A. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các CH trong SGK).
3. Thái độ: HS biết kính trọng thầy, cô giáo.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Giáo án + Tranh minh hoạ bài học sgk.
- HS: Dụng cụ học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: TIẾT 1 (35 phút)
I. Khởi động:(1 phút)
II. Bài cũ: (3 phút)
-Gọi hs đọc bài và TLCH bài Ngôi trường mới.
-Gv nhận xét ghi điểm.
TUẦN 7 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009 Tiết 1 & 2 TẬP ĐỌC Bài : NGƯỜI THẦY CŨ A. MỤC TIÊU: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài. - Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ. (trả lời được các CH trong SGK). 3. Thái độ: HS biết kính trọng thầy, cô giáo. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Giáo án + Tranh minh hoạ bài học sgk. - HS: Dụng cụ học tập. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: TIẾT 1 (35 phút) I. Khởi động:(1 phút) II. Bài cũ: (3 phút) -Gọi hs đọc bài và TLCH bài Ngôi trường mới. -Gv nhận xét ghi điểm. III. Bài mới: (30 phút) 1.Giới thiệu: (1’) Hôm nay, chúng ta học bài Người thầy cũ. Gv ghi tựa bài lên bảng. 2. Các hoạt động: Hoạt động dạy Hoạt động học Hỗ trợ * Hoạt động 1:HD luyện đọc. * MT: - Biết nghỉ sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. * Cách tiến hành: - Đọc mẫu bài. -Hd hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: -Hd hs đọc đúng các từ khó:nhộn nhịp, bỏ mũ, chớp mắt, cửa số, nhớ mãi. b. Đọc từng đoạn trước lớp. -Hd các em ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. -Giúp hs hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn: xúc động, hình phạt, lễ phép. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. -Gv theo dõi hd các nhóm đọc đúng. d. Thi đọc giữa các nhóm. -Gv bố trí hs có trình độ tương đương thi nhau đọc. -Hs lắng nghe. -Hs tiếp nối nhau đọc từng câu. -Hs đọc cá nhân các từ khó. -Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn. -Hs đọc phần chú giải sau Bài học. -Lần lượt từng hs trong nhóm đọc. -Các tổ thi nhau đọc. TIẾT 2 (35 phút) Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 2: Hd tìm hiểu các đoạn : * MT: Hiểu nghĩa của các từ ngữ chú giải trong bài: xúc động, hình phạt, lễ phép, mắc lỗi. - Hiểu nội dung bài cảm nhận được ý nghĩa hình ảnh người thầy đáng kính trọng. * Cách tiến hành: Gọi hs đọc câu hỏi, đoạn, Bài – Tìm ý tả lời câu hỏi SGK. (?) Bố Dũng đến trường làm gì? (?) Em thử đón xem vì sao bố Dũng lại đón thầy ngay ở trường? (?) Khi gặp thầy giáo cũ bố của Dũng đã thể hiện sự kính trọng như thế nào? (?) Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì về thầy? (?) Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về? 4. Luyện đọc lại: -Cho hs đọc phân vai -Gv và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất. - Đọc câu hỏi, đoạn, Bài và TLCH theo yc của GV. (Tìm gặp lại thầy giáo cũ) (Vì bố vừa về nghĩ phép muốn đến chào thầy giáo ngay.) ( Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy.) ( Kn thời đi học có lần trèo qua cửa sổ không phạt.) ( Bố cũng có lần. Mắc lại nữa) -Các nhóm phân vai đọc. - Lắng nghe IV. Củng cố: (3 phút) -Gọi hs đọc lại bài. (?) Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? V. Hoạt dộng nối tiếp: (2’) -Gv nhận xét lớp. -Về nhà đọc lại bài. -Chuẩn bị bài: Thời khoá biểu. Tiết 3 TOÁN Bài : LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU: Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Giáo án + SGK. - HS: Dụng cụ học tập, vở bài tập. C. CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY - HỌC : I. Khởi động :(1phút) II. Bài cũ: (3phút) -Gọi hs lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau: Tổ 1 17 cái thuyền Tổ 2 ít hơn tổ 1 7 cái thuyền Tổ hai................... cái thuyền ? -Nhận xét ghi điểm – nhận xét chung. III. Bài mới:(25phút) 1. Giới thiệu:(1phút) Hôm nay, chúng ta học bài. Luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng. 2. Các hoạt động: Hoạt động dạy Hoạt động học Hỗ trợ * Hướng dẫn thực hành: * Bài 2: * MT: Biết dựa vào tóm tắt nêu thành bài toán. * Cách tiến hành: Gọi hs đọc bài, gv giảng cho hs hiểu và trình bày bài giải. * Bài 3: Rèn kỹ năng giải toán về ít hơn, nhiều hơn. -Gv giúp hs hiểu “anh hơn em 5 tuổi” có thể hiểu la “em kém anh 5 tuổi” ngược lại. -Hs giải vào vở. * Bài 4: Cho hs xem tranh SGK. -Gọi 1 hs lên bảng giải, hs còn lại giải vào vở. -Hs nêu yêu cầu. -Hs đặt đề toán. Giải Tuổi em là 16 – 5 = 11 (tuổi) Đáp số : 11 tuổi -Hs nêu yêu cầu. -Hs đặt đề toán và giải. Giải Tuổi anh là 11 + 5 = 16 (tuổi) Đáp số : 16 tuổi Giải Số tầng của toà nhà thứ hai 16 – 4 = 12 (tầng) Đáp số : 12 tầng IV. Củng cố:(4phút) -Gv thu vở hs chấm điểm. -Nhận xét tuyên dương V. Hoạt động nối tiếp:(1phút) -Nhận xét tiết học. -Về nhà làm VBT. -Chuẩn bị bài sau: Kilôgam Tiết 4 ĐẠO DỨC CHĂM LÀM VIỆC NHÀ A. MỤC TIÊU: - Biết : trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai. - HS: Dụng cụ học tập. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: (Tiết 1) 1. Khởi động:(1 phút) 2. Bài cũ: (3 phút) - Cho hs làm BT 4. - Gv nhận xét – Nhận xét chung. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: (1’) Hôm nay, chúng ta học bài Chăm làm việc nhà. Gv ghi bảng. b. Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học 10’ 8’ 7’ * HĐ 1: Phân tích bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”. +MT: Hs biết 1 tấm gương chăm làm việc nhà. * Cách tiến hành: Làm việc cả lớp. - Đọc diễn cảm bài thơ. Nêu câu hỏi cho hs thảo luận. (?) Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?( Làm các việc nhà giúp mẹ.) (?) Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đỗi với mẹ?( Bạn thương mẹ chia sẻ vất vả với mẹ.) (?) Em hãy đoán xem mẹ bạn nghĩ gì khi thấy những việc bạn đã làm?( Mẹ bạn sẽ vui và hài lòng.) - Kết luận: Gv chốt ý đúng của hs vừa trả lời. * Hoạt động2: Bạn đang làm gì? * Mục tiêu: Hs biết được một số nhà phù hợp với khả năng của các em. * Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm. - Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh và yêu cầu các nhóm nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm. + Tranh 1: Cảnh một em gái đang cất quần áo phơi trên dây ngoài sân.( Cất quần áo.) + Tranh 2: Cảnh một em trai đang dùng bình nhỏ tưới nước cho hoa, cây trong vườn.( Tưới cây tưới hoa.) + Tranh 3: Cảnh một em trai đang vãi thóc cho gà ăn ở sân.( Cho gà ăn.) +Tranh 4: Cảnh một em gái đang nhặt rau, phụ giúp mẹ nấu cơm.( Nhặt rau.) +Cảnh một em gái đang rửa cốc chén.( Rửa ấm chén.) +Tranh 6: Cảnh một em trai đang lau bàn ghế.( Lau bàn ghế.) (?) Các em có thể làm việc đó không? -Kết luận: Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng. * Hoạt động 3: Điều này đúng hay sai. * Mục tiêu: Hs có nhận thức thái độ đúng đối với công việc gia đình. * Cách tiến hành: Gv lần lượt nêu từng ý kiến. a/ Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình.( Sai (xanh) b/ Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng.( Đúng (đỏ) c/ Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở.( Sai (xanh) d/ Cần làm tốt việc nhà khi có mặt, cũng như khi vắng mặt người lớn.( Đúng (đỏ) đ/ Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ.( Đúng (đỏ) - Kết luận:Chăm sóc làm việc nhà là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình yêu thương ông bà cha mẹ - Lắng nghe. - Thảo luận để trả lời. - Lắng nghe. - Làm việc theo nhóm. - Nhận và nêu tên theo tranh - Phát biểu tự do. - Lắng nghe. - Giơ thẻ màu qui ước. - Lắng nghe. 4. Củng cố:(3 phút) -Cho hs làm BT 2, 3 VBT. - Gv nhận xét. 5. Hoạt động nối tiếp : (2 phút) -Về nhà xem lại bài.-Chuẩn bị bài sau: Chăm làm việc nhà. Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009 Tiết 1 KỂ CHUYỆN Bài: NGƯỜI THẦY CŨ A. MỤC TIÊU: - Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (BT1). - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2). B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Tranh minh hoạ. - HS: Dụng cụ học tập. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1 . Khởi động:(1 phút) 2. Bài cũ: (3 phút) - Gọi hs lên kể lại truyện đã học lần trước. - Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét chung. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: (1’) Trong tiết kể chuyện hôm nay, chúng ta kể câu chuyện Người thầy cũ. Gv ghi bảng. b. Các hoạt động: Hoạt động dạy Hoạt động học Hỗ trợ * Hoạt động 1: Hd kể chuyện: * MT:Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý, dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện “Người thầy cũ”. - Biết kể chuyện tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. * Cách tiến hành: - Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện. (?) Câu chuyện Người thầy cũ có những ai?( Dũng, chú Khánh, thầy giáo.) - Cho hs đọc yêu cầu của bài. - Cho hs tập kể trong nhóm - Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp. - Khen ngợi những hs kể tốt . + Kể toàn bộ câu chuyện: - Hd hs kể lại toàn bộ câu chuyện theo các bước sau: Kể trong nhóm, kể lớp... - Cho hs xung phong đóng vai kể lại câu chuyện: (Người dần chuyện, chú Khánh, Thầy giáo, Dũng.) - Quan sát tranh phân biệt nhân vật. - Nói tóm tắt nội dung mỗi tranh. - Tiếp nối nhau kể từng đoạn trong nhóm. - Đại diện kể trước lớp. - Kể theo vai. 4. Củng cố:(3 phút) - Gọi vài hs kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gv nhận xét tuyên dương. 5. Hoạt động nối tiếp: (2’) - Về nhà t ... át. - Thu 7 vở hs chấm điểm. * Hoạt động 2: HD làm bài tập: * Mục tiêu:Làm đúng các bài tập phân biệt:iê/yê/ya; r/d/gi. * Cách tiến hành: * Bài 2: Giúp hs nắm được yêu cầu của bài. - khuya. yên ... yên chuyện . tiếng ,tiếng ... * Bài 3: Gv nêu yêu cầu cho hs trả lời. -Những tiếng bắt đầu bằng gi:gió, giấc. - Những tiếng bắt đầu bằng r:rồi, ru. - Lắng nghe,2 hs đọc lại. - Trả lời - Tự nhận xét. - Viết bảng con. - Lắng nghe. - Chép vào vở theo yêu cầu . - 7 em nộp, còn lại đổi vở bắt lỗi. - ĐoÏc yêu cầu bài tập, 1 em làm trên bảng, còn lại làm vào vở. - Đọc yc BT và trả lời câu hỏiû. 4. Củng cố: (3 phút) -Hs xem lại những từ viết còn sai để sửa. -Gv nhận xét tiết học. 5. Hoạt động nối tiếp:(2 ‘) - Các em về xem lại bài. -Chuẩn bị bài sau: Bông hoa niềm vui Tiết 4 TOÁN Bài : 53 - 15 A. MỤC TIÊU: - Giúp HS: + Biết thực hiện phép trừ có nhớ,số bị trừ là số có 2 chữ số và có chữ số hàng đơn vị là 3, số trừ là số có 2 chữ số. + Củng cố cách tìm số hạng trong phép cộng và tìm số bị trừ trong phép trừ. Tập 4 điểm để có hình vuông. + Làm đúng các bài tập có dạng 53 – 15. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời ,bảng gài. - HS: Dụng cụ học tập. C. CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY - HỌC : I. Khởi động :(1phút) II. Bài cũ: (3phút) -Gọi hs lên bảng đặt tính rồi tính. 73 – 9 43 - 6 -Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung. III. Bài mới: 1. Giới thiệu:(1phút) Hôm nay, chúng ta học bài 53 - 15. Ghi tựa bài lên bảng. 2. Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 10’ * Hoạt động 1:Giới thiệu phép trừ dạng 53 – 15. * Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ có nhớ,số bị trừ là số có 2 chữ số và có chữ số hàng đơn vị là 3, số trừ là số có 2 chữ số. * Cách tiến hành: -Gv nêu: có 53 que tính, lấy đi 15 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính? -Gv ghi bảng : 53 – 15 -Muốn lấy đi 15 que tính ta làm thế nào? -Còn lại mấy que tính rời. -Như vậy còn lại bao nhiêu que tính rời và bao nhiêu bó que tính 1 chục? -Gộp 3 bó 1 chục và 8 que tính rời được bao nhiêu que tính? -Vậy 53 que tính lấy đi 15 que tính còn lại mấy que tính? -Gv ghi bảng : 53 – 15 = 28 -Gọi hs lên bảng đặt tính và tính * Hoạt động 2: Thực hành: * Mục tiêu: Củng cố cách tìm số hạng trong phép cộng và tìm số bị trừ trong phép trừ. Tập 4 điểm để có hình vuông. * Cách tiến hành: * Bài 1: Cho hs đặt tính và tính vào vở. * Bài 2: yêu cầu hs đặt tính trên bảng con. * Bài 3: Gọi hs tính kết hợp nêu lại tìm số bị trừ. * Bài 4: Gv hd cho hs từ 4 điểm và vẽ nối lại thành hình vuông. - Thao tác trên que tính để tìm kết quả. - Còn lại 28 que tính - Trả lời. - Đọc : 58 trừ 15 bằng 28. - Lên bảng đặt tính. - Đặt tính và tính vào vở. - Đặt tính trên bảng con. - Thực hành vẽ hình IV. Củng cố: (3 phút) -Cho hs lên bảng làm tính đuổi. -Nhận xét tuyên dương V. Hoạt động nối tiếp: (1 phút) -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008 Tiết 1 THỂ DỤC Tiết 2 TẬP LÀM VĂN Bài : GỌI ĐIỆN I. MỤC TIÊU : 1. Rèn kỹ năng nghe và nói. - Đọc hiểu bài Gọi điện, nắm được 1 số thao tác khi gọi điện. - Trả lời được các câu hỏi về: thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. 2. Rèn kỹ năng viết: Viết được 4, 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi hs. 3. Giúp thực hành thành thạo khi gọi, nghe điện thoại. II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - GV: Máy điện thoại. - HS: Dụng cụ học tập, điện thoại (đồ chơi). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động: (1 phút) 2. Bài cũ: (3 phút) - Gọi 2 hs làm BT1 tuần 11. - Gọi 2 hs đọc bức thư ngắn thăm hỏi ông, bà BT3. - Gv nhận xét ghi điểm-Nhận xét chung. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: (1’) Hôm nay, chúng ta học bài: Gọi điện. Gv ghi tựa bài lên bảng. b. Các hoạt động: Thờilượng Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 10’ * Hoạt động 1: Rèn kỹ năng nghe và nói. * Mục tiêu: Đọc hiểu bài Gọi điện, nắm được 1 số thao tác khi gọi điện. Trả lời được các câu hỏi về: thứ tự các việc cần làm khi gọi điện, tín hiệu điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại. * Cách tiến hành: Bài 1: (miệng). - Gọi 2 hs đọc thành tiếng bài: Gọi điện. - Hd hs trả lời từng câu: +Sắp xếp lại thtự các việc phải làm khi gọi điện. . Tìm số máy của bạn. . Nhắc ống nghe lên. . Nhấn số. +Em hiểu các tín hiệu sau nói điều gì? . Tút ngắn, liên tục: Máy đang bận. . Tút dài, ngắt quãng: Không có ai nhấc máy. +Nếu bố của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn thế nào? * Hoạt động 2: Rèn kỹ năng viết * Mục tiêu: : Viết được 4, 5 câu trao đổi qua đt theo tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi hs. * Cách tiến hành: Bài 2: (viết) Gợi ý cho hs: +Tình huống a: . Bạn gọi điện cho em nói về chuyện gì? . Bạn có thể sẽ nói với em thế nào? Em đồng ý và hẹn bạn ngày giờ cùng đi, em sẽ nói lại thế nào? +Tình huống b: . Bạn gọi điện cho em lúc em đang làm gì? . Bạn rủ em đi đâu? . Em hình dung bạn sẽ nói với em thế nào? .Em từ chối vì còn bận học, em sẽ TL bạn ra sao? - Nhắc hs trình bày đúng lời đối thoại. - Nhận xét góp ý: “Gia đình em có 4 người. Bố mẹ em đều làm ruộng, chị của em đi học. Mọi người trong gia đình em đều rất thương yêu nhau. Em rất tự hào về gia đình em. - 2 em đọc bài. - Suy nghĩ trả lời câu hỏi - Đọc yêu cầu bài. - Lắng ngghe gợi ý, thực hiện viết vào vở. - Đọc bài viết của mình. 4. Củng cố: (3 phút) - Gọi hs nhắc lại một số việc cần làm khi gọi điện - Gv nhận xét lớp. 5. Hoạt động nối tiếp: (2’) - Chuẩn bị bài sau: Kể về gia đình. Tiết 3 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH A. MỤC TIÊU: +Sau bài học hs có thể : -Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà. -Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu. -Biết cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng trong gia đình. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Tranh như sgk. - HS: Dụng cụ học tập. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động:(1 phút) 2. Bài cũ: (3 phút) -Kể những người trong gia đình em có những ai? -Gv nhận xét... 3. Bài mới: a. Giới thiệu: (1’) Trong tiết học hôm nay, chúng ta học bài Đồ dùng trong gia đình. Gv ghi bảng. b. Các hoạt động : Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 10’ * Hoạt động 1: Làm việc với sgk theo cặp. + Mục tiêu: Kể tên và nêu công dụng 1 số đd trong gđ. + Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo cặp. - Hd hs quan sát hình 1-3 trả lời câu hỏi. Kể tên các đồ dùng bình thường có trong gia đình dùng để làm gì? -Bước 2: Hoạt động cả lớp. -Gọi vài hs trình bày, hs khác bổ sung. -Bước 3: Làm việc theo nhóm. -Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu BT “Những đồ dùng trong gia đình” và yêu cầu nhóm trưởng kể tên các đồ dùng trong gia đình. Sau đó thư ký ghi vào phiếu. * Hoạt động 2: Thảo luận về bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong gia đình. + Mục tiêu: Biết cách sử dụng và bảo quản đd trong gđ. + Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp. - Yêu cầu hs quan sát hình 4,5,6 và trả lời các bạn trong từng hình đang làm gì +Bước 2: Làm việc cả lớp. -Kết luận: Muốn dùng bền, đẹp ta phải biết cách bảo quản và lao chùi thường xuyên... - Quan sát - Nói tên và công dụng của từng đồ dùng trong tranh. -Đại diện các nhóm bày. - Quan sát và trả lời. - Nhắc lại kết luận. 4. Củng cố:(3 phút) -Cho hs làm BT 1 vào VBT. -Gv thu vở hs chấm điểm bằng nhận xét. -Gv nhận xét chung. 5. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) -Về nhà xem lại bài. -Gv nhận xét lớp. -Chuẩn bị bài sau: Giữ sạch môi trường.... Tiết 4 TOÁN Bài : LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU: - Giúp HS: + Củng cố bảng trừ (13 trừ đi một số, trừ nhẩm) + Củng cố kỹ năng trừ có nhớ, vận dụng các bảng trừ để làm tính và giải toán. + Rèn tính cẩn thận, chính xác. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Viết sẵn nd bài tập 5. - HS: Dụng cụ học tập. C. CÁC HOẠT ĐÔÏNG DẠY - HỌC : I. Khởi động :(1phút) II. Bài cũ: (3phút) -Gọi hs lên bảng đặt tính rồi tính. 52 – 36 92 - 76 -Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung. III. Bài mới: 1. Giới thiệu:(1phút)Hôm nay, chúng ta học bài luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng. 2. Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học 25’ * Hướng dẫn thực hành: * Mục tiêu: Củng cố bảng trừ (13 trừ đi một số, trừ nhẩm).Củng cố kỹ năng trừ có nhớ, vận dụng các bảng trừ để làm tính và giải toán. * Cách tiến hành: * Bài 1: Hs tính nhẩm nêu kết quả. * Bài 2: Hs đặt tính và tính vào vở. * Bài 3: Hs tính trên bảng con.(Có thể bỏ). * Bài 4: Gv hd cho hs làm vào vở. * Bài 5: Hs tự thực hiện phép trừ đối chiếu kết quả, chọn câu đúng.(Có thể bỏ). - Đố nhau nêu kết quả. - Đặt tính và tính bảng con. - Từng cặp thi tính. - Làm vào vở theo yêu cầu. - Ghi kq vào bảng con. IV. Củng cố: (3 phút) -Cho hs nói nhanh kq bảng trừ 13 trừ đi một số. -Nhận xét tuyên dương V. Hoạt động nối tiếp: (2 phút) -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau: 14 trừ đi một số : 14 – 8
Tài liệu đính kèm: