Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 10 năm 2007

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 10 năm 2007

A.Mục tiêu :

1.HS hiểu :

- Như thế nào là chăm chỉ học tập.

- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?

2.HS thực hiện được giờ giấc học bài , làm bài đầy đủ , đảm bảo thời gian tự học ở trường , ở nhà .

3.HS có thái độ tự giác học tập .

B.Chuẩn bị :

- Thẻ xanh , đỏ , vàng ; 6 phiếu học tập .

C.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động 1 : Kiểm tra kiến thức tiết trước .

Hoạt động 2 : Giới thiệu bài ( nêu mục tiêu ) – Ghi bảng

Hoạt động 3 : Đóng vai

*HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.

 - Thảo luận nhóm 4, đóng vai theo bài tập 5.

 - HS diễn theo cách ứng xử của nhóm mình.

 - Lớp nhận xét , góp ý.

- GV chốt : HS cần phải đi học đều và đúng giờ.

 

doc 15 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần 10 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007
Đạo đức . Tiết 10
	Chăm chỉ học tập .	VBT / 16, 17.
LG : QVBPTE chủ đề 4 : Trường học
DKTG : 35 phút
A.Mục tiêu :
1.HS hiểu :
- Như thế nào là chăm chỉ học tập.
- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
2.HS thực hiện được giờ giấc học bài , làm bài đầy đủ , đảm bảo thời gian tự học ở trường , ở nhà .
3.HS có thái độ tự giác học tập .
B.Chuẩn bị : 
- Thẻ xanh , đỏ , vàng ; 6 phiếu học tập .
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Kiểm tra kiến thức tiết trước .
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài ( nêu mục tiêu ) – Ghi bảng 
Hoạt động 3 : Đóng vai
*HS có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
 - Thảo luận nhóm 4, đóng vai theo bài tập 5.
 - HS diễn theo cách ứng xử của nhóm mình.
	 - Lớp nhận xét , góp ý.
GV chốt : HS cần phải đi học đều và đúng giờ.
Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến 
* Giúp HS bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức.
- GV đưa ra một số tình huống và y/c HS đưa thẻ .
- Y/C học sinh nêu ý kiến của mình .
- GV chốt lại sau các ý kiến của HS.
Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò :
- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
- Liên hệ ở lớp – giáo dục các em biết chăm chỉ học tập.
D.Bổ sung :
Tập đọc . Tiết 30
Bưu thiếp . SGK/ 80
DKTG : 40 phút
A.Mục tiêu :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ khó đọc : niềm vui , Hoàng Ngân, bưu thiếp
- Biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ dài .
- Biết đọc hai bưu thiếp với giọng tình cảm, nhẹ nhàng; đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch.
2.Đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ đã được chú giải trong bài .
- Hiểu được nội dung của hai bưu thiếp, tác dụng của bưu thiếp, cách viét một bưu thiếp, cách ghi một phong bì thư 
B.Chuẩn bị :
Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn luyện đọc .
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Bài cũ
Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi “ Sáng kiến của bé Hà ”
Hoạt động 2 :GTB – Ghi bảng 
Hoạt động 3 : Luyện đọc đúng 
Giúp HS đọc đúng các từ khó , đọc trơn toàn bài và giải nghĩa được các từ mới .
 - GV đọc mẫu - HS đọc câu nối tiếp - GV rút từ khó – Ghi bảng – HS đọc từ khó
 - Yêu cầu HS đọc lần lượt từng bưu thiếp và phong bì thư rồi giải nghĩa từ (các từ trong chú giải SGK).
Hướng dẫn HS đọc câu, đoạn khó (cá nhân , cặp).
HS đọc đoạn trong nhóm: GVchia nhóm 4 em phân công mỗi lần đọc 1 em
Thi đọc giữa các nhóm (GV tuyên dương, khuyến khích HS).
Lớp đồng thanh (1 lần)
 Hoạt động 4: Tìm hiểu bài. 
HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi SGK.
Gv yêu cầu HS đọc câu hỏi .
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 5: Luyện đọc lại 
Giúp HS đọc diễn cảm, nhẹ nhàng , đọc phong bì thư với giọng rõ ràng, rành mạch.
 - GV hướng dẫn cách đọc - Đọc mẫu lần 2
 - HS đọc bài ( đọc mời )
Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò 
- 1 HS đọc lại toàn bài 
- Qua bài em rút ra được bài học gì ?
- GV liên hệ giáo dục HS nên viết bưu thiếp chúc mừng ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè nhân ngày lễ, tết.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài .
D.Bổ sung :
Môn : Toán. Tiết : 48
Bài : 11 trừ đi một số: 11 – 5. SGK/48
DKTG: 40 phút
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS :
- Tự lập được bảng trừ có nhớ dạng 11 – 5 ( nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập ) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
2.Kĩ năng: 
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính ( tính nhẩm , tính viết ) và giải toán thành thạo.
- Củng cố về tên gọi thành phần và kết quả phép trừ.
3.Thái độ: 
Giáo dục cho học sinh tính chính xác và biết vận dụng vào thực tế.
B.Chuẩn bị:
- GV: Que tính, bảng gài, bộ số, bảng phụ.
- HS: Que tính, bảng gài, bộ số, bảng con.
C.Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1: Bài cũ: Số tròn chục trừ đi một số.
Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập – GV đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của HS .
50	90	30	80	 
 -	 -	 -	 -	
 5	 2	11	54	
 Bài 3 (SGK/47)	Tóm tắt:
 	Có: 2 chục que tính
 	Bớt: 5 que tính
 	 Còn: que tính?
- GV nhận xét bài cũ – ghi điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ : 11 – 5.
Học sinh biết cách thực hiện phép trừ 11 – 5.
- GV hướng dẫn học sinh lấy một bó chục que tính và một que tính rời. Hỏi HS: Có tất cả bao nhiêu que tính? ( 11 que tính – GV đính số 11 lên bảng ). Trong số 11 que tính này cô lấy đi 5 que tính ( GV đính số 5 lên bảng ), còn lại mấy que tính? Muốn biết cô còn lại mấy que tính ta làm phép tính gì? ( 
phép tính trừ - GV đính dấu trừ ) Hình thành được phép tính 11 – 5 = ?
GV ghi tựa đề lên bảng.
GV cùng học sinh thao tác trừ trên que tính để tìm ra kết quả.
HS có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau : 11 – 1 – 4 = 6
 11 – 5 = 6
- GV đính công thức 11 – 5 = 6 – HS nhắc lại vài lần.
- Hướng dẫn cách đặt tính: y/c học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính theo cột dọc - Lớp làm vào bảng con – đọc kết quả - GV ghi bảng: 11
	 - 
	 5
 6
*Lưu ý HS viết 6 thẳng cột với 1 và 5.
Hoạt động 3: Lập bảng trừ “ 11 trừ đi một số”
HS lập được bảng trừ và bước đầu thuộc bảng trừ.
HS tính nhẩm trên que tính để tìm kết quả rồi lần lượt hình thành từng công thức đính vào bảng gài.
GV đính lần lượt từng công thức để hình thành bảng trừ: 
11 – 2 = 9	11 – 6 = 5
11 – 3 = 8	11 – 7 = 4
11 – 4 = 7	11 – 8 = 3
11 – 5 = 6	11 – 9 = 2	
- HS nêu lại từng công thức trong bảng trừ.
- HS nhận xét bảng trừ: Số bị trừ đều bằng 11
	Số trừ theo thứ tự từ bé đến lớn ( từ 2 à 9 )
	Hiệu theo thứ tự từ lớn đến bé ( từ 9 à 2 )
Yêu cầu HS đọc thuộc bảng tính ( GV dùng cách che một thành phần của phép trừ để HS tự nhớ lại công thức trừ và nêu từng công thức đó ).
Hoạt động 4: Thực hành
HS biết vận dụng bảng trừ để làm tính.
Bài 1: Số ( GV chuẩn bị sẵn trong bảng phụ )
HS nêu miệng – GV ghi kết quả: a,	2 + 9 = 11	8 + 3 = 11
9 + 2 = 11	3 + 8 = 11
11 – 2 = 9	11 – 8 = 3
11 – 9 = 2	11 – 3 = 8
 - Yêu cầu HS nhận xét về 2 phép cộng: 2 + 9 = 11 và 9 + 2 = 11 ( Khi đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng vẫn không thay đổi )
Từ 2 phép cộng trên, nhận xét 2 phép trừ : 11 – 2 = 9 và 11 – 9 = 2
( Lấy tổng trừ đi số hạng này , ta được số hạng kia ).
Cột 2 nhận xét tương tự.
b.	11 – 1 – 6 = 4	11 – 1 – 1 = 9
	11 – 7 = 4	11 – 2 = 9
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 - HS làm bảng con – GV nhận xét ( chú ý bài làm của HS yếu ) 
11 – 9	11 – 6	11 – 4	11 – 8
Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu 
HD học sinh tìm hiểu đề - GV ghi tóm tắt: Huệ có: 11 quả đào
 	Cho bạn: 5 quả đào
 	Huệ còn:quả đào?
Lớp làm VBT – 1 HSlàm bảng phụ
GV theo dõi ( kèm HS yếu ) và chấm một số bài 
Sửa bài: Số quả đào Huệ còn lại là:
11 – 5 = 6 ( quả )
Đáp số : 6 ( quả )
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
Gọi 2 HS yếu đọc lại bảng trừ.
Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
3 dãy cử đại diện 3 bạn ( ưu tiên cho bạn yếu nhất ) lên hái hoa và làm toán : Đặt tính rồi tính: 11 – 7	11 – 8	11 – 9 
GD học sinh tính chính xác và biết vận dụng trong thực tế . Dặn về nhà học thuộc bảng trừ - Nhận xét tiết học.
D.Bổ sung : 
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007
Mĩ thuật Tiết : 10
Vẽ tranh: Đề tài tranh chân dung. VTV/ trang 14.
Dự kiến thời gian : 35 phút
A.Mục tiêu : 
- HS biết quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người.
- Làm quen với cách vẽ chân dung.
- Vẽ được một bức chân dung theo ý thích.
B.Chuẩn bị : 
GV : Một số tranh chân dung khác nhau; một số bài vẽ chân dung của HS.
HS : Bút chì , bút màu 
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Bài cũ : Kiểm tra vở tập vẽ của HS và bút màu 
Hoạt động 2 : GTB ( tranh ) – ghi bảng 
Hoạt động 3 : Quan sát , nhận xét :
Giúp HS tìm hiểu về tranh chân dung.
GV đưa một số tranh chân dung giới thiệu.
HS quan sát nhận biết vẽ đẹp của tranh.
GV giới thiệu bài vẽ của một số HS năm trước để khắc sâu hơn sự hiểu biết của HS.
Hoạt động 4: HD cách vẽ tranh.
HS biết vẽ tranh chân dung.
GV cho HS xem một số tranh chân dung có nhiều cách bố cục và và đặc điểm khuôn mặt khác nhau để HS nhận xét.
GV hướng dẫn cách vẽ: 
 + Vẽ hình khuôn mặt cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
+ Vẽ cổ, vai.
+ Vẽ tóc, mắt, mũi, miệng, tai và các chi tiết.
+ Vẽ màu ( màu tóc, màu da, màu áo, màu nền ).
Hoạt động 5:Thực hành 
GV theo dõi , động viên
Hoạt động 6: Nhận xét , đánh giá 
Chọn một số bài vẽ đẹp của HS – Lớp nhận xét , đánh giá 
Hoạt động 7: Củng cố , dặn dò .
Sưu tầm tranh chân dung
D.Bổ sung :
Luyện từ và câu . Tiết 10
Từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi.	SGK / 82
DKTG : 40 phút
A.Mục tiêu :
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.
- HS có ý thức yêu thương những người trong gia đình, họ hàng.
B.Chuẩn bị :
Phiếu bài tập cho bài 1; bảng phụ.
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Bài cũ : - Kiểm tra vở bài tập HS 
Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn bài tập 
* HS biết tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng.
Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài tập 
HS làm việc theo nhóm 4 và ghi vào PBT.
Các nhóm trình bày , nhận xét và sửa sai . 
GV kết luận các ý kiến của HS.
Bài 2 : - HS đọc y/c bài tập .
HS tìm và nêu miệng.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3 :
 - GV hướng dẫn mẫu . 	
HS làm vào vở bài tập 
GV chấm - sửa bài cho HS 
* Giúp HS điền được dấu chấm hay dấu chấm hỏi.
Bài 4: - Lớp làm VBT – GV theo dõi, chấm điểm.
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò
- GD học sinh biết yêu thương những người trong gia đình, họ hàng.
- Dặn HS về hoàn thành bài tập 
- Nhận xét tiết học 
D.Bổ sung :
TOÁN . Tiết 49
 31 – 5 . SGK/49
 DKTG :40 phút
 A.Mục tiêu :
- Giúp HS :
+ Vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện phép trừ dạng 31 – 5 khi làm tính và giải toán.
+ Biết thực hiện phép trừ ( có nhớ ) số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số có 1 chữ số.
+ Làm quen với hai đoạn thẳng cắt ( giao ) nhau.
 B.chuẩn bị :
 HS : Bảng con, que tính
 GV : Que tính và bảng gài .
C.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1 : Bài cũ : - Gọi HS đọc bảng trừ 11 trừ đi một số.
	 - Sửa bài tập về nhà.
Hoạt động 2 : GTB – Ghi bảng.
 Hoạt động 3 : Giới thiệu phép trừ 31 – 5 
HS biết cách thực hiện phép trừ dạng 31 – 5 
- GV yêu cầu HS lấy que tính đồng thời GV đính que tính lên bảng dẫn dắt để có phép trừ 31 – 5. ... sinh nhật 
DKTG: 35 phút
A.Mục tiêu:
- Học thuộc bài hát, tập hát diễn cảm.
- Biết gõ đệm theo nhịp.
- Tập biểu diễn bài hát .
- HS mạnh dạn , tự tin.
B.Chuẩn bị:
Nhạc cụ gõ .
C.Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 1: Bài cũ : Gọi 3 HS hát lại bài hát chúc mừng sinh nhật
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng 
 Hoạt động 3: Ôn bài hát chúc mừng sinh nhật 
 * HS thuộc lời và gõ đệm đúng giai điệu bài hát .
 - Chia thành từng nhóm , từng dãy bàn hát theo kiểu đối đáp từng câu.
 - Gõ đệm theo nhíp ¾ như sau:
Mừng ngày sinh một đoá hoa. Mừng ngày sinh một khúc ca.
	X	 x	x	 x
Hoạt động 4 : Tập biểu diễn bài hát.
Biết múa một vài động tác đơn giản.
Tập cho cả lớp vừa hát vừa múa.
Gọi từng nhóm lên biểu diễn.
GV động viên khuyến khích , tuyên dương nhóm múa hay.
Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò 
Cả lớp hát lại + vỗ tay.
 Dặn dò, nhận xét.
D.Bổ sung: 
Chính tả ( nghe viết ). Tiết 20
Ông và cháu. SGK/84
DKTG : 42 phút
A.Mục tiêu :
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài thơ: “ Ông và cháu” .
- Làm đúng các bài tập phân biệt c/k; thanh hỏi/thanh ngã.
- Có ý thức luyện chữ viết , giữ gìn vở cẩn thận .
B.Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ 
HS : Bảng con
C.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1 : Bài cũ
- Gọi HS sửa bài tập tiết trước. 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn chính tả 
HS nắm được cách viết và trình bày đúng đoạn chính tả 
GV đọc mẫu đoạn chính tả.
2 HS đọc lại 
GV đặt câu hỏi - HS trả lời 
HS viết bảng con từ khó : keo, thua, hoan hô, chiều
Đọc lại từ khó
GV đọc - HS viết bài ( GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu )
Chấm , sửa bài ( 8 bài )
Hoạt động 4 :HD bài tập 
Giúp HS phân biệt được c/k; thanh hỏi/thanh ngã.
Bài 1 : HS làm VBT – 1 HS làm bảng phụ.
Bài 3 : HS điền vào vở ( chọn câu b) . GV giúp đỡ HS yếu .
Hoạt động 5 : củng cố, dặn dò. 
Nhận xét chính tả - Gọi 3 HS yếu viết lại các từ còn sai trong bài . 
Dặn dò tiết sau.
D.Bổ sung :
Toán . Tiết 50 .
51 - 15. SGK/ 50
DKTG : 40 phút
 A.Mục tiêu : 
- Giúp HS :
+ Vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện phép trừ dạng 51 – 15 khi làm tính và giải toán.
+ Biết thực hiện phép trừ ( có nhớ ) số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 1, số trừ là số có 2 chữ số.
+ Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng ( vận dụng phép trừ có nhớ )
 B.chuẩn bị :
 HS : Bảng con, que tính
 GV : Que tính và bảng gài .
C.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1 : Bài cũ : - Sửa bài tập về nhà.
Hoạt động 2 : GTB – Ghi bảng.
 Hoạt động 3 : Giới thiệu phép trừ 51 – 15 
HS biết cách thực hiện phép trừ dạng 51 – 15 
- GV yêu cầu HS lấy que tính đồng thời GV đính que tính lên bảng dẫn dắt để có phép trừ 51 – 15.
- HS thực hành trên que tính để tìm kết quả: 51 – 15 = 36
- HD đặt tính: 
-	- HS nêu cách tính vài lần.
Hoạt động 4 : Thực hành 
 Bài 1 : - HS nêu yêu cầu – Trình bày miệng.
Bài 2: - HS làm bảng con – nhận xét, sửa sai.
Bài 3: HS nêu đề toán.
Lớp làm VBT – GV chấm điểm.
HS nhắc lại về tìm thành phần chưa biết của phép cộng.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò 
HD bài tập về nhà.
D.Bồ sung: 
Thủ công . Tiết 10
Gấp thuyền phẳng đáy có mui .
DKTG : 35 phút
A.Mục tiêu :
- HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
- HS hứng thú gấp thuyền.
B.Chuẩn bị :
- GV : Mẫu thuyền gấp sẵn , giấy màu ; bảng quy trình 
- HS : Giấy , kéo 
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài – Ghi bảng 
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
*HS nắm được hình dạng và đặc điểm của thuyền phẳng đáy có mui
- GV giới thiệu mẫu thuyền gấp sẵn.
- HS nhận xét về hình dáng, màu sắc , hai bên mạn thuyền, đáy thuyền.
- HS quan sát so sánh thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn mẫu
* HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui đúng quy trình .
- GV vừa gấp vừa HD gồm 4 bước: 
+ Gấp tạo mui thuyền.
+ Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Gấp tạo thân và mũi thuyền.
+ Tạo thuyền phẳng đáy có mui
- 1 HS nhắc lại quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui (4 bước) 
- 1 HS thực hiện lại cách gấp. 
Hoạt động 5 : Tổ chức cho HS thực hành gấp nháp ( GV nhắc nhỡ trong quá trình gấp cần miết các đường mới gấp cho phẳng và giúp đỡ một số HS yếu )
- Chọn một số sản phẩm đẹp nhận xét.
- GD học sinh cách đi thuyền an toàn.
 Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò 
GV nhận xét tinh thần , thái độ , kết quả học tập của HS
Dặn HS chuẩn bị tiết sau
Thu dọn vệ sinh .
D.Bổ sung :
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2007
Nghỉ, đ/c Sang dạy
Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2007
Thể dục . Tiết 21
Trò chơi: Bỏ khăn – Ôn bài thể dục phát triển chung 
DKTG : 35 phút
A.Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn bài TD phát triển chung . Y / C thực hiện được động tác đúng ,chính xác .
- Ôn trò chơi “ Bỏ khăn”. Y/C học sinh biết tham gia chơi tương đối chủ động.
- HS có ý thức luyện tập hằng ngày .
B.Chuẩn bị:
GV: Còi.
HS: Dọn vệ sinh sân trường sạch sẽ.
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
HS biết tập hợp hàng và làm 1 số động tác khởi động.
Tập hợp lớp phổ biến nội dung, y/c giờ học.
Đứng tại chổ vỗ tay và hát.
Cử động bằng các động tác xoay các khớp tay , chân , hông , đầu gối 
Hoạt động 2: Phần cơ bản
* Tập thành thạo bài TD phát triển chung . Tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Ôn 8 động tác : vươn thở , tay , chân , lườn ,bụng , toàn thân , nhảy , điều hoà ( lớp trưởng điều khiển )
 - Trò chơi “ Bỏ khăn”( lần 1 GV điều khiển , lần sau giao nhiệm vụ cho lớp trưởng điều khiển )
Hoạt động 3: Phần kết thúc.
Biết thực hiện các động tác thả lỏng người.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
 -GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà
 -GV hô “ Giải tán !”, HS đồng thanh hô to “ Khoẻ !”.
D.Bổ sung:
Tự nhiên và xã hội . Tiết 11
Gia đình. 	SGK/24, 25
DKTG: 35 phút
A.Mục tiêu:
- HS biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.
- Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
B.Chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK.
C.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Khởi động : Cả lớp hát bài: “ Ba ngọn nến”
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và công việc của từng người.
GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo nhóm đôi ( y/c HS quan sát các hình trong SGK và nêu nội dung từng hình )
Từng nhóm trình bày trước lớp.
Lớp nhận xét 
GV chốt lại các ý của HS .
Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế
* Chia sẻ với các bạn trong lớp về người thân và việc làm của từng người trong gia đình của mình.
- HS làm việc theo đôi
- Từng nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- GV gợi ý thêm một số câu hỏi giúp các em biết được ngoài giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi mọi người trong gia đình thường giải trí gì? Phân tích cho HS hiểu về trách nhiệm và bổn phận của từng người trong gia đình nhằm góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hoà thuận.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Giáo dục các em phải có bổn phận và trách nhiệm với gia đình. 
- Nhận xét tiết học.
D.Bổ sung :
Chính tả ( Tập chép ). Tiết 21
Bà cháu. SGK/88
DKTG : 42 phút
A.Mục tiêu :
- Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: “ Bà cháu ” .
- Làm đúng các bài tập phân biệt g/gh ; x/s ; ươn/ương.
- Có ý thức luyện chữ viết , giữ gìn vở cẩn thận .
B.Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ 
HS : Bảng con
C.Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1 : Bài cũ 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn chính tả 
HS nắm được cách viết và trình bày đúng đoạn chính tả 
GV đọc mẫu đoạn cần chép 
2 HS đọc lại 
GV đặt câu hỏi - HS trả lời 
HS viết bảng con từ khó : màu nhiệm, ruộng vườn, móm mém,
Đọc lại từ khó
HS chép bài ( SGK) ( GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu )
Chấm , sửa bài ( 8 bài )
Hoạt động 4 :HD bài tập 
Giúp HS phân biệt được g/gh ; x/s ; ươn/ương.
Bài 1 : HS làm VBT – 1 HS làm bảng phụ.
Bài 2 : HS điền vào vở ( chọn câu b ) . GV giúp đỡ HS yếu .
Hoạt động 5 : củng cố, dặn dò. 
Nhận xét chính tả - Gọi 3 HS yếu viết lại các từ còn sai trong bài . 
Dặn dò tiết sau.
D.Bổ sung :
Toán . Tiết 52
12 trừ đi một số: 12 – 8 . SGK/52
Dự kiến thời gian: 40 phút
A Mục tiêu:
- HS tự lập được bảng trừ có nhớ, dạng 12 – 8 ( nhờ các thao tác trên đồ dùng học tập ) và bước đầu học thuộc bảng trừ đó.
- Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính ( tính nhẩm, tính viết ) và giải bài toán.
B chuẩn bị :
GV : Que tính; bảng phụ
HS : . Que tính , bảng con.
C Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động 1 : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập tiết trước .
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài – ghi bảng .
Hoạt động 3 : GT cách thực hiện phép trừ 12 – 8
HS biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 – 8 và lập được bảng trừ ( 12 trừ đi một số )
GV yêu cầu HS lấy que tính và đồng thời GV đính que tính lên bảng dẫn dắt HS để tìm ra phép tính 12 – 8
HS thực hiện trên que tính để tìm kết quả 
HD cách đặt tính và thực hiện tính theo cột dọc. 
Gọi HS nhắc lại nhiều lần.
Hoạt động 4 : Thực hành.
HS thực hiện được các bài toán dạng 12 – 8 ( tính nhẩm, tính viết, giải toán )
Bài 1 : HS tính nhẩm – nêu miệng.
Bài 2 : HS làm bảng con.
Bài 3 : - 1 HS đọc y/c đề bài 
HD học sinh tìm hiểu đề bài .
Lớp làm vào VBT – 1 HS làm bảng phụ .
Sửa bài : Số quả trứng vịt có là :
 12 - 8 = 4 ( quả )
 Đáp số : 4 quả
Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò 
- 2 HS đọc lại bảng trừ.
- GV ghi 1 ví dụ , y/c HS yếu thực hiện tính.
- HD về nhà 
D.Bổ sung :
Sinh hoạt tuần 10
1.Nhận xét , đánh giá tuần qua :
- Đa số các em có ý thức chấp hành tốt nội quy trường lớp : đi học đúng giờ , ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ 
- Có ý thức học tập , biết tham gia phát biểu xây dựng bài 
- Bên cạnh còn nhiều em đọc yếu , cần luyện đọc ở nhà nhiều ( Rồi , Tài , Hiền , Lộc , Hải )
2.Phương hướng tuần tới :
- Nhắc nhỡ HS về nề nếp lớp học , tác phong đến lớp , vệ sinh thân thể , vệ sinh trường lớp 
- Thực hiện đúng nội quy trường lớp 
- Tập trung vào việc học tập có chất lượng 
- Giữ gìn vở sạch – viết chữ đẹp 
- Đôn đốc HS đóng các khoản tiền trường .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 10(13).doc