Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 năm học 2009

Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 năm học 2009

TẬP ĐỌC

Con chó nhà hàng xóm

I. MỤC TIÊU:

* Biết nghỉ hơi sau đúng các dấu câuvà giữa các cụm từ dài; Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

* HS hiểu nội dung bài: câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ

II. ĐỒ DÙNG:

 - Tranh SGK, Sưu tầm tranh vẽ vật nuôi trong nhà

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Tuần thứ 16 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 201009
Tập đọc
Con chó nhà hàng xóm
I. Mục tiêu:
* Biết nghỉ hơi sau đúng các dấu câuvà giữa các cụm từ dài; Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
* HS hiểu nội dung bài: câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ
II. Đồ dùng:
 - Tranh SGK, Sưu tầm tranh vẽ vật nuôi trong nhà
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và tên bài 
2. Luyện đọc
a)GV đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc cho HS theo dõi .
b) Luyện phát âm:
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau ,đọc câu cho đến hết bài.
- GV theo dõi từ nào HS còn đọc sai, đọc nhầm thì ghi bảng để cho HS luyện đọc .
- GV cho HS nảy từ còn đọc sai : 
 VD: nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, vẫy đuôi, rối rít...
- GV cho HS luyện đọc ĐT, CN, uốn sửa cho HS.
c) Luyện ngắt giọng : 
- GV treo bảng phụ viết câu văn dài.
- GV đọc mẫu, cho HS khá phát hiện cách đọc, cho nhiều HS luyện đọc ĐT, CN, theo dõi uốn sửa cho HS.
d) Đọc từng câu: 
- GV cho HS luyện đọc từng câu, theo dõi uốn sửa cho HS .
e) GV cho HS đọc đoạn :
- GV cho HS luyện đọc đoạn, tìm từ, câu văn dài luyện đọc và luyện cách ngắt nghỉ. 
- GV kết hợp giải nghĩa từ: Thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, sung sướng, hài lòng. 
g) Thi đọc : 
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV cho HS thi đọc.
- GV cho HS nhận xét bình bầu nhóm đọc tốt , CN đọc tốt , tuyên dương động viên khuýên khích HS đọc tốt.
*Đọc đồng thanh:
- Lớp đọc đồng thanh.
 Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Bạn của bé ở nhà là ai?
-Khi bé bị thương, Cún đã giúp bé như thế nào?
- Những ai đến thăm Bé?
- Vì sao Bé vẫn buồn?
- Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?
- Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của Bé mau lành là nhờ ai?
? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì.
d/ Luyện đọc lại.
- Các nhóm thi đọc, mỗi nhóm 5 H.
- Đọc cá nhân cả bài.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nêu nội dung bài.
- Dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài.
HS nghe.
- HS theo dõi GV đọc .
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS nảy từ luyện đọc: 
+ Từ: nhảy nhót, tung tăng, lo lắng, vẫy đuôi, rối rít...
- HS uốn sửa theo hướng dẫn của GV.
- HS luyện đọc CN, ĐT
- HS theo dõi GV đọc, HS phát hiện cách đọc.
+VD câu văn: Bé. chó/con nào.// Một hôm,//mải chạy theo Cún,/ Bé vấp phảI khúc gỗ/ và ngã đau,/không đứng dạy được.//
+Con nhớ Cún,/ mẹ ạ!// (Giọng đọc tha thiết). Nhưng con vật thông minh hiểu rằng/ chưa đến lúc chạy đi chơi được//
- HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- HS nghe giải nghĩa từ.
- HS thi đọc , HS bình bầu cá nhân đọc tốt, nhóm đọc tốt.
- HS đọc đồng thanh .
- HS tìm hiểu bài , trả lời câu hỏi.
- Cún bông.
- Nhìn bé và chạy đi tìm người giúp.
- Bạn bè thay nhau đến thăm, kể chuyện, tặng quà cho Bé.
- Bé nhớ Cún Bông.
- Cún chơi với Bé, mang cho Bé khi thì tờ báo, khi thì bút chì.
- Nhờ cún con.
- Tự trả lời.VD: câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Giáo dục HS biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
- Luyện đọc theo vai.
- HS nêu: Câu chuyện cho ta thấy tình yêu thương gắn bó giữa em bé và chú chó nhỏ. Câu chuyện giáo dục HS biết yêu thương vật nuôi trong nhà.
- HS nghe dặn dò.
 Toán
Tiết 76: Ngày - Giờ
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
* Nhận biết được một ngày có 24 giờ,24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
* Biết các buổi và cách gọi giờ tương ứng trong một ngày.
* Nhận biết về đơn vị đo thời gian: Ngày- giờ.
* Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
* Nhận biết thời điểm , khoảng thời gan các buổi sáng trưa ,chiều .tối 
II.Đồ dùngdạy học: - Bảng ghi sẵn ND bài học.
 - GVvà HS. đều có mô hình đồng hồ.
III. Hoạt động dạy họcchủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu ngày giờ: 
- GV hướng dẫn- thảo luận cùng HS về nhịp sống tự nhiên.
- Bây giờ là ban ngày hay ban đêm?
*Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm.
- Quay kim đồng hồ và hỏi:
- Lúc 2 giờ chiều em làm gì?.
- Lúc 8 giờ tối em làm gì?
Mỗi khi HS trả lời GV quay kim lên mặt đồng hồ chỉ đúng thời điểm đó.
+) Giới thiệu về các giờ trong ngày- hướng dẫn HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày( SGK) từ đó biết cách gọi tên đúng các giờ trong ngày.
*Một ngày tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau (kim đồng hồ quay hai vòng)
- Một ngày có 24 giờ chia ra làm các buổi khác nhau. 
- Yêu cầu HS. nêu các buổi?
2. Luyện tập thực hành:
* Bài 1: 
Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài- nêu kết quả.
- Nhận xét.
* Bài 2: HS giỏi làm 
*Bài 3:
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu làm bài.
3/Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
- HS nghe.
- Ban ngày.
- Ngày- sáng
- Đêm- tối.
- HS trả lời
- HS nhận xét bổ sung.
- HS nhắc lại.
+ 1 giờ đến 10 giờ: Buổi sáng.
+ 11, 12 giờ: buổi trưa
+ 1giờ (13 giờ) đến 6 giờ (18 giờ): Buổi chiều. 6 giờ đến 9 giờ( 21 giờ) : Buổi tối
- (22, 23, 24 giờ): Đêm
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- Làm bài, 1 HS đọc chữa bài.
- Quan sát và nhận xét.
VD: 20 giờ hay còn gọi là 8 giờ tối.
- HS nghe dặn dò.
 Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 201009
Kể chuyện
Con chó nhà hàng xóm.
I. Mục tiêu:
 * Dựa theo tranh , kể lại được đủ ý từng đoạn câu chuyện. 
II Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh SGK.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
A. Kiểm tra bài cũ:
Kể câu chuyện “Hai anh em”, nêu ý nghĩa câu chuyện?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài- ghi bảng:
2. Hướng dẫn lời kể từng đoạn truyện:
* GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh.
- Từ tranh 1 đến tranh 5.
VD: Tranh 1: + Tranh vẽ ai ?
+ Cún Bông và Bé đang làm gì?
* Tranh 2 : + Chuyện gì đã xảy ra khi Cún và Bé đang chơi?
+ Lúc ấy Cún làm gì ?
* Tranh 3 : +Khi Bé bị ốm ai đến thăm Bé?
+ Nhưng Bé mong điều gì ?
* Tranh 4 : + Bé và Cún đang làm gì?
Lúc ấy bác sỹ nghĩ gì ?
Bước 1: Kể chuyện trong nhóm.
-GV chia nhóm – cho HS kể - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
Bước 2: Kể trước lớp:
-GV tổ chức cho HS thi kể giữa các nhóm.
+ Thi kể lại từng đoạn theo tranh.
+ GV nhận xét, cho điểm.
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV và HS nhận xét.
- Bình chọn HS, nhóm kể hay nhất.
* GV động viên tuyên dương HS.kể tốt, kể có tiến bộ.
C. Củng cố, dặn dò:
* Nêu ý nghĩa câu chuyện?
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS nối tiếp nhau kể câu chuyện “Hai anh em”, nêu ý nghĩa câu chuyện?
- HS nghe.
- HS nghe lại nội dung từng tranh trong SGK để nhớ lại câu chuyện đã học.
- Tranh vẽ Cún Bông và Bé.
- Đang chơi trong vườn.
+ Bé vấp khúc gỗ ngã.
- Cún tìm người giúp đỡ.
- Các bạn đến thăm.
- Mong được gặp Cún.
+ Bé và Cún đang chơi đùa.
- Nhờ có Cún mà Bé mau lành bệnh.
- 5 HS trongnhóm , lần lượt kể ---> nhận xét chỉnh sửa cho bạn.
- HS đại diện nhóm , mỗi em chỉ kể một đoạn.
 - Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể.
- HS thực hành thi kể chuyện.
- Cả lớp theo dõi , nhận xét bạn kể
- HS nghe.
- HS nêu 
- HS nghe dặn dò.
 Chính tả
Tập chép : Con chó nhà hàng xóm.
	Phân biệt :ui/uy;tr/ch
I Mục tiêu: 
 * HS chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
 * HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt vần ui/uy; ch/tr.
II Đồ dùng dạyhọc: 
 - Bảng phụ , phấn màu.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm trabài cũ: 
2 HS lên bảng : chim bay, nước chảy, 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài ghi bảng:
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a) Ghi nhớ nội dung đoạn văn:
- GV treo bảng phụ đoạn văn, GV đọc 1 lần.
- Đoạn văn kể lại câu chuyện gì?
b) Hướng dẫn HS cách trình bày:
- Tìm những chữ viết hoa và giải thích tại sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm và viết những chữ khó.
- GV theo dõi sửa sai cho HS.
d) Chép bài :
- Yêu cầu HS viết bài
+ GV đọc soát lỗi
e) GV chấm bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài 2:
+ Yêu cầu HS đọc đề, nêu y/c của bài.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi để làm bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ thành 4 đội.
 *Bài 3: (a)
Tương tự như cách làm bài 2
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét gìơ học.
- Dặn dò HS về nhà 
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bài vào vở - HS nghe.
- HS theo dõi.
- Lớp quan sát bảng phụ và đọc thầm, - 1 HS đọc lại.
- Con chó nhà hàng xóm.
- HS nêu và giải thích vì sao?
- HS nêu: Nhà, Cún, Cún, Chính là chữ đầu câu.
- Nêu và viết vào bảng con, 2 H. lên bảng: nuôi, quấn quýt, giường
- Viết bài và soát lỗi, thu bài.
- 1HS đọc và nêu y/c của bài.
- Thi theo nhóm.
+ Đội 1: ui/ uy 
+ Đội 2: Từ Đ DGD..ch/ tr
HS làm vào vở
- Thi theo nhó
 HS nghe dặn dò.
 Toán
Tiết 77: Thực hành xem đồng hồ.
I.Mục tiêu: Giúp HS :
* Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng chiêu,tối.
* Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đóvà xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
* nhận biết đơn vị ,ngày tháng
 II.Đồ dùng dạy học:
 - Mô hình đồng hồ có kim quay
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 
- Một ngày có bao nhiêu giờ? Hãy kể tên các giờ của buổi sáng?
-HS lên quay kim đồng hồ theo yêu cầu của GV
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài- ghi bảng:
2. Thực hành:
 *Bài 1:- Yêu cầu HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi: Bạn An đi học lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ lúc bảy giờ sáng?.
 - Yêu cầu HS. thực hành trên mô hình đồng hồ của mình.
- Gọi HS nhận xét.
- Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
- Yêu cầu HS nêu cách gọi 1 số giờ.
*Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc các câu ghi dưới bức tranh 1.
- Muốn biết câu nào đúng câu nào sai ta phải làm gì?.
- Giờ vào học là mấy giờ?
- Bạn HS đi học lúc mấy giờ? Bạn đi học sớm hay muộn?
- Vậy câu nào đúng câu nào sai?
- Tiến hành tương tự với các bức tranh còn lại.
* C.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà thực hành xem đồng hồ
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
VD : Bạn An đi học lúc bảy giờ sáng. Đồng hồ B.
 Quay kim trên mặt đồng hồ.
- HS nêu , HS nhận xét bổ sung.
-Thực hiện theo y/c
- Tự nêu, HS khác nhận xét và rút ra kết luận đúng. ...  trường học.
- Kể và nêu được của từng thành viên trong trường.
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong trường.
II. Đồ dùng dạy – học:
	* Bảng thẻ 10c.
	* Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên các phòng ở trường em?
 Em thích phòng nào nhất? Vì sao?
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Biết các thành viên và công việc của họ trong trường. 
- Cho HS quan sát 6 hình trong SGK.
- Thảo luận nhóm.
 GV nhận xét bổ sung: Cho làm bàil-VBT.
2. Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận.
- Trong trường, em biết những thành viên nào? Họ làm những việc gì?
- Cho HS thảo luận để nói tình cảm và thái độ của em đối với họ.
- Để tỏ lòng kính trọng các thành viên trong trường bạn sẽ làm gì?
- GV chốt: Phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong trường.
- HS phải biết yêu quý và đoàn kết bạn bè.
3. Họat động 3: Trò chơi: “Đó là ai?”
- GVdán tấm bìa và hoạt động học sinh chơi.
- Cho HS thực hành chơi.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS xem lại bài đã học, liên hệ thực tế.
- HS lên bảng nêu.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS quan sát 6 hình trong SGK.
- Thảo luận nhóm.
- HS ghi các thành viên (cạnh số hình bằng bút chì).
- HS. thảo luận nhóm về vai trò, công việc của từng ngời.
- Đại diện nhóm trình bày.
Ví dụ: Cô hiệu trưởng: lãnh đạo quản lí trường.
- HS thảo luận.
- 2- 3 HS trình bày trước lớp.
- Các HS khác nghe- nhận xét.
- 1 HS nói các thông tin.
 - 1 HS khác dự đoán.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 1: THủ công
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. ( tiết 2 )
I.Mục tiêu:
 -HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
 -Gấp cắt dán được biển báo chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
 -Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Hai hình mẫu biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều.
 -Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông có hình vẽ minh họa cho từng bước.
 -Giấy thủ công, giấy trắng, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
 B.Dạy bài mới.
3.Học sinh thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
-GV nêu các bước trong quy trình gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
*Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm xe đi ngược chiều:
+Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh là 6ô
+Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4ô rộng 1ô
+Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10ô rộng 1 ô làm chân biển báo
*Bước2: Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
-Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng.
-Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô
-Dán hình chữ nhật màu trắng ở giữa hình tròn.
*.Học sinh thực hành.
-GV theo dõi hướng dẫn học sinh còn lúng túng.
- GV nhắc HS bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng.
4.Trưng bày, đánh giá sản phẩm.
-Yêu cầu HS trưng bày theo nhóm
-GV đánh giá sản phẩm của HS.
C. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học tuyên dương học sinh có sản phẩm thực hành đẹp.
- Về xem lại các bước làm, dặn chuẩn bị cho giờ sau: Mang giấy thủ công, giấy trắng, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
- lớp trưởng kiểm tra và báo cáo.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại các bước gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Học sinh quan sát GV làm mẫu, quan sát hình vẽ minh họa cho từng bước gấp. 
- HS thực hành gấp, cắt dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
-HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS nghe nhận xét, dặn dò.
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 200610
tiết 1: Chính tả
Nghe viết : Trâu ơi!
I Mục tiêu: 
*HS nghe và viết lại chính xá bài ca dao : Trâu ơi!
* Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
* GV giúp HS làm đúng các bài tập chính tả: au / ao ;tr/ ch ; thanh hỏi , thanh ngã.
* Giáo dục HS yêu thích viết chữ đẹp .
II Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ ( ghi sẵn nội dung bài tập 3), phấn mầu .
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 3 HS lên bảng lên bảng viết bài, cả lớp viết bảng con
- GV cho điểm ,nhận xét vào bài.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài ghi bảng:
2. Hướng dẫn HS viết chính tả:
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
- GV đọc bài một lượt.
- Đây là lời nói của ai với ai ?
- Người nông dân nói gì với con trâu?
- Tình cảm của người nông dân với con trâu như thếnào?
b) Hướng dẫn viết cách trình bày:
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào ?
- Hãy nêu cách trình bày khổ thơ ?
- Các chữ đầu câu viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS đọc các từ khó .
- Các từ có phụ âm đầu : l / n.
- Các từ có dấu hỏi , dấu ngã.
+ Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được
- GV đọc cho HS viết, theo dõi chỉnh sửa cho HS. 
d) Viết chính tả.
* GV theo dõi giúp đỡ HS viết chưa đẹp.
e) Soát lỗi .
g) Chấm bài – nhận xét :
- GV tuyên dương HS có tiến bộ , HS viết chữ đẹp .
3. Hưỡng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+ GV tổ chức cho HS thi tìm tiếng giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều hơn tổ đó thắng cuộc.
- GV cho HS chữa bài , GV chốt lại đáp án đúng.
- Yêu cầu mỗi HS ghi 3 cặp từ vào vở
Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu .
- GV gọi 2 HS hoạt động theo cặp làm mẫu .
VD: cây tre / che nắng.
- Yêu câù HS tự làm bài.
- GV cho HS đọc bài, HS nhận xét bổ sung bài cho bạn.
- GV nhận xét chốt lại kiến thức.
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn dò HS về nhà xemlại các bài tập đa học ở lớp.
- HS viết bài:
 VD: núi cao , tàu thuỷ, túi vải, nguỵ trang, chăn chiếu, 
- HS nhận xét bổ sung.
- HS nghe.
- 2 HS đọc bài ca dao.
- Lời của người nông dân nói với con trâu.
- Bảo trâu cày hứa hẹn làm việc chăm chỉ
- Tâm tình như người bạn thân thiết..
- Thơ lục bát , dòng 6 , dòng 8 xen kẽ nhau.
- Dòng 6 viết lùi vào 2 ô ly
- Dòng 8 viết lùi vào 1 ô ly
+Các chữ đầu câu viết hoa.
- HS viết từ khó ở bảng con: 
+ trâu , ruộng ,cày , nghiệp nông gia,..
- ta bảo, quản công,..này,lúa,..
- 2HS viết bảng , lớp viết bảng con.
+ HS viết bài.
- HS soát lỗi.
- HS nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tìm từ theo yêu cầu:
VD: cau / cao lau / lao
 trau / trao ngau / ngao
 nhau / nhao mau / mao
- HS chữa bài , HS nhận xét bổ sung.
- HS làm vở bài tập.
+ HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vở bài tập .
VD: cây tre/ che nắng
 buổi trưa / chưa ăn gì cả.
 ông trăng/ chăng dây.
- HS đọc bài, HS nhận xét bổ sung.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 2: Toán :
Luyện tập chung.
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về: Xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Xem lịch tháng, nhận biết ngày ,tháng.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Mô hình đồng hồ có kim quay đợc.
 - Tờ lịch tháng 5 nh SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Giới thiệu bài- ghi bảng:
B. Luyện tập.
 Bài 1:
+GV đọc lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời.
- Em tưới cây lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều? Tại sao?
- Em đang học ở trường lúc mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 8 giờ sáng?
- Khi đồng hồ chỉ 8 giờ sáng thì kim ngắn ở đâu? kim dài ở đâu?
- Cả nhà em ăn cơm lúc mấy giờ?
- 6 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 18 giờ?
- Em đi ngủ lúc mấy giờ?
- 21 giờ còn gọi là mấy giờ?
- Đồng hồ nào chỉ 9 giờ tối?
 Bài 2: 
Cho HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 3: 
- Thi quay kim đồng hồ.
( Như đã hướng dẫn ở các tiết trứơc)
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà thực hành xem đồng hồ.
- HS nghe.
- Lúc 5 giờ chiều.
- Đồng hồ D vì 5 giờ chiều là 17 giờ.
- Lúc 8 giờ sáng.
- Đồng hồ A.
- Kim ngắn chỉ đến số 8, kim dài chỉ đến số 12.
- Lúc 6 giờ chiều.
- là 18 giờ.
- Đồng hồ C.
- Em đi ngủ lúc 21 giờ.
21 giờ còn gọi là 9 giờ tối.
 + Đồng hồ B.
- HS làm bài cá nhân, gọi HS đọc chữa bài.
- HS thực hành chơi theo hướng dẫn.
- HS nghe dặn dò.
Tiết 3 : Tập làm văn
Khen ngợi . Kể ngắn về con vật
Lập thời gian biểu.
I Mục tiêu : 
* HS biết nói lời khen ngợi .
* Biết kể về vật nuôi trong nhà.
* Biết lập thời gian biểu một buổi trongngày ( buôỉ tối ).
* Rèn kỹ năng nói , viết cho HS.
II Đồ dùng dạy học : 
 -Tranh minh hoạ các con vật nuôi trong nhà .
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc bài viết của mình ở tuần 15.
- GV nhận xét cho điểm, vào bài.
B. Dạy học bài mới :
1. Giới thiệu bài ghi bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 1 : 
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Cho HS khá đọc câu mẫu.
+ Ngoài câu mẫu ra , bạn nào đặt câu khen ngợi khác cho đàn gà?
+ Yêu cầu HS nói với bạn bên cạnh về câu khen ngợi khác .
- GV cho các nhóm thảo luận ---> báo cáo kết quả.
- GV ghi nhanh trên bảng.
- GV cho đọc lại câu ghi bảng.
Bài 2 : 
- Yêu cầu 1 số HS nêu tên các con vật mình định kể ?
- Nhà em nuôi con vật nó lâu chưa ? 
- Nó có ngoan không?
- Có hay ăn chóng lớn không?
 ..
 - GV gọi 1 số HS kể trước lớp.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 3 : 
- GV gọi vài HS đọc lại : Thời khoá biểu của bạn Phương Thảo .
- Yêu cầu HS tự viết vào vở .
- GV cho HS đọc bài.
- Nhận xét cho điểm.
C. Củng cố dặn dò:
- GV n hận xét giờ học.
- Dặn dò HS quan sát con vật ---> tự kể ở nhà cho người thân nghe.
- HS đọc bài viết của mình ở tuần 15.
- HS nhận xét bài của bạn.
- HS nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS khá đọc câu mẫu.
VD: Đàn gà đẹp quá/
 Đàn gà thật là đẹp/
VD khác : 
+ Chú Cường khoẻ quá/
+ Chú Cường mới khoẻ làm sao /
+ Lớp mình hôm nay sạch quá/
	..
- HS đọc bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 5- 7 HS nêu tên các con vật mình định kể ? 
+ 1 HS khá kể.
- VD:
+ Nhà em nuôi một chú mèo tên là MiMi . Chú ở nhà em đã được 3 tháng rồi. MiMi rất ngoan, bắt chuột rất giỏi. MiMi lớn rất nhanhEm rất yêu quý Mi Mi và luôn chăm sóc Mi Mi của em.
- 3 HS trong 1 nhóm kể nhau nghe.
- 5 - 7 HS trình bày , nhận xét. 
+ HS nêu yêu cầu .
- HS đọc bài.
- HS làm bài.
- HS đọc bài trước lớp, nhận xét.
- HS nghe dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 2 Tuan 16CKTKN BVMT.doc