Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần lễ 10 (Chi tiết)

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần lễ 10 (Chi tiết)

Tập đọc :

Tiết 1,2 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I Mục tiêu :

- Hiểu nghĩa các từ: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.

- Hiểu ND: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.(trả lời được các CH trong sgk)

- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

- GD hs biết yêu quý, kính trọng ông bà.

 II Đồ dùng dạy học:

 Tranh ảnh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 27 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần lễ 10 (Chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn 31/10/2010
Ngày giảng Thứ 2 ngày 01/11/2010
Tập đọc :
Tiết 1,2	SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I Mục tiêu : 
- Hiểu nghĩa các từ: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
- Hiểu ND: Sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.(trả lời được các CH trong sgk)
- Ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.
- GD hs biết yêu quý, kính trọng ông bà.
 II Đồ dùng dạy học:
 Tranh ảnh minh họa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Tiết 1
A. Bài cũ: Gọi hs đọc bài: Bàn tay dịu dàng.
 - Nhận xét, ghi điểm
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
2.1. GV đọc mẩu tồn bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. Đọc từng câu:
- Yêu cầu hs đọc
- Tìm tiếng từ khó đọc
- Luyện phát âm
b. Đọc từng đoạn:
- Yêu cầu hs đọc
- Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc câu dài
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ.
 Giải thích thêm: hiếu thảo, chùm điểm mười.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Yêu cầu hs đọc theo nhóm
 GV theo dõi
d. Thi đọc:
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
GV theo dõi
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt
e. Đọc đồng thanh:
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh 1 lần
 Tiết 2
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu hs đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi:
? Bé Hà có sáng kiến gì?
? Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ cho ông bà?
 => Hiện nay trên thế giới lấy ngày 1/10 làm ngày cao tuổi.
? Bé Hà băn khoăn điều gì?
? Hà đã tặng ông bà món quà gì?
? Thái độ của ông thế nào?
? Bé Hà trong truyện là cô bé thế nào?
- Bé Hà là cô bé ngoan, có nhiều sáng kiến, rất kính yêu ông bà.
? Muốn cho ông bà vui lòng, các em nên làm gì?
4. Luyện đọc lại: 
- Yêu các nhóm tự phân vai: người dẫn chuyện, ông, bà, bố, Hà thi đọc lại toàn bộ câu chuyện.
- Theo dõi, nhận xét tuyên dương
 5. Củng cố, dặn dò:
- 1 hs đọc lại toàn bài
? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
 - Lớp hát bài: “Cháu yêu bà”; đọc bài thơ: "Ông và cháu"
- Nhận xét giờ học
- Dặn: Quan sát tranh, tập kể lại câu chuyện này. 
- 2hs đọc
- Nghe
- Lớp đọc thầm
 - Nối tiếp đọc từng câu
 - Tìm và nêu: cũng, giải thích, suy nghĩ, ,...
 - Cá nhân, lớp
 - Nối tiếp đọc từng đoạn
 - Luyện đọc
 - Nêu ý kiến
 - Lắng nghe
 - Các nhóm luyện đọc
 - Đại diện các nhóm thi đọc
 Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt
 - Đọc đồng thanh
- Đọc bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Suy nghĩ, trả lời
- Lập đông
- Lắng nghe
- Chưa biết chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
- Chùm điểm mười
- Ông thích món quà của bé.
- Làm việc theo cặp để trao đổi nêu ý kiến. 
- Lắng nghe
- Trả lời: chăm ngoan, học giỏi 
- Các nhóm phân vai và luyện đọc
 Thi đọc giữa các nhóm, lớp theo dõi, nhận xét cá nhân, nhóm đọc tốt
- Đọc bài
- Nêu ý kiến
- Hát, đọc thơ.
- Lắng nghe, ghi nhớ
Toán :
Tiết 3	 	 LUYỆN TẬP
I Mục tiêu 
- Biết tìm x trong các BT dạng: x + a = b; a + x = b(với a,b là các số có không quá hai chữ số
- Biết giải bài toán có một phép trừ.
*(Ghi chú: Bài 1, 2 (cột 1,2); Bài 4, 5)
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, trình bày đẹp.
II Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ :
 - HS làm bài: x + 8 = 19 7 + x = 10
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu 
 - GV đưa ra 1 VD cụ thể, hướng dẫn nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép tính.
 VD: x + 8 = 10
 x là số hạng chưa biết, 8 là số hạng đã biết, 10 là tổng.
? Muốn tìm số hạng chưa biết, ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs làm các bài còn lại
- Nhận xét, chữa 
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu
 - Yêu cầu hs làm miệng
 - Nhận xét, chữa
 ? Khi biết 9 + 1 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 – 9 và 10 – 1được không? Vì sao?
 Bài 4: =>Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
- Gọi hs đọc bài toán
 ? Bài toán cho biết gì? 
? Bài toán hỏi gì?
? Muốn biết có bao nhiêu quả quýt ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs làm bài
- Chấm 1 số bài, chữa 
Bài 5: Gọi hs đọc yêu cầu
 - Yêu cầu hs nêu cách làm
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs nêu cách tìm số hạng chưa biết.
- Nhận xét giờ học
- Xem lại các BT 
 - 2hs làm bảnglớp, lớp bảng con.
 - Nghe
 - Tìm x
 - Theo dõi
- Lấy tổng trừ số hạng đã biết.
 - 2 hs làm bảng lớp, lớp bảng con
 - Tính nhẩm
- Nối tiếp nêu kết quả
- Được. Vì lấy tổng trừ số hạng này được số hạng kia.
- 1 hs đọc
- Cam và quýt cĩ 45 quả, trong đó có 25 quả cam
- Hỏi số quýt
- Thực hiện phép tính 45 - 25
- 1hs làm bảng lớp, lớp làm vào vở
- Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Nêu cách làm: tìm kết quả của x, sau đó tìm kêt quả đúng để đánh dấu
 x + 5 = 5
 x = 5 – 5
 x = 0
 Vậy khoanh vào chữ C
 - 1 hs nêu
 - Lắng nghe
Đạo đức:
Tiết 4	 CHĂM CHỈ HỌC TẬP (TIẾT 2)
 I Mục tiêu : 
- Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
- Biết được lợi ích của việc chăm chỉ học tập.
- Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của HS.
- Thực hiên chăm chỉ học tập hằng ngày.
- GD hs tự giác chăm chỉ học tập.
*(Ghi chú: Biết nhắc nhở bạn bè chăm chỉ học tập hàng ngày)
II Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
? Như thế nào là chăm chỉ học tập?
? Chăm chỉ học tập có lợi gì? 
- Nhận xét, đánh giá
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
 Hoạt động 1 : Đóng vai
*Hôm nay khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên em mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào?
- Nhận xét tuyên dương
*KL: sgv
 Hoạt động 2: Thảo luận N (Bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành).
- Nêu tình huống
a.Chỉ những bạn học không giỏi ... chămchỉ.
b.Cần chăm học hằng ngày và chuẩn bị kiểm tra.
c.Chăm chỉ học tập.....của tổ, lớp.
d.Chăm chỉ học tập.....phải học đến khuya.
*KL: tán thành b,c
 Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm
 Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ không? Em có thể khuyên bạn An như thế nào?
* Kết luận : sgv
* Liên hệ: Yêu cầu một vài hs kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
- Tuyên dương những em đã chăm chỉ học tập...
KL: Chăm chỉ học tập là một đức tính tốt mà các em cần phải học tập và rèn luyện
3. Củng cố dặn dò :
- Lớp đồng thanh ghi nhớ
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-2 H lên bảng trả lời câu hỏi
- Nghe
- Hoạt động nhóm 4-phân vai xử lí tình huống.
-Đại diện nhóm xử lí tình huống.
 Các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, thể hiện ý kiến và giải thích lí do.
-Lớp suy nghĩ trả lời.
-H nhắc ghi nhớ
- Liên hệ
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Đọc
- Nghe
Ngày soạn 01/10/2010
Ngày giảng Thứ 3 ngày 02/11/2010
Thể dục:
Tiết 1	ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
 (CHUYÊN TRÁCH)
Toán :
Tiết 2	 SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ
I Mục tiêu : 
bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số.
- Biết giải toán có một phép trừ (số tròn chục trừ đi một số)
- Củng cố cách tìm một số hạng chưa biết khi biết tổng và số hạng kia. 
- GD HS say mê học toán, trung thực.
*(Ghi chú: BTCL Bài 1, Bài 2)
II Đồ dùng dạy học:
- Que tính, bảng gài 
III.Các hoạt động dạy học:
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 - trường hợp số
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ :
- Tìm x: x + 9 = 19 20 + x = 45
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Giảng bài:
*Giới thiệu phép trừ 40 - 8 
- Nêu bài toán : có 40 que tính bớt đi 8 que tính . Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? 
- Viết lên bảng : 40 - 8
- Yêu cầu lấy ra 4 bó que tính .
 Thực hiện thao tác bớt đi 8 que để tìm kết quả .
? Còn lại bao nhiêu que tính ?
? Em làm như thế nào ? 
? Vậy 40 - đi 8 bằng bao nhiêu ?
- Yêu cầu 1 em lên bảng đặt tính .
? Vừa rồi chúng ta đã làm gì để bớt được 8 que tính ?
* Đó chính là ta đã mượn 1 chục ở 4 chục là 10 , 10 trừ 8 bằng 2 viết 2 nhớ 1 .
-Viết 2 vào đâu ? Vì sao ?
- 4 chục đã cho mượn ( bớt ) đi 1 chục còn lại mấy chục ?
- Viết 3 vào đâu ?
- Yêu cầu áp dụng cách trừ vừa học để đặt tính và tính các phép tính ở BT1 60 - 9, 
 50 - 5, 90 - 2 
- Yêu cầu nêu lại cách đặt tính và tính ra kết quả các phép tính trên .
- Nhận xét ghi điểm
*) Giới thiệu phép trừ 40 - 18 
-Tiến hành tương tự theo 4 bước trên .
- Gợi ý để học sinh rút ra cách trừ . 
- Gọi hai em nhắc lại cách đặt tính và cách tính .
3. Luyện tập :
Bài 2: Tìm x
- Yêu cầu hs nhắc lại tìm một số hạng chưa biết.
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Chấm, chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi hs đọc bài toán
 -Yêu cầu một em lên tóm tắt bài toán .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Chấm, chữa.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập 
- 2 hs lên làm, lớp bảng con.
- Nghe
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Ta thực hiện phép trừ 40 - 8 .
- Thực hiện thao tác trên que tính trao đổi theo cặp để tìm cách bớt .
- Còn 32 que .
- Nêu cách làm 
- 40 trừ 8 bằng 32 .
- Thực hiện theo yêu cầu, nêu lại cách đặt tính và tính.
- Tháo 1 bó que tính để có 10 que rồi bớt đi 8 que tính .
- Viết 2 thẳng cột với 0 và 8 vì 2 thuộc hàng đơn vị của kết quả.
- Còn 3 chục .
- Viết 3 thẳng 4 ( vào cột chục )
- 3 em lên bảng làm mỗi em 1 phép tính .
- Lớp thực hiện vào nháp .
 60 50 90
 - 9 - 5 - 2
 51 45 88
- Đọc yêu cầu
- 2 em nêu
- Làm bài. 1 em làm bảng lớp.
- Đọc bài toán
- 1 em tóm tắt bài toán .
- Lớp làm vào vở. 1em lên bảng làm bài
 Bài giải: 
 Số que tính còn lại là : 
 20 - 5 = 15 ( que )
 Đáp số: 15 que tính . 
- Nghe
Kể chuyện:
Tiết 3	 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I Mục tiêu : 
 - Dựa vào tranh minh họa gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của giáo viên kể lại được từng đoạn câu chuyện. 
 Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp được với lời kể với nét mặt , điệu bộ . Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật trong nội dung của truyện . Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
- GD hs biết yêu quý, kính trọng ông bà.
(Ghi chú: HS khá, ... g )
 Đ/S : 45 quả trứng .
- Thảo luận N2. Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm O .
- Một em khác nhận xét bài bạn .
- Nghe .
Mỹ thuật:
Tiết 3	VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TRANH CHÂN DUNG
(CHUYÊN TRÁCH)
Tập viết :
Tiết 4 CHỮ HOA H
I Mục tiêu : 
 - Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần). 
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.
(Ghi chú: HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở TV2)
II Đồ dùng dạy học:
- GV: Chữ mẫu hoa H .Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng: Hai sương một nắng 
- HS: bảng con, VTV
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Yêu cầu hs viết: G, Góp
- Nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đề.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa H:
a. Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
 - Đính chữ mẫu H
? Chữ G cao mấy li, rộng mấy ô?
? Gồm mấy nét?
? Nêu cấu tạo của chữ hoa H?
- Nêu lại cấu tạo chữ hoa H.
- Chỉ vào khung chữ giảng quy trình
- Gọi hs nhắc lại
b. Hướng dẫn viết trên bảng con:
- Viết mẫu chữ H nêu lại quy trình.
 H 
-Yêu cầu HS viết vào không trung.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa H vào bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
- Viết mẫu chữ hoa H (cỡ nhỏ) giảng quy trình.
 H 
- Yêu cầu HS viết bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
a. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
 Hai sương một nắng 
? Cụm từ ứng dụng nói lên điều gì?
? Cụm từ gồm mấy tiếng? Đó là những tiếng nào?
? Nhận xét độ cao của các chữ cái?
? Có những dấu thanh nào? Vị trí các dấu thanh?
? Chữ nào được viết hoa? Vì sao?
? Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào?
? Nêu cách nối nét giữa chữ hoa H và chữ a?
- Viết mẫu : Hai (cỡ nhỏ) 
 Hai 
- Yêu cầu HS viết bảng con.
 Nhận xét, chỉnh sửa.
- Viết mẫu cụm từ ứng dụng:
 Hai sương một nắng 
4. Hướng dẫn viết vào vở:
- Gọi HS nêu yêu cầu viết.
- Yêu cầu HS viết bài.
 Hướng dẫn thêm cho những em viết còn chậm. Nhắc các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết.
5. Chấm bài:
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nêu lại cấu tạo chữ hoa G
- Nhận xét giờ học.
- Dặn: Luyện viết bài ở nhà.
- Viết bảng con
- Nghe
- Quan sát
- Cao 5 li....
- 3 nét: Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang; nét 2 gồm nét khuyết dưới, nét khuyết trên và nét móc phải; nét 3 nét thẳng đứng.
- 2 em nêu
- Lắng nghe
-HS quan sát và lắng nghe
- 1 em
- Quan sát.
- viết 1 lần.
- Viết bảng con 2 lần.
- Quan sát, ghi nhớ.
- Viết bảng con.
- Nối tiếp đọc.
- Sự vất vả, chịu thương, chịu khó của bà con nông dân.
- 4 tiếng:...
- Quan sát nêu.
- Chữ H. Vì đứng đầu câu.
- Bằng khoảng cách viết một chữ cái o.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Nêu
- Viết bài (VTV)
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Ngày soạn 04/10/2010
Ngày giảng Thứ 6 ngày 05/11/2010
Âm nhạc:
Tiết 1	ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚC MỪNG SINH NHẬT
(CHUYÊN TRÁCH)
Toán:
Tiết 2 51 - 15
I Mục tiêu : 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15.
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng
- Áp dụng để giải các bài toán có liên quan (tìm x, tìm hiệu)
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li)
- Rèn tính cẩn thận, chính xác trung thực khi làm bài.
*(Ghi chú: Bài 1(cột 1,2,3); Bài 2(a,b); Bài 4)
 II Đồ dùng dạy học:
- Bảng gài , que tính .
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ :
- Gọi hs đọc bảng trừ 11 trừ đi một số.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép trừ 51 - 15: 
Nêu bài toán :Có 51 que tính bớt đi 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
? Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?( Viết lên bảng 51 - 5 )
- Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả .
Lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời, suy nghĩ tìm cách bớt 15 que tính , Yêu cầu học sinh nêu cách bớt của mình .
? Vậy 51 que tính bớt 15 que còn mấy que tính ?
? Vậy 51 trừ 15 bằng mấy ?
-Viết lên bảng 51 - 15 = 36 
- Yêu cầu một em lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình .
- Yêu cầu hs nhắc lại cách trừ
3. Luyện tập :
Bài 1: Tính
- Yêu cầu hs làm 
- Nhận xét, chữa.
Bài 2: Tìm x
? Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ? 
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- Chấm, nhận xét.
Bài 4: 
? Mẫu vẽ hình gì ?
? Muốn vẽ hình tam giác ta phải nối mấy điểm với nhau ?
-Yêu cầu 2 H lên vẽ, lớp vẽ vở nháp.
- Kiểm tra, nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà xem lại các BT.
- 2 hs đọc
- Nghe
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính trừ 51 - 15 
-2 – 3 H đọc phép tính.
- Thao tác trên que tính và nêu cách bớt
- Còn 36 que tính .
- 51 trừ 15 bằng 36 
- 1 em lên làm, lớp làm bảng con .
- 2 - 3 nêu
- 1 em đọc yêu cầu
- 3 -4 em làm trên bảng . Lớp bảng con.
- Đọc yêu cầu.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Làm bài
- Vẽ hình tam giác .
- Nối 3 điểm với nhau
- Thực hành vẽ.
- Nghe
Tập làm văn :
Tiết 3 KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I Mục tiêu : 
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1)
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2)
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt. Yêu quý và kính trọng ông bà.
II Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi câu hỏi BT1
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Bài cũ:
- Nói vài câu mời, nhờ, đề nghị hoặc xin lỗi người khác.
- Nói theo mẫu câu: Khẳng định, phủ định.
- Nhận xét, đánh giá
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: Treo bảng phụ
- Gọi hs đọc yêu cầu.
- Gọi một em làm mẫu. GV hỏi từng câu cho hs trả lời.
- Yêu cầu hs làm việc theo cặp.
- Gọi hs trình bày trước lớp. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em.
Bài 2: Mời 1 em đọc nội dung bài tập 2
-Yêu cầu học sinh thực hành viết những điều vừa nói ở bài tập 1 vào vở .
 Lưu ý các em cần viết câu văn liền mạch và sử dụng các dấu câu và viết hoa chữ cái đầu câu 
- Gọi hs đọc lại bài viết của mình
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- 2 em 
- Nghe
- Kể về ông bà( hoặc 1 người thân của em)
- 1 H kể mẫu
- Mẹ em tên là...Năm naymẹ em khoảng 40 tuổi.Mẹ em làm nghề nông, tuy công việc vất vả nhưng mẹ em rất yêu nghề. Mẹ rất yêu quý em ......
- Từng cặp hỏi-đáp với nhau theo các câu hỏi của bài.
- 1 số em trình bày. Lớp theo dõi, nhận xét.
- Đọc đề bài .
- Thực hành viết câu trả lời vào vở .
- Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét.
- 2 hs
- Nghe
Thủ công :
Tiết 4 GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI ( tiết 2 )
I Mục tiêu : 
- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Rèn kĩ năng gấp hình đẹp, đúng quy trình kĩ thuật.
-Yêu thích các sản phẩm đồ chơi .
II Đồ dùng dạy học:
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui; mẫu thuyền... 
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán 
III.Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thực hành:
- Treo quy trình
- Gọi hs nêu lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Tổ chức cho hs gấp thuyền
 Lưu ý học sinh trang trí thuyền cho thêm đẹp mắt .
- Đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng .
-Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
- Cuối giờ cho HS thi thả thuyền . Nhắc HS giữ trật tự , vệ sinh an toàn khi thả thuyền .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui .
- Nhận xét đánh giá về tinh thần thái độ học tập học sinh
- Dặn dò hs chuẩn bị cho tiết học sau.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Nghe
- QS
- 2 em nêu lại trình tự các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui:
+ Bước 1 :Gấp tạo mui thuyền 
+ Bước 2 Gấp các nếp gấp cách đều .
+ Bước 3 Gấp tạo thân và mũi thuyền .
 + Bước 4 Tạo thành thuyền 
- Các nhóm thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy thủ công theo các bước để tạo ra các bộ phận của chiếc thuyền phẳng đáy có mui theo hướng dẫn giáo viên .
- Các nhóm tổ chức trưng bày sản phẩm . 
- Các tổ cử người ra thả thuyền xem sản phẩm của tổ nào cân đối hơn, đẹp mắt hơn .
- Lớp nhận xét bình chọn tổ thắng cuộc 
- 2 em nhắc lại quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui . 
- Lắng nghe.
Sinh hoạt:
Tiết 5	SAO
 I Mục tiêu : 
 - Thực hiện đầy đủ các bước sinh hoạt sao
 - HS có ý thức phê và tự phê, giúp nhau cùng tiến bộ
 - Ôn một số bài ca múa giữa giờ
 - Sinh hoạt theo chủ điểm: Mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 / 11.
 - Ôn chuyên hiệu: Chăm học
II. Tiến hành sinh hoạt:
 1. Ổn định:
 - HS ra sân, tập họp thành 4 sao
 - GV nêu nhiệm vụ, yêu cầu tiết học. 
 2. GV phân công vị trí cho các sao:
 - Sao trưởng điều khiển sao mình sinh hoạt theo 6 bước:
 + Điểm danh
 + Kiểm tra vệ sinh cá nhân
 + Nhận xét các mặt hoạt động của sao (có tuyên dương, phê bình )
 + Đọc lời hứa
 + Hát bài: Sao của em
 + Phương hướng tuần tới
 3. Tập họp thành vòng tròn:
- GV nhận xét, tuyên dương
+ Trong tuần các em học tốt có nhiều bông hoa điểm 10.
+ Vệ sinh lớp và cá nhân sạch sẽ
+ Ngoan, đối xử với bạn bẻ tốt
+ Tuyên dương trong tuần: Hoài, Lợi, Huyền, Hằng, Hoàng
 - Văn thể mĩ điều khiển lớp ôn một số bài múa tập thể
 - GV theo dõi, nhắc nhở 
 - Tổ chức cho các sao thi hát múa với nhau
 - Lớp nhận xét, bình chọn sao múa đúng, đẹp
 4. Sinh hoạt chủ điểm: Mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
 Tổ chức cho các sao biểu diển các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
 5. Ôn chuyên hiệu: Chăm học
 * Liên hệ:
 6. Nhận xét, đánh giá:
 - Nhận xét giờ học
 - Tuyên dương những sao có ý thức sinh hoạt tốt
 - Dặn: Thực hiện tốt hơn nữa nề nếp học tập, ca múa, thể dục giữa giờ.
 Mỗi sao chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ hát về thầy cô để giờ sau trình diễn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 2 tuan 10(1).doc