Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng

Tuần 19

Ngày soạn:29/12/2012

Thứ hai, ngày 31 tháng12 năm 2012

Toán

CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ

I. Mục tiêu:

- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0)

- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

- Bước đầu biết nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số( trường hợp đơn giản ).

II. Chuẩn bị

- GV: Các tấm bìa có 100, 10, 1 ô vuông

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 82 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Nguyên Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn:29/12/2012
Thứ hai, ngày 31 tháng12 năm 2012
Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết các số có bốn chữ sốá (trường hợp các chữ số đều khác 0)
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. 
- Bước đầu biết nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số( trường hợp đơn giản ).
II. Chuẩn bị
- GV: Các tấm bìa có 100, 10, 1 ô vuông
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ KTBC: Nhận xét bài kiểm tra HKI
2/ Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Giới thiệu số có bốn chữ số
- Cho HS lấy 1 tấm bìa rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
- GV cho HS quan sát bảng các hàng từ hàng đơn vị đến hàng chục, trăm, nghìn.
- GV nêu :”số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là 1432” đọc là:”ø một nghìn bốn trăm hai mươi ba “
c/ Thực hành
Bài 1: GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm vào SGK ( bút chì)
Bài 2: 
- GV hướng dẫn mẫu
- Gọi HS lên bảng làm lần lượt
 Bài 3: ( a, b )
- GV hướng dẫn cách làm
- Cho HS làm vào SGK ( bút chì)
- Gọi HS nêu miệng bài 3c
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- GV nhận xét tiết học
- HS thực hành trên các tấm bìa
- HS quan sát
- Học sinh đọc lại, nhận xét số 1423
- HS làm cá nhân, sửa bài
- HS lên bảng làm, lớp làm vào SGK 
- HS làm vào SGK ( bút chì), sửa bài
- HSK/G nêu miệng kết quả
Tập đọc – Kể chuyện
HAI BÀ TRƯNG
I.Mục tiêu
A. Tập đọc
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. ( trả lời được các CH trong SGK )
B. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II.Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện, SGK
- HS: SGK
III. Các hoạt động day - học
1/ KTBC: GV nhận xét và đọc điểm thi HKI
2/ Bài mới : * Tập đọc
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Luyện đọc
* Đọc mẫu và hướng dẫn HS quan sát tranh
- Hướng dẫn HS luyện đọc 
+ Luyện đọc câu 
- Nhận xét sửa sai, ghi từ luyện đọc lên bảng .
+ Luyện đọc đoạn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ 
+ Luyện đọc nhóm 
- Gọi 1 HS đọc cả bài
c/ Tìm hiểu bài:
- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta?
- Hai bà trưng có tài và chí lớn như thế nào?
- Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đòan quân khởi nghĩa?
- Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào?
- Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
d/ Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 và hướng dẫn cách đọc
- GV nhận xét
 * Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS kể từng đọan câu chuyện theo tranh
- Nhận xét, bình chọn HS kể hay
3/ Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì?
- GV chốt ý giáo dục
- Chuẩn bị “ Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội”
- HS theo dõi 
- Đọc nối tiếp từng câu
- Đọc từ khó CN, ĐT
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- 1HS đọc chú giải
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- 1 HSK/G đọc cả bài
- HS trả lời cá nhân 
- Thảo luận nhóm đôi và trình bày
- HS trả lời cá nhân 
- Thảo luận nhóm đôi và trình bày
- HS trả lời cá nhân 
- Thảo luận nhóm đôi và trình bày
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- 2 HS thi đọc
- HS quan sát từng tranh 
- 4 HS kể 4 đọan câu chuyện 
(HSTB, Y tự chọn một đoạn để kể)
- 2-3 HS thi kể
- HS nêu cá nhân
Đạo đức ( Tiết 1 )
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ ( 2 tiết )
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. Chuẩn bị
- GV: Vở BT, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
1/ KTBC: “Ôn tập HKI”
2/ Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hoạt động 1: Phân tích thông tin
- GV chia 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bưu ảnh, mẫu tin ngắn về hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
- GV nhận xét, kết luận 
c/ Hoạt động 2 : Du lịch thế giới
- Chia 5 nhóm, mỗi nhóm đóng vai trẻ em một nước ra chào, múa, hát và giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, mong ước của nước đó.
- Gọi các nhóm trình bày
 - Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau ? Sự giống nhau đó nói lên điều gì ?
+ Trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng hay không ?
- Nhận xét, kết luận.
d/ Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm ( GD tấm gương ĐĐ HCM)
- Chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê các việc có thể làm để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi TG
- Nhận xét, kết luận
đ/ Hoạt động 4 : Giới thiệu những sáng tác hoặc những tư liệu đã sưu tầm được về tình đòan kết với thiếu nhi quốc tế.
- Chia 4 nhóm, yêu cầu HS trưng bày tranh, ảnh tư liệu đã sưu tầm được
- GV nhận xét, khen những học sinh có nhiều tranh ảnh , tư liệu.
e/ Hoạt động 5 : Viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi các nước ( GDMT).
- GV hướng dẫn cách để HS viết
 + Lựa chọn bạn sẽ gửi thư nước nào.
 + Nội dung thư sẽ viết những gì.
- Nhận xét, chốt ý 
g/ Hoạt động 6 : Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
- Cho HS múa, hát, đọc thơ, kể chuyện về tình đòan kết với thiếu nhi quốc tế.
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị : “ Giao tiếp với khách nước ngoài“
- Nhận xét tiết học
 - Thảo luận tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của các hoạt động đó
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS làm việc theo nhóm (đóng vai)
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nêu cá nhân
- HSK/G trình bày
- Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- HS trưng bày theo nhóm
- Đại diện các nhóm giới thiệu
- HS viết theo nhóm
- Đại diện đọc
- HS trình bày cá nhân
Ngày soạn:30/12/2012
Thứ ba, ngày 1 tháng 1 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0)
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000)
II. Chuẩn bị
- GV: SGK
- HS: SGK, tập
III. Các hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh đọc các số: 5239, 4159
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- Cho HS viết rồi đọc số
- Nhận xét
Bài 2: 
- GV hướng dẫn mẫu
- Nhận xét
Bài 3 (a, b): Gọi HS nêu cách làm
- Cho HS làm vào vở 
- Gọi HS nêu miệng dãy số 3c
Bài 4. 
- GV chia lớp 2 nhóm, cho HS thi đua điền số vào tia số.
- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị bài: Các số có bốn chữ số (tt)
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS đọc số
- HS viết vào SGK ( bút chì)
- 3 HS lên bảng viết và đọc số 
- HS viết vào SGK ( bút chì)
- 3-4 HS đọc các số đã viết
- HS nêu
- 2 HS lên bảng làm (TB,Y GV hỗ trợ ) 
- HSK/G nêu
- Mỗi nhóm 5 HS thi tiếp sức 
- Nhận xét
Chính tả ( nghe - viết)
HAI BÀ TRƯNG
I. Mục tiêu
- Nghe-viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT 2a, BT3a
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, bảng phụ bài tập 2a
- HS: vở, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học
1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hướng dẫn HS viết chính tả
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài CT một lần
- Giúp HS nhận xét:
 + Tìm các tên riêng trong bài chính tả? Các tên riêng đó viết như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm và viết nháp từ khó
* Giáo viên đọc chính tả ( từng cụm từ ngắn, chậm)
* Thu chấm bài, nhận xét.
c/ Luyện tập
Bài 2a 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Nhận xét
Bài 3a:
- Chia lớp 2 nhóm cho HS chơi trò chơi tiếp sức
- Nhận xét, tuyên dương.
3/ Củng cố, dặn dò
- Dặn HS viết lại bài nếu viết chưa đạt 
- Chuẩn bị: “ Trần Bình Trọng”
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS đọc lại
- HSTL cá nhân
- HS viết bảng con
- HS viết vào vở, dò bài, soát lỗi.
- 1 HS đọc
- 3 HS lên bảng làm, lớp làm vở BT
- Học sinh chơi trò chơi
Ngày soạn:31/12/2012
Thứ tư, ngày 2 tháng 1 năm 2013
Toán
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tt)
I. Mục tiêu
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.
- Tiếp tục nhận biết thứ tự các số có bốn chữ số trong dãy số.
II.Chuẩn bị
- GV: SGK, bảng phụ BT3
- HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC: Luyện tập
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, g ... phiếu học tập cho 5 nhóm.
- Cho HS trình bày bài.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng ( sáu sự vật được nhân hóa : mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa sấm – Các sự vật được gọi là ông, chị , - được tả bằng những từ ngữ : bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng, chờ đợi, hả hê uống nước, vỗ tay cười )
->Tác giả nói với mưa thân mật như nói với người bạn : “Xuống đi nào mưa ơi !”.
- Có mấy cách nhân hóa sự vật qua bài tập trên ?
+ Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề.
-Bài tập YC làm gì?
- Cho HS làm bài :
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 4 :
- Giáo viên nhắc lại yêu cầu :
* Câu chuyện diễn ra khi nào và ở 
đâu ?
* Trên chiến khu, các chiến sĩ nhỏ tuổi sống ở đâu?
* Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, Trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu ?
C. Họat động 3 :
- Có mấy cách nhân hóa? Đó là cách nào?
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động của HS
- 2 HS thực hiện.
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc đề.
- 1 HS đọc lại yêu cầu bài tập 2 và 3 .
- Bài tập yêu cầu tìm những sự vật được nhân hóa trong bài thơ và chỉ rõ chúng được nhân hóa bằng những cách nào?
- Nhón trưởng nhận phiếu và đọc to câu hỏi,tổ chức nhóm thảo luận.
- Các nhóm trình bày trên bảng .
- Lớp nhận xét.
- Có 3 cách.
- 1 HS đọc ,lớp đọc thầm .
- 2 HS nêu:
- HS làm bài cá nhân
- HS sửa bài.
a/Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín,tỉnh Hà Tây.
b/ Ôâng học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
C /Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái,nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.
- HS đọc yêu cầu bài 4.
- HS lắng nghe.
-  vào thời kì kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu .
-  ở trong lán.
- Khuyên họ trở về sống với gia đình.
- 3 - 4 HS nêu.
Ngày soạn: 11/1/2012
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012
T 105	 TOÁN
THÁNG – NĂM
I./ MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Làm quen với các đơn vị thời gian : tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng.
- Biết tên gọi các tháng trong một năm.
- Biết số ngày trong từng tháng. -Biết xem lịch.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tờ lịch năm 2007
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
A. Hoạt động 1 :
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
2./ Hoạt động 2 :
a./ Giới thiệu bài : ghi tên bài.
b./ Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
+ Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm.
- Treo tờ lịch 2007 lên bảng, đây là tờ lịch 2007, lịch ghi các tháng trong năm 2007, ghi các ngày trong từng tháng.
- Một năm có bao nhiêu tháng ?
- Kể các tháng trong 1 năm ?
- Gọi hai học sinh nhắc lại.
+ Giới thiệu số ngày trong từng tháng:
* Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
Ghi bảng: Tháng 1 có 31 ngày.
* Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
Cũng có năm tháng 2 có 29 ngày.
Vì tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày.
- Hỏi tương tự với các tháng còn lại.
- Cho học sinh nhắc lại số ngày trong từng tháng.
- Nêu những tháng có 30 ngày ?
- Nêu những tháng có 31 ngày ?
c./ Thực hành :
 + Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, rồi sửa bài.
- Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
- Tháng 3 có bao nhiêu ngày ?
- Tháng 6 có bao nhiêu ngày ?
- Tháng 7 có bao nhiêu ngày ?
+ Bài 2 : Xem lịch rồi trả lời.
- Ngày 19-8 là thứ mấy ?
- Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy ?
- Tháng 8 có mấy ngày chủ nhật ?
- Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào ?.
C. Hoạt động 3 :
- Về nhà xem lại bài. Tập xem lịch.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
- 3 HS lần lượt nêu.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
+ HS quan sát + TLCH
- 12 tháng.
- Tháng 1, 2,3,4,5,6,.tháng 12.
- Học sinh quan sát lịch trong SGK...
- 31 ngày.
- 28 ngày.
- Học sinh nhìn SGK và trả lời.
- Tháng 4, 6, 9, 11.
- Tháng 1, 3, 5, 7, 10, 12.
- Một học sinh nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm bàn,1 bạn hỏi ,1 bạn trả lời.
- Tháng này là tháng mấy ? Tháng sau là tháng mấy ?
- Tháng 1 có 31 ngày.
- Tháng 3 có 31 ngày.
- Tháng 6 có 30 ngày.
- Tháng 7 có 31 ngày.
- Học sinh nhìn lịch trả lời .
- Thứ sáu.
- Có 4 ngày chủ nhật.
- Ngày 26.
TẬP LÀM VĂN
NÓI VỀ TRÍ THỨC. NGHE KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
MỤC ĐÍCH:
Rèn luyện kỹ năng nghe và nói.
- Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc của họ đang làm gì ?
- Nghe kể câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.
CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa trong SGK.
Mấy hạt thóc.
Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1:
Mời hai học sinh đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
B. Hoạt động 2 :
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn làm bài.
+ Bài tập 1:
* Người trí thức trong tranh 1 là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé, cậu bé nằm trên giường đắp chăn. Bác sĩ xem nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ.
* Tranh 2: Là một kỹ sư cầu đường.
* Tranh 3: Là một cô giáo.
* Tranh 4: Là những nhà nghiên cứu.
- Yêu cầu HS quan sát 4 tranh, trao đổi theo cặp.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
+ Bài tập 2: Kể chuyện
- Giáo viên kể chuyện hai lần, giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự nâng niu của ông Lương Đình Của với từng hạt giống.
- Giáo viên kể xong lần một: Hỏi:
	+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì ?
	+ Vì sao ông Lương Đình Của không đem gieo cả 10 hạt giống ?
	+ Ông Lương Đình Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa ?
- Giáo viên kể lần hai:
- Yêu cầu HS tập kể.
- Gọi một số học sinh lên kể chuyện trước lớp.
- Hãy nói suy nghĩ của em về nhà bác học Lương Đình Của.
=> Nhận xét phần kể chuyện của HS.
Hoạt động 3:
- Hãy nói về nghề lao động trí óc mà em mới biết qua giờ học ?
4. Tìm đọc trước về nhà bác học Ê-đi-xơn.
Hoạt động của học sinh
- Hai học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh lắng nghe.
- Một học sinh nêu yêu cầu.
- Một học sinh làm mẫu.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh nghe kể chuyện.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý.
Quan sát ảnh ông Lương Đình Của + tranh minh họa.
- 10 hạt giống.
- Gieo ngay sẽ nảy mầm rồi chết rét.
- Ông chia 10 hạt giống thành hai phần 5 hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm. 5 hạt kia ông đem ngâm nước ấm, gói vào khăn tối tối ủ trong người, chùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho hạt thóc nảy mầm.
- Lắng nghe.
- Học sinh tập kể theo cặp.
-2 -4 HS kể, lớp theo dõi, nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hay.
- 3 -4 học sinh nói trước lớp :
 Lương Đình Của là một người rất say mê nghiên cứu khoa học và nâng niu từng hạt giống.
- 3 – 4 học sinh nêu lại.
THỂ DỤC
T.42	ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I./ MỤC TIÊU :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi : Lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II./ PHƯƠNG TIỆN ĐỊA ĐIỂM
- Sân trường rộng, sạch, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Một còi, dụng cụ nhảy dây.
III./ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP.
Nội dung
ĐL
Phương pháp
1./ Phần mở đầu.
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động : xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông.
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập.
- Trò chơi : “Có chúng em”.
2./ Phần cơ bản :
a./ Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- HS đứng tại chỗ mô phỏng và tập các động tác so dây, trao dây, quay dây, sau đó HS chụm 2 chân bật nhảy không có dây, rồi có dây.
- Các tổ tập luyện theo khu vực đã phân công, HS tập theo đôi, giáo viên chỉ dẫn, sửa chữa động tác chưa đúng. 
- Cho HS thi đua và đếm số lần nhảy, sau đó tổng kết xem bạn nào nhảy được nhiều lần nhất.
b./ Trò chơi : “Lò cò tiếp sức”.
- Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi – HS chơi, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng và được cả lớp biểu dương. Đội nào thua phải nắm tay nhau đứng thành vòng tròn và hát câu : “Học tập đội bạn”.
3./ Phần kết thúc :
- Đi thường theo nhịp – Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống lại bài và nhận xét.
Ôn kiểu dây kiểu chụm hai chân.
1’
2’
2’
1’
10’ -12’
5’-7’
1’-2’
2’
- 4 hàng dọc.
- 4 hàng ngang.
- Vòng tròn.
- 4 hàng ngang.
- Từng cặp.
- Từng nhóm nhỏ.
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 21
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và biết hướng phát huy những ưu điểm vàkhắc phục những hạn chế.
- Biết phương hướng tuần tới.
II- Tiến hành sinh hoạt:
* Tổng kết tuần 21 :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo: tổ 1, 2, 3 
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét.
- GV nhận xét chung:
* Một số ưu khuyết điểm:
- Học tập:
- Đạo đức:
- Vệ sinh:
- Một số vấn đề khác:
* Phương hướng tuần tới:
- Vào học đầy đủ, đúng giờ.
- Mặc quần áo đúng quy định
- Duy trì đôi bạn học tập
- Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Chải răng theo hiệu lệnh
- Thực hiện các khoản thu theo qui định

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19(2).doc