Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 1 năm 2010

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 1 năm 2010

Thứ hai ngày 09 tháng 8 năm 2010

Đạo đức

Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)

 I. MỤC TIÊU:

 -Nêu được một số biểu hiện của học tập ,sinh hoạt đúng giờ

 -Nêu được lợi ít của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập, phiếu giao việc

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần lễ 1 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 09 tháng 8 năm 2010
Đạo đức
Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1)
 I. MỤC TIÊU:
 -Nêu được một số biểu hiện của học tập ,sinh hoạt đúng giờ
 -Nêu được lợi ít của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập, phiếu giao việc
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giáo viên
Học sinh
	1. Ổn định: (1’)
	2. Kiểm tra: (4’)
Yêu cầu tổ trưởng kiểm tra vở bài tập của bạn và báo lại cho GV.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới:
* Hôm nay, chúng ta sẽ học bài Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 1) Ị Ghi tựa.
 *Hoạt động 1: Nêu ý kiến (14’)
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận và trình bày những tình huống sau:
Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài. Bạn Minh tranh thủ làm bài tập Tiếng Việt, còn bạn Hùng vẽ máy bay lên vở nháp. Hai bạn làm như vậy đúng hay sai ? Tại sao ? 
Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng An vừa ăn vừa xem truyện tranh. Theo em, bạn An đúng hay sai ? Vì sao ?
Ị Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 *Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
Tình huống 3: Nga đang ngồi xem ti vi rất hay
Với tình huống 3 GV cho HS sắm vai.
 Kết luận: Mỗi tình huống có nhiều cách ứng xử, ta nên chọn cách phù hợp.
Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy (6’)
-Gv giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm.
+Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì?
+Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?
+Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì?
+Nhóm 4: Buổi tối em làm nhùng việc gì?
Ị GV kết luận: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
4. Củng cố - dặn dò:
-Trò chơi sắm vai: “Thực hiện đúng giờ”
-Chuẩn bị: Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 2)
Nhận xét tiết học.
Hát.
HS kiểm tra rồi báo lại cho GV.
Nhóm.
4 nhóm nhận việc, thảo luận và trình bày.
- HS thảo luận trong nhóm, phân vai đóng thử trong nhóm
-Đại diện trong nhóm trình bày trước lớp. 
-Các nhóm khác nhận xét
Lớp.
HS thảo luận nhóm.
Đại điện nhóm trình bày.
Trao đổi tranh luận giữa các nhóm. 
Tập đọc :
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc đúng,rõ ràng từng bài; biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
 -Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện : Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh sgk, bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2.Kiểm tra : Giáo viên kiểm tra SGK đầu năm.
3.Bài mới : Giới thiệu bài.
a/Luyện đọc.
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, phát âm rõ, chính xác.
-Đọc câu
-Theo dõi uốn nắn, hướng dẫn HS phát âm đúng các từ ngữ khó: quyển, nguệch ngoạc, nắn nót
-Đọc từng đoạn trước lớp:
-Theo dõi uốn nắn, hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài, câu hỏi, câu cảm.
-Khi cầm quyển sách/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài/ rồi bỏ dở.//
-Bà ơi,/ bà làm gì thế?//
-Thỏi sắt to như thế./ làm sao bà mài thành kim được?//
Giảng từ : SGK/ tr 5 
Ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót, mải miết, nguệch ngoạc.
-Giáo viên yêu cầu chia nhóm đọc.
-Nhận xét, đánh giá.
 Tiết 2
b/Tìm hiểu bài.
-Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
-Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Hỏi thêm: Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
-Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim không?
-Những câu nào cho thấy cậu bé không tin?
-Nhận xét. 
-
-Theo dõi.
-HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-HS phát âm/ nhiều em.
--HS nối tiếp đọc từng đoạn.
-4 em nhắc lại.
-Đọc từng đoạn trong nhóm( CN, ĐT)
-Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét.
-Đồng thanh đoạn 1,2.
-Đọc thầm đoạn 1,2.
-Khi cầm sách, cậu chỉ đọc vài ba dòng
-Cầm thỏi sắt mải miết mài......
-Làm thành cái kim khâu.
-Không tin vì thấy thỏi sắt to quá.
-HS nêu.
 -GV yêu cầu hs đọc đoạn 3, 4 
 Bà cụ giảng giải như thế nào?
-Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không?
-Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
-Câu chuyện này khuyên em điều gì?
c/Luyện đọc lại.
-Nhận xét.
4.Củng cố - dặn dò: 
-Em thích ai trong truyện? Vì sao? Giáo dục tư tưởng.
-Chuẩn bị bài sau. 
-Nhận xét tiết học. 
 -1 hs đọc to, cảõ lớp đọc thầm
-HS trả lời.
-Cậu bé tin.
-Hiểu và quay về học.
-Trao đổi nhóm thảo luận.
-Ai chăm chỉ chịu khó thì làm việc gì cũng thành công.
-HS phát biểu
-Thi đọc lại bài (5-10 em) hoặc chia nhóm thi đọc.
-Bà cụ vì bà cụ dạy cậu bé tính kiên trì./Cậu bé vì cậu hiểu điều hay. 
Toán
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.
I/ MỤC TIÊU :
-Biết đếm,đọc,viết các số đến 100.
-Nhận biết được các số có 1 chữ số,các số có 2 chữ số;số lớn nhất,số bé nhất có 2 chữ số;số liền trước,số liền sau.
Bài tập cần làm BT1,2,3
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng cài các ô vuông, sgk.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2.Bài cũ : Giáo viên kiểm tra dụng cụ cần thiết để học Toán.
3.Dạy bài mới : Giới thiệu bài
Bài 1: Bảng ô vuông.
-Nêu các số có 1 chữ số.
-Phần b,c yêu cầu gì ?
Bài 2 : Bảng ô vuông từ 10 – 100.
-Nêu tiếp các số có 2 chữ số.
-Viết số bé nhất có 2 chữ số.
-Viết số lớn nhất có 2 chữ số.
Bài 3 : câu a, b, c, d.
-Giáo viên theo dõi học sinh làm bài.
-Hướng dẫn chữa bài 3
-Chấm (5 –7 vở ). Nhận xét.
4.Củng cố :
 -Trò chơi: Giáo viên nêu luật chơi. Đưa ra 1 số bất kì rồi nói ngay số liền trước, liền sau. Nhận xét.
Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
-Vài em nhắc tựa.
-Quan sát
-1 em nêu, nhận xét. Viết vở.
-Viết số bé nhất, lớn nhất có 1 chữ số.
-Học sinh tự làm.
-Chữa bài.
-Quan sát.
-Nhiều em lần lượt nêu. Nhận xét.
-2 em lên bảng viết.
-Làm vở
-Cả lớp làm vở
40
98
98
100
-Chữa bài.
-Chia nhóm tham gia trò chơi.
Thứ ba, ngày 10 tháng 8 năm 2010
Kể chuyện
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
I/ MỤC TIÊU:
 Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
* HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 4 tranh minh họa, 1 chiếc kim khâu, khăn đội đầu, bút lông, giấy.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2.Bài cũ : Giáo viên kiểm tra SGK
3.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
-Truyện ngụ ngôn trong tiết Tập đọc các em vừa học có tên là gì ?
-Em đọc được lời khuyên gì qua câu chuyện đó ?
-Giáo viên nêu yêu cầu tiết dạy.
Hoạt động 1 : Kể từng đoạn.
-Chia nhóm kể từng đoạn của chuyện.
-Giáo viên nhận xét cách diễn đạt, cách thể hiện.
-Giáo viên chú ý: Các em kể bằng giọng kể tự nhiên, không đọc thuộc lòng.
Hoạt động 2 : Kể toàn bộ chuyện .
*Gọi HS khá giỏi kể
- Giáo viên treo tranh.
-Hướng dẫn kể theo phân vai 
-Nhận xét.
4.Củngcố :Em vừa kể câu chuyện gì?
-Câu chuyện kể khuyên em điều gì?
5.Dăn dò : Tập kể lại chuyện
-Nhận xét tiết học.
-1 em nêu.
-Làm việc gì cũng phải kiên trì.
-Quan sát tranh
-Đọc thầm lời gợi ý
-HS trong nhóm lần lượt kể. Nhận xét.
-1 em đại diện nhóm kể chuyện trước lớp
-Nhận xét.
-3 em Giỏi kể theo phân vai: người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ.
-Chọn nhóm học sinh kể hấp dẫn.
-Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại mới thành công.
-Tập kể lại và làm theo lời khuyên.
.
Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
-Biết viết số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị,thứ tự các số.
-Biết so sánh các số trong phạm vi 100
Bài tập cần làm :BT1,3,4,5
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định
2.Bài cũ: 
-Kiểm tra vở bài tập. Chấm ( 5-7 vở )
-Nhận xét.
3ø.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Bài 1
Chục
Đơn vị
Đọc số
Viết số
8
5
3
6
7
1
8
4
-Số có 8 chục 5 đơn vị viết là? Đọc như thế nào?
Bài 3.
-Hướng dẫn học sinh cách làm 34 ... 38 có cùng chữ số hàng chục là 3 hàng đơn vị 4 < 8 nên 34 < 38
Bài 4.
-Giáo viên ghi bảng 33, 54, 45, 28.
-Viết các số theo thứ tự:
- từ bé đến lớn.
- từ lớn đến bé.
-Hướng dẫn chữa bài 4. Chấm vở. Nhận xét.
Bài 5: Nêu cách làm.
-Qua các bài tập các em đa biết so sánh các số có 2 chử số, số nào lớn hơn, bé hơn.
*Trò chơi: Ai nhanh hơn.
-Gv cho hs thi đua điền số có các số tròn chục lên tia số.
-Nhận xét tiết học.
-Ôn tập các số đến 100 tiếp theo.
-1 em nêu yêu cầu.
-4 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào sgk. 
-4 em đọc. Nhận xét.
-HS viết và đọc.
-1 em nêu yêu cầu.
-HS làm vào sgk, 3 hs làm bảng lớp.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
-Làm vở.
-Chữa bài.
-Viết số từ nhỏ đến lớn.
-HS làm bài.
...............................
Chính tả ( tập chép) :
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM.
I/ MỤC TIÊU:
-Chép chính xác bài chính tả(SGK);trình bày đúng 2 câu văn xuôi .Không mắc quá 5 lỗi trong bài
-Làm được các BT2, 3, 4.
II/ ĐỒ DÙNG DAY HỌC: SGK, bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2.Bài cũ : Giáo viên nêu 1 số điều cần lưu ý của giờ chính tả, viết đúng, sạch, đẹp, làm đúng bài tập. Kiểm tra đồ du ... ùo viên chỉ mẫu chữ hỏi.
-Chữ A cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang?
-Gồm mấy nét?
-Giáo viên nói: Chữ A gồm nét móc ngược, nét móc phải, nét lượn ngang.
-Đặt bút ở đường kẻ 3 viết nét móc ngược trái, dừng bút ở đường kẻ 6, chuyển hướng viết nét móc ngược phải. Dừng bút ở đường kẻ 2, lia bút viết nét lượn ngang từ trái qua phải.
Giáo viên viết mẫu: A. ( 2 lượt).
Hoạt động 2 : Câu ứng dụng.
 -Đưa mẫu câu ứng dụng.
-Câu này khuyên em điều gì?
-Nêu độ cao của các chữ cái?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ.
-Giáo viên viết mẫu : Anh. Nhận xét.
-Trò chơi.
Hoạt động 3 : Luyện viết.
-Nêu yêu cầu viết vở.
* HS khá giỏi viết đúng đủ các dòng
-Theo dõi , uốn nắn.
-Chấm, chữa bài. Nhận xét.
4.Củng cố : Chữ A gồm mấy nét?
5. Dặn dò:-Viết bài nhà.
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
-1 em nhắc tựa.
-Quan sát.
-5 li, 6 đường kẻ ngang.
-3 nét.
-Nhiều em nhắc.
-4 – 5 em nhắc lại.
-Bảng con.
-1 em đọc.
-Anh em trong nhà phải thương yêu nhau.
-A,h cao 2,5 li.n, m, o, a : cao 1 li.
-3 em nêu.
-1 em nêu.
-Bảng con.
-Trò chơi “Mưa rơi”
-Hs viết vào vở tập viết
-
5-7 em nộp.
1 em nêu.
Viết bài nhà/ tr 3.
Toán
LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU:
-Biết cộng nhẩm số tròn chục có 2 chữ số.
-Biết tên gọi thành phàn và kết quả của phép cộng
-Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
-Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
 Bài tập cần làm: Bài 1 ,Bài 2 ( cột 2 ),Bài 3 ( a,c ),Bài 4
 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2.Bài cũ : Tiết toán trước em học bài gì?
-GVghi: 33 + 14 = 47
 25 + 12 = 37
- Nhận xét.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Bài 1:
-34 gọi là gì? 42 gọi là gì? 76 gọi là gì?
Bài 2: Yêu cầu gì?
-GV ghi: 50 + 10 + 20
- Em thực hiện cách nhẩm như thế nào?
-Nhận xét.
-Em có nhận xét gì về bài:
 50 + 10 + 20 = 80
 50 + 30 = 80
Bài 3: Yêu cầu gì?
-Trò chơi “Mưa rơi”
Bài 4:
-Muốn biết trong thư viện có tất cả bao nhiêu HS em thực hiện cách tính như thế nào?
-Hướng dẫn chữa.
-Chấm(5-7 vở). Nhận xét.
4.Củng cố :Trò chơi: Đưa ra phép cộng và nêu tên gọi đúng, nhanh. Nhận xét.
5. Dặn dò - làm BT
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
-Số hạng, số hạng, Tổng.
-2 em nêu tên gọi.
-Luyện tập.
-1 em nêu yêu cầu.
-Bảng con.
-Vài em nêu tên gọi.
-Tính nhẩm.
-5 chục + 1 chục = 6 chục + 2 chục = 8 chục..
-HS làm vào sgk.
-Tổng bằng nhau.
-Đặt tính rồi tính. Làm bảng con.
-Trò chơi “Mưa rơi”
-1 em đọc đề.
-1 em nêu.
-Cả lớp giải vở.
-1 em chữa bài
-Chia 2 đội tham gia.
..
Chính tả( nghe viết.)
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ? 
I/ MỤC TIÊU:
-Nghe –viết chính xác khổ thơ cuối của bài Ngày hôm qua đâu rồi?;trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
-Làm được BT3,4;BT(2)b.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2.Bài cũ : Tiết trước cô dạy viết bài gì?
-Đọc chậm cho học sinh viết. 
-Nhận xét.
3..Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
a/ Hướng dẫn viết chính tả.
-Giáo viên đọc 1 lần khổ thơ.
-Khổ thơ là lời của ai nói với ai?
-Bố nói với con điều gì?
-Mỗi khổ thơ có mấy dòng?
-Chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào? nên viết mỗi dòng từ ô thứ mấy.
-Nêu từ khó
-Giáo viên đọc cho học sinh viết.
-Đọc lại cả bài. Hướng dân chữa.
-GV chấm 5-7 bài, Nhận xét.
-Trò chơi.
b/Làm bài tập.
Bài 2 : 
-Giáo viên nhận xét. Chốt ý đúng.
Bài 3:
-Nhận xét. Chốt ý đúng.
-Hướng dẫn chữa bài.
Bài 4: Bảng chữ cái.
-GV xóa dần bảng chữ cái, hướng dẫn hs học thuộc lòng.
4..Củng cố :Hôm nay các em viết chính tả bài gì? 
5. Dặn dò: HTL tên 19 chữ cái.
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
-Có công mài sắt có ngày nên kim.
-Bảng con: nên kim, nên người, lớn lên,
-Ngày hôm qua đâu rồi?
-3 em đọc lại. Đọc thầm.
-Bố nói với con.
-Học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi. 
-4 dòng.
-Viết hoa.
-HS phân tích từ khó, viết bảng con.
-Viết vở.
-Chữa lỗi.
-Trò chơi “Bảo thổi”
-1 em nêu yêu cầu..
-1 em lên bảng.Lớp làm vào sgk..
-HS thực hiện tương tự.
-Làm vở bài tập.
-Chữa bài.
-HS đọc thuộc lòng(cá nhân, nhóm).
-Ngày hôm qua đâu rồi?
Thứ sáu ngày 13 tháng 8 năm 2010
Tập làm văn :
TỰ GIỚI THIỆU. CÂU VÀ BÀI.
I/ MỤC TIÊU:
-Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1); nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn(BT2).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ, sgk
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định
2.Bài cũ : 
3.Bài mới :Bắt đầu lớp hai cùng với tiết luyện từ và câu, các em còn làm quen với tiết học mới- tiết Tập làm văn. Tiết TLV sẽ giúp các em tập tổ chức câu văn thành bài văn từ đơn giản đến phức tạp, từ bài ngắn đến dài.
Hoạt động 1 : Luyện tập giới thiệu về mình.
Bài 1:
Hỏi đáp: Tên bạn là gì?
-GV nhắc nhở HS trả lời tự nhiên,hồn nhiên lần lượt từng câu hỏi về bản thân. 
-Nhận xét.
Bài 2: Qua bài 1 em hãy nói lại những điều em biết về một bạn.
-GV nhận xét cách diễn đạt.
-Trò chơi.
Hoạt động 2 : Kể lại sự việc trong tranh thành bài.
Bài 3: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
Trực quan : 4 bức tranh.
-Giáo viên nhận xét.
Giáo viên nhấn mạnh: Ta có thể dùng từ để đặt câu, kể về một sự việc. Cũng có thể dùng một số câu để tạo thành bài, kể một câu chuyện.
3.Củng cố : Em dùng từ để làm gì?
-Có thể dùng câu để làm gì?
5.Dặn dò – Xem lại bài
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
-HS hát.
-1 em nhắc tựa.
-1 em đọc yêu cầu.
-Từng cặp học sinh thực hành hỏi đáp.
-Nhận xét.
-Nhiều HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét.
-Trò chơi “Ai nhanh hơn”
-1 em đọc yêu cầu.
-HS làm bài miệng.
-Kể lại sự việc ở từng tranh, mỗi 
sự việc kể 1-2 câu.
-Cả lớp nhận xét.
Viết vở nội dung đã kể về nội dung tranh 3-4: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa. Thấy một khóm hồng đang nở hoa rất đẹp, Huệ thích lắm. Huệ giơ tay định ngắt một bông hồng. Tuấn thấy thế vội ngăn bạn lại. Tuấn khuyên Huệ không ngắt hoa trong vườn. Hoa của vườn phải để cho tất cả mọi người cùng ngắm.
-2 em nhắc lại.
-Đặt câu, kể về 1 sự việc.
Toán.
ĐỀXIMÉT.
I/ MỤC TIÊU :
-Biết đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi ,kí hiệu của nó;biết quan hệ giữa dm và cm,ghi nhớ 1dm=10cm.
-Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm;so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản;thực hiện phép cộng ,trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét.
Bài tập cần làm :BT1,2
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Thước thẳng dài
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ôn định
2.Bài cũ :Tiết toán trước em học bài gì?
-Kiểm tra vở BT.
-Chấm (5-7 vở). Nhận xét.
3.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu Đềximét.
-Giáo viên kiểm tra dụng cụ học sinh.
-Phát cho mỗi bàn 1 băng giấy và yêu cầu học sinh dùng thước đo.
-Băng giấy dài mấy xăngtimét? 
-10 xăngtimét còn gọi là 1 đềximét.
-GV ghi : 1 đềximét.
-Đềximét viết tắt là dm và viết:
 1 dm = 10 cm.
10 cm = 1 dm.
-Yêu cầu học sinh dùng phân vạch trên thước các đoạn thẳng có độ dài là 1 dm
-Yêu cầu vẽ đoạn thẳng dài 1 dm vào bảng con.
-Trò chơi.
Hoạt động 2 : Luyện tập .
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài trong sgk.
- Gọi 1 em đọc chữa. Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài.
-Nhận xét.
Bài 2:
-Em hãy nhận xét các số trong bài tập 2.
-Mẫu: 1 dm + 1 dm = 2 dm
-Vì sao 1 dm + 1 dm = 2 dm ?
-Muốn thực hiện 8 dm + 2 dm ta làm thế nào?
-Hướng dẫn tương tự với phép trừ.
4..Củng cố : Trò chơi : Ai nhanh hơn.
-Đềximét viết tắt là gì ? 1dm = ? cm
-Nhận xét trò chơi. Giáo dục tư tưởng.
5. Dặn dò- Tập đo bằng đơn vị Đềximét.
-Chuẩn bị bài sau
-Nhận xét tiết học
-Luyện tập.
-1 em sửa bài 5/ tr 6.
-Đềximét.
-Dùng thước thẳng đo độ dài băng giấy.
-10 cm.
-Vài em đọc: một đềximét.
1 dm = 10 cm.
-HS nhắc lại. (5 em)
-Tự vạch trên thước của mình.
-Vẽ trong bảng con.
-Trò chơi “Mưa rơi”
-HS làm bài cá nhân.
-HS đọc chữa.
Đoạn AB lớn hơn 1 dm.
Đoạn CD ngắn hơn 1 dm. 
Đoạn AB dài hơn CD
Đoạn CD ngắn hơn AB. 
-Đậy là các số đo có đơn vị là đềximét.
 -Vì 1 + 1 = 2
-Lấy 1 + 1 = 2 rồi viết dm sau số 2.
-2 em lên bảng làm bài.
-HS làm bài vào vở nhận xét bài bạn và kiểm tra lại bài của mình.
-Đềximét viết tắt làdm.
-1dm = 10cm.
SINH Ho¹t líp tuÇn 1
I.SƠ KẾT TUẦN:
CHUYÊN CẦN: 
Vắng: 
Trễ: .
VỆ SINH:
Cá nhân: thực hiện tốt
Tổ . thực hiện tốt vệ sinh lớp học và sân.
ĐỒNG PHỤC:
Một số em còn mặc áo chưa đúng qui định: 
NỀ NẾP THÁI ĐỘ HỌC TẬP:
 -Một số em trong giờû học chưa chú ý bài: ..
-Quên đồ dùng: ..
II. TUYÊN DƯƠNG:
CÁC EM THỰC HIỆN TỐT ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG:
.
TẬP THỂ ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG:
 Tập thể tổ .
 III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 2
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ:
 Nhắc các em chưa thực hiện tốt, chưa chú ý bài trong giờ học thực hiện tốt hơn.
HOẠT ĐỘNG TUẦN TỚI:
Kiểm tra SGK,VBT
Tiếp tục việc thực hiện vệ sinh lớp,sân
Thu tiền BHYT,BHTN,PLL.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc