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ viết câu khó đọc.

III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần số 33 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33: Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu nghĩa các từ: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trần Quốc Toản, 1 thiếu niên anh hùng nhỏ tuổi, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc. Biết được sự kiện lịch sử và các danh nhân anh hùng.
- Đọc đúng: nước ta, sáng nay, liều chết, quát lớn, lăm le... .Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.
- Kính trọng và biết ơn các anh hùng.
II. Đồ dùng: - Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ viết câu khó đọc.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Kiểm tra bài cũ: 
Đọc và trả lời câu hỏi bài “Tiếng chổi tre".
- Bài thơ muốn nhắn nhủ em điều gì?
- Em đã làm gì để góp phần giữ vệ sinh đường làng ngõ xóm?
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài mới: Dẫn dắt từ bài cũ.
 Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc.
 b) HD luyện đọc:
- Đọc mẫu, tóm tắt nội dung.
- HD HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
- Luyện đọc từ khó: nước ta, sáng nay, liều chết, quát lớn, lăm le... 
Kết hợp giảng từ.
- HD HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc câu khó: (BP)
. Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.// 
. Ta xuống xin bệ kiến Vua,/ không kẻ nào được giữ ta lại.// (giọng giận dữ).
. Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// ”Vua ban cho cam quý, nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước”.// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le/ đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.//
- Giảng từ khó: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Đọc cả bài
c) HD tìm hiểu bài:
- Câu hỏi bổ sung:
Sau câu 1 – SGK:
. Thấy giặc Nguyên có âm mưu xâm chiếm nước ta, thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào? 
Sau câu 3 – SGK:
. Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua?
. Gặp được Vua, Quốc Toản nói gì?
. Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì?
Sau câu 5 – SGK:
. Câu chuyện nói lên điều gì?
GV kết hợp ghi bảng ý chính. Chốt nội dung bài.
d) Luyện đọc lại: 
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo vai.
- Lưu ý: Thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật.
đ) Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện, em học tập được điều gì?
- HD HS liên hệ -> ý nghĩa giáo dục qua câu chuyện. 
- GV NX, đánh giá giờ học. Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2 HS lên bảng.
Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
HS nghe, quan sát tranh minh hoạ bài đọc. 
Theo dõi, đọc thầm theo.
Đọc CN -> từ khó đọc.
Đọc CN: HS yếu đọc.
Lưu ý cách phát âm.
4 HS, mỗi HS 1 đoạn -> câu khó đọc.
Đọc CN, ĐT: Lưu ý cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
Tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng đoạn: 2 – 3 nhóm, mỗi nhóm 4 HS nối tiếp, mỗi HS 1 đoạn. 
Các nhóm luyện đọc trong nhóm đôi.
Thi đọc giữa các nhóm: CN, từng đoạn.
1 HS K. 
HS đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
2, 3 HS Y, TB.
1, 2 HS K, G.
1, 2 HS TB.
1, 2 HS K, G.
HS xác định các nhân vật, phân vai.
1 nhóm 3 HS đọc theo vai (người dẫn chuyện, Trần Quốc Toản, Vua).
Đại diện các nhóm thi đọc. Lớp theo dõi, nhận xét. Bình chọn nhóm (bạn) diễn xuất tốt nhất.
1, 2 HS K, G
Nghe, ghi nhớ.
Toán
Ôn tập về các số trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn về đọc, viết số, đếm, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000.
- Rèn kĩ năng đọc, viết số, đếm, so sánh số thành thạo, chính xác.
- Tự giác, tích cực luyện tập.
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết nội dung bài tập 4.
 Phiếu học tập bài tập 5.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra tuần trước.
2. Ôn tập:
2.1. Đọc, viết số:
+ GV đọc cho HS viết:
Chín trăm.
Một trăm linh một.
Năm trăm năm mươi lăm.
GV quan sát, nhận xét.
- Muốn viết số có ba chữ số, ta viết theo thứ tự như thế nào? 
* Chốt cách viết các số có ba chữ số.
+ GV viết một vài số có ba chữ số lên bảng.
 VD: 101, 570, 327
GV quan sát, nhận xét.
- Muốn đọc số có ba chữ số, ta đọc như thế nào? 
* Chốt cách đọc các số có ba chữ số.
2.2. Đếm số, thứ tự số:
- Nêu yêu cầu: Đếm các số từ 380 đến 390.
GV kết hợp viết bảng lớp dãy số đó.
- Yêu cầu đếm tiếp một vài dãy số liên tiếp khác.
- Khi đếm các dãy số liên tiếp, em đếm như thế nào?
* Chốt cách đếm số trong phạm vi 1000.
- Đếm thêm 2 từ 500 đến 512.
- Đếm thêm 10 từ 700 đến 800.
* Chốt cách đếm dãy số cách đều.
- Nêu các số tròn trăm?
- Các số tròn trăm có đặc điểm gì? Có gì khác các số tròn chục?
2.3. So sánh số:
- Nêu yêu cầu BT 4, giới thiệu bảng phụ.
- Tổ chức cho HS chơi trò thi đua tiếp sức theo nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
* Chốt cách so sánh các số có 3 chữ số.
2.4. Viết số:
- Phát phiếu BT 5.
- GV chấm, nhận xét.
* Củng cố cách viết số bé nhất, lớn nhất, số liền sau.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Làm miệng + bảng con.
1 HS TB lên bảng. 
Lớp viết bảng con.
Một vài HS đọc các số có ba chữ số cho cả lớp viết bảng con.
Làm việc nhóm đôi: Đọc số cho bạn viết.
1, 2 HS.
HS đọc các số đó: CN, ĐT
1, 2 HS viết các số tuỳ ý lên bảng và gọi bạn đọc.
Làm việc nhóm đôi: Viết số cho bạn đọc.
1 HS TB đếm miệng.
Nối tiếp nhau đếm.
1, 2 HS K, G.
1, 2 HS K.
1, 2 HS TB.
Tự nêu các dãy số cách đều 2, 10 đơn vị khác: HS K, G.
Thi đua nêu miệng.
1 HS K.
2 tổ 1 và 3, mỗi tổ cử 3 bạn đại diện thi đua tiếp sức theo nhóm.
Tổ 2 làm trọng tài.
Thực hành chơi.
Giải thích lý do điền dấu đó => cách so sánh các số có 3 chữ số.
HS làm trên phiếu học tập.
Nghe, ghi nhớ.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
nghe nói chuyện về truyền thống lịch sử
 ngày 30 - 4 và 1 - 5.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa giờ học. Nắm được ý nghĩa lịch sử của ngày 30 - 4 và 1- 5.
- Nêu được những hiểu biết của mình về truyền thống lịch sử ngày 30 - 4 và 1- 5.
- Yêu quê hương, đất nước. Tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta.
II. Chuẩn bị: T liệu, tranh ảnh về truyền thống lịch sử ngày 30 - 4 và 1- 5 (nếu có)
III. Các hình thức tổ chức: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Nội dung:
1. Mở đầu: HS hát bài Ngọn cờ hoà bình. 
 GV dẫn dắt vào bài, nêu mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung giờ học.
2. Cơ bản: 
+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Nói cho nhau nghe những hiểu biết của mình về lịch sử ngày 30 - 4.
- Một số HS trình bày những hiểu biết của mình trước lớp theo gợi ý sau:
. Tại sao có ngày lễ kỉ niệm 30 - 4.
. Ngày đó mang ý nghĩa gì?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý kiến đúng, cung cấp tư liệu:
* Ngày 30 - 4: Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30 - 4 - 1975): 
Có được ngày này là cả một chặng đường dài lịch sử. Khoảng năm 1955 – 1956, Mĩ xâm lược miền Nam, chúng gây ra những tội ác vô cùng dã man cho người dân miền Nam : Lê máy chém đi khắp miền Nam để giết hại đồng bào, hàng loạt vụ thảm sát, đầu độc khiến cho số người chết nhiều vô kể. Vô cùng căm phẫn trước những tội ác mà giặc Mĩ gây ra, nhân dân miền Nam đã đồng loạt đứng lên khởi nghĩa và giành được nhiều thắng lợi :
	- Đánh thắng chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ (1961 - 1965).
 - Đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ (1965 - 1968).
 - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 (đúng đêm giao thừa năm 1968 vì đây là thời điểm bất ngờ, địch có nhiều sơ hở và chủ quan). Đây là cuộc tiến công có quy mô rộng lớn, gây cho địch nhiều thiệt hại, là đòn bất ngờ khiến cho địch choáng váng, lo sợ, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, mở ra bước ngoặt lớn cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của quân dân ta.
 - Đánh bại chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ (1969 - 1972).
 - Chiến dịch Trị - Thiên (30 - 3 đến 27 - 6 -1972) đập tan tuyến phòng thủ kiên cố của địch.
 - Đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc.
 - Trận "Điện Biên Phủ trên không" - đòn quyết định đập tan "Uy thế không lực Hoa Kỳ" : Cuối năm 1972, Mĩ dùng hàng trăm máy bay B52, loại máy bay tối tân nhất của Mĩ có sức huỷ diệt lớn, nhằm đánh phá miền Bắc nhưng quân và dân miền Bắc, đặc biệt là quân dân Hà Nội và Hải Phòng đã đánh bại cuộc tập kích tàn bạo nhất trong lịch sử, lập nên một "Điện Biên Phủ trên không", đập tan thần tượng B52 của không quân Mĩ. Đây là chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc của quân và dân ta.
	Sau trận "Điện Biên Phủ trên không", thế lực của ta càng mạnh hơn, quân và dân ta giành được hết thắng lợi khác qua các chiến dịch :
aải OPhong
- Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 - 3 đến 3 - 4 - 1975).
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 - 3 đến 29 - 3 - 1975).
 Giới thiệu tranh sưu tầm : 
 Nhân dân Củ Chi trong những ngày đồng khởi.
 Không quân ta xuất kích đánh máy bay.
 Quân giải phóng tiến vào giải phóng Buôn Ma Thuột.
	Trên đà chiến thắng, ta quyết định tổng tiến công giành thắng lợi bằng chiến dịch mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh, bắt đầu vào 17 giờ ngày 26 – 4 – 1975. Quân Giải phóng chia làm 5 cánh quân, đồng loạt nổ súng, ồ ạt tiến đánh vào các vị trí quan trọng của giặc. 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 – 1975, bằng xe tăng và pháo binh, quân giải phóng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ chính quyền Sài Gòn, buộc chúng phải đầu hàng.
 Giới thiệu tranh sưu tầm :
 Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập.
	Chiếc xe tăng húc đổ cổng chính và tiến vào Dinh Độc Lập đầu tiên do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy.
	Người cắm lá cờ cách mạng lên Dinh Độc Lập trong ngày 30 – 4 – 1975 là anh Bùi Quang Thuận. Lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh độc Lập báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
 Giới thiệu tranh sưu tầm :
 Khôi phục đường sắt thống nhất Bắc – Nam, nối liền hai miền Nam – Bắc.
+ HS nghe và nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30 – 4 : Yêu quê hương, đất nước Việt Nam. Tự hào về truyền thống anh hù ... ộng của HS
1/ Kiểm tra: Gọi 2 H. thực hiện hỏi đáp lời từ chối trong các tình huống của bài tập 2 tuần 32.
2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
b/ Hướng dẫn làm bài.
*Bài 1: - Gọi 1 H. đọc y/c.
- T. treo tranh, y/c H. quan sát và trả lời câu hỏi:
+Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Y/C H. thảo luận nhóm đôi lời các nhân vật trong tranh.
- Gọi 5 cặp thực hành hỏi đáp trước lớp.
*Bài 2: - Gọi H. nêu y/c và 1 H. đọc các tình huống.
- Y/C H. thảo luận nhóm đôi hỏi đáp theo các tình huống trong SGK.
- Gọi các nhóm trình bày trước lớp.
- Gọi H. nhận xét bổ sung.
*Bài 3:(viết)- Gọi H. đọc đề, y/c H. suy nghĩ về việc tốt mình sẽ kể.
- Y/C H. làm bài vào vở.
- Gọi 5 H. trình bày bài viết trước lớp.
- Gọi H. nhận xét về câu, cách dùng từ trong đoạn văn của bạn; cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
2 HS TB.
Lớp nhận xét, đánh giá.
- Thực hiện theo y/c.
+ Tranh vẽ một bạn bị gãy chân phải nằm điều trị, 1 bạn khác đến an ủi động viên bạn.
- Thực hiện theo y/c trong vòng 5 phút.
- Thực hành hỏi đáp; H. khác nhận xét bổ sung.
- 10 cặp thực hành hỏi đáp trước lớp. VD: 
HS1: Đừng buồn, nếu em cố gắng hơn em sẽ được điểm tốt.
HS2: Em cảm ơn cô, lần sau em sẽ cố gắng hơn...
- 1 H. đọc đề và nêu y/c của đề.
- Thực hiện làm bài cá nhân.
- Thực hiện theo y/c của T.
Tập viết
Chữ hoa V (Kiểu 2)
I. Mục tiêu: : Giúp HS:
- Nắm cấu tạo, cách viết chữ hoa V (Kiểu 2). Hiểu nghĩa cụm từ ứng Việt Nam thân yêu.
- Biết viết chữ hoa V (Kiểu 2) theo cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp. 
- HS có thói quen viết nắn nót, cẩn thận. 
II. Đồ dùng dạy học: Chữ mẫu, phấn màu, vở tập viết. 
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân.
IV. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ: Viết: Q, Quân.
2/ Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 b) HD viết chữ hoa V (Kiểu 2): 
- Giới thiệu chữ mẫu.
- HD quan sát, phân tích: 
Chữ gồm mấy nét? Là những nét nào? 
- GV viết mẫu chữ V (Kiểu 2) trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn.
 c) HD viết cụm từ ứng dụng: 
- Giới thiệu cụm từ: Việt Nam thân yêu.
- Cụm từ này nói lên điều gì? 
- Giảng nghĩa cụm từ. 
- HD quan sát, nhận xét:
Những con chữ nào cao 2,5 ly? Con chữ t cao bao nhiêu? Các con chữ còn lại cao bao nhiêu? 
Khoảng cách giữa các chữ khoảng bao nhiêu? 
Chữ nào viết hoa? Vì sao? - Viết mẫu chữ Việt trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. Lưu ý khoảng cách giữa chữ V và chữ i.
- GV nhận xét, uốn nắn. 
 d) HD viết vở: 
- Chốt nội dung bài viết. HD tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
 - Chấm, chữa bài.
 3/ Củng cố: 
 - Nhắc lại cách viết chữ hoa V (Kiểu 2)? 
 - Nhận xét, đánh giá giờ học.
 - Dặn HS về nhà tập viết nhiều. 
2 HS TB lên bảng. Lớp viết bảng con. Nhận xét, đánh giá.
Nghe.
HS quan sát, đọc, nêu nhận xét.
1, 2 HS Y, TB.
HS viết trên bảng con. 
HS đọc CN, ĐT.
1 HS K, G.
Nghe
3, 4 HS TB, Y.
1, 2 HS K, G.
HS luyện viết trên bảng con 
Nêu yêu cầu tập viết: 1 HS TB
HS viết bài vào vở 
HS khá, giỏi viết thêm 1 dòng chữ V (Kiểu 2) cỡ nhỏ, 1 dòng cụm từ ứng dụng cỡ nhỏ.
2, 3 HS TB
Toán
Ôn tập về phép nhân và phép chia.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn cách nhân chia nhẩm (trong bảng). Tính dãy tính. Ôn giải toán có lời văn. Tìm 1 phần 3 của một hình. Tìm số bị trừ, thừa số.
- Rèn kĩ năng nhân, chia nhẩm; trình bày bài toán có lời văn đẹp, đúng.
- Tự giác, tích cực luyện tập.
II. Đồ dùng day hoc: Bảng phụ chép bài tập 4, 5. 
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy hoc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
hoạt động của HS
*Bài 1: Tính nhẩm:
- Phân tích yêu cầu.
- Củng cố về nhân chia trong bảng (phần a); mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia; cách nhân, chia nhẩm với số tròn chục (phần b).
*Bài 2: Tính (dãy tính):
- Củng cố về thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy.
*Bài 3: Tìm x:
- Củng cố cạh tìm số bị chia, thừa số chưa biết, tên gọi các số trong phép nhân và phép chia.
*Bài 4: Giải toán.
- Gọi H. đọc đề bài.
- Y/C H. thảo luận nhóm đôi về phân tích bài toán.
- Củng cố cách giải toán có lời văn với phép nhân.
*Bài 5: (BP) Khoanh vào 1/4 số hình tròn.
- Bài toán y/c chúng ta làm gì?
- MR: Tại sao em biết đó là 1/4?
 Thế nào là 1/2, 1/3, 1/5?
- Củng cố biểu tượng 1/2, 1/3, 1/4, 1/5.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình: HS Y, TB. 
HS K, G giải thích rõ cách nhẩm phần b.
Lớp nhận xét, đánh giá.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
2 HS Y, TB lên bảng.
Lớp làm bảng con.
Nhận xét, chữa bài: Nêu rõ thứ tự thực hiện các phép tính trong dãy - HS TB.
1 HS Y nêu yêu cầu bài tập.
2, 3 HS Y, TB lên bảng.
Lớp làm bảng con.
Nhắc lại vai trò của x trong phép tính => cách tìm.
1, 2 HS Y đọc lại đề bài.
HS TB, K phân tích đề, tìm hướng giải.
1 HS TB lên bảng.
Lớp làm bài vào vở.
1, 2 HS Y.
2 HS đại diện cho 2 nhóm thi đua làm nhanh.
Giải thích lý do - HS K, G.
Thể dục
Bài 66: chuyền cầu. trò chơi: con cóc là cậu ông trời.
I. Mục tiờu: Giúp HS:
- Ôn cách chuyền cầu. Ôn cách chơi trò: Con cóc là cậu ông trời.
- Chuyền cầu đúng kỹ thuật. Chơi trò chơi đúng yêu cầu. Tham gia chơi tích cực, chủ động. Rèn tác phong nhanh nhẹn, ý thức kỷ luật. 
- Có thái độ tự giác tập luyện, có hứng thú và yêu thích môn học. Giỏo dục 4 tố chất: Nhanh, mạnh, bền, khộo.
II. Chuẩn bị: Vệ sinh sân tập, còi. Vợt, cầu,
III. Cỏc hỡnh thức tổ chức dạy học: Ngoài sân, cỏ nhõn, nhóm.
IV. Cỏc hoạt động dạy học: 
Nội dung
1. Mở đầu:- GV nhận lớp, nêu mục tiêu, nội dung giờ học.
KĐ: - Xoay các khớp.
 - Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
 - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc.
2. Cơ bản:
+ ễn một số động tỏc đó học của bài thể dục phát triển chung.
- 1 HS TB nêu lại tên 8 động tỏc đó học.
- Cả lớp thực hành tập lại một số động tỏc đó học của bài thể dục phát triển chung (theo yêu cầu của lớp trưởng). 
- GV quan sát, sửa sai.
+ Chuyền cầu:
- Nhắc lại cách chuyền cầu.
- Lưu ý HS cách cầm vợt, cách chuyền sao cho hiệu quả (đạt được số lần chuyền cao nhất).
- HS thực hành chuyền cầu.
- GV quan sát, uốn nắn.
+ Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời. 
- Nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử để nhớ lại.
- Thực hành chơi cả lớp.
3. Kết thúc:
 - Thả lỏng, hồi tĩnh.
 - Nhận xét, đánh giá giờ học.
 - Dặn dò chuẩn bị bài sau - Giải tán.
Định lựợng
1 - 2 phút
2 - 3 phút
1 - 2 
lần
8 - 10 phút
5 - 6 phút
2 - 3 phút
 Phương pháp tổ chức
Đội hình hàng ngang.
Lớp trưởng chỉ đạo.
Đội hình hàng dọc.
GV điều khiển.
Đội hình hàng ngang
Lớp trưởng chỉ đạo.
Đội hình tự do.
GV điều khiển.
Đội hình hàng ngang.
GV điều khiển.
Đội hình hàng ngang.
GV điều khiển.
Thực hành
luyện viết chữ hoa V (kiểu 2)
I. Mục tiờu: : Giúp HS
- Củng cố cách viết chữ hoa V (kiểu 2).
- Viết đỳng mẫu, đều nột và nối chữ đỳng quy định. Rốn kĩ năng viết chữ đỳng kĩ thuật, đẹp. 
- HS cú thúi quen viết nắn nút, cẩn thận. 
II. Đồ dựng dạy học: Chữ mẫu, phấn màu, vở tập viết.
III. Cỏc hỡnh thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cỏ nhõn.
IV. Cỏc hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Kiểm tra bài cũ: 
 Viết V - Vượt suối băng rừng. 
2/ Bài mới: 
 a) Giới thiờụ bài: 
 b) Ôn cách viết chữ hoa V (kiểu 2):
- GV nhận xột, uốn nắn. 
 c) HD viết vở: 
- Chốt nội dung bài viết. HD tư thế ngồi, cỏch cầm bỳt, để vở.
- GV theo dừi giỳp đỡ HS yếu kộm. 
- Chữa bài, nhận xét.
 3/ Củng cố: 
 - Nhắc lại cỏch viết chữ hoa V (kiểu 2)? 
 - Nhận xột giờ học. 
2 HS TB lờn bảng. 
Lớp viết bảng con.
Nhận xột, đỏnh giỏ.
1 HS TB lên bảng.
Lớp viết bảng con.
Nờu yờu cầu tập viết: 1 HS TB.
HS thực hành viết bài vào vở. 
2, 3 HS TB
Bồi dưỡng
Ôn TLV: đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Củng cố các kiến thức về tập làm văn đã học buổi sáng: cách đáp lời an ủi, cách kể chuyện được chứng kiến. Hoàn thành bài tập.
- Biết đáp lời an ủi trong giáo tiếp thông thường. Kể được một việc làm tốt mà em đã tham gia hoặc được chứng kiến.
- Có thái độ tự giác học tập, có hứng thú và yêu thích môn học. Có thói quen đáp lời an ủi khi cần thiết. Giáo dục phép lịch sự, văn hóa trong giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học: VBT.
 Bảng phụ chép BT cho HS K, G.
III. Các hình thức tổ chức dạy học: Trong lớp, cá nhân, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học: 
1. Ôn tập và kiểm tra kiến thức:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về những nội dung đã học buổi sáng.
- TLCH: . Phải làm gì khi nhận được lời an ủi?
 . Đáp lời an ủi với thái độ như thế nào?
 . Đáp lời an ủi có tác dụng gì?
* Lưu ý: Cùng một tình huống nhưng có nhiều cách đáp lời an ủi khác nhau.
2. Hoàn thành bài tập:
 HS tự làm bài trong VBT.
 GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS yếu.
 Lưu ý: Viết câu đúng, đủ ý, rõ nghĩa. Diễn đạt trôi chảy. Viết đúng chính tả.
 Nhận xét, chữa bài.
3. Bài tập bổ sung: Dành cho HS khá, giỏi.(làm trên phiếu học tập).
+ Bài 1: Thực hành viết đoạn văn từ 3 đến 4 câu kể lại một việc tốt mà em đã làm hoặc được chứng kiến.
Hoạt động tập thể
nhận xét tình hình trong tuần
I. Mục tiờu: Giúp HS:
- Thấy được ưu, khuyết điểm tuần qua. Từ đó có ý thức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Thấy được phương hướng tuần sau.
- Biết phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Có thói quen phê và tự phê.
- Tự giác, tích cực học tập. Có ý thức phấn đấu vươn lên.
II. Nội dung:
1. Nhận xét tình hình trong tuần:
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến về tình hình chung của lớp trong tuần qua về các mặt hoạt động:
 Học tập Thể dục
 Đạo đức Vệ sinh
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết chung: Tuyên dương - Nhắc nhở.
2. Phương hướng tuần sau:
- Thực hiện chương trình tuần 34. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm tuần 33.
- Duy trì nề nếp lớp, rèn thói quen tự giác học tập, có ý thức kỷ luật.
- Duy trì và nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp. Nâng cao chất lượng đại trà.
- Thi đua học tập thật tốt chuẩn bị kiểm tra định kỳ cuối năm.
3. Sinh hoạt văn nghệ:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 LOP 2 chi tiet.doc