Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 3 năm 2007

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 3 năm 2007

Tuần 3

Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2007

Tiết 1: Chào cờ

.

Tiết 2: Toán

Kiểm tra

I. Mục tiêu: kiểm tra hs về:

- Đọc viết các số có hai chữ số, kỹ năng cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; giải toán, đo độ dài.

- Rèn hs làm bài tập nhanh, chính xác.

- HS có ý thức tự giác, cẩn thận trong khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giấy kiểm tra

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 3 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy tuần 3
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
 1
2
3
4
Chào cờ
Toán
Tập đọc
Tập đọc
Tuần 3
Kiểm tra
Bạn của Nai nhỏ
TT
Ba
1
2
3
4
Toán
Kể chuyện
Chính tả
Âm nhạc
Phép cộng có tổng bằng 10
Bạn của Nai Nhỏ
Tập chép: Bạn của Nai nhỏ
Ôn tập bài hát: Thật là hay
Tư
1
2
3
 4
Toán
Tập đọc
LT và câu
Đạo đức
26 + 4; 36 + 24
Gọi bạn
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?
Biết nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 1)
Năm
1
2
3
4
Toán
Tập viết
TN - XH
Mỹ thuật
Luyện tập
Chữ hoa: B
Hệ cơ
Vẽ theo mẫu: Vẽ lá cây
Sáu
1
2
3
 4
Toán
Chính tả
TL văn
Sinh hoạt
9 cộng với một số: 9 +5
Nghe - viết: Gọi bạn
Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh
Tuần 3
Tuần 3
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2007
Tiết 1: Chào cờ
...............................................................................
Tiết 2: Toán
Kiểm tra
Mục tiêu: kiểm tra hs về: 
- Đọc viết các số có hai chữ số, kỹ năng cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; giải toán, đo độ dài.
- Rèn hs làm bài tập nhanh, chính xác.
- HS có ý thức tự giác, cẩn thận trong khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy kiểm tra
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết kiểm tra.
* Kiểm tra:
- Đoc đề, chép đề lên bảng:
+ Bài 1: Viết số:
a. Từ 70 đến 80 
b. Từ 89 đến 95
+ Bài 2: Điền số:
a. Số liền trước số 61 là...
b. Số liền sau của 99 là....
+ Bài 3: Đặt tính rồi tính:
 a.42 + 54 b.84 – 31 c.60 -25
+ Bài 4: Mai và Lan làm được 36 bông hoa. Lan làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm đượcbao nhiêu bông hoa?
+Bài 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
a. 5 dm = .....cm; b. 70 cm = .........dm
- Hướng dẫn hs cách trình bày bài làm.
- Theo dõi hs làm bài
- Thu bài hs chấm.
* Thang điểm:
+ Bài 1: 2 điểm; Bài 2: 1 điểm; Bài 3: 3 điểm
+ Bài 4: 3 điểm; Bài 5: 1 điểm.
3. Tổng kết tiết học:
- Hướng dẫn chữa bài.
- Nhận xét tiết kiểm tra, dặn hs về nhà ôn bài.
- Theo dõi
- Một số em đọc lại đề.
- Làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- Thực hiện.
Tiết 3 + 4:Tập đọc
Bạn của Nai nhỏ
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 	+ Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng: ngăn cản, nhanh trí, điều tốt nhất. Thật khoẻ.
 	+ Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. Đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu:
 	+ Hiểu nghĩa các từ: ngăn cản, hích vai, thông minh, gạc.
	+ Thấy được đức tính bạn của Nai Nhỏ: nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, dám liều mình cứu bạn.
 	+ Rút ra được nhận xét từ câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn sàng cứu người khác.
- HS có tình cảm gắn bó, thân thiết với bạn, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
* Riêng hs yếu chỉ yêu cầu đọc đúng, rõ ràng bài đọc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ SGK/ 22
- Bảng phụ ghi câu, đoạn cần rèn đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bài: Phần thưởng
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Dùng tranh minh hoạ trong SGK
b.Luyện đọc:
- Đọc mẫu, Nêu cáh đọc toàn bài.
- Tổ chức hs đọc từng câu kết hợp sửa sai.
- Tổ chức luyện đọc từ ngữ khó.
- Chia bài: 4 đoạn
- Tổ chức hs luyện đọc đoạn kết hợp hướng dẫn hs ngắt nghỉ đúng.
- Hướng dẫn tìm hiểu từ:
+ Ngăn cản, hích vai, thông minh, gạc (SGK)
+ Gạc (dùng trah minh hoạ).
- Tổ chức hs luyện đọc nhóm 4 (chú trọng giúp đỡ nhóm yếu).
- Tổ chức hs thi đọc trước lớp 
- Nhận xét, tuyên dương các em đọc tốt.
* Củng cố, chuyển tiết
- Nhận xét tiết học
Tiết 2
1. Bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc lại bài.
2. Bài mới:
a) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài, suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Câu hỏi 1; 2; 3 /22: Tổ chức hs trả lời cá nhân.
+ Câu hỏi 4/22: Tổ chức cho hs thảo luận nhóm.
b) Luyện đọc lại toàn bài:
- Hướng dẫn HS phân vai: Người dẫn chuyện; cha Nai nhỏ, Nai nhỏ.
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài theo vai. 
- Tổ chức hs thi đọc lại toàn bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung và cách đọc toàn bài.
- Tổng kết tiết học, liên hệ giáo dục hs.
 . Dặn dò: Về luyện đọc lại bài 5 đến 10 lần.
- Lên đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc trong SGK.
- Nghe, theo dõi SGK.
- Đọc nối tiếp câu 2 lần.
- Nhiều em đọc (hs yếu đọc nhiều)
- Luyện đọc đoạn 
* Hs yếu: 2 đến 3 em đọc chung một đoạn.
- Luyện đọc trong nhóm
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Theo dõi.
- 4 em đọc
+ Trả lời 
+ Thảo luận nhóm đôi và trả lời.
- Các nhóm phân vai.
- Các nhóm luyện đọc phân vai.
* Một số em khá giỏi thi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện. 
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2007
Tiết 1:Toán Phép cộng có tổng bằng 10
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10 và đặt tính cộng theo cột dọc.
- Vận dụng làm bài tập chính xác.
- Giáo dục HS tự giác, cẩn thận trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- 10 que tính.
- Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 3/11.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng lời.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng: 
6 + 4 = 10
- Giơ 6 que tính hỏi: Có mấy que tính?
- Giơ tiếp 4 que tính nữa hỏi: Thêm mấy que tính nữa?
+ Gộp các que tính lại Hỏi: Có tất cả mấy que tính?
- Điền bảng:
Chục
Đơn vị
6
4
1
0
- Hướng dẫn cách đặt tính, ghi bảng.
- Hướng dẫn cách tính: Lấy 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục.
6
+
4
 10
Vậy 6 + 4 = 10
- Nêu ví dụ: 8 + 2, yêu cầu hs thực hiện.
* Hoạt động 2: Thực hành
+ Bài 1: Tổ chức hs làm cá nhân vào vở.
+ Bài 2: Tổ chức làm bảng con.
+ Bài 3:Tổ chức hs nhẩm nhanh, nêu kết quả.
+ Bài 4: Yêu cầu hs quan sát tranh vẽ đồng hồ trong SGK, làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống tiết học.
- Dặn dò: Về ôn lại bài.
- Làm bảng lớp, bảng con.
- 6 que tính
- 4 que tính
- 10 que tính
- Theo dõi
- Nhiều em nhắc lại cách cộng.
- Thực hiện trên bảng con.
+ Mở SGK/12
- Thực hiện (hs yếu không làm cột 3; 4)
- Thực hiện (nhớ ghi kết kết quả thẳng cột).
- Thi đua nêu miệng kết quả: 7 + 3+ 6 = 10
- Làm bài cá nhân, nêu kết quả: Đồng hồ A chỉ 7 giờ sáng;...
- Lắng nghe
- Thực hiện. 
Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2008
Tiết 2: Kể chuyện
Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng nói:
	+ Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ biết nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn, nhớ lại lời của cha Nai Nhỏ sau khi nghe con mình kể về bạn.
	+ Bước đầu biết dựng lại câu chuỵên theo vai. Giọng kể tự nhiên phù hợp với nội dung câu chuyện.
	- Rèn kỹ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá được lời kể cảu bạn.
	- Biết đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
* HS yếu: chỉ kể lại được từng đoạn của câu chuyện. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- 4 tranh minh hoạ SGK/24
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ
- Yêu cầu hs kể lại câu chuyện: phần thưởng.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng lời.
*Hướng dẫn kể chuyện
a. Kể từng đoạn theo tranh
- Gọi hs đọc yêu cầu
+ Kể chuyện trong nhóm
- Yêu cầu hs quan sát tranh trong SGK/24, đọc thầm lời gợi ý ở mỗi đoạn, nhắc lại lời của nai Nhỏ và cha Nai Nhỏ, kể từng đoạn theo nhóm ba.
- Tổ chức hs kể từng đoạn trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung. Chú ý về:
. Nội dung: kể đủ ý, đúng trình tự nội dung
. Diễn đạt: Nói thành câu, dùng từ hợp lý
. Thể hiện: Cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...tự nhiên
b. Dựng lại câu chuyện
- Hướng dẫn hs phân vai, dựng lại câu chuỵên theo vai.
- Gọi hs kể lại toàn câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết câu chuyện, liên hệ giáo dục hs.
- Dặn dò: về nhà tập kể lại câu chuỵên cho mọi người nghe.
- 2 em lên kể lại câu chuyện.
- Nhắc lại đề
- 2 em dọc
- Thực hiện, luyện kể theo nhóm.(GV theo dõi, giúp đỡ nhóm yếu).
- Nhiều em kể .
* HS yếu chỉ yêu cầu kể đủ ý, đúng nội dung.
- Phân vai.
- Các nhóm kể lại câu chuỵên theo vai.
* Một số em khá, giỏi kể lại toàn câu chuyện.
- Lắng nghe
- Nhớ thực hiện.
Tiết 3: chính tả (Tập chép)
Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng viết chính tả:
	+ Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài Bạn của Nai Nhỏ.
	+ Viết đúng: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, liều mình, cứu người.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt: ng/ ngh; ch/ tr.
	- Tự giác, cẩn thận trong khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần tập chép.
- Bảng phụ ghi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ
- Yêu cầu hs viết: quét nhà, nhặt rau, bận rộn.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng lời.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
- Đọc mẫu đoạn chép trên bảng.
+ Vì sao cha Nai Nhỏ đồng ý cho con đi chơi?
+ Bài viết gồm mấy câu?
+ Chữ cái đầu câu viết như thế nào?
+ Cuối câu ghi dấu gì?
- Tổ chức hs viết bảng con những chữ khó.
- Hướng dẫn hs cách trình bày bài viết, nhắc tư thế ngồi.
- Yêu cầu hs viết bài (theo dõi, giúp đỡ hs yếu viết).
- Đọc cho hs soát lại bài một lần.
- Thu bài một số em chấm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 2/25: Hướng dẫn hs tìm hiểu yêu cầu của đề và tổ chức làm bài.
. Chốt lại quy tắc viết chính tả: ng/ngh.
+ Bài 3: Tổ chức hs làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét bài viết hs, củng cố lại những chữ sai.
- Dặn dò: Về ôn lại bảng chữ cái cho thật thuộc.
- 1 em lên bảng, lớp viét bảng con.
- Nhắc lại đề
- 3 em đọc lại
+ Vì cha Nai nhỏ biết con mình đi chơi với người bạn tốt.
+ 4 câu.
+ Viết hoa.
+ Dấu chấm.
- Thực hiện.
- Nhìn bảng chép bài vào vở.
- Soát bài, chữa lỗi.
- Làm bài; Bảng quay, vở:
ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn,...
- Thực hiện: 
a. cây tre mái che
b. đổ rác xe đỗ lại
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Tiết 4: Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Thật là hay
I. Mục tiêu: 
	- Ôn tập giúp hs thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu của bài Thật là hay. Biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
	- Biết tham gia trò chơi và tập biểu diễn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một số nhạc cụ: song loan. Mõ, trống,...
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra các bài hát lớp 1.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.  ... đồ dùng hs.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Dùng vật thật
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu một số lá thật và hình minh hoạ để hs thấy được vẻ đẹp của chúng qua hình dáng, màu sắc và tên của từng loại lá.
- Kết luận: lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
* Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá
- Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ để các em nhận ra một số lá cây.
- Vẽ mẫu và hướng dẫn hs cách vẽ:
+ Vẽ hình dáng chung của chiếc lá.
+ Vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá.
+ Vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Gợi ý hs làm bài:
+ Vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
+ Vẽ hình dáng chiếc lá.
+ Vẽ màu theo ý thích: Có thể vẽ đậm, vẽ nhạt.
- Yêu cầu hs thực hành bài vẽ (Theo dõi, giúp hs yếu vẽ).
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý hs nhận xét bài vẽ:
+ Hình dáng (rõ đặc điểm).
+ Màu sắc (phong phú)
- Nhận xét chung, khen những bài vẽ tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò: Về sưu tầm tranh ảnh về cây cối.
- Sắp xếp đồ dùng Mĩ thuật.
- Quan sát, nêu đặc điểm của một vài loại lá. Ví dụ: lá lang, lá sắn, lá bàng, ls cay hoa hồng,...
- Quan sát, nêu.
- Một số em nhắc lại cách vẽ.
- Theo dõi.
- Thực hành cá nhân.
- Nhận xét bài vẽ của nhau.
- Ghi nhớ và thực hiện.
Tiết 2: chính tả (Nghe - viết)
Gọi bạn
I. Mục tiêu:
	- Rèn kỹ năng viết chính tả:
	+ Nghe - viết hai khổ thơ cuối trong bài Làm việc thật là vui.
	+ Luyện viết đúng: suối cạn, quên, Dê Trắng.
	- làm đúng các bài tập phân biệt: ng/ ngh; ch/tr.
	- Viết nhanh, chính xác, trình bày sạch đẹp. 
	- Có ý thức giữ vở, rèn chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu hs viết: khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, liều mình.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng lời.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết.
- Đọc mẫu bài viết 1 lần.
+ Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì?
+ Bài chính tả có những chữ nào viết hoa? 
+ Tiếng gọi của Dê Trắng được viết trong dấu gì?
- Tổ chức hs viết bảng con những chữ khó.
- Hướng dẫn hs cách trình bày bài viết, nhắc tư thế ngồi.
- Đọc bài cho hs viết.
- Đọc cho hs soát lại bài một lần.
- Thu bài một số em chấm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 2/28: Tổ chức hs làm dưới hình thức thi đua.
=> Chốt lại quy tắc viết chính tả: ng/ngh
+ Bài 3/28: 
- Yêu cầu hs tự xác định đề rồi làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét bài viết hs, củng cố lại những chữ sai.
- Dặn dò: Về luyện viết lại những chữ sai.
- 1 em lên bảng, lớp viết bảng con.
- Nhắc lại đề
- 3 em đọc lại
+ Dê Trắng đi tìm bạn.
+ Dòng, Suối: đó là chữ đầu dòng.
 + Bê Vàng, Dê Trắng: tên riêng.
+ Dấu ngoặc kép.
- Thực hiện.
- Nghe đọc viết bài vào vở.
- Soát bài, chữa lỗi.
- Thực hiện vào vở, nêu kết quả:
a. nghiêng ngả, nghi ngờ.
b. nghe ngóng, ngọt ngào.
- Làm bài: Bảng quay, vở:
 - trò chuyện, che chở
- trắng tinh, chăm chỉ
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Tiết 3: Tập làm văn
Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh
I. Mục tiêu:
	- HS biết sắp xếp các câu theo đúng nội dung câu chuyện để thành một câu chuyện hoàn chỉnh.
	- Lập được danh sách các bạn trong tổ theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Sử dụng tranh minh hoạ SGK/30.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
- Gọi hs đọc bài đọc bản tự thuật về mình.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng lời.
* Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài 1/30: 
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs quan sát tranh trong SGK/ 30.
- Yêu cầu hs thảo luận về thứ tự các tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Yêu cầu hs sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
- Hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu kể lại câu chuyện theo tranh.
- Tổ chức kể theo nhóm.
- Cho lớp nhận xét, bình chon bạn kể hay nhất.
+ Bài 2: 
- Gợi ý: Các em phải đọc kỹ từng câu văn, sắp xếp lại các câu theo đúng thứ tự các sự việc xảy ra, ghi đúng thứ tự vào vở nháp.
+ Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu của bài (đọc cả mẫu).
- Hướng dẫn hs nắm yêu cầu của bài và làm việc theo tổ (phát giấy khổ to cho các nhóm).
- Nhận xét, khen những tổ làm bài đạt kết quả tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết tiết học, hướng dẫn hs ôn ở nhà.
- Dặn dò: Về ôn lại bài.
- 3 em
- Nhắc lại đề
- 2 em nêu
- Quan sát.
- Thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả thảo luận.
- sắp xếp và nêu: Tứ tự các tranh đúng nội dung câu chuyện là: 1 – 4 – 3 – 2.
- 1 em giỏi làm mẫu trước lớp.
- Luyện kể nhóm 4. Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- Thực hiện, nêu kết quả: Thứ tự đúng của truyện phải là: b – d – a – c.
* HS yếu được GV quan tâm giúp đỡ trong khi làm bài.
- Một số em đọc.
- Các tổ làm việc: Lập danh sách các bạn trong tổ vào giấy khổ to theo mẫu.
- Đại diện các nhóm đọc danh sách tổ mình.
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2007
Tiết 1: Toán: 9 cộng với một số: 9 + 5
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết cách thực hiện phép cộng dạng: 9 + 5. Từ đó lập và học thuộc các công thức cộng 9 cộng với một số (phép cộng qua 10). Chuẩn bị cơ sở để học phép cộng dạng 19 + 5; 49 + 25.
	- Vận dụng làm chính xác các bài tập.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- 20 que tính và bảng gài.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 3/14
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Dùng lời
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng: 9 + 5
- đính bảng gài các que tính, nêu bài toán: Có 9 que tính, thêm 5 que tính nữa. hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Yêu cầu hs thao tác trên que tính để nêu kết quả (giúp hs yếu thao tác trên que tính).
- Hướng dẫn hs đặt tính và tính như SGk/15
* Hoạt động 2: Hướng dẫn lập bảng cộng.
- Hướng dẫn hs thao tác trên que tính để lập bảng cộng.
- Nhấn mạnh: Đây là bảng công 9 cộng với một số.
- Yêu cầu hs luyện đọc thuộc bảng cộng (xoá dần bảng).
* Hoạt động 3: Thực hành
+ Bài 1: Tổ chức hs nhẩm nhanh, nêu miệng.
- Nhấn mạnh: Khi ta thay đổi vị trí các số trước và sau dấu cộng thì tổng không thay đổi.
+ Bài 2: Tổ chức hs làm bảng con.
+ Bài 3: Tổ chức hs làm cá nhân.
+ Bài 4: Gọi hs đọc bài toán.
- Hướng dẫn hs tìm hiểu bìa toán và tóm tắt. - - Tổ chức các em làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung tiết học.
- Dặn dò: Về ôn lại bảng cộng cho thật thuộc
- 3 em lên bảng, lớp làm bảng con.
- Nhắc lại đề
- Nhắc lại bài toán.
- Thực hiện bằng cách tách 1 que tính ở 5 que tính gộp với 9 que tính được 10 que tính. Sau đó lấy 10 que tính thêm 4 que tính để được 14 que tính.
- Nêu: 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 thẳng cột với với 9 và 5, viết 1 sang cột chục.
- Thao tác trên que tính, nêu kết quả:
 9 + 2 = 11 9 + 6 = 15
 9 + 3 = 12 9 + 7 = 16
 9 + 4 = 13 9 + 8 = 17
 9 + 5 = 14 9 + 9 = 18
- Luyện đọc thuộc: cá nhân, đồng thanh. Một số em xung phong đọc thuộc.
+ Mở SGK/15
- Thi đua nhẩm nhanh.
- Thực hiện và nhớ ghi kết quả thẳng cột.
- Thực hiện vào vở(hs yếu không làm cột 2)
- 3 em đọc.
- Làm bài: Bảng quay, vở:
Đáp số: 15 cây
- Lắng nghe
- Thực hiện. 
Tiết 4: Mỹ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái mũ
I. Mục tiêu:
	- Hiểu được hình dáng, vẻ đẹp, ích lợi của các loại mũ (nón).
	- Biết cách vẽ cái mũ.
	- Vẽ được cái mũ theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh, ảnh các loại mũ.
	- Một số loại mũ thật.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng hs.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Dùng vật thật
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
+ Các em hãy nêu các loại mũ mà em biết.
+ Hình dáng các loại mũ có giống nhau không?
+ Mũ thường có màu gì?
- Giới thiệu tranh, ảnh các loại mũ và nêu tên gọi của chúng.
* Hoạt động 2: Cách vẽ cái mũ
- Bày một số mũ để hs chọn vẽ.
- Vẽ mẫu và hướng dẫn hs cách vẽ:
+ Vẽ hình dáng chung của cái mũ.
+ Vẽ các nét chi tiết cho giống cái mũ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Gợi ý hs làm bài:
+ Vẽ hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
+ Vẽ hình dáng cái mũ
+ Vẽ màu theo ý thích: Có thể vẽ đậm, vẽ nhạt.
- Yêu cầu hs thực hành bài vẽ (Theo dõi, giúp hs yếu vẽ).
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý hs nhận xét bài vẽ:
+ Hình dáng (rõ đặc điểm).
+ Màu sắc (phong phú)
- Nhận xét chung, khen những bài vẽ tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò: Về sưu tầm tranh ảnh về các loại mũ.
- Sắp xếp đồ dùng Mĩ thuật.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Quan sát, nêu: mũ trẻ sơ sinh, mũ lưỡi trai, mũ bộ đội, mũ cát,...
- Một số em nhắc lại cách vẽ.
- Theo dõi.
- Thực hành cá nhân.
- Nhận xét bài vẽ của nhau.
- Ghi nhớ và thực hiện.
Tiết 4: Mỹ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái cốc (li)
I. Mục tiêu:
	- HS biết quan sát, so sánh, nhận xét hình dáng của các loại cốc.
	- Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Sưu tầm một số loại cốc.
	- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ cái cốc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra đồ dùng hs.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Dùng vật thật
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu một số loại cốc khác nhau và gợi ý để hs nhận biết: Có nhiều loại cốc. Loai nào cũng có miệng, thân, đáy:
+ Loại có miệng rộng hơn đáy.
+ Loại có miệng và đáy bằng nhau.
+ Loại có đế, tay cầm.
+Trang trí khác nhau, làm bằng các chất liệu khác nhau.
* Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá
- Vẽ mẫu và hướng dẫn hs cách vẽ cái cốc:
. Phác hình.
. Vẽ nét thẳng, nét cong.
. Hoàn chỉnh hình.
. Trang trí và tô màu hteo ý thích.
- Lưu ý hs: Mỗi em có thể chọn và vẽ một mẫu khác nhau. Vẽ cái cốc vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
* Hoạt động 3: Thực hành
- Lưu ý hs: Mỗi em có thể chọn và vẽ một mẫu khác nhau. Vẽ cái cốc vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
- Tổ chức hs thực hành.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý hs nhận xét bài vẽ:
+ Hình dáng (rõ đặc điểm).
+ Trang trí có hoạ tiết đẹp, màu sắc phù hợp với mẫu.
- Nhận xét chung, khen những bài vẽ tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò: Về tập vẽ lại cái cốc cho đẹp.
- Sắp xếp đồ dùng Mĩ thuật.
- Quan sát, nêu đặc điểm của một vài loại cốc.
- Nhắc lại nội dung vừa nhận xét.
- Theo dõi.
- Một số em nhắc lại cách vẽ.
- Thực hành cá nhân.
- Nhận xét bài vẽ của nhau.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 2 - TUAN 3.doc