I.Mục tiêU
- Biết được thế nào là học tập, sinh họat đúng giờ.
- Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân và thực hiện theo thời gian biểu
II. Đồ dùng dạy học.
Giáo viên : phiếu giao việc ở họat động 1, 2.
Học sinh : Vở bài tập
III.Các họat động DẠY HỌC.
Tuần 1 Thứ hai ngày 24 tháng 08 năm 2009 Môn: Đạo đức I.MỤC TIÊU - Biết được thế nào là học tập, sinh họat đúng giờ. - Nêu được ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân và thực hiện theo thời gian biểu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Giáo viên : phiếu giao việc ở họat động 1, 2. Học sinh : Vở bài tập III.CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC. HỌAT ĐỘNG GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG HỌC SINH Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS Nhận xét Bài mới. 1. Giới thiệu bài - Vì sao chúng ta phải học tập, sinh hoạt đúng giờ. Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi như thế nào? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “ Học tập, sinh hoạt đúng giờ” - GV ghi tựa bài lên bảng 2. Các hoạt động a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến việc làm trong 1 tình huống việc làm nào đúng việc làm nào sai? + Tình huống 1. - Trong giờ học toán cô giáo hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt, còn bạn Hùng vẽ máy bay trên vở nháp. + Tình huống 2: - Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn vừa xem truyện. - Yêu cầu học sinh thảo luận. - Giáo viên kết luận: Giờ học Toán mà Lan, Hùng ngồi làm việc khác, không chú ý nghe giảng sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng kết quả học tập. Như vậy trong giờ học các em đã không làm tròn bổn phận trách nhiệm của các em và điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Lan và Hùng nên làm bài tập Toán cùng các bạn. Vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với gia đình. => Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập , sinh hoạt đúng giờ. b. Họat động 2: Xử lý tình huống - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp, đóng vai. Tình huống 1. Ngọc đang ngồi xem ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ. Theo em Ngọc có thể xử lý như thế nào? Em hãy chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó? Vì sao cách ứng xử đó phù hợp? Tình huống 2. Đầu giờ học các bạn xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lài đi học muộn đứng ở ngoài cổng trường. Tịnh rủ bạn “ Đằng nào cũng bị muộn rồi.Chúng mình đi mua bi đi.” Em hãy giúp Lài cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó? Và giải thích lý do. - Giáo viên chia lớp 4 nhóm. + Nhóm 1, 2 thảo luận tình huống 1. + Nhóm 3, 4 thảo luận tình huống 2. * Giáo viên kết luận:Tình huống 1: Ngọc nên tắt ti vi đi ngủ đúng giờ để bảo đảm sức khỏe, không làm mẹ lo lắng. TÌnh huống 2 :Bạn lài nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác. * Kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử chúng ta nến biết cách lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất. c. Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy. - Giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm. + Nhóm 1:Buổi sáng em làm những việc gì? + Nhóm 2:Buổi trưa em làm những việc gì? + Nhóm 3:Buổi chiều em làm những việc gì? + Nhóm 4:Buổi tối em làm những việc gì? - Giáo viên chia 4 nhóm . - Giáo viên theo dõi các nhóm. Kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi. 3. Củng cố – dặn dò Cho học sinh đọc bài: Giờ nào việc nấy; Việc làm hôm nay, chớ để ngày mai. Nhận xét. Về xem lại bài – thực hiện đúng thời gian biểu. Chuẩn bị bài sau. TIẾT 2 A. Kiểm tra bài cũ Học tập, sinh hoạt đúng giờ 3 HS đọc ghi nhớ Trong học tập, sinh hoạt làm đúng giờ có lợi ntn? GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Hôm nay chúng ta cùng thảo luận về thời gian biểu 2.Các hoạt động a.Hoạt động 1: Thảo luận về thời gian biểu - GV cho HS để thời gian biểu đã chuẩn bị lên bàn và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. - GV kết luận: Thời gian biểu nên phù hợp với hoàn cảnh gia đình và khả năng bản thân từng em. Thực hiện thời gian biểu giúp các em làm việc chính xác và khoa học. b.Hoạt động 2: Hành động cần làm Nhóm bài 2, 3 trang 5 SGK GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm tự ghi việc cần làm và so sánh kết quả ghi. GV kết luận: việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta học có kết quả, thoải mái. Nó rất cần. c. Hoạt động 3: Hoạt cảnh “Đi học đúng giờ” Mẹ (gọi): đến giờ dậy rồi, dậy đi con! Hùng: (ngáy ngủ) con buồn ngủ quá! Cho con ngủ thêm tí nữa! Mẹ: Nhanh lên con, kẻo muộn bây giờ. Hùng: (vươn vai rồi nhìn đồng hồ hốt hoảng): ôi! Con muộn mất rồi! Hùng vội vàng dậy, đeo cặp sách đi học. Gần đến cửa lớp thì tiếng trống: tùng! tùng! tùng! Hùng :(giơ tay) lại muộn học rồi! GV giới thiệu hoạt cảnh. GV cho HS thảo luận tìm cách đóng vai theo hoạt cảnh GV hỏi: Tại sao Hùng đi học muộn? GV kết luận: học tập sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập đạt kết quả tốt hơn. Vì vậy học tập và sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết 4. Củng cố – Dặn dò (2’) - Xem lại bài và thực hiện theo thời gian biểu - Chuẩn bị: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Nhận xét tiết học. - HS nhắc lại tựa bài - HS quan sát tranh 1 và 2. - Chia nhóm thảo luận - Các nhóm làm việc theo yêu cầu - Chia nhóm thảo luận chuẩn bị phân vai. - Các nhóm thực h iện - HS đọc lại phần ghi nhớ HS nhắc lại tựa bài - HS thảo luận - Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp tranh luận - 2 HS sắm vai theo kịch bản - HS diễn - Vì Hùng ngủ nướng - Hùng thức khuya nên sáng chưa muốn dậy. Tuần 3 - 4 Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2009 Môn: Đạo đức I MỤC TIÊU - Biết khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. - Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi. - Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi. II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Nội dung chuyện : Cái bình hoa, giấy thảo luận. Học sinh : Sách, vở BT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Kiểm tra bài cũ - Tiết trước em được học bài gì? - Nêu lợi ích và tác hại của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ? - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. - Trong cuộc sống bất cứ ai cũng có thể phạm phải những sai lầm. Tuy nhiên, khi phạm sai lầm mà biết nhận và sửa lỗi thì luôn được mọi người quí trọng. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” 2. Các hoạt động a.Hoạt động 1: Kể chuyện “Cái bình hoa” GV kể chuyện “Từ đầu đến . . . không còn ai nhớ đến chuyện cái bình vở” dừng lại. Các em thử đoán xem Vô- va đã nghĩ và làm gì sau đó? GV kể đoạn cuối câu chuyện b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Các em vừa nghe kể xong câu chuyện. Bây giờ, chúng ta cùng nhau thảo luận. GV chia lớp thành 4 nhóm. GV phát phiếu có nội dung Nhóm 1: Vô – va đã làm gì khi nghe mẹ khuyên? Nhóm 2: Vô – va đã nhận lỗi ntn sau khi phạm lỗi? Nhóm 3: Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi phạm lỗi. Nhóm 4: Nhận và sửa lỗi có tác dụng gì? - GV chốt ý: Khi có lỗi em cần nhận và sửa lỗi. Ai cũng có thể phạm lỗi, nhưng nếu biết nhận và sửa lỗi thì mau tiến bộ, sẽ được mọi người yêu mến. c. Hoạt động 1 :Đóng vai theo tình huống. Hoạt động nhóm : Các nhóm theo dõi chuyện và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi. Tình huống 1: Lan đang trách Tuấn : “Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình?”. Em sẽ làm gì nếu là Tuấn ? Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu: “Con đã dọn nhà cho mẹ chưa?”. Em sẽ làm gì nếu em là Châu ? Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách:”Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tớ rồi ?”. -Em sẽ làm gì nếu em là Trường ? Tình huống 4: Xuân quên không làm bài tập Tiếng việt. Sáng nay đến lớp, các bạn kiểm tra bài tập ở nhà. Em sẽ làm gì nếu là Xuân ? Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen. 3. Củng cố – Dặn dò - Dặn HS chuẩn bị 1 trường hợp em đã nhận lỗi và sửa lỗi. - Xem trước các bài tập còn lại để tiết sau thực hành TIẾT 2 A. Kiểm tra bài cũ - HS kể lại chuyện “Cái bình hoa” - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài Tiết trước chúng ta đã biết khi mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành về nội dung bài này. 2. Các hoạt động a.Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống. GV yêu cầu HS kể lại 1 trường hợp các em đã mắc lỗi và cách giải quyết sau đó. GV khen HS có cách cư xử đúng. Chốt: Khi có lỗi biết nhận lỗi và sửa lỗi là dũng cảm đáng khen. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Lịch bị đau chân không xuống tập thể dục cùng cả lớp được. Cuối tuần, lớp bị trừ điểm thi đua. Các bạn trách Lịch dù Lịch đã nói rõ lí do. - Do tai kém, lại ngồi bàn cuối nên kết quả các bài viết chính tả của Hải không cao, làm ảnh hưởng đến kết quả thi đua của cả tổ. Hải phải làm thế nào? => Chốt: Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị hiểu lầm; nên lắng nghe để hiểu người khác tránh trách lầm cho bạn; biết thông cảm, hướng dẫn và giúp đỡ bạn bè sửa lỗi mới là bạn tốt c. Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép đôi - Phổ biến luật chơi: + GV phát cho mỗi dãy 5 tấm bìa ghi các câu tình huống v ... ùo viên : Tranh minh họa bài tập 1, 2 Học sinh : Sách, vở BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A. Kiểm tra bài cũ - Em thấy sân trường, lớp học mình như thế nào ? - Trường lớp sạch đẹp có lợi gì cho chúng ta? - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài . - GV ghi tựa bài lên bảng lớp “Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng”- tiết 1. 2. Các hoạt động Hoạt động 1 : Phân tích tranh. - GV cho HS quan sát tranh bài tập 1 + Nội dung tranh vẽ gì ? +Việc chen lấn xô đẩy có tác hại gì ? - Qua sự việc này em rút ra được điều gì ? - GV kết luận : (SGV/ tr 55) Hoạt động 2 : Xử lí tình huống. + Bức tranh vẽ gì ? + Em đoán xem em bé đang nghĩ gì ? - GV yêu cầu thảo luận : Về cách giải quyết, phân vai. - Nhận xét. - Kết luận (SGV/ tr 55) Hoạt động 3: Đàm thoại. - Các em biết những nơi công cộng nào ? - Để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì và cần tránh những việc gì ? - Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì ? - GV kết luận (SGV/ tr 56) 3. Củng cố dặn dò - Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ vệ sinh nơi công cộng? - Giáo dục tư tưởng - Nhận xét tiết học. TIẾT 2 A. Kiểm tra bài cũ - Đánh dấu + vào ô trống trước những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành. -Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài . - GV ghi tựa bài lên bảng 2. Các hoạt động Hoạt động 1: Quan sát và giữ trật tự Quan sát tình hình trật tự,vệ sinh nơi công cộng . Đưa HS đến một nơi công cộng gần trường để quan sát hiện trường về tình hình vệ sinh ở đây Hỏi: Nơi công cộng này dùng để làm gì ?ở đây trật tự vệ sinh có được tốt không? Vì sao cho là không tốt ? - GV nêu: do mỗi người chưa có ý thức giữ vệ sinh nơi này khi xem đá bóng,ăn quà hút thuốc vức rác lung tung. - Theo em mọi người cần làm gì để giữ trật tự vệ sinh nơi này? Lưu ý: HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi trên tại hiện trường. Kết luận: Đúng vệ sinh và trật tự nơi này chưa tốt do con người có thói quen,chưa nhận thức được hậu qủa mình làm,nên ăn hút vức lung tung làm cho nơi đây có nhiều rác dơ. Để cho nơi đây sạch đẹp chúng ta tham gia giữ vệ sinh nhé ! Hoạt động 2: Giữ vệ sinh nơi công cộng yêu cầu HS đeo khẩu trang,lấy chổi, ky xúc rác, sọt đựng rác. Cần làm nhanh gọn phải nhặt sạch hết rác, trong khi làm vệ sinh không nên đùa nghịch gây tai nạn. Hs tổng vệ sinh xong tập họp hs lại. Trong buổi lao động hôm nay,các em đã làm được những việc gì ? Giờ đây nơi công cộng này như thế nào ? Các em có hài lòng về việc làm của mình không? vì sao ? Kết luận: Khen ngợi và cảm ơn những HS góp phần làm sạch đẹp nơi công cộng.Việc làm này của các em đem lại những lợi ích cho mọi người trong đó có chúng ta. Kết luận: Mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng,đó là nếp sống văn minh,giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe.Cần thực hiện đúng theo lời khuyên. “Những nơi công cộng quanh ta vệ sinh trật tự mới là văn minh” ghi bảng. 3. Củng cố dặn dò - Tiết đạo đức hôm nay chúng ta học bài gì ? + Em hãy nêu những việc em đã làm để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng . - Nhận xét chung thái độ tinh thần học tập của HS - Nhận xét tiết học - Làm phiếu Trường lớp sạch đẹp sẽ : - HS trả lời - Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng- tiết 1. - Quan sát & TLCH. - Một số bạn chen nhau để lên gần sân khấu xem biểu diễn văn nghệ. - Gây ồn ào cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ, mất trật tự công cộng. - Phải giữ trật tự nơi công cộng. - 2-3 em nhắc lại. - Quan sát. - Bức tranh vẽ cảnh trên ô tô, một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lá bánh. - Em nghĩ “Bỏ rác vào đâu bây giờ?” - Chia nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết và phân vai diễn. - Một số em sắm vai.. - Tự liên hệ(Cách ứng xử như vậy có lợi : Biết giữ vệ sinh nơi công cộng , có hại : vứt rác bừa bãi làm bẩn đường sá, có khi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.) -HS trả lời câu hỏi: Trường học, bệnh viện, công viên, vườn hoa, trung tâm mua sắm, . - Không gây ồn ào, làm mất trật tự, không xả rác. Lịch sự tế nhị giữ vệ sinh chung. - Thể hiện nếp sống văn minh, giúp công việc của con người được thuận. lợi - 2-3 em nhắc lại. -1 em nêu. Nhận xét. - Làm phiếu giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng: c Giữ yên lặng trước đám đông. c Bỏ rác đúng nơi quy định. c Đi hàng hai hàng ba giữa đường. c Xếp hàng chờ đợi đến lượt mình. c Đá bóng trên đường giao thông. - Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng/ tiết 2. - HS đến hiện trường quan sát sân vận động xã. - Đấu bóng đá . Chưa tốt lắm Hs trả lời nhận xét.bổ sung. Không chen lấn xô đẩy nhau,không vức rác và khạc nhổ bừa bãi đi tiêu, tiểu đúng nơi quy định. HS thảo luận trình bày nhận xét bổ sung cho nhau. - HS tham gia làm vệ sinh theo sự hướng dẫn của GV. HS tập họp theo tổ 3 hàng dọc HS nhắc lại. HS nêu nhận xét tuyên dương - HS nhắc lại nội dung Tuần 18 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2009 Môn: Đạo đức I. MỤC TIÊU - Học sinh được ôn tập các bài : Sinh hoạt đúng giờ, Nhận lỗi – sửa lỗi, Gọn gàng, ngăn nắp, Chăm làm việc nhà, Quan tâm giúp đỡ bạn, Giữ trật tư,ï vệ sinh nơi công cộng - Thực hiện tốt các hành vi đạo đức. - Tập thói quen tốt trong sinh hoạt gia đình. II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Phiếu ôn tập. Học sinh : Học thuộc bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. A. Kiểm tra bài cũ - Nêu những việc đã làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ? - Giữ trật tự vệ sinh tốt những nơi công cộng đem lại lợi ích gì ? - Đọc thuộc 2 câu thơ khuyên ta nên giữ vệ sinh trật tự nơi công cộng . - Nhận xét B. Bài mới 1. GTB - Tiết đạo đức hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những chủ đề đã học từ đầu năm đến nay qua bài”Ôn tập” ghi bảng. 2 Các hoạt động Hoạt động 1: đàm thọai Chăm chỉ học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi gì ? + Em hãy đọc thời gian biểu ngày thứ 2 của em? em đã thực hiện đúng theo thời gian biểu buổi sáng chưa ? + Em cần nhận lỗi và sửa lỗi khi nào? + Biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi gì ? + Sống gọn gàng ngăn nắp có lợi gì ? + Tham gia làm tốt việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của ai ? + Để thể hiện tình cảm yêu thương cha mẹ. Em tham gia làm việc nhà với tinh thần và thái độ như thế nào? + Em hãy kể 1 số việc em thường làm hằng ngày ở nhà - Nhận xét tuyên dương + Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là quyền và bổn phận của ai? + Giữ gìn trường lớp sạch đẹp đem lại lợi ích gì? + Vì sao ta cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ? + Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có lợi ích gì ? Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. Thường 7 giờ vào lớp em phải đến lớp mấy giờ? Bạn Nhung, Tư thường đến lớp 7giờ 15 hoặc 7 giờ 30 phút .vậy 2 bạn đã đi học đúng giờ chưa ? - Khi đến lớp trể giờ em sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của mình và của bạn nên cần phải đi đúng giờ. + Bạn cho em mượn bút viết bài, em lỡ tay làm rơi gãy của bạn em phải làm như thế nào ? - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi. Tên: Đoán xem tôi làm gì? Hàng ngày em ở nhà làm những việc gì để giúp bố mẹ. Em hãy diễn tả lại điệu bộ của việc làm đó không nói lời.Các bạn dưới lớp quan sát đoán tên của việc làm. - Yêu cầu lớp nêu tên từng việc các bạn đã làm. - Nhận xét tuyên dương + Em hãy kể những việc em đã làm hàng ngày tham gia giữ sạch trường lớp? - Nhận xét bổ sung. + Trong giờ chào cờ đầu tuần, hoặc trong những buổi lễ lớn trong nhà trường. Khi được tham gia các em cần làm gì để thể hiện nếp sống văn minh? 3. Củng cố dặn dò - Chúng ta vừa ôn lại những bài đã học từ đầu năm đến nay. mong rằng các em luôn nhớ và thực hiện thật tốt những điều đã học. - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc thuộc ghi nhớ HS nhắc lại Ôn tập Giúp cho việc học của em mau chóng tiến bộ,tinh thần thoải mái hơn đảm bảo sức khỏe - HS nêu - Khi mắc lỗi - Giúp em mau chóng tiến bộ và được mọi người yêu qúy. - Làm cho nhà cửa sạch đẹp khi dùng không mất công tìm kiếm bảo quản đồ dùng được lâu bền. - Của trẻ em và của mọi người - Tự giác làm các việc nhà vừa sức không cần ai nhắc nhở khi làm phải làm thật tốt - HS kể - Quyền và bổn phận của mỗi HS - Các em được học tập sinh hoạt vui chơi trong môi trường trong lành. -vì những nơi công cộng đem lại những lợi ích cho con người.Nơi tập trung đông người nếu xả rác bừa bãi,làm ồn ào sẽ gây ô nhiểm và ảnh hưởng đến những người xung quanh. - Thể hiện được nếp sống văn minh.Giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi,môi trường trong lành có lợi cho sức khoẻ. - 6 giờ 50 phút - chưa đúng giờ - Em sẽ xin lỗi bạn và xin tiền mẹ mua bút trả lại bạn. - Chơi 2 lần mỗi lần 3 em ở 3 tổ lên tham gia. Hs dưới lớp nêu tên HS nêu - Giữ trật tự không nói chuyện gây ồn ào làm ảnh hưởng đến những bạn khác,không ăn uống xả rác trên sân trường .
Tài liệu đính kèm: