Giáo án các môn học khối 3 - Tuần số 1

Giáo án các môn học khối 3 - Tuần số 1

ĐẠO ĐỨC

Tiết 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ

A. Mục đích yêu cầu:

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.

- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.

B. Chuẩn bị:

- Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.

- Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm).

- Năm điều Bác Hồ dạy

- Vở bài tập đạo đức 3.

C. Hoạt động lên lớp:

 

doc 40 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 3 - Tuần số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 08 năm 2009
Chào cờ
ĐẠO ĐỨC
Tiết 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ
Mục đích yêu cầu:
Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
Chuẩn bị:
Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm).
Năm điều Bác Hồ dạy
Vở bài tập đạo đức 3.
Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng” nhạc và lời của Phong Nhã.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác Hồ như vậy? Bài học đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó.
b) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh đó.
- Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm
- Thầy thu kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm
+ Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
+ Bác Hồ sinh 19 – 05 -1 890
+ Quê Bác ở đâu?
+ Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
+ Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ?
+ Bác Hồ còn có những tên gọi khác Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung.
+ Bác Hồ có công lao to lớn như thế nào với dân tộc ta?
+ HS trả lời.
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi rất yêu quý và thương yêu.
* Kết luận: Bác Hồ Chí Minh lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19 – 05 -1 890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là người có công rất lớn đối với đất nước, với dân tộc ta. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, là người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước ta – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại quãng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, anh Ba, ông Ké,
- Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cũng luôn quan tâm và yêu quý các cháu.
c) Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác”.
- Kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác”
- Học sinh cả lớp lắng nghe.
- Một học sinh đọc lại truyện.
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của giữa các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào?
+ Các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ. Điều này được thể hiện ở chi tiết: khi vừa nhìn thấy Bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên.
+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các thiếu nhi như thế nào?
+ Bác Hồ cũng rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Bác đón các cháu, vui vẻ quây quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu,
* Kết luận: Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác.
d) Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi
- Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
- Thảo luận cặp đội
+ Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai?
+ Dành cho thiếu nhi.
+ Những ai đã thực hiện được theo Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào? 
+ 2, 3 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy.
- 3, 4 HS trả lời, lấy ví dụ cụ thể cho bản thân.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy.
- Dặn dò: về nhà đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy. Chuẩn bị tiết 2
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
Mục tiêu:
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Phát triển viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại từ lớn đến bé.
Chuẩn bị:
Bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 1.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
b) Ôn tập về đọc viết số:
- Thầy đọc cho học sinh viết.
- 4 HS viết số trên bảng lớp, cả lớp làm vào giấy nháp.
- Thầy viết lên bảng các số có ba chữ số (khoảng 10 số)
- 10 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS làm bài tập 1
c) Ôn tập về thứ tự số:
- Thầy treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài tập 2.
- 2 HS lên bảng làm bài
+ Tại sao trong phần a) lại điền 312 vào sau 311?
+ Vì số đầu tiên là 310, số thứ hai là 311, đếm 310, 311 rồi thì đếm đến 312.
- Đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319, xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1
+ Tại sao trong phần b) lại điền 398 vào sau 399?
+ Vì 400 – 1 = 399, 399 – 1 = 398
- Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1
d) Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số:
* Bài tập 3:
- HS đọc đề bài 3.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số
- 3 HS lên bảng làm bài
- 1 HS nhận xét.
+ Tại sao điền được 303 < 330?
+ Vì hai số cùng có số trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục, 0 chục bé hơn 3 chục nên 303 bé hơn 330.
- Hỏi tương tự với các phần còn lại
- 2 HS trả lời.
* Bài tập 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- HS cả lớp làm vào vở
+ Số lớn nhất trong các số đã cho là số nào?
+ Số lớn nhất trong các số đã cho là 735
+ Vì sao nói số 735 là số lớn nhất trong các số đã cho?
+ Vì số 735 có số trăm lớn nhất.
+ Số nào là số bé nhất trong các số đã cho? Vì sao?
+ Số bé nhất trong các số đã cho là số 142. Vì số 142 có số trăm bé nhất.
* Bài tập 5 (Khá, giỏi):
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số và làm bài tập số 5; chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP ĐỌC
Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Mở đầu:
- Thầy giáo giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp 3.
- 1 HS đọc thành tiếng tên của các chủ điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Bức tranh vẽ cảnh 1 cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện của hai người
+ Em thấy vẻ mặt của cậu bé thế nào khi nói chuyện với nhà vua? Cậu bé có tự tin không?
+ Trông cậu bé rất tự tin khi nói chuyện với nhà vua.
- Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy, chúng ta cùng học bài hôm nay, Cậu bé thông minh
b) Luyện đọc:
­Đọc mẫu:
- Thầy giáo đọc mẫu toàn bài.
- HS theo dõi
­Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- HS đọc đoạn 1
+ Tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh.
+ Bối rối, lúng túng
* Khi đươc lệnh vua ban, cả làng đều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối, không lúng túng trước mệnh lệnh kì quặc của nhà vua.
+ Nơi nào thì được gọi là kinh đô?
+ Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng.
- Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- HS đọc đoạn 2.
+ Đến trước kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm, vậy om sòm có nghĩa là gì?
+ Om sòm là nghĩa ầm ĩ, gây náo động.
- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- HS đọc đoạn 3
+ Sứ giả là người như thế nào?
+ Sứ giả là người được vua phái đi giao hiệp với người khác, nước khác,
+ Thề nào là trọng thưởng?
+ Trọng thưởng nghĩa là tặng cho phần thưởng lớn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cả lớp đọc đồng thanh.
c) Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1.
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?
+ Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
+ Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua?
+ Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua.
+ Vì sao họ lại lo sợ?
+ Vì gà trống  ... mũi có những gì?
+ Trong mũi có lông mao, mao mạch, tuyến dịch nhầy.
2. Thở thế nào là hợp vệ sinh?
+ Thở bằng mũi, không thở bằng mồm.
3. Khi hít vào, cơ thể nhận được khí gì? Khi thở ra, cơ thể thải ra khí gì?
+ Hít vào khí ô-xi và thở ra khí các-bô-níc
4. Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành là gì?
+ Có đủ ô-xi thấm vào máu đi nuôi cơ thể làm cơ thể khoẻ mạnh.
5. Tác hại của việc hít thở không khí ô nhiễm là gì?
+ Hít thở không khí ô nhiễm có nhiều khí các-bô-níc, bụi bẩn có hại cho sức khoẻ.
- Tổng kết, tuyên dương nhóm có nhiều thẻ đỏ.
- Các nhóm báo cáo số thẻ đỏ và số thẻ xanh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà học thuộc nội dung bạn cần biết; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ sáu ngày 21 tháng 08 năm 2009
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 2: CHƠI CHUYỀN
Mục tiêu:
Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT 2).
Làm đúng BT (3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
Chuẩn bị:
Kẻ sẵn bảng chữ cái không ghi nội dung để kiểm tra.
Bảng phụ viết BT 2.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài, cho điểm.
- 3 HS viết trên bảng lớp: lo sợ, rèn luyện, đàng hoàng, làn gió,...
- 3 HS đọc thuộc bảng chữ cái.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe đọc và viết lại bài thơ chơi chuyền. Sau đó các em làm bài tập chính tả phân biệt ao/oao; và trò chơi tìm từ có âm đầu l/n hoặc có vần am/ang.
b) Hướng dẫn viết chính tả: 
­ Tìm hiểu nội dung bài thơ:
- Thầy đọc bài thơ chơi chuyền
- HS nghe, 1 HS đọc lại bài.
+ Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
+ Khổ thơ 1 cho em biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
+ Khổ thơ 2 nói điều gì?
+ Khổ thơ 2 ý nói chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
­ Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ có mấy dòng thơ?
+ Bài thơ có 18 dòng thơ.
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Mỗi dòng thơ có 3 chữ.
+ Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
+ Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
+ Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
+ Các câu: “Chuyền chuyền một...Hai, hai đôi” vì đó là những câu nói của các bạn khi chơi trò chơi này.
+ Khi viết bài thơ này, để cho đẹp ta nên viết lùi vào mấy ô?
+ Ta nên viết lùi vào 4 ô để bài thơ ở giữa trang giấy cho đẹp.
­ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó: chuyền, sáng, mềm mại, dẻo dai, dây, que,...
- 3 HS lên bảng viết.
­ Viết chính tả:
- Thầy đọc.
- HS viết lại bài thơ.
­ Soát lỗi:
- Thầy đọc lại bài.
- HS soát lại.
­ Chấm bài:
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
­ Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhận xét, chữa lỗi và cho điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đồng thanh: ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao, ngán.
­ Bài 3:
- HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm bài – chữa bài.
* Lời giải: a) lành – nổi – liềm.
	b) ngang – hạn – đàn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
Tiết 5: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
HS biết cách quan sát và vẽ hình vào vở bài tập.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thầy giáo cho bài.
- 2 HS làm bài trên bảng.
 132
+ 259
 391
 423
+ 258
 681
 218
+ 547
 765
 152
+ 463
 615
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta lại tiếp tục củng cố thực hiện tính cộng các số có ba chữ số.
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn luyện tập:
­ Bài 1:
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS vừa lên bảng vừa nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- HS 1: 
 367
+120
 487
- 7 cộng 0 bằng 7, viết 7.
- 6 cộng 2 bằng 8, viết 8.
- 3 cộng 1 bằng 4, viết 4.
- Chữa bài và cho điểm.
­ Bài 2:
+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- HS nêu lại cách đặt tính, cách thực hiện phép tính.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài – cho điểm.
a) 	 	b) 
 492 617 151 671
­ Bài 3:
- HS đọc tóm tắt bài toán.
+ Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
+ Thùng thứ nhất có 125l dầu.
+ Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
+ Thùng thứ hai có 135l dầu.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
- Yêu cầu dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán.
+ Thùng thứ nhất có 125l dầu, thùng thứ hai có 135l dầu. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
- HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm
Bài giải
Cả hai thùng có số lít dầu là:
125 + 135 = 260 (l)
Đáp số: 260 lít
­ Bài 4:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS tự làm rồi chữa bài.
­ Bài 5 (Khá, giỏi):
- Yêu cầu HS quan sát hình và vẽ vào vở bài tập, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- HS tự làm bài, sau đó kiểm tra bài bạn bên cạnh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP LÀM VĂN
Tiết 1: NÓI VỀ ĐỘI TNTP. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Mục tiêu:
Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1)
Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
Chuẩn bị:
Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS).
Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ.
Có thể mời Tổng phụ trách Đội của trường hoặc đội viên phụ trách sao Nhi đồng của lớp tham gia vào bài tập 1.
HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV. Ngoài các câu hỏi như bài tập 1, GV có thể hỏi thêm:
+ Hãy nêu những lần đổi tên của Đội.
+ Hãy tả lại huy hiệu của Đội.
+ Hãy tả lại khăn quàng của đội viên.
+ Bài hát của Đội do ai sáng tác?
+ Kể tên một số phong trào của Đội
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Giới thiệu:
Trong giờ học tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng nhau nói những điều mình biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sau đó chúng ta sẽ làm bài tập điền nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
3. Bài mới:
a) Bài 1:
- Tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ.
- Thầy viết các câu hỏi (theo mục B) vào các bông hoa giấy, sau đó gài lên một cây cảnh.
- Giới thiệu tên trò chơi Hái hoa dân chủ, mục đích trò chơi giúp HS tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, một tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên thành những người có ích cho đất nước.
- Thầy hoặc Tổng phụ trách Đội, hoặc phụ trách Sao Nhi đồng đưa ra câu trả lời đúng sao mỗi lần có HS trả lời.
- Cả lớp lắng nghe.
- 1, 2 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung (nếu cần).
b) Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Ở lớp 2, các em đã được học bài tập đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách, trong bài tập này, dựa vào mẫu đơn cho sẵn, em hãy suy nghĩ và điền các nội dung thích hợp vào đơn.
- HS suy nghĩ và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
- 2, 3 HS đọc đơn của mình.
+ Phần đầu của đơn, từ Cộng hoà đến Kính gửi, gồm những nội dung gì?
+ Tên nước ta (Quốc hiệu) và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn. + Địa chỉ nhận đơn.
+ Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em xin trân trọng cảm ơn, gồm những nội dung gì?
+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường, lớp của người viết đơn. + Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn.
+ Phần cuối đơn gồm những nội dung gì?
+ Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên.
- HS sửa lại nội dung điểm sai theo mẫu đơn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS tìm hiểu thêm về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; nhớ và viết lại được đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu trên.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I – SƠ KẾT TUẦN:
 + Nhận xét tuần qua: Học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần .Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như em:
+ Tham gia đầy đủ các công tác đội.
 + Thực hiện tốt hồi trống vì môi trường xanh sạch đẹp.
 + Truy bài đầu giờ tốt.
II – NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI: 
1. Ưu điểm:
+ Lớp trật tự trong giờ học 
+ Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ:
+ Ghi chép bài và làm bài đầy đủ.
+ Tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, của lớp 
2. Tồn tại:
+ Vẫn còn vài em chưa nghiêm túc trong giờ học như em: 
+ Còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học như em:
+ Chưa tự giác vệ sinh sân trường như em:
III – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
- Thường xuyên nhắc nhở, những em vi phạm viết kiểm điểm 
- Lớp phó lao động kĩ luật phân công các tổ tham gia lao động.
IV – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN:
Phân công trực cầu thang 
Nhắc nhở HS tham gia học bồi dưỡng đều 
Kiểm tra sách vở của em:
Kiểm tra vệ sinh cá nhân: móng tay, áo quần Cả lớp.
V – BÀI HÁT:
Hát các bài hát của đội 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN TUAN 1 LOP 3.doc