Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 1 năm 2009

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 1 năm 2009

I/. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng.

 - Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn, biết học tập và sinh hoạt đúng giờ.

II/. Chuẩn bị:

Phiếu giao việc cho học sinh.

 III/. Các hoạt động trên lớp : 40phút

 1/. Khởi động:

Giới thiệu bài, ghi tựa, học sinh nhắc.

 

doc 29 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy thứ 1 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
Chủ đề
Tieân hoïc leã - Haäu hoïc vaên
Thứ hai
(1/9)
Đạo đức
Tập đọc
Tập đọc
Toán 
Học tập, sinh hoạt đúng giờ (t1).
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Có công mài sắt có ngày nên kim. 
Ôn các số đến 100.
Thứ ba
(6/9)
Toán
Kể chuyện
Thể dục
Chính tả
Tự nhiên xã hội
Ôn các số đến 100 (t).
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Cơ quan vận động.
Thứ tư
(7/9)
Tập đọc
Toán
Mỹ thuật
Luyện từ và câu
Rèn chữ
Tự thuật.
Số hạng – tổng. 
Vẽ trang trí: Vẽ đậm, vẽ nhạt.
Từ và câu.
Thứ năm
(8/9)
Tập viết
Toán
Thủ công
Chính tả
Bài 1: A
Luyện tập.
Gấp tên lửa (tiết 1).
Ngày hôm qua đâu rồi.
Thứ sáu
(9/9)
Toán
Thể dục 
Tập làm văn
Âm nhạc
Sinh hoạt TT
 Đềximét
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
Tự giới thiệu. Câu và bài.
Ôn bài hát lớp 1.
	 Thứ ba ngày 01 tháng 9 năm 2009
Đạo đức
Tiết 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
	I/. Mục tiêu:	
- Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.	
	- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng.
	- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn, biết học tập và sinh hoạt đúng giờ.
II/. Chuẩn bị: 
Phiếu giao việc cho học sinh.
	III/. Các hoạt động trên lớp : 40phút
	1/. Khởi động:
Giới thiệu bài, ghi tựa, học sinh nhắc.
	2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến(15 phút)
- Học sinh biết bày tỏ ý kiến trước các hành động.
B1:+ Giáo viên chia nhóm, giao việc cho từng nhóm:
.Nhóm 1 và 2: Quan sát tranh 1 và cho biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Vì sao?
. Nhóm 2 và 3: Quan sát và thảo luận tranh 2
B2:+ Hs thảo luận, gv quan sát, nhắc nhở.
B3:+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Các nhóm có ý kiến trao đổi.
B4: GV chốt: 
Tranh 1: Cô giáo giảng bài mà một bạn lại vẽ tranh máy bay thì sẽ không hiểu bài. Như vậy là em đó không làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình, đã làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em.
Tranh 2: Cả nhà đang ăn cơm mà có một bạn vừa ăn vừa đọc truyện là không đúng, có hại cho sức khỏe.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.(10phút)
- Học sinh biết cách ứng xử phù hợp.
+ Giáo viên nêu tình huống, hs trả lời.
Lớp nhận xét, bổ sung
Mỗi tình huống đều có nhiều cách ứng xử khác nhau, nhưng chúng ta phải chọn cách ứng xử phù hợp nhất để sự việc xảy ra đơn giản hơn. Vì vậy chúng ta cần lựa chọn cách giải quyết hay nhất.
Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy.(15phút)
- Giúp hs biết công việc cần làm và thực hiện đúng giờ
B1:+ Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ
Nhóm 1: Buổi sáng em làm gì?
Nhóm 1: Buổi trưa em làm gì?
Nhóm 1:Buổi chiều em làm gì?
Nhóm 1: Buổi tối em làm gì?
B2:+ Học sinh thảo luận, đại diện hs trình bày.
B3:Gv chốt:
Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc và nghỉ ngơi.
Chốt: giờ nào việc nấy
3/. Củng cố, dặn dò: 
*Gáo dục:Hs cần có thái độý thức săp xếp thời gian biểu hợp lí
Cùng cha mẹ lập thời gian biểu,thực hành theo thời gian biểu đó . 	Nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––
 Tuần 1 : Chủ đề: Tiên học lễ, hậu học văn.
Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
 Tập đọc
Tiết 1: Có công mài sắt có ngày nên kim
I/. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc đúng: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài, quay lại, nguệch ngoạc.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: hiểu nghĩa từ mới.
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” 
Rút ra lời khuyên: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
3.Hs có thái độ trong học tập và sinh hoạt cẩn thận, kiên trì.
 II/. Chuẩn bị: Giáo viên viết sẵn câu hướng dẫn đọc
III/. Các hoạt động trên lớp:(70phút)
1. Khởi động: 
Giới thiệu bài, ghi tựa, học sinh nhắc.
2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc câu, đoạn.(35phút)
- Học sinh đọc đúng một số từ và câu khó, đọc rõ ràng toàn bài. 
+ Giáo viên đọc mẫu lần 1.
-+ Hs đọc nối tiếp từng câu trong đoạn.-2lần
 Giáo viên nhận xét, chú ý luyện hs một số từ khó:thỏi sắt,mải miết
+ GV hướng dẫn hs đọc từng đoạn: gv nhắc hs cách đọc, nhấn giọng một số từ:nguệch ngoạc,rất xấu
Hương dẫn câu dài:Cậu chỉ nắn nót được vài dòng/đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở
+ Học sinh đọc chú giải(sgk).
+ Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. Nhắc hs sửa sai (nếu có).
+ Đọc trong nhóm: gv chia nhóm, hs đọc từng đoạn trong nhóm. (Đọc luân phiên, em nào cũng được đọc một lần) 
+ Thi giữa các nhóm: đoạn và cả bài (mỗi nhóm 1 em đọc)
+ GV hướng dẫn hs đọc đồng thanh: đọc đồng thanh cả bài theo dãy, bàn và tổ.
+ đọc đồng thanh. Giáo viên nhận xét.
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.(20phút)
- Học sinh hiểu nội dung của bài.
+ Giáo viên đọc bài lần 2, lớp đọc thầm.
? Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?(hstb)
Cậu chỉ đọc vài dòng đã chán, viết vài dòng nắn nót rồi lại viết nguệch ngoạc.
? Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?(Thảo)
? Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?(hsk)
Bà mài thỏi sắt để thành cái kim khâu
? Cậu bé có tin từ một thỏi sắt mà mài thành kim được không?(hstb)
? Cậu nào chứng tỏ cậu bé không tin?(hsg)
Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được
Gv: Cậu bé không có tính kiên trì và gặp bà cụ làm một việc mà cậu không thể tin được. Vậy bà cụ nói gì và cậu bé nói sao...?
+ (GV nhắc hs đọc thầm đoạn còn lại)
? Bà cụ giảng giải như thế nào?(hstb)
? Chi tiết nào cho em biết điều đó?(hsk)
Cậu bé quay về nhà học bài
? Câu chuyện này khuyên em điều gì?(hsg)
Câu chuyện khuyên em nên nhẫn nại, cần cù, chăm chỉ làm việc, không ngại khó, ngại khổ.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.(15’)
- Học sinh đọc hiểu nội dung bài.
+ Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài, kết hợp câu câu hỏi:
? Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
? Cậu bé hiểu ra điều gì?
+ Gv hướng dẫn hs đọc phân vai. Nhận xét từng nhóm thể hiện.
3/. Củng cố, dặn dò:
Giao dục hs có tinh kiên trì nhẫn nại trước mọi công việc
Đọc lại bài và tập kể chuyện. Nhận xét tiết học
 Toán
Tiết 1: Ôn tập các số đến 100 
I/. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: 
+ Viết các số từ 0 đến 100 và thứ tự các số.
+ Số có một chữ số, hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số.
+Rèn tính cẩn thận
II/. Chuẩn bị: 
Bảng cài.
III/. Các hoạt động trên lớp(35’)
1. Khởi động:
Giới thiệu bài, ghi tựa, học sinh nhắc.
2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Củng cố về số có 1 chữ số.(10’)
- Học sinh biết đếm và viết các số từ 0 đến 9
* Bài 1/3: Gv cho hs đọc các số từ 0,1,2..., 1 học sinh lên bảng làm câu a.
Đọc ngược và xuôi các số có 1 chữ số.
? Số bé nhất có 1 chứ số là số nào? (0)(hstb)
? Số lớn nhất có 1 chứ số là số nào? (9)(Thảo)
Gv: Có 10 chữ số có 1 chữ số là:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. Số 0 là số bé nhất và số 9 là số lớn nhất.
Hoạt động 2: Ôn số có 2 chữ số.(10’)
- Củng cố lại các số có 2 chữ số.
* Bài 2/3: Hs nêu yêu cầu của bài.
Gv cho hs làm miệng, gv ghi kết quả. Hs đọc lại các số từ 10 đến 99.
? Số nào bé nhất có 2 chữ số? (10)(hstb)
? Số nào lớn nhất có 2 chữ số? (99)
nhận xét, chốt : bài 2 ôn lại các số có 2 chữ số, số lớn nhất là 99 và số bé nhất là 10.
Hoạt động 3: Số liền trước, số liền sau (15’)
- Củng cố số liền trước và số liền sau :
+ HS làm bài 3/3.
+ Gv hướng dẫn : viết số 39 lên bảng
	Hs nêu số liền trước là :38
	Hs nêu số liền sau là :40
Gv chốt, hs nhắc lại
+ Cho hs làm bài 3, 1 hs làm bảng lớp.
+ Hs trao đổi vở, nhận xét.
+ Chấm một số bài và bài trên bảng, hs sửa :
a. Số liền sau số 39  :40	c. Số liền trước số 99 :98
b. Số liền trước số 90 :89	d. Số liền sau số 99  :100
3/. Củng cố, dặn dò: 
Xem lại bài. Nhận xét tiết học
————————————— 
 Toán
Tiết 2: Ôn tập các số đến 100 (t) 
I/. Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố về: 
- Đọc viết, so sánh các số có 2 chữ số.
- Phân tích số có hai chữ số theo chục và đơn vị
II/. Chuẩn bị: Bảng gài.
III/. Các hoạt động trên lớp(35’)
1. Khởi động:
Giới thiệu bài, ghi tựa, học sinh nhắc.
2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Đọc viết các số.(15’)
- Củng cố cách đọc, viết, phân tích các số.
+ Bài 1/4: Hs nêu yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn hs làm miệng từng cột.
Hs nêu kết quả, gv ghi bảng, nhận xét.
Chục
Đơn vị
Viết số
Đọc số
8
5
85
Tám mươi lăm
85= 80+5
3
6
36
Ba mươi sáu
36=30+6
7
1
71
Bảy mươi mốt
71=70+1
9
4
94
Chín mươi tư
94=90+4
Viết, đọc các số khi biết số chục và số đơn vị.
+ Bài 2/4 : HS nêu yêu cầu
Hướng dẫn hs làm bảng con.
A. 57=50+7,	B. 61=60+1,	C. 74=70+4.
98=90+8	 88=80+8	 47=40+7
Viết, phân tích các số thành tổng.
Hoạt động 2: So sánh số.(15’)
- Học sinh biết so sánh để điền dấu và viết thứ tự các số.
* Bài 3/4: Học sinh nêu yêu cầu.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh làm miệng.
Hs nêu lại bài làm(hstb).
3485
72>70	68=68	40+4=44
So sánh số có 2 chữ số
+ Bài 4/4 : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm b3.
Hs làm bài, một hs lên bảng làm
Gv chấm bài, hs nêu bài,
Sửa bài trên bảng, nhận xét.
a. Thứ tự từ bé đến lớn : 28, 33, 45, 54.
b. Thứ tự từ lớn đến bé : 54, 45, 33, 28.
3/. Củng cố, dặn dò:	(5’)
	- Trò chơi : ai nhanh
Hs thực hiện bài 5/4 : gắn các số vào ô trống :
67
70
76
80
84
90
93
98
100
Nhận xét tuyên dương.
Củng cố trò chơi : Hs biết phân biệt các số và điền vào đúng thứ tự 	Thứ tự từ bé đến lớn, mỗi số lớn ở các ô cao hơn.
————————————
Kể chuyện
Tiết 1: Có công mài sắt có ngày nên kim	 
I/. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: 
 Hs dựa vào tranh kể lại được nội dung câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe: Theo dõi bạn kể và biết nhận xét,kể tiếp theođoạn.
II/. Chuẩn bị 
III/. Các hoạt động trên lớp(35)
1. Khởi động: 
Giới thiệu bài, ghi tựa, học sinh nhắc.
2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện.(20’)
- Học sinh kể được đoạn của câu chuyện.
+ GV chia nhóm và cho hs tập kể cho nhau nghe (mỗi hs kể 1 lần).
+ Đại diện nhóm kể trước lớp. 
+ Nhóm khác nhận xét bạn kể: Kể đã thành câu chưa? Đã kể bằng lời của mình chưa? Khi kể có tự nhiên không? Có phối hợp với nét mặt, cử chỉ không?
+ Gv ghi ý từng đoạn lên bảng:
	Đoạn 1: Cậu bé làm gì cũng mau chán.
Đoạn 2: Cậu bé thấy bà cụ mài thỏi sắt 
Đoạn 3: Bà cụ giảng giải 
Đoạn 4: Cậu bé hiểu ra lời khuyên của bà cụ.
+ Cá nhân hs kể, nhận xét.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện :(15’)
 - HS kể lại được toàn bộ câu chuyện.
+Gv cho hs  ... dặn dò:
Ôn lại bảng chữ cái.
 Nhận xét tiết học
——————————————
Thứ năm ngày 03 tháng 9 năm 2009
Tiết 1 : Tập viết
Bài 1: A A
I/. Mục tiêu:
- Biết viết chữ cái hoa A theo kiểu vừa và nhỏ.
+ Biết viết ứng dụng câu: Anh em thuận hòa
-Rèn nét chữ đẹp
II/. Chuẩn bị: 
Mẫu chữ A.
III/. Các hoạt động trên lớp(35’)
1. Khởi động: 
Giới thiệu bài, ghi tựa, hs nhắc.
2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.(10’)
- Học sinh quan sát, nhận xét chữ hoa A. 
+ Giáo viên giới thiệu chữ mẫu và hỏi:
? Chữ A có mấy ô ly? (5 ôly)(Thu)
? Chữ A hoa gồm có mấy đường kẻ ngang? (6 đường)(hstb)
Cấu tạo: gồm 3 nét: nét một gần giống nét móc ngược, nét 2 là nét móc phải, nét 3 là nét lượn ngang.
Cách viết: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược từ dưới lên nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6.
Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
 Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang từ trái sang phải
+ Giáo viên viết mẫu và nhắc cách viết
Hs đồ bóng. Viết bảng con, nhận xét.
Hoạt động 2: Viết từ ứng dụng.(10’)
- Học sinh viết đúng câu ứng dụng.
+ Giáo viên cho hs đọc câu ứng dụng, gv giải nghĩa..
+ Học sinh quan sát, nhận xét: Độ cao của các chữ cái:
. Các chữ A (A hoa cỡ nhỏ) và h cao 2,5 ly.
. Chữ t cao 1,5 ly.
. chữ m, n, o, a cao 1 ly. Các chữ cách nhau 1 cm.
+ Giáo viên viết mẫu, nêu lại cách viết.
+ Hs viết bảng con, nhận xét.
	Anh em thuân hòa
Hoạt động 3: Học sinh viết vở.(15’)
- Học sinh viết đúng theo yêu cầu bài.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từng dòng vào vở: 
1 dòng A cỡ lớn,1 dòng A cỡ nhỏ. 
1 dòng chữ Anh em và câu ứng dụng. 
+ Giáo viên chấm một số bài, nhận xét.
3/. Củng cố, dặn dò:
- Viết bài ở nhà
- Tập viết chữ A
 Nhận xét tiết học
——————————————
Toán
Tiết 4: Luyện tập
I/. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Củng cố về phép cộng (không nhớ ) và tên gọi các thành phần của phép cộng.
II/. Chuẩn bị: Bảng cài
III/. Các hoạt động trên lớp:(40’)
1. Khởi động:(5’)
Bài cũ: Học sinh làm bài 3
Gv chấm một số bài, nhận xét.
Giới thiệu bài, ghi tựa, hs nhắc.
2/. Phát triển bài:
 Hoạt động 1: Phép cộng(20’)
- Củng cố các bài toán về phép cộng
* Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bảng con.
Hs nêu cách làm, nhận xét	
? Hs nêu các thành phần của phép cộng?(hsk)
	Nhận xét bổ sung
Thực hiện tính cộng từ phải qua trái
Bài 2: hs nêu yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn hs nêu miệng bài giải.
Gv nêu: 50+10+20 
5 chục cộng 1 chục bằng 6 chục, 6 chục cộng 2 chục bằng 8 chục. 	Vậy 50+10+20 =80.
Tương tự hs làm vở nháp, 2 hs lên bảng. Gv nhận xét, sửa chữa bài.
60+20+10=90	40+10+10=60
60+30=90	40+20=60
? Nhận xét gì về kết quả?
Cộng các số tròn chục.
*Bài 3: Hs làm bảng con
Hs nhận xét và nêu cách làm
Gv chốt bài:
A: 43 và 25	B: 20 và 68	CN: 5 và 29	
Tính tổng là làm tính cộng.	
Hoạt động 2: Giải toán.(10’)
- Học sinh giải được dạng toán đơn.
* Bài 4 : hs đọc đề bài
Gv hỏi, ghi tóm tắt : 	Hs gái : 32 hs
	Hs trai : 25 hs
	Tất cả :..... hs
? Có bao nhiêu hs gái? ?Bao nhiêu hs trai?(hstb)
? Bài toán hỏi gì?(Thu)
? Muốn biết có tất cả bao nhiêu hs ta làm sao?(hsg)
+ Hs làm v3,1 hs lên bảng làm
+ Chấm bài, nhận xét sửa sai
	Số hs trong thư viện có là : 
	32+25=57 (hs)
	Đáp số : 57 (hs)
3/. Củng cố, dặn dò:(5’)
- Trò chơi: Bài 5/6
Đại diện 2 dãy lên thể hiện, nhận xét, chốt.
Nhận xét tiết học
Chính tả 
Tiết 2: Ngày hôm qua đâu rồi
I/. Mục tiêu:
1. Rèn cho học sinh kỷ năng viết chính tả: 
- Nghe – viết một khổ thơ trong bài “Ngày hôm qua đâu rồi”.
- Viết đúng những âm vần dễ lẫn lộn. 
2. Tiếp tục học thuộc bảng chữ cái.
-Ren hs tinh cẩn thận
II/. Chuẩn bị:
III/. Các hoạt động trên lớp:(40’)
1. Khởi động: (5’)
Bài cũ: hs viết bảng con: nên kim, giảng giải.
- Đọc bảng chữ cái, ghi điểm.
	Xem vở đẹp
Giới thiệu bài, ghi tựa, hs nhắc.
2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, viết từ khó.(10’)
- Học sinh nghe - viết chính xác theo yêu cầu
+ Giáo viên đọc bài viết lần 1. 
? Trong khổ thơ này là lời của ai nói với ai? (Lời của bố nói với con)(hstb)
+Gv hướng dẫn hs viết từ khó: ở lại, chăm chỉ, vẫn còn.
1 hs đọc lại toàn bộ từ khó.(Thu)
+ Hướng dẫn cách trình bày.
? Khổ thơ có mấy dòng? (4 dòng).(hsk)
? Đầu dòng viết như thế nào? ? Cách lề mấy ô?(hsg)
Viết hoa đầu dòng, cách lề 1 ô.
Hoạt động 2: Hs viết bài(15’)
- Học sinh viết bài chính xác, sạch đẹp. 
+ Đọc bài viết lần 2
+ Đọc bài cho hs viết, 1 hs lên bảng viết.
+ Đọc lại bài cho hs dò.
+ Chấm bài trên bảng, hs soát lỗi.
+ Chấm vở, nhận xét.
+ Tổng hợp lỗi sai.
Hoạt động 3: Bài tập(10’)
- Hs làm bài tập phân biệt l/n, an/ang.
Bài 1: hs nêu yêu cầu:
Gv hướng dẫn hs làm v2,1 hs lên bảng.
Chấm, sửa bài, nhận xét.
Quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, hàng xóm.
Chốt bài tập.
Bài 2: hs nêu yêu cầu:
Gv hướng dẫn học sinh nêu miệng 
Gv xóa bảng, hs đọc.
Hs đọc thuộc lòng, nhận xét.
3. Củng cố: 
- Học thuộc lòng 19 chữ cái đã học.
 Viết lại lỗi sai.
Nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 04 tháng 9 năm 2009
Toán
Tiết 5: Đềxi met 
I/. Mục tiêu: 
- Hs bước đầu nắm được tên gọi, ký hiệu đêximet.
- Nắm được quan hệ giữa đêximet và xăngtimet.
- Biết làm các phép tính cộng trừ các số đo đơn vị đêximet
II/. Chuẩn bị: Thước đo vạch chia xăngtimet.
III/. Các hoạt động trên lớp:(40’)
1/. Khởi động:(5’) 
Bài cũ: Gv kiểm tra bài làm về nhà.
Nhận xét chung. 
Giới thiệu bài, ghi tựa, hs nhắc.
2/. Phát triển bài: 
Hoạt động 1:. Giới thiệu đêximet (15’).
- Học sinh biết được tên gọi, ký hiệu và độ lớn của đêximet.
	+ Giáo viên yêu cầu 1 hs đo độ dài băng giấy 10cm
	? Băng giấy dài bao nhiêu?(10 xăngtimet).(hstb)
Giáo viên ghi: 10cm và nói : 10 xăngtimet còn gọi là 1 đêximet và viết 1 dm.
Giáo viên viết : 10cm = 1dm ; 1dm = 10cm.
	Hs nhắc lại.
Giáo viên hướng dẫn hs nhận biết các đoạn thẳng đọ dài là 1dm, 2 dm, 3dm trên một thước thẳng. 
Hoạt động 2: Thực hành.(20’)
- Học sinh thực hành cộng trừ các số với đơn vị đo vừa học (dm)
* Bài 1: Học sinh làm miệng, gv nhận xét, chốt.
a) Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1 dm.
Độ dài đoạn thẳng CD bé hơn 1 dm.
b) Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. 
Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB.
	* Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu. 
	Giáo viên hướng dẫn, nêu yêu cầu cho học sinh nắm.(cần ghi đơn vị 	đeximet ở kết quả), hs làm v3.
	A:8dm + 2dm = 10dm	 	B:3dm + 2dm = 5dm 
	 10dm -9dm = 1dm	 16dm - 2dm = 14dm	
 	CN: 9dm +10dm = 19dm	 35dm - 2dm = 32dm	
	Cộng có kèm đơn vị đêximet.	.
Chấm bài, nhận xét.
	3/. Củng cố, dặn dò:
- Làm bài 3/7. 
Nhận xét tiết học.
—————————————————
Tập làm văn
Tiết 1: Tự giới thiệu - Câu và bài.
I/. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nghe - nói: Về mình và bạn
 	- Rèn kĩ năng viết: Viết lại nội dung tranh.
	- Rèn ý thức bảo vệ của công.
II/. Chuẩn bị: 
III/. Các hoạt động trên lớp:(35’)
1. Khởi động: 
Giới thiệu bài, ghi tựa, hs nhắc.
2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Tự thuật.(10’)
Hs biết tự thuật về bản thân.
* Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài.
Giáo viên hướng dẫn, nhấn mạnh yêu cầu của đề bài.
Giáo viên hướng dẫn, hs làm mẫu: Em tên là...
Hs trao đổi theo cặp các câu khác.
Gv gọi một số cặp lên thể hiện.
Gv cùng hs cả lớp nhận xét, bổ sung.
Hs làm vào vở bài tập, đọc lại bài làm của mình.
Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Viết thành câu.(25’)
- Học sinh dựa vào tranh viết thành câu.
* Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài: 
Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài.. 
Học sinh làm miệng theo trình tự sau:
. Hs làm việc độc lập.
. Gv hỏi theo từng tranh, chốt, nhận xét.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh gộp toàn bộ câu chuyện. Hs làm v2,gv 	nhận xét, ghi điểm. (Huệ cùng các bạn vào vườn hoa, Huệ đưa tay định 	hái hoa hồng, Tuấn thấy thế vội ngăn lại. Tuấn khuyên Huệ không nên 	ngắt hoa trong vườn, hoa phải để mọi người cùng ngắm).
Chốt: Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể một sự việc. Cũng có thể dùng một số câu để viết thành bài, kể lại một câu chuyện.
3/. Củng cố, dặn dò:
Làm lại các bài tập.
Nhận xét tiết học.	
–––––––––––––––––––––––––––––––––––
Âm nhạc
Tiết 1: Ôn bài hát lớp 1
I/. Mục tiêu:
- Gây không khí hào hứng học âm nhạc.
- Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1
- Hát đúng, hát đều, hòa giọng.
	- Giáo dục thái độ nghiêm trang khi chào cờ.
II/. Chuẩn bị: Bộ gõ
III/. Các hoạt động trên lớp:(35’)
1/. Khởi động:
Giới thiệu bài, ghi tựa, hs nhắc.
2/. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát lớp 1.(20’)
- Học sinh ôn lại một số bài hát.
 + Giáo viên cho hs hát đồng thanh lại các bài hát, kết hợp vỗ tay theo phách và tiết tấu.
+ Cá nhân hát.
+ Vận động phụ họa một số bài hát.
 Học sinh thể hiện theo nhóm.
Các nhóm nhận xét, biểu diễn.
+ Lớp thực hiện theo dãy. Gv nhận xét, chốt.
Hoạt động 2: Nghe Quốc ca.(15’)
- Học sinh biết nghe Quốc ca và có thái độ chào cờ đúng đắn.
+ Gv hát mẫu.
+ Lớp hát đồng thanh.
? Quốc ca được hát khi nào?(hsk)
? Khi chào cờ em phải đứng như thế nào?(hsg)
Gv cho học sinh tập cách chào cờ, hát Quốc ca.
3/Củng cố dặn dò
Giáo dục: Khi chào cờ, hát Quốc ca, chúng ta phải đứng nghiêm túc, 	không nói chuyện, quay trước, quay sau và đứng ở tư thế nghiêm. 	Hát Quốc ca phải to, rõ ràng, đúng nhịp điệu.
 Nhận xét tiết học.	
Sinh hoạt lớp
II /. Nhận định: 
- Gv nhận xét về nề nếp trong tuần qua:
+ Vệ sinh: hs biết cách giữ gìn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
+ Học tập: Có ý thức học tập. Bước đầu hình thành thói quen học tập tốt, có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, chữ viết tương đối đều
+ Tồn: Một số em sách vở, đồ dùng chưa đủ: Công Lý, Yến, Linh.
Giáo viên đề cử ban cán sự lớp:
+Lớp trưởng:Nguyễn Hồng Khanh
+Lớp phó: Hồ Thị Thủy Tiên
 Nguyễn Thị Xuân Thy
+ Tổ trưởng tổ 1: Trương Sơn Hà Nguyên
+ Tổ trưởng tổ 2: Nguyễn Thị Minh Anh
+ Tổ trưởng tổ 3: Lê Khánh Linh
+ Tổ trưởng tổ 4: Bùi Thị Cẩm Trang
Lấy ý kiến lớp:
- Gv nêu nhiệm vụ cho từng ban cán sự lớp.
III/. Phương hướng:
- Rèn nề nếp học tập: truy bài, trật tự, sách vở và nề nếp học tập 	trên lớp.
- Duy trì các nề nếp khác.
Lớp hát tập thể.
Gv nhận xét chung.
–––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 1(11).doc