Giáo án các môn học khối lớp 4 - Tuần lễ 18

Giáo án các môn học khối lớp 4 - Tuần lễ 18

ĐẠO ĐỨC: (Tiết 18)

 ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I

I. Mục tiêu:

1. Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kĩ năng thực hành qua các bài từ bài 1 đến bài 8 đã học.

2. Vận dụng kĩ năng thực hành trong cuộc sống hằng ngày của các em.

3. Giáo dục HS luôn có ý thức thực hiện tốt những điều hay, lẽ phải.

II. Chuẩn bị: + Thẻ để xử lí tình huống.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 4 - Tuần lễ 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18	Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008.
ĐẠO ĐỨC: (Tiết 18)
 ÔÂN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: 
1. Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kĩ năng thực hành qua các bài từ bài 1 đến bài 8 đã học.
2. Vận dụng kĩ năng thực hành trong cuộc sống hằng ngày của các em.
3. Giáo dục HS luôn có ý thức thực hiện tốt những điều hay, lẽ phải.
II. Chuẩn bị: + Thẻ để xử lí tình huống.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS TLCH:
-H: Lao động có tác dụng gì?
- GV nhận xét đánh giá.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu ND ôn tập.
* Hoạt động 1: (13’) Hoạt động cả lớp.
Xử lí tình huống
+ GV hệ thống lại nội dung các bài đã học từ bài 1 Trung thực trong học tập đến bài 8 Yêu lao động.
+ Yêu cầu HS nhắc lại trình tự bài và nội dung từng bài đã học.
+ GV dựa vào phần bài tập của từng bài đưa ra các tình huống, yêu cầu HS nhớ và đưa đến kết quả đúng (dùng thẻ đã quy định)
* Hoạt động 2: (10’) Hoạt động cả lớp.
Rút ra ghi nhớ
+ Dựa vào tình huống qua từng bài ôn. +Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ của từng bài.
+ GV kết luận qua từng bài HS nêu.
C. Củng cố dặn dò: (3’)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài: “Kính trọng biết ơn người lao động”.
- HS lên bảng trả lời câu hỏi. 
+ HS lắng nghe.
+ Lần lượt HS nhắc lại trình tự nội dung các bài học theo yêu cầu.
+ Xử lí tình huống (dùng thẻ)
+ HS lắng nghe yêu cầu để thực hiện.
+ Lần lượt HS nêu.
+ HS lắng nghe thực hiện theo lời dặn của GV.
TOÁN: (Tiết 86)
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. Mục tiêu: + Giúp HS: 
1. Biết dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9.
2. Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài toán liên quan.
3. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-H: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5?
2354; 3415; 45678, 9830; 4832700.
-H: Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’)Nêu MT bài học.
2. Hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9. (8’)
a) Tìm các số chia hết cho 9:
+ YC HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, thành 2 cột. Cột trái ghi phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9.
-H: Tìm và nêu đặc điểm của các số chia hết cho 9 .
-GV: các số chia hết cho 9 cũng có dấu hiệu đặc biệt, chúng ta cùng tìm hiểu qua dấu hiệu này.
b) Dấu hiệu chia hết cho 9:
+ YC HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9. 
-H: Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9 ?
* GV kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
- YC HS đọc kết luận.
+ Yêu cầu HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 9. 
-H: Tổng các chữ số này có chia hết cho 9 hay không ? 
-H: Vậy muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào? 
* GV: Muốn biết 1 số có chia hết cho 9 hay không, ta căn cứ vào tổng các chữ số đó.
3. Luyện tập: (15’)
Bài 1: + Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 + YC HS nêu cách làm, sau đó tự làm bài.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 2: - Gọi HS đọc đề.
+ YC HS tự làm bài (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 9)
- GV nhận xét chốt kết quả đúng:
+ Các số không chia hết cho 9: 96; 7853; 5554; 1097.
Bài 3: + Gọi HS nêu yêu cầu.
+ YC HS tự làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 4: + HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài, lớp làm bài vào vở.
* GV thu 1 số vở chấm và yêu cầu HS nhận xét.
* Kết quả là: 315; 135; 225.
C. Củng cố, dặn dò: (5’)
-H: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9? Cho VD:
-H: Nêu dáu hiẹu chia hết cho 2 và cho 5?
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Dấu hiệu chia hết cho 3.”
 + 2 HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại.
+ HS lần lượt nêu từng cột.
+ Tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
+ HS tính tổng các chữ số của từng số:VD:
27. 2 + 7 = 9
81. 8 + 1 = 9 
54. 5 + 4 = 9 
873. 8 + 7 + 7 = 18....
+ HS phát biểu.
- 2 HS đọc.
- HS làm nháp.
- Tổng các chữ số này không chia hết cho 9.
- Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số đó chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9 nếu ... không chia hết cho 9.
+ 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm:
- Các số chia hết cho 9 là:
99, 108, 5643, 29 385.
+ 1 HS nêu, lớp đọc thầm.
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở rồi nhận xét.
+ HS nêu
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở rồi nhận xét.VD: 126; 459...
+ 1 HS đọc.
+ HS làm bài và nộp chấm.
+ 2 HS nêu. VD: 378; 495; 675; 6642 ...
+ HS lắng nghe và thực hiện.
TẬP ĐỌC: (Tiết 35) 
ÔÂN TẬP (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
 - Nội dung : Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17.
 - Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghề thuật.
 - Trả lời được1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, đại ý, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
3. Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt, yêu môn học.
II. Chuẩn bị: 
 + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và bài học thuộc lòng theo yêu cầu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Không kiểm tra.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Trong tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm học kì I.
2. Kiểm tra tập đọc: 
+ GV tổ chức cho HS bốc thăm bài đọc.
+ Gọi HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
* GV cho điểm.
3. Bài tập: Lập bảng tổng kết:
+ GV gọi HS đọc yêu cầu.
-H: Những bài tập đọc nào là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều?
+ Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm, nhóm nào xong dán phiếu lên bảng, nhóm khác theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ Từng HS lên bốc thăm bài. Và về chỗ chuẩn bị chờ đến lượt.
+ HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ 1 HS đọc.
+ Bài tập đọc: Ông Trạng thả diều, Vua tàu thuỷ “ Bạch Thái Bưởi”, Vẽ trứng, Người tìm đường lên các vì sao, Văn hay chữ tốt, Chú Đất Nung, Trong quán ăn “Ba cá bống”, Rất nhiều mặt trăng.
+ HS làm bài 
Nêu nhận xét cùng GV
Tên bài
Tác giả
Đại ý
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
“ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử VN
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên sự nghiệp lớn.
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã kiên trì khổ luyện đã trở thành danh học vĩ đại.
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long – Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ đã nổi danh là người văn hay, chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
(phần 1 và 2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất nung
Trong quán ăn
 “ Ba cá bống”
A-Lếch-xây
Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng
(phần 1 và 2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ.
C. Củng cố. Dặn dò: (5’)
+ Nhận xét tiết học. Về học các bài học thuộc lòng, chuẩn bị ôn tập tiết sau.
------------------------------------------------	***----------------------------------------------------
LỊCH SỬ: (Tiết 18) 
THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
( Đề của trường ra)
------------------------------------------------	***----------------------------------------------------
THỂ DỤC: (Tiết 35) 
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY
TRÒ CHƠI : CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng đi nhanh chuyển sang chạy . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
2. Chơi trò chơi : “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu hs nắm được cách chơi.
3. Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn, tham gia trò chơi tương đối chủ động , đúng theo hình tam giác.
II. Chuẩn bị: Sân trường, còi, dụng cụ cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
ĐLVĐ
Hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lờp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 
- Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân trường 
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy” 
- Cho HS khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, khớp hông.
2. Phần cơ bản:
a) ĐHĐN và RLTTCB:
- Bài tập đi nhanh chuyển sang chạy.
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và hai tay dang ngang.
- Chia tổ ra luyện  ... ûi hình vuông cạnh 20cm. Khâu các đường gấp mép bằng mũi khâu thường hoặc mũi khâu đột. Vẽ và thêu một mẫu đơn giản như hình con vật, hình bông hoa 
- HS tự chọn mẫu và tự hoàn thành. 
- Nộp sản phẩm. 
Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. 
- Lắng nghe. Ghi nhận. 
THỂ DỤC: (Tiết 36)
SƠ KẾT HỌC KÌ I
TRÒ CHƠI : “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”.
I. Mục tiêu: 
1. Sơ kết học kì I . Yêu cầu HS hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học , những ưu khuyết điểm trong học tập, rút kinh nghiệm từ đó cố gắng luyện tập tốt hơn nữa.
2. Chơi trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu hs mắm được cách chơi.
Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn, biết chạy theo hình tam giác nhanh đúng . Chơi tương đối chủ động
II. Chuẩn bị: Sân trường, còi, dụng cụ cho trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
ĐLVĐ
Hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lờp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. 
- Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân trường. 
- Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, khớp hông.
- Trò chơi: “Kết bạn”
2. Phần cơ bản:
- Kiểm tra những HS chưa hoàn thành nội dung kiểm tra.
a) Sơ kết học kì I:
- GV cùng hS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì .
+ Ôn tập các kĩ năng ĐHĐN và một số động tác thể dục RLTTCB đã học.
+ Quay sau đi đều vòng trái, vòng phải và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 + Ôn bài thể dục phát triển chung.
- GV theo dõi nhận xét, sửa chữa từng động tác HS làm sai.
b) Trò chơi: “Chạy theo hình tam giác”
- GV Hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử và sau đó chơi chính thức.
3. Phần kết thúc: 
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cùng hS hệ thống bài và nhận xét, tuyên dương những HS thực hiện động tác chính xác.
- Về nhà ôn bài thể dục và các động tác RLTTCB.
6’
1’
1’
2’
2’
22’
4’
10’
8’
5’
2’
2’
1’
- Lớp trương điều khiển lớp, điểm số báo cáo.
- HS thực hiện.
- Lớp trưởng điều khiển.
- HS chưa hoàn thành được kiểm tra lại.
- HS thực hiện.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Thực hiện theo từng tổ.
- Hs thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 18
I. Mục tiêu: 
1. Giúp HS tự nhận ra ưu điểm và khuyết điểm trong tuần vừa qua.
2. Nắm được nội dung kế hoạch tuần tới.
3. GDHS ý thức phê và tự phê bình 
II. Nội dung sinh hoạt. 
1. Học sinh nhận xét đánh giá:
+ YC các tổ trưởng nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua.
+ Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
2. Giáo viên nhận xét đánh giá:
 * Ưu điểm: 
+ Đi học đầy đủ đúng giờ, làm bài thi nghiêm túc.
+ Sinh hoạt 15’ đầu giờ tương đối nghiêm túc. 
+ Nhiều em tự giác ôn bài ở nhà, làm bài thi có chất lượng cao.
* Tồn tại: 
+ Nhiều em lơ là ham chơi, không ôn bài, làm bài thi bị điểm yếu.
+ Hay nói chuyện riêng, ít tập trụng theo dõi bài.
III. Kế hoạch tuần 19:
+ Tiếp tục duy trì tốt nề nếp lớp. Đi học đầy đủ đúng giờ.
+ Ôn tập tất cả các môn học chuẩn bị thi kiểm tra HKI vào tuần 18.
+ Tìm hiểu sử anh hùng Nguyễn Bá Ngọc qua Truyện, sách báo,...
+ 2 em tập kể chuyện để tham gia thi kể chuyện vào chiều 22/12.
+ Sáng thứ hai đi lao động vệ sinh sân trường.
+ Sơ kết lớp vào ngày 31 tháng 12 năm 2008.
+ Sơ kết toàn trường ngày 2 / 01 năm 2009.
+ Tiếp tục nộp các loại quỹ theo quy định.
------------------------------------------------	***----------------------------------------------------
. 
Kĩ thuật
Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa
I.Mục đích yêu cầu 
 - HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
 - Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
 - Có ý thức làm việc cẩn thận , ngăn nắp, đúng quy trình.
II. Chuẩn bị:
 - Mẫu : Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm.
 - Vật liệu và dụng cụ:
 + Hạt giống( rau, hoa, đỗ)
 + Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm.
 + Đĩa đựng hạt.
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
.Bài cũ : 
- Gọi 3 em đọc ghi nhớ
- Nhận xét, đánh giá HS.
.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
Hoạt động1 : 
- Hướng dẫn HS quan sát,nhận xét mẫu.
GV giơiù thiệu mẫu thử độ nảy mầm của hạt giống.
H: Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống ?
- GV nhận xét và giải thích: Hạt giống nảy mầm được khi có đủ điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm để theo dõi, quan sát thời gian hạt nảy mầm , số hạt nảy mầm được gọi là thử độ nảy mầm của hạt giống.
H: Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
H: Hạt giống tốt thì có lợi gì, hạt giống xấu thì có hại gì?
- GV gợi ý thêm cho HS trả lời.
- Yêu cầu HS dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ cần chuẩn bị khi thử độ nảy mầm của hạt.
- GV kết luận hoạt động 1
Hoạt động2: 
- Hướng dẫn HS thao tác kĩ thuật.
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm bàn trả câu hỏi sau:
H: Nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống?
- GV nhận xét và làm mẫu các bước trong quy trình thử độ nảy mầm.
Lưu ý: 
+ Đĩa dùng để thử độ nảy mầm phải có đáy bằng phẳng để tránh hiện tượng đọng nước ở chỗ trũng, còn chỗ cao thì khô quá, không đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm.
+ Nên dùng bông thấm nước để thử độ nảy mầm. Nếu dùng vải hoặc giấy thấm phải xếp thành 3-4 lượt. Nhúng giấy thấm bông hoặc vải vào nước cho đủ ẩm rồi trải đều và dàn phẳng vào lòng đĩa.
+ Xếp các hạt giống đều nhau một khoảng cách nhất định để đảm bảo hạt nảy mầm tốt.
- GV vừa nêu vừa thực hiện thao tác minh họa để HS quan sát và hiểu rõ cách thực hiện.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống. HS khác quan sát nhận xét
- GV nhận xét và chỉ dẫn thêm những thao tác HS thực hiện chưa đúng kĩ thuật.
Hoạt động3
- HS thực hành thử độ nảy mầm.
- Kểm tra sự chuẩn bị vật liệu và dụng cụ thực hành của HS.
- Nêu nhiệm vụ và yêu cầu HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- GV theo dõi, chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
- Hướng dẫn HS cách bổ sung nước hằng ngày để đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm và cách theo dõi, ghi các nội dung quan sát.
4. Củng cố - Dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà thử độ nảy mầm 2-3 hạt giống – Nhắc nhở giờ sau mang sản phẩm thử độ nảy mầm đến lớp.
-Ngơn, Nhỏih, Thuý 
- Học sinh nhắc lại đề
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Đem hạt giống gieo vào đĩa có lớp vải , bông hoặc giấy thấm có đủ độ ẩm trải ở trong lòng đĩa để hạt nảy mầm.
- Lắng nghe.
- Thử độ nảy mầm của hạt giống để biết hạt giống tốt hay xấu. 
- Nếu hạt giống tốt thì thời gian hạt nảy mầm nhanh, số hạt nảy mầm nhiều. Ngược lại , hạt giống xấu thì số hạt nảy mầm ít, nảy mầm không đều, mầm nhỏ và yếu.
- Cá nhân nêu.
- HS lắng nghe.
HS đọc SGK
- Theo dõi, lắng nghe.
1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống. HS khác quan sát nhận xét
- Lắng nghe, quan sát.
- Để lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi nhận.
Kĩ thuật:
Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.(t2)
I.Mục đích yêu cầu 
-HS biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống 
-Thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
-Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng qui định.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu:Đĩa hạt giống đã được thử độ nảy mầm của hạt 
-Vật liệu: 
+Hạt giống( rau, hoa, đỗ,)
+Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm
+Đĩa đựng hạt ( bằng thuỷ tinh, nhựa, hoặc tráng men)
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
.Bài cũ:
-Vì sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
-Thử độ nảy mầm của hạt giống được thực hiện qua những bước nào?
-Nêu ghi nhớ của bài?
.Bài mới:GV giới thiệu bài-Ghi đề bài.
Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập của HS
-GV cho HS ôn lại các kiến thức đã học ở tiết 1:
H:Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
H:Vì sao khi thử độ nảy mầm của hạt chúng ta phải dùng giấy, bông hoặc vải đã thấm nước ?
H:Tại sao khi xếp các hạt giống phải đảm bảo khoảng cách giữa các hạt?
H:Nêu trình tự các bước thử độ nảy mầm của hạt?
-GV cho HS trưng bày kết quả thực hành ở tiết trước theo từng nhóm
-GV hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn sau:
+Vật liệu và dụng cụ thực hành đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật
+Tiến hành thử độ nảy mầm của hạt đúng các bước theo qui trình kĩ thuật
+Thử độ nảy mầm của hạt có kết quả
+Ghi chép được kết quả theo dõi , quan sát hạt nảy mầm và rút ra được nhận xét
-GV nhận xét đánh giá kết quả chung của HS
.Củng cố à-Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau
-Thảo ,Thắng ,Thim lên bảng trả lời 
Lớp nx
để biết hạt giống tốt hay xấu
vì hạt giống nảy mầm cần phải đủ độ ẩm
để đảm bảo độ nảy mầm tốt
-Trình tự các bước:
+Đếm số hạt giống
+Xếp giấy thấm, vải, hoặc bông đã thấm nước đủ ẩm vào đĩa
+Xếp đều hạt vào đĩa 
+Theo dõi thời gian và số hạt nảy mầm
-HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá kết quả thực hành
lắng nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 18 CKTKN DUNG.doc