Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 23

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 23

ĐẠO ĐỨC

Bài 23: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI / TIẾT 1.

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Giúp học sinh hiểu :

- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhắc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.

- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.

2.Kĩ năng :

-Biết phân biệt hành vi đúng – sai khi nhận và gọi điện thoại.

-Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.

3.Thái độ : Có thái độ tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại.

II/ CHUẨN BỊ :

- Băng ghi âm một đoạn hội thoại. Bộ đồ chơi điện thoại.

- Sách, vở BT.

 

doc 37 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
Bài 23: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Giúp học sinh hiểu :
•- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhắc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.
•- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.
2.Kĩ năng : 
-Biết phân biệt hành vi đúng – sai khi nhận và gọi điện thoại. 
-Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
3.Thái độ : Có thái độ tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại.
II/ CHUẨN BỊ :
- Băng ghi âm một đoạn hội thoại. Bộ đồ chơi điện thoại.
- Sách, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : PP kiểm tra 
-Cho HS nói chuyện cặp đôi .
-Nhận xét, đánh giá.
2.Bài mới : Giới thiệu bài .
Hoạt động 1 : Thảo luận.
Mục tiêu : Học sinh biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại lịch sự.
-PP sắm vai :GV mở cho học sinh nghe băng, hoặc 2 em lên sắm vai đang nói chuyện điện thoại.
 -Nhận xét. Khen ngợi học sinh biết nói chuyện qua điện thoại.
-PP đàm thoại :
-Khi điện thoại reo bạn Vinh làm gì và nói gì ?
-Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế 
nào ?
-Em có thích cách nói chuyện của hai bạn qua điện thoại không ? Vì sao ?
-Em học được điều gì qua hội thoại trên ?
-Kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại. em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng từ tốn.
Hoạt động 2 : Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.
Mục tiêu : Học sinh biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lí.
-Hướng dẫn thực hiện :
-GV viết các câu trong đoạn hội thoại nào đó lên 4 tấm bìa.
-Kết luận về cách sắp xếp.
-Đoạn hội thoại diễn ra lúc nào ?
-Bạn nhỏ đã thể hiện được điều gì khi nói chuyện điện thoại ?
	Trò chơi :
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm.
Mục tiêu : Học sinh biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
-PP hoạt động : Giáo viên đưa câu hỏi :
-Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại ?
-Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
-Kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to nói trống không.
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
-Nhận xét, đánh giá.
-Luyện tập.
3.Củng cố :
-Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học.
- Dặn dò- Học bài.
-Biết nói lời yêu cầu đề nghị/ tiết 2.
-2 cặp học sinh thực hành sắm vai :
Mượn sách.
Hỏi mượn bạn vở bài học.
-1 em nhắc tựa bài.
-2 em lên đóng vai (nội dung SGV/ tr 68)
-Nhấc máy nghe và nói : A lô, tôi xin nghe.
-Hỏi thăm lịch sự nhẹ nhàng. Vinh đây 
chào bạn ! Chân bạn đã hết đau chưa ?
-Em thích vì hai bạn nói chuyện với nhau rất tế nhị lịch sự.
-Học được cách nói chuyện qua điện thoại lịch sự nhẹ nhàng.
-Đại diện nhóm cử người trình bày.
-4 em cầm 4 tấm bìa đứng thành hàng ngang và lần lượt từng em đọc to các câu trên tấm bìa của mình. 
-Một số em sắp xếp lại vị trí các tấm bìa cho hợp lí.
-Trả lời.
-Lịch sự nhẹ nhàng.
-Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
-Vài em đọc lại.
-Làm bài 2,3 trang 36 vở BT.
-Học bài.
Rút kinh nghiệm – Lưu ý:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần 23: Chủ đề : Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Thứ hai, ngày..tháng ..năm
TOÁN
 Bài 111: SỐ BỊ CHIA- SỐ CHIA- THƯƠNG .
 I/ MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Giúp học sinh :
•-Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
•-Củng cố cách tìm kết quả của phép chia.
2. Kĩ năng : Làm tính đúng, chính xác.
3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ : 
- Các thẻ từ ghi sẵn : Số bị chia- Số chia- Thương.
- Sách, vở BT, bảng con, bộ đồ dùng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : PP kiểm tra :
-Điền dấu thích hợp vào chỗ trống .
2 x 3 c 2 x 5
8 : 2 c 2 x 2
 20 : 2 c 6 x 2
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Giới thiệu Số bị chia- Số chia- Thương.
PP giảng giải :
-Viết bảng : 6 : 2
-6 : 2 = ?
-Giới thiệu : Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là Thương (vừa giảng vừa gắn thẻ từ).
PP hỏi đáp :
6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
-Số bị chia là số như thế nào trong phép chia ?
-Số chia là số như thế nào trong phép chia ?
-Thương là gì ?
 6 : 2 = 3, 3 là thươ ng trong phép chia 6 : 2 = 3
nên 6 : 2 cũng là thương của phép chia này.
-Hãy nêu thương của phép chia 6 : 2 = 3 ?
-Yêu cầu học sinh nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép chia của một số phép chia.
-Nhận xét.
-Cho HS chơi trò chơi .
Hoạt động 2 : Thực hành .
Mục tiêu : Củng cố kĩ năng thực hành trong bảng chia 2.
PP thực hành : 
Bài 1 : Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
-Viết bảng : 8 : 2 và hỏi 8 : 2 = ?
-Hãy nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính chia trên ?
-Vậy ta phải viết các số của phép chia này vào bảng ra sao ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : Bài 2 yêu cầu làm gì ?
-Nhận xét.
Bài 3 : Gọi 1 em nêu đề bài .
-Bảng phụ : Ghi bài 3.
-Dựa vào phép nhân hãy suy nghĩ và lập phép chia
-Nêu tên gọi thành phần và kết quả trong phép chia 8 : 2 = 4 ? 
-Nhận xét.
3. Củng cố : 
-Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép chia 20 : 2 = 10.
Giáo dục -Nhận xét tiết học.
- Dặn dò- Học bài.
-Bảng con, 3 em lên bảng.
2 x 3 c 2 x 5
8 : 2 c 2 x 2
 20 : 2 c 6 x 2
-Số bị chia- Số chia- Thương.
-6 chia 2 bằng 3.
-Theo dõi.
6 gọi là số bị chia.
2 gọi là số chia.
3 gọi là thương.
-Là một trong hai thành phần của phép chia (hay là số được chia thành hai phần bằng nhau)
-Là thành phần thứ hai trong phép chia (hay là số các phần bằng nhau được chia ra từ số bị chia)
-Thương là kết quả trong phép chia hay cũng chính là giá trị của một phần.
-1 em nhắc lại.
-Thương là 3, Thương là 6 : 2.
-Trao đổi theo cặp (tự nêu phép chia và nêu tên gọi).
-Trò chơi “Banh lăn”.
-Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống.
8 chia 2 được 4.
 8 : 2 = 4 
 ¯ ¯ ¯
 Số bị chia Số chia Thương
 Thương 
-8 là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương.
-2 em làm trên bảng. Lớp làm vở BT.
-Nhận xét.
-Tính nhẩm .
-2 em lên bảng làm, mỗi em làm 4 phép tính . Nhận xét.
 -2 x3 = 6 2 x 4 = 8 2 x 5 = 10
 -6 : 2 = 3 8 : 2 = 4 10 : 2 = 5
-Viết phép chia và số thích hợp vào ô trống.
-Học sinh đọc phép nhân : 2 x 4 = 8.
-Phép chia 8 : 2 = 4, 8 : 4 = 2.
-Đồng thanh 2 phép chia vừa lập.
-8 là số bị chia, 2 là số chia, 4 là thương.
- 1 em lên bảng điền tên gọi các thành phần và kết quả. Nhận xét.
-Lớp làm vở.
-1 em nêu : Số bị chia- số chia- thương.
-Học thuộc bảng chia 2.
TẬP ĐỌC
Bài 45: BÁC SĨ SÓI / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
•-Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Ngựa, Sói)
•Hiểu : Hiểu các từ ngữ khó : khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc ..
-Hiểu nội dung truyện : Sói gian ngoan đầy mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục HS nên sống khiêm tốn, thật thà.
II/ CHUẨN BỊ :
- Tranh : Bác sĩ Sói.
- Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : PP kiểm tra.
-Gọi 3 em đọc bài “Cò và Cuốc”
-Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi gì ?
-Vì sao Cuốc hỏi như vậy ?
-Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đocï .
Mục tiêu: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Ngựa, Sói)
-PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng người kể vui, vẻ tinh nghịch, giọng Sói giả bộ hiền lành, giọng Ngựa giả bộ ngoan ngoãn, lễ phép). Nhấn giọng các từ ngữ : thèm rỏ dãi, toan xông đến, khoác lên người, bình tĩnh, giả giọng, lễ phép.
a.Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
b.Đọc từng đoạn trước lớp.
Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-Hướng dẫn đọc chú giải : (SGK/ tr 42)
-PP giảng giải : Giảng thêm : Thèm rỏ dãi : nghĩ đến món ăn ngon thèm đến nỗi nước bọt trong miệng ứa ra.
-Nhón nhón chân : hơi nhấc cao gó ... ch trình bày bài giải.
2.Kĩ năng : Tìm thừa số của phép nhân đúng, nhanh, chính xác.
3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học.
II/ CHUẨN BỊ :
- Các tấm bìa mỗi tấm có 2 chấm tròn.
- Sách, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : PP kiểm tra : GV cho HS làm phiếu .
-Một đàn kiến có 21 con. Hỏi 1/3 đàn kiến có mấy con ?
-Nhận xét.
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Tìm một thừa số của phép nhân.
Mục tiêu : Biết cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
-PP trực quan -giảng giải
a/ Tìm một thừa số của phép nhân.
-GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn.
-Nêu bài toán : Có 3 tấm bìa như nhau, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
-PP vấn đáp : Em hãy nêu phép tính giúp em tìm số chấm tròn trong cả 3 bìa ?
-Nêu tên gọi thành phần và kết quả trong phép nhân ?
-GV gắn thẻ từ : Thừa số- thừa số- Tích.
 2 x 3 = 6
 ¯ ¯ ¯
 Thừa số Thừa số Tích
-Dựa vào phép nhân trên hãy nêu phép chia tương ứng ?
PP truyền đạt : Để lập được phép chia 6 : 2 = 3 chúng ta hãy lấy tích (6) trong phép nhân 2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3).
-GV giới thiệu tương tự với phép chia 6 : 3 = 2.
-2 và 3 là gì trong phép nhân 2 x 3 = 6 ?
-Vậy ta thấy nếu lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ được thừa số kia .
-Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
-Nhận xét.
B/Tìm thừa số chưa biết.
-PP thực hành : Viết bảng : x x 2 = 8 và yêu cầu học sinh đọc.
PP giảng giải : x là thừa số chưa biết trong phép nhân x x 2 = 8. Chúng ta sẽ học cách tìm thừa số chưa biết này.
-PP hỏi đáp : x là gì trong phép nhân x x 2 = 8 ?
-Muốn tìm thừa số x trong phép nhân này ta làm như thế nào ?
-Em nêu phép tính tương ứng để tìm x như thế nào ?
-Vậy x bằng mấy ?
-GV ghi bảng x x 2 = 8.
 x = 8 : 2
 x = 4.
-Như vậy ta tìm được x = 4 để có 4 x 2 = 8
-GV viết tiếp bài toán : 3 x x = 15
-PP hỏi đáp : Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta làm thế nào ?
-Trò chơi.
Hoạt động 2 : Luyện tập- thực hành .
Mục tiêu : Biết cách trình bày bài toán dạng tìm thừa số chưa biết (tìm x).
-PP thực hành :
Bài 1 :
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-PP hỏi đáp : x là gì trong phép tính ?
-Vì sao em lấy 12 chia cho 3 ? lấy 21 :3?
-Nhận xét.
Bài 4 : Gọi 1 em đọc đề.
-Có bao nhiêu học sinh ngồi học ?
-Mỗi bàn có mấy học sinh ?
-Bài toán yêu cầu gì ?
-Muốn tìm số bàn ta thực hiện phép tính gì ?
-Nhận xét.
3.Củng cố : Muốn tìm thừa số trong một tích ta làm thế nào ?
-Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết.
- Dặn dò.
-Học sinh tóm tắt và giải vào phiếu.
Tóm tắt Giải
3 phần : 21 con 1/3 số con kiến có là :
1 phần : ? con 21 : 3 = 7 (con)
 Đáp số : 7 con kiến.
-Tìm một thừa số của phép nhân.
-Quan sát.
-Suy nghĩ và trả lời : Có tất cả 6 chấm tròn.
-Phép nhân : 2 x 3 = 6.
-2 và 3 là các thừa số, 6 là tích.
-Nhiều em nhắc lại.
-Phép chia 6 : 2 = 3, 6 : 3 = 2.
-Nghe và nhắc lại : Cách lập phép chia 
6 : 2 = 3 là dựa vào phép nhân 2 x 3 = 6.
-Thực hiện tiếp với phép tính 6 : 3 = 2.
-Là các thừa số.
-Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
-Nhiều em nhắc lại.
-1 em đọc x nhân 2 bằng 8.
-x là thừa số.
-Ta lấy tích chia cho thừa số còn lại.
x : 2 = 8
- x = 4
-Học sinh đọc bài toán.
x x 2 = 8.
 x = 8 : 2
 x = 4.
-1 em lên bảng. Lớp làm bài vào nháp
3 x x = 15
 x = 15 : 3
 x = 5.
-Nhận xét bài bạn,
-Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-Học thuộc lòng.
-Trò chơi “Mưa rơi”
Tự làm bài, đổi vở kiểm tra nhau.
-1 em đọc bài, sửa bài.
 2 x 4 = 8 3 x 4 = 12
 8 : 2 = 4 12 : 3 = 4
 8 : 4 = 2 12 : 3 = 4
-Tìm x
-x là thừa số chưa biết.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở BT.
x x 3 = 12 3 x x = 21
 x = 12 : 3 x = 21 : 3
 x= 4 x = 7
-Vì x là thừa số trong phép nhân x x 3 = 12, nên để tìm x ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
, mỗi bàn có 2 học sinh. Hỏi có tất cả bao nhiêu bàn học ?
-Có 20 học sinh.
-Mỗi bàn có 2 học sinh.
-Tìm số bàn.
-Phép chia 20 : 2
-HS làm bài, 1 em lên bảng. Lớp làm vở
Tóm tắt Giải
2 HS : 1 bàn Số bàn học có là :
20 HS : ? bàn 20 : 2 = 10 (bàn)
 Đáp số : 10 bàn.
-1 em nêu.
-Học thuộc ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm – Lưu ý:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TẬP LÀM VĂN
Bài23: ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH.
VIẾT NỘI QUY .
 I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
•- Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
 -Biết viết lại một vài điều trong nội quy của trường.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nói, viết được nội quy của trường.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bản nội quy nhà trường. Bảng phụ ghi bài 2a. Tranh, ảnh hươu sao, con báo.
- Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Mục tiêu : Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp, thể hiện thái độ lịch sự.
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Trực quan : Tranh.
-PP vấn đáp :
-Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai ?
-Trao đổi về việc gì ?
-GV cho từng nhóm HS trả lời theo cặp.
-Theo dõi giúp đỡ.
-Giáo viên nhắc nhở : Không nhất thiết phải lập lại nguyên văn từng lời nhân vật mà chỉ cần hỏi- đáp
với thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự.
-PP hỏi đáp : Khi đáp lại lời khẳng định cần đáp lại với thái độ như thế nào ?
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-PP trực quan : Tranh : hươu sao vàbáo.
-Giáo viên hướng dẫn.
-Bảng phụ: Ghi nội dung bài 2.
-GV yêu cầu học sinh đóng vai theo cặp .
-Trong mọi trường hợp, cần thể hiện thái độ vui vẻ, lịch sự.
-Nhận xét.
-Trò chơi.
Hoạt động 2: Làm bài viết
Mục tiêu : Bước đầu biết làm bài viết vài điều nội quy trong trường.
Bài 3 : (Bài viết) Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên treo bảng nội quy :
Đ1: Biết vâng lời thầy cô giáo , người lớn
Đ2: Nói năng lễ phép trong giao tiếp.
Đ3: D0oàn kết giúp đỡ bạn bè.
Đ4: Đi học đều đúng giờ nghỉ phải xin phép.
Đ5: Giữ trật tự khi ra vào lớp.
Đ6: Giữ gìn đồ dùng học tập.
-Hướng dẫn cách trình bày : Tên bảng nội quy viết giữa dòng. Xuống dòng, viết lần lượt từng điều, đánh số thứ tự cho mỗi điều.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng -Nhận xét tiết học.
- Dặn dò- Thực hành đáp lời khẳng định với thái độ lịch sự, lễ phép. Ghi nhớ và tuân theo nội quy nhà trường.
-1 em nhắc tựa bài.
-Quan sát tranh đọc lời các nhân vật trong tranh.
-Quan sát.
-Cuộc trao đổi giữa các bạn học sinh với cô bán vé.
-1 em đọc lời các nhân vật.
-2 em thực hành đóng vai.
+Các bạn : Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ?
+Cô đáp : Có chứ.
-Từng cặp 2 học sinh thực hành tiếp :
+Thưa cô, chương trình biểu diễn hôm nay có tiết mục xiếc hổ không ạ?
+Tất nhiên là có cậu bé a!
+Hay quá! Tuyệt quá! Cô bán cho cháu một vé.
-Khi đáp lại lời khẳng định cần đáp lại với thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự.
-Nói lời đáp của em trong từng tình huống a.b.c.
-Quan sát.
-Từng cặp HS thực hành hỏi-đáp:
a/Mẹ ơi!Đây có phải con hươu sao không ạ!
-Phải đấy con ạ.
-Con đáp lại lời khẳng định với thái độ tán thưởng :Trông nó dễ thương quá! Nó giống con hươu trong phim thế, mẹ nhỉ ? Nó xinh quá!
-Nhận xét.
b/Thế cơ ạ ? Nó giỏi quá mẹ nhỉ?Vào rừng mà gặp nó thì nguy mẹ nhỉ ?
c/May quá, cháu xin gặp bạn ấy một chút ạ! Cháu xin phép gặp bạn ấy được không ạ?
-1-2 em đọc nội quy (đọc rõ ràng rành mạch)
-Học sinh tự chọn và làm bài vào vở.
-5-6 em đọc lại bài (rõ ràng rành mạch từng điều), giải thích lí do vì sao chọn điều này mà không chọn điều khác.
-Nhận xét.
-
Ghi nhớ và tuân theo nội quy nhà trường.
Rút kinh nghiệm – Lưu ý:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docG.an tuan 23.doc