Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 1 - Dương Văn Tú

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 1 - Dương Văn Tú

Tiết 1,2:

TẬP ĐỌC(TPPCT: 1,2)

BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT ,CÓ NGÀY NÊN KIM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Hiểu nghĩa từ :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót ,nguệch ngoạc

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:

- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim”

2.Kĩ năng:

- Đọc đúng rõ ràng toàn bài .Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ ; Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

*Kĩ năng sống :

- Tự nhận thức về bản thân( hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết của mình để tự điều chỉnh)

- Lắng nghe tích cực.

- Kiên định.

- Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).

 

doc 414 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 1 - Dương Văn Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 
Ngày soạn:Chủ nhật ngày 26 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy:Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012 
Tiết 1,2: 
TẬP ĐỌC(TPPCT: 1,2)
BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT ,CÓ NGÀY NÊN KIM
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa từ :ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót ,nguệch ngoạc
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:
- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.HS khá, giỏi hiểu ý nghĩa câu tục ngữ” Có công mài sắt có ngày nên kim”
2.Kĩ năng: 
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài .Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ ; Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
*Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức về bản thân( hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết của mình để tự điều chỉnh)
Lắng nghe tích cực.
Kiên định.
- Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).
* Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: 
Động não.Trình bày 1 phút
Trải nghiệm, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
3.Thái độ: 
- Giáo dục HS làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công .
II.CHUẨN BỊ 
1.GV :Tranh minh hoạ, bảng phụ
2.HS : SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở HS
- GV nhận xét
3.Bài mới: 
TIẾT 1
3.1.Giới thiệu bài: 
- Treo tranh giới thiệu -> ghi tên bài . 
3.2.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- GV đọc mẫu 
- GV nêu giọng đọc
a.GV gọi HS đọc từng câu
- GV theo dõi hướng dẫn HS luyện đọc những từ khó : quyển ,nguệch ngoạc, 
b.GV gọi HS đọc từng đoạn 
- GV chia 4 đoạn
- GV g/nghĩa thêm một số từ trong mỗi đoạn
- GV hướng dẫn HS đọc câu dài 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia nhóm 2
- GV theo dõi hướng dẫn HS đọc
- GV nhận xét
d.Cho HS đọc thi đọc. Gọi hai nhóm đọc
- GV nhận xét đánh giábình chọn HS đọc tốt
Đ.Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
3.3. Củng cố tiết 1: 
TIẾT 2
 *Tìm hiểu nội dung bài
- Gọi HS đọc đoạn 1,2.
* GV hỏi :Câu 1và câu 2 SGK
- GV nhận xét chốt ý
+ Bà cụ mài thỏi sắt làm gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3,4:
* GV hỏi câu 3 và câu 4 SGK
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
3.4. Luyện đọc lại: 
- GV phân vai HS đọc theo nhóm.
- GV nh/xét ,bình chọn nhóm đọc hay nhất 
4.Củng cố:
- Em thích nhân vật nào nhất?Vì sao?
Liên hệ giáo dục HS
5.Nhận xét,dặn dò:
- Về nhà các em đọc bài .
- GV nhận xét tiết học 
2’
3’
25’
3’
22’
5’
20’
5’
3’
2’
- Hát
- HS để sách vở dụng cụ lên bàn
- HS quan sát tranh nêu.
- HS nghe, kết hợp đọc thầm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- HS đọc từ khó cá nhân +đồng thanh
- HS đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc chú giải- HS khá đặt câu
- HS cá nhân +đồng thanh .
- HS đọc theo nhóm đôi
- Các nhóm thi đọc :cá nhân ,đồng thanh 
- HS đọc đồng thanh .
- 1học sinh đọc thành tiếng,lớp đọc thầm
- HS trả lời câu hỏi1 -2 em-Lớp nhận xét 
- HS trả lời 
- HS đọc đoạn 3,4 – Lớp đọc thầm
- HS khá, giỏi trả lời-Lớp nhận xét 
- HS phân vai đọc trong nhóm
- HS thi đọc theo vai- HS nhận xét
- HS trả lời
- HS thực hiện 
Tiết 3: 
TOÁN(TPPCT: 1)
BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- HS biết đếm, đọc ,viết các số từ 0 đến 100. Nhận biết được các số có một chữ số, cóhai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số;số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số,số liền trước, số liền sau của1 số.( Bài tập cần làm1,2,3 )
2.Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng đếm, đọc, viết số 1 đến 100, làm toán nhanh, chính xác.
3.Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán.
II.CHUẨN BỊ
1.GV:Bảng phụ kẻ ô vuông
2.HS:SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học toán
- GV nhận xét
3.Bài mới: 
3.1.Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu chương trình toán lớp 2
3.2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm miêng
- GVcùng HS nhận xét sửa sai
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm vào SGK, 1 HS làm phiếu bài tập
- GVcùng HS nhận xét sửa sai
Bài tập 3: 
-Yêu cầu HS đọc đề
- HS làm vào vở nháp
- Gọi HS lên điền số 
-Yêu cầu lớp nhận xét
- GV theo dõi nhận xét sửa sai 
3.Củng cố: 
- GV yêu cầu HS đếm số từ 0 đến 100
- Nêu số lớn nhất có 1 chữ số?
- Nêu số lớn nhất có hai chữ số?
- Cho HS đếm các số tròn chục.
- Giáo dục học sinh cẩn thận làm toán
4.Nhận xét, dặn dò:
- Dặn dò HS về nhà học bài
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương
2’
3’
30’
3’
22’
3’
2’
- HS hát
- HS để dụng cụ lên bàn
- HS nghe
- 1 HS nêu yêu cầu 
- HS nối tiếp nhau nêu miệng
- HS nêu số có 1 chữ số.
- Số bé nhất có 1 chữ số: 0
- Số lớn nhất có 1 chữ số: 9
- 1-2 emđọc đề
- Cả lớp làm bài vào SGK- 1HS làm phiếu bài tập
- HS nêu các số có 2 chữ số.
- Số bé nhất có 2 chữ số: 10.
- Số lớn nhất có 2 chữ số: 99
- 1 HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng điền; Lớp làm nháp
a. Số liền sau của 39 là 40
b. Số liền trước của 90 là 89
c. Số liền trước của 99 là 98
d. Số liền sau của 99 là 100
- HS đếm các số từ 0-> 100
- HS trả lời cá nhân
- HS nghe
Tiết 4:
ĐẠO ĐỨC(TPPCT: 1)
BÀI: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ(Tiết 1)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS nêu được một số biểu hiện cụ thể và nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý hằng ngày của bản thân, thực hiện theo thời gian biể
2.Kĩ năng:
- Biết được quyền được học tập, quyền được đảm bảo sức khoẻ, quyền tham gia xây dựng thời gian biểu cá nhân.
- Thực hiện theo thời gian biểu.
*Kĩ năng sống :
- Kỹ năng quản lí thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.
Kỹ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đúng giờ.
- Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt , học tập đúng giờ và chưa đúng giờ
*Phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cức có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm.
Hoàn tất một nhiệm vụ.
Tổ chức trò chơi.
- Xử lý tình huống
3.Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cẩn thận,chăm chỉ học tập.
II.CHUẨN BỊ
1. GV:Dụng cụ sắm vai, phiếu học tập cho hoạt động 1,2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2.Bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập. 
- GV nhận xét
3.Bài mới:
*Giới thiệu bài :
- Trong học tập và sinh hoạt nếu thực hiện đúng giờ sẽ có lợi gì ? hôm nay 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động
* Cách tiến hành:
 - GV chia nhóm
- Cho HS quan sát tranh 1-2 vở bài tập và thảo luận theo các tình huống sau.
- Việc làm nào đúng? việc làm nào sai? Tại sao đúng? Tại sao sai?
- Mời đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét 
*GV kết luận chung:Giờ học toáncả nhà
Hoạt động 2: 
- Xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
*Cách tiến hành: Cho HS đọc yêu cầu của bài
- H S thảo luận nhóm. HS đóng vai cách xử lí tình huống
- Gọi từng nhóm lên đóng vai
- Các nhóm tranh luận
*GV kết luận: Có nhiều cách ứng xử .Chúng ta nên chọn.. 
* Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy
* Mục tiêu: Giúp HS biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ
*Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận 
- Mời đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét
* GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời 
4.Củng cố:
- Vì sao chúng ta cần phải học tập sinh hoạt đúng giờ
- GV liên hệ giáo dục? Cần tự giác học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 5.Nhận xét, dặn dò:
- Về nhà xây dựng thời gian biểu. 
- GV nhận xét tiết học.
2’
3’
30’
3’
7’
7’
7’
3’
3’
- Hát
- HS để sách vở lên bàn
- HS nghe
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm
- Đóng vai theo tình huống
- Đại diện nhóm trình bày,các nhóm tranh luận
- HS nghe 
-1-2 em nêu 
- HS thảo luận nhóm 4
- Nhóm trình bày-Nhận xét
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm4
- Các nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày
- Học sinh nghe trả lời
Tiết 5:
Chào cờ (TPPCT: 1)
Triển khai đầu tuần
Ngày soạn:Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy:Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012 
Tiết 1:
THỂ DỤC(TPPCT: 1)
BÀI: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH –
TRÒ CHƠI “DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”
MỤC TIÊU
- Biết được một số nội quy trong giờ tập thể dục , biết tên 4 nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 2 . 
- Biết cách tập hợp hàng dọc dóng thẳng hàng dọc , điểm đúng số của mình .
- Biết cách chào , báo cáo khi GVnhận lớp .
- Chơi trò chơi : “Diệt các con vật có hại.” Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi .
II.ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện: chuẩn bị 1 còi, tranh ảnh một số con vật, kẻ sân chơi trò chơi. 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG BÀI
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
I/ Phần mở đầu : 
GV nhận lớp phổ biến nội dung ,nhiệm vụ bài học.
GV cho HS khởi động và kết hợp cho HS chơi trò chơi khởi động .
Trò chơi “ Diệt những con vật có hại ”.
6 – 8 phút
xxxxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxxxx
X
II / Phần cơ bản :
Giới thiệu chương tình thể dục lớp 2 (Theo phương pháp kê chuyện , thông qua đó GV mới nhắc nhở HS tinh thần tập thể và tính kỹ luật )
Một số quy định gời thể dục .
Biên chế tổ tập luyện .
Giậm chân tại chổ – đứng lại 
Trò chơi : “Diệt những con vật có hại ”
GV hướngdẫn .
III/ Phần kết thúc : 
GV tập cho HS những động tác thả lỏng .
GV cùng HS hệ thống bài học .
- GV nhận xét và giao bài tập. 
18 – 22 phút
6 Phút
xxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxx
X
xxxxxxxx
 X xxxxxxxx
xxxxxxxx
Tiết 2:
CHÍNH TẢ(TẬP CHÉP) (TPPCT: 1)
BÀI: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Chép lai chính xác đoạn trích (SGK).Trình bày đúng 2 câu văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài; chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn lùi vào 1 ô, Làm được các bài tập 2,3,4. - - - Củng cố qui tắc viết chính tả.Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu.
2.Kĩ năng: 
- Rèn HS kĩ năng viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ viết. 
3.Thái độ:
- Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp, tư thế ngồi viết ngay ng ... h lập ban tổ chức.
- HDHS thành lập ban tổ chức gồm trưởng ban, thư kí và các thành viên
* Hoạt động 2: Phân công nhiệm vụ
- GV phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban tổ chức và các đôi thi.
- HDHS cách trình bày bài báo của đội mình.
- GV quan sát, nhắc nhở.
* Hoạt động 3: - HD ban tổ chức chấm và công bố kết quả
- GV tổng kết cuộc thi và nhận xét, tuyên dương đội trình bày đẹp, khoa học.
3.Củng cố, liên hệ, dặn dò. 
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Dặn HS về nhà thực hiện bảo vệ môi trường và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
- Nhận xét, tiết học.
2’
1’
10’
8’
10’
3’
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét.  
- HS nối tiếp nhắc lại đầu bài. 
- HS bình chọn ban tổ chức
- HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ
- Các đội trình bày các theo sự chuẩn bị
- HS các đội theo dõi
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện yêu cầu
Ngày soạn: Thứ ba ngày 4tháng 11 năm 2012
Ngày dạy:Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2012
Tiết 1:
TẬP LÀM VĂN(TPPCT: 13)
BÀI: KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức : 
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý.
+Biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý.
2.Kĩ năng :
- Nghe, nói, viết được một đoạn kể về gia đình.
- Viết rõ ý dùng từ đặt câu đúng.
*Kĩ năng sống: Xác định giá trị
Tự nhận thức bản thân
Tư duy sáng tạo
- Thể hiện sự cảm thông 
3.Thái độ : 
- Yêu gia đình của mình.
II.CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn gợi ý Bài tập 1.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KĐ
2.Bài cũ 
- Gọi 1 em nhắc lại thứ tự các việc làm khi 
gọi điện ?
-Nêu ý nghĩa của các tín hiệu “tút” ngắn liên tục, “tút” dài ngắt quãng.
- 2 em đọc đoạn viết lời trao đổi qua điện thoại .
- Nhận xét , cho điểm.
3.Dạy bài mới : 
 a.Giới thiệu bài
b. Làm bài tập
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
- Trực quan : Bảng phụ ghi sẵn câu hỏi.
- GV nhắc nhở HS : Bài tập yêu cầu kể 5 câu hoặc hơn 5 câu về gia đình chứ không phải TLCH.
- GV tổ chức cho HS kể theo cặp.
- Nhận xét.
Bài 2 : 
- Em nêu yêu cầu của bài ?
- GV nhắc nhở: Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
- Nhận xét góp ý, cho điểm.
4.Củng cố: Dặn dò
- Nhắc lại một số việc khi làm bài viết về gia đình?
- Liên hê giáo dục
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh về sửa bài đã viết ở lớp .
2’
5’
32’
2’
25’
2’
- Hát
- Gọi điện.
- 1 em nhắc lại.
 -1 em nêu.
- 2 em đọc đoạn viết.
- Nhận xét.
- Kể về gia đình.
- 1 em nêu yêu cầu và các gợi ý trong BT.
- Đọc thầm các câu hỏi, kể theo gợi ý.
- HS tập kể theo từng cặp ( xưng tôi khi kể)
- Nhiều cặp đứng lên kể.
- Lớp nhận xét, chọn bạn kể hay nhất.
Ví dụ : Gia đình tôi gồm có 6 người : ông bà nội, bố mẹ, anh trai và tôi.Ong bà tôi đã già chỉ trông nom nhà cửa giúp bố mẹ tôi đi là làm nương . . Anh trai của tôi học ở Trường phổ thông Lý Thường Kiệt . Còn tôi đang học lớp Hai Trường Tiểu học Ngô Quyền . Mọi người trong gia đình tôi rất thương yêu nhau. Tôi rất tự hào về gia đình tôi.
- Viết lại từ 3-5 câu những điều vừa nói khi làm BT 1
- Cả lớp làm bài viết vào vở .
- Nhiều em đọc bài trước lớp. Nhận xét
- Khi làm bài chú ý cách dùng từ, đặt câu đúng rõ ý. Viết xong nhớ đọc lại bài phát hiện và sửa sai.
Tiết 2:
TOÁN (TPPCT: 65)
BÀI: 15, 16, 17, 18 TRỪ ĐI MỘT SỐ
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức : 
- Biết cách thực hiện các phép trừ để lậpvcác bảng trừ : 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
2.Kĩ năng :
- Rèn thuộc nhanh bảng trừ, làm toán đúng.
3.Thái độ : 
- Phát triển tư duy toán học.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Que tính.
2.Học sinh : Sách toán, vở, bảng con, nháp.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1,Kđ 
2,KT bài cũ 
- Gọi 2 em đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Nhận xét.
3.Dạy bài mới :
a.Giới thiệu bài 
b.Hd thực hiện phép tính 15,16,17,18trừ đi một số 
Bước 1: 15 - 6
- Nêu bài toán : Có 15 que tính bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
- Làm thế nào để tính được số que tính còn lại 
- Hỏi : 15 que tính bớt 6 que tính còn lại bao nhiêu que tính ?
- Vậy 15 – 6 = ?
- Viết bảng ; 15 – 6 = 9
Bước 2 :
- Hãy cho biết 15 que tính bớt 7 que tính còn mấy que tính ?
-Vậy 15 – 7 = ?
- Viết bảng15 – 7 = 8
- Thực hiện với que tính để tìm kết quả: 
15 – 8, 15 - 9
Bước 3 : 16 trừ đi một số.
- Nêu : Có 16 que tính bớt đi 9 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?
-Hỏi : 16 bớt 9 bằng mấy ?
-Vậy 16 – 9 = ?
- Em tìm kết quả của 16 – 8, 16 – 7 ?
- Gọi HS đọc bài.
Bước 4 : 17, 18 trừ đi một số.
- Tìm kết quả của 17 – 8, 17 – 9, 18 – 9.
- Gọi 1 em điền kết quả trên bảng công thức. 
c.Luyện tập
Bài 1 : 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu 
- Gọi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả .
-Nhận xét cho điểm.
3.Củng cố-Dặn dò
- Yêu cầu một số em đọc bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
Học sinh về HTL bảng trừ .
2’
5’
30’
1’
12’
16’
2’
- Hát
- Hs đọc bài
- 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Nghe và phân tích.
- Thực hiện : 15 - 6
- Cả lớp thao tác trên que tính.
- Còn 6 que tính.
15 – 6 = 9
- Cả lớp thao tác trên que tính tiếp và nêu : 
15 que tính bớt 7 que tính còn 8 que tính.
15 – 7 = 8
15 – 8 = 7
15 – 9 = 6
- Đọc bảng công thức .
- Đồng thanh.
- Thao tác trên que và trả lời: còn lại 7 que tính.
- 16 bớt 9 còn 7
 16 – 9 = 7
 16 – 8 = 8
 16 – 7 = 9 
- Đọc bài, đồng thanh
- Thảo luận theo cặp sử dụng que để tìm kết quả.
- 1 em lên bảng điền kết quả.
 17 – 8 = 9
17 – 9 = 8
18 – 9 = 9
- Nhận xét, đọc lại bảng công thức.
- Tính 
Tiết 3:
TẬP VIẾT(TPPCT: 13)
BÀI: CHỮ HOA L
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức : 
- Viết đúng, chữ L hoa 1 dòng cỡ chữ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ; Chữ và câu ứng dụng : Lá(1 dòng cỡ chữ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ).
- Lá lành đùm lá rách (3 lần)
2.Kĩ năng :
- Biết cách nối nét từ chữ hoa L sang chữ cái đứng liền sau.
3.Thái độ : 
- Ý thức rèn tính cẩn thận, giữ gìn vở sạch sẽ.
II.CHUẨN BỊ 
1.Giáo viên : Mẫu chữ L hoa. Bảng phụ : Lá, Lá lành đùm lá rách.
2.Học sinh : Vở Tập viết, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ 
- Kiểm tra vở tập viết của một số học sinh.
- Cho học sinh viết chữ K, Kề vào bảng con.
- Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
a.Hđ gt bài 
b. Quan sát số nét, quy trình viết: 
- Chữ L hoa cao mấy li ?
- Chữ L hoa gồm có những nét cơ bản nào 
- Vừa nói vừa tô trong khung chữ : Chữ K gồm3 nét cơ bản : nét cong dưới, lượn dọc và lượn ngang, đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G; sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn dọc (lượn 2 đầu) đến đường kẻ 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Quan sát mẫu và cho biết điểm đặt bút ?
Chữ L hoa.
- Giáo viên viết mẫu (vừa viết vừa nhắc lại cách viết ).
c. Viết cụm từ ứng dụng 
-Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng.
d.Quan sát và nhận xét 
- Lá lành đùm lá rách theo em hiểu như thế nào ?
Nêu : Cụm từ này có ý chỉ sự đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn.
- Cụm từ này gồm có mấy tiếng ? Gồm những tiếng nào ?
- Độ cao của các chữ trong cụm từ “Lá lành đùm lá rách” như thế nào ?
- Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
- Khi viết chữ Lá ta nối chữ L với chữ a như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng ) như thế nào ?
Viết bảng.
e/ Viết vở
- Hướng dẫn viết vở.
- Chú ý chỉnh sửa cho các em.
Chấm vở nhận xét 
3.Củng cố-Dặn dò
- Nhận xét bài viết của học sinh.
- Khen ngợi những em có tiến bộ. Giáo dục tư tưởng.
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn thành bài viết .
5’
32’
2’
10’
6’
3’
12’
2’
- Nộp vở theo yêu cầu.
- 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
- Cao 5 li.
- Chữ K gồm3 nét cơ bản : nét cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.
- 3- 5 em nhắc lại.
- Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G; sau đó đổi chiều bút, viết nét lượn dọc (lượn 2 đầu) đến ĐK 1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Hs viết bảng con
L
- 2-3 em đọc : Lá lành đùm lá rách.
- Quan sát.
- 1 em nêu : Chỉ sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- 1 em nhắc lại.
- 5 tiếng : Lá, lành, đùm, lá, rách.
- Chữ L, l, h cao 2,5 li. cao 1,25 li là r cao 2 li là d, các chữ còn lại cao 1 li.
- Dấu sắc đặt trên a trong chữ Lá, rách, dấu huyền đặt trên a ở chữ lành, trên u ở chữ đùm.
- Lưng nét cong trái của chữ a chạm điểm cuối chữ L.
- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o.
- Bảng con : L – Lá
L 
- Viết vở 
Tiết 4:
SINH HOẠT LỚP(TPPCT: 13)
TUẦN 13
I.MỤC TIÊU
- Học sinh biết được ưu khuyết điểm trong tuần 
- Rèn cho học sinh tiến bộ trong tuần tới 
- Giáo dục học sinh biết tôn trọng và kính yêu thầy cô giáo
 II CÁC HOẠT ĐỘNG 
*.Sinh hoạt lớp.
a.GV tổ chức cho HS tự kiểm điểm trong nhóm.
- Các nhóm thảo luận, tìm những bạn đáng tuyên dương để báo cáo với GV chủ nhiệm.
- Phê bình, nhắc nhở các bạn yếu, kém, nhóm để tuần sau các bạn cố gắng khắc phục.
b,Hoạt động chung cả lớp.
- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo.
- GV chủ nhiệm nhận xét, tuyên dương những em tiến bộ trong tuần.
- Đồng thời cũng phê bình khiển trách những em yếu , nghịch trong giờ học.
c,GV nhận xét chung.
+Về đạo đức: Đa số các em ngoan. Đi học chuyên cần ra vào lớp đúng giờ , ngoan lễ phép với thầy cô 
+Về học tập : Các tổ đã dò bài đầu buổi nghiêm túc ,1 số em chưa thuộc bài đã tự giác học thuộc bài trước khi vào lớp . Các tổ đã thi đua học tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam .
D/ Giáo dục chủ điểm “Kính yêu thầy cô giáo
- Cho các nhóm thảo luận tìm những mẫu chuyện, bài hát về thầy cô giáo
- Gọi các nhóm lên biểu diễn trước lớp .
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét bình chọn nhóm hát, kể chuyện hay nhất để tuyên dương khen ngợi các em .
III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI:
-Sửa chữa ngay những nhược điểm trong tuần 
- Nhắc nhở học sinh rèn đọc thêm và rèn chữ viết ở nhà 
- Thực hiện tốt nội quy trường lớp 
- Phát động phong trào thi đua học tập tốt giữa các tổ với nhau cuối tuần chọn bạn đạt nhiều điểm 10 sẽ được khen trước lớp . 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2 chuan.doc