TUẦN 12
Thứ 2 ngày tháng năm 201
Toán
Tiết 56: Tìm số bị trừ (sgk- 56)
A.Mục tiêu :
Biết tìm x trong các bài tập dạng x – a = b ( với a, b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ)
Vẽ được đoạn thẳng, xác định được điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên cho điểm đó.
B. Các hoạt động dạy và học :
TUẦN 12 Thứ 2 ngày tháng năm 201 Toán Tiết 56: Tìm số bị trừ (sgk- 56) A.Mục tiêu : Biết tìm x trong các bài tập dạng x – a = b ( với a, b là các số có không quá 2 chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính ( Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ) Vẽ được đoạn thẳng, xác định được điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên cho điểm đó. B. Các hoạt động dạy và học : Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ : - Chũa bài 3 sgk- 55. - Nhận xét, cho điểm. II. Bài mới : 1.Cách tìm số bị trừ chưa biết : - GV viết lên bảng phép trừ 10 -6 = 4. - Yêu cầu hs gọi tên các thành phần trong phép trừà ghi tên đề bài. B1 : Thao tác với đồ dùng trực quan Bài toán 1: - Có 10 ô vuông ( đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông). Bớt đi 4 ô vuông ( dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi cò lại b/n ô vuông ? - Làm thế nào để biết rằng còn lại 6 ô vuông ? - Hãy nêu tên các thành phần và KQ trong phép tính : 10 -4 = 6 ( hs nêu GV ghi tên gọi : SBT- ST – HIỆU). Bài toán 2 : - Có một mảnh giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi tờ giấy lúc đầu có bao nhiêu ô vuông ? - Làm thế nào ra 10 ô vuông ? B 2 : Kĩ thuật tính - Nêu: Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô số ô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại ? - Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta phải làm gì - Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu ? - Yêu cầu học sinh đọc : - x gọi là gì trong phép trừ x – 4 = 6 - 6 gọi là gì trong phép trừ x – 4 = 6 - 4 gọi là gì trong phép trừ x – 4 = 6 + Vậy muốn tìm số bị trừ ta làm ntn ? - Cho nhiều hs nhắc lại. * GV chốt : 2. Luyện tập : Bài 1. Tìm x : a. x- 4 = 8 ; b. x – 9 = 18 ; d. x – 8 = 24 ; e. x – 7 = 21 ; - x trong các phép trừ trên gọi là gì ? - Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào ? - Gọi 3 hs lên bảng. - GV chốt : Vì sao lấy x= 8 + 4 Bài 2.Viết số thích hợp vào ô trống : Số bị trừ 11 Số trừ 4 12 34 Hiệu 9 15 - Nêu cách tìm hiệu 2 số ? - Nêu cách tìm số bị trừ ? - Gọi 2 hs lên bảng làm bài. Bài 4 a.Vẽ đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD. Đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD cắt nhau tại một điểm. Hãy ghi tên điểm đó. III. Củng cố, dặn dò : - Nêu cách tìm SBT chưa biết ? - BTVN... - Còn lại 6 ô vuông. - Thực hiện phép tính trừ :10 -4=6. 10 - 4 = 6 Hiệu Số trừ SBT - Có 10 ô vuông. - Lấy 4 + 6 = 10. - x – 4 = 6. - Làm phép tính cộng. - Là 10. X – 4 = 6 X = 6 + 4 X = 10 TL : 10 – 4 = 6 (đ), Vậy x =10. - Hs đọc đề bài, nêu yêu cầu. - Hs ĐT nhận biết SBT,ST,HIỆU - SBT chưa biết, ST, Hiệu đã biết. - Hs làm bài vbt.n/x... - Hs đọc bài làm. - HS nêu yêu cầu bài. - Hs tự làm bài vbt, n/x, chữa bài... - HS tự làm bài, 1 hs lên bảng, nêu cách làm. - N/ x : Tập đọc TẬP ĐỌC : SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA I. Mục tiêu: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phảy . -Hiểu ND:Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con .(trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 , 4). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài. 2. Luyện đọc: 2.1. GV đọc mẫu. 2.2. HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a) Đọc từng câu: - GV viết tiếng khó: cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn. - GV đọc. b) Đọc từng đoạn trước lớp: - Hướng dẫn HS nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong một số câu: + Hoa tàn, / quả xuất hiện, /lớn nhanh, da căng mịn,/ xanh óng ánh, /rồi chín. // + Môi cậu vừa chạm vào, / một dòng sữa trắng trào ra, / ngọt thơm như sữa mẹ. // - Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ mới c) Đọc từng đoạn trong nhóm d) Thi đọc giữa các nhóm 2 HS đọc tiếp nối bài Cây xoài của ông em và trả lời câu hỏi. - Theo dõi, lắng nghe. - HS quan sát tranh minh hoạ. - HS mở sách. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - HS đọc tiếng khó. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - HS đọc từ chú giải trong SGK - HS đồng thanh TIẾT 2 Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Cho HS đọc thầm đoạn 1. ? 1) Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? Yêu cầu đọc thầm đoạn 2. 2) Vì sao cuối cùng cậu bé lại tìm đường về nhà? ? Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì? 3) Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào? - Thứ quả ở cây này có gì lạ? - Yêu cầu đọc thầm đoạn 3. 4) Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ? 5) theo em, nếu được gặp lại me, cậu bé sẽ nói gì? - Nhận xét, bổ sung. 4. Luyện đọc lại: - Cho các nhóm thi đọc. - Nhận xét, khen cá nhân đọc tốt. 5. Củng cố - Dặn dò: ? Câu chuyện này nói lên điều gì? -Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ . - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại chuyện. - HS đọc thầm đoạn 1. - Cậu bé ham chơi, bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi. - HS đọc thầm đoạn 2. - Đi la cà khắp nơi, cậu vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ mẹ và trở về nhà. -Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. - Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây ... - Lớn nhanh, da căng mịn, màu xanh óng ánh... tự rơi vào lòng cậu. - HS đọc thầm đoạn 3. - Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con; cây xoà cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về. - HS tự phát biểu. - Các nhóm thi đọc. - Cả lớp bình chọn HS đọc hay. - Nói lên tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con. - Lắng nghe và thực hiện. Đạo đức QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN A.Mục tiêu : Biết được bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ nhau. Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. Biết quan tâm giúp đỡ bạn bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng. B. Đồ dùng dạy học : - Tranh sgk. C. Các hoạt động dạy hoc : Hoạt động 1 : xử lí tình huống - Nêu tình huống : Hôm nay, Hà bị ốm không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì ? - KL : - Đến thăm bạn. - Giúp bạn hoàn thành bài học ngày hôm nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm tới bạn. * Mỗi người chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến. Hoạt động 2 : Nhận biết các biểu hiện cụ thể của việc quan tâm tới bạn - Nêu tình huống : - Hạnh học rất kém toán. Tổng kết kì 1,lần nào tổ Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Cả tổ phê bình bạn. Theo em : - Các bạn làm thế là đúng hay sai ? Vì sao ? Để giúp Hạnh cả tổ và lơp phỉa làm gì ? KL : Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần giúp bạn để bạn vượt qua khỏi. Hoạt động 3 : Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ bạn. - Làm việc cả lớp. ? Khi quan tâm, giúp đỡ bạn em cảm thấy ntn ? KL : Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến các bạn sẽ được các bạn yêu quý, quan tâm lại đến em lúc em ốm đau, gặp khó khăn,... C. Củng cố, dặn dò : - Vì sao ta cần quan tâm, giúp đỡ bạn ? - Chuẩn bị 1 câu chuyện kể về quan tâm giúp đỡ bạn cho tiết 2. - Thảo luận cặp đôi. - HS đọc kq : + Cử đại diện đi thăm bạn. + Mang vở đến chép bài , giảng bài cho bạn. - HS thảo luận nhóm đôi. HS nêu các cách ứng xử. - Nhận xét. - vui , lớn lên nhiều, tự hào,... Thứ 3 ngày tháng 11 năm 20 Toán Tiết 57 : 13 trừ đi một số : 13 - 5 (sgk- 57) A.Mục tiêu : - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 – 5. Lập được bảng 13 trừ đi một số.Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 – 5. B. Đồ dùng dạy học : - 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời. C. Các hoạt động dạy hoc : I.Kiểm tra bài cũ - Chữa bài 1 –sgk- 56. - Nêu cách tìm SBT chưa biết ? II. Bài mới Cách đặt và thực hiện phép trừ 13 – 5: Cho hs thao tác trên que tính. * GV nêu bài toán dẫn ra phép trừ 13 -5 : - Cô có 13 que tính, cô bớt đi 5 que tính . Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ? - 1 hs nhắc lại đề bài toán. - Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì ? + Yêu cầu hs làm việc nhóm đôi , tìm các cách bớt đi 5 que tính để tìm ra KQ. - Còn lại bao nhiêu que tính ? - Em làm ntn ? * GV hướng dẫn lại cách bớt hợp lý nhất : - Có tất cả bao nhiêu que tính ? - Phải bớt đi baonhiêu que tinh ? Vậy cô bớt như sau : - Đầu tiên bớt luôn 3 que tính rời. Sau đó tháo 1 bó 1 chục que tính là 10 que tính rồi bớt tiếp 2 que tính. Như vậy cả hai lần cô đã bớt đi mấy que tính ? Còn lại mấy que tính. Vậy 13 – 5 = 8. - Viết lên bảng : 13 – 5 = 8 , cho nhiều hs đọc . b. Đặt tính và thực hiện tính : - Gọi 3 hs lên bảng, lớp làm nháp. - GV chốt : - Gồm 2 bước : * Đặt tính theo cột dọc..... * Tính từ phải sang trái.... 2. Lập bảng công thức 13 – đi một số và HTL. - Cho hs làm việc nhóm đôi tự lập bảng sau đó thi trình bày. - Hs thi đọc thuộc lòng... 3. Luyện tâp : 1. Tính nhẩm : a. 9 + 4 = 8 + 5 = 7 + 6 = 4 + 9 = 5 + 8 = 6 + 7 = 13 – 9 = 13 – 8 = 13 – 7 = 13 - 4 = 13 – 5 = 13 - 6 = - Các phép tính nào không cần tính mà ghi ngay kêt quả ? vì sao ? - Khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng ntn ? - Muốn tìm SBT ta làm thế nào ? 2. Tính : 13 13 13 13 13 6 9 7 4 5 - Cho hs tính miệng cách trừ. 4. Giải toán : - Gọi 1 hs đọc đề bài ( khuyến khích hs vẽ sơ đồ đoạn thẳng) - Bài cho biết gì ? - Bài yêu cầu tính gì ? - Bài thuộc dạng bt gì ? ( tìm 1 số hạng ) - 1 hs lên bảng, lớp làm vbt. * Vì sao lấy 13 – 6 ? - GV chốt. III. Củng cố, dặn dò : - Gọi hs đọc miệng cách trừ 13 -5. - Lớp đọc ĐT bảng 13 – đi một số. - 2 hs lên bảng chữa bài.đọc QT tìm số BT chưa biết. - Hs dưới lớp nối tiếp đọc QT. - 1 hs nhắc lại đề bài. - Thực hiện : 13 – 5. - Hs thao tác trên que tính tìm KQ và Trình bày cách làm. - 12-3-2 - 12 – 5 = 8 - 3 hs làm bảng lớp, 1 hs nêu lại cách đ ... 3b: Nhận xét, chốt lời giải đúng. 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Củng cố cách viết: iê, yê, ya - 2 HS lên bảng viết bảng, cả lớp viết bảng con: con nghé, ngời cha, suy nghĩ; lười nhác, nhút nhát. - 2 HS đọc lại. - Những ngôi sao trên bầu trời, ngọn gió mát. + Bài thơ viết theo thể lục bát (6-8). + Viết hoa chữ cái đầu. Chữ bắt đầu dòng 6 tiếng lùi vào một ô so với dòng 8 tiếng. - Bàn, quạt, ngôi sao, ngoài kia, chẳng bằng, giấc tròn, suốt đời. - HS đọc yêu cầu bài. - 3 HS làm vào giấy khổ to, cả lớp làm vào vở bài tập. - 3 HS làm bảng lớp. - Cả lớp làm vở bài tập. Tự nhiên và xã hội ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH A/ Mục tiêu: Kể tên một sô đồ dùng trong gia đình mình. Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp. B/ Đồ dùng dạy học: - Một số đồ dùng trực quan, tranh ảnh về đồ dùng gđ. C/Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1 : Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng gđ. Và phân loại đồ dùng. - HS làm việc cặp đôi : Quan sat tranh và tlch - sgk. - Làm việc cả lớp. KL : Tên đồ dùng và công dụng – sgk. - Làm việc nhóm theo phiếu : GV : - Có nhiều loại đồ dùng trong gđ : đồ làm bằng gỗ, sứ, thủy tinh, dử dụng điện. - Giải thích sự khác biệt về các loại đồ dùng do chất lượng vật liệu, công dụng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình. KL : Mỗi gđ đều có các đồ dùng thiết yếu phục vụ sinh hoạt gđ. Tùy vào điều kiện kinh tế từng nhà có các loại đồ dùng khác biệt. Hoạt động 2 : Cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng gđ. - Quan sát tranh thảo luận theo cặp đôi + tlch – sgk. - Liên hệ : kể những đồ dùng trong gđ mình ? Và nêu cách bảo quản, giũ gìn ? + Muốn sử dụng đồ dùng bằng gỗ, thủy tinh, sứ,...bền đẹp ta phải làm gì ? + Khi sử dụng .....cần chú ý điều gì ? - Làm việc cả lớp : Cho hs giới thiệu tên một số đồ dùng dụng cụ gđ mang đế bằng đồ chơi và nêu cách sử dụng, bảo quản. KL : Muốn có đồ dùng bền đẹp, ta cần biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên.Đặc biệt khi dùng xong phải cất ngăn nắp, đối với đồ dùng đễ vỡ cần nhẹ nhàng,cẩn thận. C.Củng cố, dặn dò : - Nhạn xét tiết học. Thứ tự Đồ sứ Gỗ Thủy tinh Sử dụng điện - HS nêu tên các laoij đồ dùng,.. - HS làm việc nhóm đôi. - HS phát biểu. - Các nhóm giới thiệu đồ dùng mang đi. - Nhận xét. Thủ công Tiết 11 : ÔN TẬP CHƯƠNG I - GẤP HÌNH. A/ Mục tiêu: - Củng cố kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi. B/ Đồ dùng dạy học: - GV: Bài mẫu các loại hình đã học. - HS : Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút màu. C/ Phương pháp: - Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập. D/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. KT bài cũ :(1-2’)- KT sự chuẩn bị của h/s. - Nhận xét. 3. Bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài: b. Thực hành: - YC h/s nhắc lại các thao tác gấp tên lửa, gấp máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, gấp thuyền không mui, có mui. + Gấp tên lửa: Gồm mấy bước? + Gấp máy bay phản lực: Gồm mấy bước? + Gấp máy bay đuôi rời : Gồm mấy bước? + Gấp thuyền phẳng đáy không mui: Gồm mấy bước? + Gấp thuyền phẳng đáy có mui: Gồm mấy bước? - YC gấp theo 4 nhóm mỗi nhóm gấp một loại hình khác nhau. - HD cho các nhóm trang trí theo sở thích. c. Trình bày sản phẩm: - YC các nhóm lên trình bày. 4. Củng cố – dặn dò: (2’) - Đánh giá sản phẩm, nhận xét tinh thần, thái độ học tập, sự chuẩn bị của h/s. - Chuẩn bị giấy thủ công bài sau thực hành gấp Các loại hình đã học - Nhận xét tiết học. - Hát - Nhắc lại. - Quan sát. H/S nêu: - Gồm hai bước: Bước 1: Tạo mũi thân, bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng. - Gồm 2 bước, bước. 1: Tạo mũi, thân cánh; bước2:Tạo máy bay và sử dụng. - Gồm 4 bước bước.1: Gấp và cắt tạo 1 hình vuông và hình chữ nhật; bước.2: Gấp đầu và cánh; bước3: Làm thân và đuôi: bước 4:Lắp thân và đuôi,sử dụng. - Gồm 2 bước.: bước1: Gấp tạo thân và mũi thuyền; bước 2: Tạo thuyền. - Gồm 2 bước: bước 1 : Gấp tạo thân và mũi thuyền; bước 2 : Tạo thuyền có mui. - Các nhóm gấp. Nhận xét – bình chọn. Thứ 6 ngày tháng 11 năm 201 Toán Tiết 60: Luyện tập (sgk- 60) A.Mục tiêu : - Thuộc bảng 13 – 1 số. Thực hiện các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100,dạng 13 – đi 1 số. Biết giải bài toán có phép tính trừ dạng 53 – 15. B. Các hoạt động dạy học : I. Kiểm tra bài cũ : - Chữa bài 2,3 (sgk-59) - Nhận xét cho điểm. II. Bài luyện tập : 1.Tính nhẩm : 13 – 4 = 13 – 6 = 13 – 8 = 13 – 5 = 13 – 7 = 13 – 9 = - Nêu cách tính nhẩm. - Gọi 2 hs lên bảng, đọc bài làm. - GV chốt : Phải thuộc cách nhẩm. 2.Đặt tính rồi tính : a. 63 – 35; 73 – 29; 33 – 8 b. 93 + 46; 83 – 27 ; 43 - 14 - Cho 2 hs làm bảng, đọc miệng cách tính. - GV chốt: Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ có nhớ.... 4. Giải toán : - 1 hs đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì ? - Bài hỏi gì ? - Muốn biết còn b/n quyển vở ta phải làm gì ? + Gọi 1 hs lên bảng. - Nhận xét : - Vì sao lấy 63 – 48. + Vậy bài toán thuộc dạng toán gì ? ( tìm số hạng) III. Củng cố, dặn dò : - Cho hs đồng thanh bảng trừ 13 – đi 1 số. - Nhận xét tiết học. - hs tự làm bài. - Hs nối tiếp đọc bài làm. - n/x : 13 – 4 = 13 – 3 – 1 = 9 13 – 6 = 13 – 3 – 3 = 7.... - 1 hs nêu yêu cầu bài. - hs làm vbt, đọc bài làm.. - n/x, đổi vở KT chéo. Tóm tắt : Có : 63 quyển vở Phát : 48 quyển vở Còn lại :..quyển vở ? Bài giải Số quyển vở của cô giáo còn lại là : 63 – 48 = 15 (quyển) Đáp số : 15 quyển vở. - HS tự làm bài, - Cho hs đọc bài làm. - Đổi vở KT chéo. Tập làm văn (Gọi điện – bỏ ) KỂ VỀ NGƯỜI THÂN A. MỤC TIÊU Luyện viết bài văn ngắn kể về người thân và biết cách chia buồn an ủi, viết tin nhắn trong các tình huống đơn giản. Giáo dục tình cảm, trách nhiệm và sự quan tâm của bản thân hs với gia đình. B. HƯỚNG DẪN 1.Kể về người thân (miệng): - HD cho học sinh tập kể. - khơi gợi tình cảm ông bà,người thân của HS. Để cho học sinh nhớ và kể. - Cho HS kể theo nhóm. - Mời các nhóm thi kể. Nhận xét, tuyên dương HS kể hay. Chốt : Dàn ý a. Giới thiệu người thân em định kể là ai ? Bao nhiêu tuổi ? Làm nghề gì ? b. Kể – tả ở mức độ đơn giản về : + Đặc điểm hình dáng : dáng người, khuôn mặt, mái tóc,...... + Đặc điểm tính nết : nghiêm khắc ( hiền, dịu dàng, vui tính,...) sự quan tâm tới mọi người nhất là với em như thế nào ? c. Tình cảm của em và người đó ntn ? 2. Viết đoạn văn ngắn kể về người thân: (viết) Nhắc HS: Bài tập yêu cầu các em viết lại những điều em vừa nói ở bài tập trên. - Cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng. - Gọi học sinh đọc bài viết. - Nhận xét, ghi điểm cho HS có bài viết hay. 3. GV thu vở BTTV chấm 7-10 bài. - Thu chấm 1 số bài - Nhận xét bài viết của HS. C. CỦNG CỐ DẶN DÒ Tập viết CHỮ HOA K I. Mục tiêu: -Viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ ),chữ và câu ứng dụng :Kề (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ ),Kề vai sát cánh (3 lần ). II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ cái viết hoa đặt trong khung chữ như SGK. - Bảng phụ viết cụm từ (dòng1), Kề vai sát cánh (dòng 2). III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Ghi đề bài. 2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 2.1 Hướng dẫn quan sát và nhận xét chữ - Chữ cao 5 li gồm 3 nét: + Nét 1 và nét 2: Viết như chữ I đã học. + Nét 3: Kết hợp của 2 nét cơ bản – móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ nối thân chữ. - Cách viết: Nét 1 và 2: giống chữ I Nét 3: ĐB trên ĐK5 viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải. taooi nhµDB trên ĐK 2 - GV viết chữ trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. 2.2 Hướng dẫn HS viết bảng con: 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: 3.1 Giới thiệu cụm từ ứng dụng: - Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một việc. 3.2 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: + Cao 2,5 li: chữ k, h + Cao 1,5 li: chữ t + Cao 1,25 li: chữ s + Cao 1li: chữ ê, v, a, i, c, n 3.3 Hướng dẫn HS viết chữ 4. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết. 5. Chấm chữa bài: chấm 5-7 bài. Nhận xét để rút kinh nghiệm. 6. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét chung về tiết học. - Biểu dương những em viết đẹp. - Viết vào bảng con chữ . - 1 HS nhắc lại cụm từ Ích nước lợi nhà - 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Ích - Lắng nghe. - Viết vào bảng con 3 lượt. - HS đọc: Kề vai sát cánh - HSviết bảng con. - Các em viết vào vở Tập viết Thể dục Trò chơi : nhóm ba, nhóm bảy I. MỤC TIÊU - Học trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia vào trò chơi. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm : trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. III. Nội dung và phương pháp, lên lớp Nội dung Cách thức tổ chức các hoạt động 1. Phần mở đầu(6 phút) - Nhận lớp - Chạy chậm - Khởi động các khớp - Vỗ tay hát . * Kiểm tra bài cũ 2. Phần cơ bản (24 phút) - Trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy” - Ôn đi đều. 3. Phần kết thúc (6 phút ) - Thả lỏng cơ bắp. - Củng cố Nhận xét - Dặn dò G phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . G điều khiển HS chạy 1 vòng sân. G hô nhịp khởi động cùng HS. Quản ca bắt nhịp cho lớp hát một bài. 2 HS lên bảng tập bài thể dục. HS +G nhận xét đánh giá. G nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi luật chơi G chơi mẫu, hướng dẫn HS cách thực hiện 2 nhóm lên chơi mẫu G nhận xét sửa sai G hô khẩu lệnh điều khiển cho HS chơi Cán sự lớp điều khiển trò chơi . G chia tổ cho HS chơi thử (1 lần ) G nhận xét sửa sai, cho HS chơi chính thức. G nêu tên động tác, hô nhịp điều khiển HS tập. G kết hợp sửa sai động tác. Cán sự lớp hô nhịp điều khiển HS đi đều G đi giúp đỡ sửa sai G chia nhóm cho HS tập, cán sự nhóm diều khiển. Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cùng HS HS đi theo vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng cơ bắp H + G. củng cố nội dung bài. Một nhóm 5 HS lên thực hiện lại động tác.
Tài liệu đính kèm: