Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 5

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 5

Tiết 2 Đạo đức ( T 5)

 Bài 3: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Tiết 1)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Giúp HS biết được:

- Trẻ em có quyền được học hành

- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập để chúng được bền đẹp, giúp cho các em

học tập thuận lợi hơn, đạt kết quả tốt hơn.

2. Học sinh có thái độ:

-Yêu quý sách vở, đồ dùng học tập và giữ gìn chúng.

3. Học sinh biết bảo quản, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập hàng ngày.

* Nêu tên một số đồ dùng học tập, biết cách bảo quản sách vở và đồ dùng học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở BT Đạo đức.

- Các đồ dùng học tập: Bút chì, bút mực, thước kẻ, sách vở, cặp.

- Bài hát “ Sách bút thân yêu ơi” , “ Em yêu trường em”

- Điều 18 Công ước quốc tế về quyền trẻ em

 

doc 48 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY :TUẦN V 
T/N
TIẾT
MÔN
TCT
 TÊN BÀI GIẢNG
Ghi Chú
HAI
 21\9
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Học vần
Học vần
5
5
17
37
38
Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập(tiết 1)
Số 7
Bài 17:u -ư (tiết1)
Bài 17:u -ư (tiết2) 
BA
 22/9
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
TNTV
Aâm nhạc
18
39
40
50
5
Số 8
Bài 18:x- ch (tiết 1)
Bài 18:x ch (tiết 2)
Bài 25: Vườn rau(t2)
Ôn tập bài hát:Bài Quê hương tươi đẹp
TƯ
 23\9
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
Mĩ thuật
TNTV
19
41
42
5
51
Số 9
Bài 19:s-r (tiết 1)
Bài 19:s -r (tiết 2)
Vẽ nét cong
Bài 26: Hoa(t1)
NĂM
 24\9
1
2
3
4
5
Thể dục
Toán
Học vần
Học vần
TNTV
5
20
43
44
52
Đội hình đôi ngũ - Trò chơi vận động 
 Số 0
 Bài 20:k -kh (tiết1)
 Bài 20: k -kh(tiết 2)
 Bài 26:Hoa(t2)
SÁU
 25\9
1
2
3
4
5
TN&XH
Học vần
Học vần
Thủcông
Sinhhoạt
5
45
46
5
5
 Vệ sinh thân thể
Bài 21:Ôn tâp (T1)
Bài 21:Oân tập (T1)
 Xé dán hình vuông,hình tròn(tiết 2)
 Tuần 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tiết 2 Đạo đức ( T 5)
 Bài 3: Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Giúp HS biết được:
- Trẻ em có quyền được học hành
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập để chúng được bền đẹp, giúp cho các em
học tập thuận lợi hơn, đạt kết quả tốt hơn.
2. Học sinh có thái độ:
-Yêu quý sách vở, đồ dùng học tập và giữ gìn chúng.
3. Học sinh biết bảo quản, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập hàng ngày.
* Nêu tên một số đồ dùng học tập, biết cách bảo quản sách vở và đồ dùng học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Vở BT Đạo đức.
- Các đồ dùng học tập: Bút chì, bút mực, thước kẻ, sách vở, cặp..
- Bài hát “ Sách bút thân yêu ơi” , “ Em yêu trường em” 
- Điều 18 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định lớp: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- Yêu cầu học sinh tự kiểm tra trang phục, quần áo của nhau rồi nhận xét
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Họat động 1: ( 7’) Làm bài tập 1
- GV giải thích yêu cầu bài tập 1: Tìm và gọi tên các đồ dùng trong tranh
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm
-Kết luận: Những đồ dùng học tập của các em trong tranh này là: sách giáo khoa, vở bài tập, bút máy, bút chì, thước kẻ, cặp sách. Có chúng thì các em mới học tập tốt được. Vì vậy, cần giữ gìn chúng cho sạch đẹp, bền lâu.
3. Hoạt động 2: ( 10’) Học sinh làm bài tập 2
- GV nêu yêu cầu bài tập: Giới thiệu với các bạn những đồ dùng học tập của mình
- GV giúp học sinh nêu được:
+ Tên đồ dùng học tập?
+ Đồ dùng đó dùng để làm gì?
+ Cách giữ đồ dùng học tập
- GV nêu kết luận: Được đi học là quyền của trẻ em. Giữ gìn đồ dùng học tập chính là giúp các em thực hiện tốt quyền học tập của mình
* GV yêu cầu HSHN chỉ giới thiệu về tên gọi một số đồ dùng học tập của mình
4. Hoạt động 3: ( 8’) Học sinh làm bài tập 3
- GV nêu yêu cầu bài tập 3: Đánh dấu những tranh vẽ hành động đúng
* Yêu cầu HSHN quan sát tranh và nói xem bạn nhỏ đang làm gì?
- Thứ tự mỗi tranh GV gọi học sinh trả lời:
+ Bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm gì?
+ Vì sao em cho rằng hành động của bạn là đúng ?
- GV giải thích : 
+ Hành động của các bạn trong tranh 1, 2, 6 là đúng
+ Hành động của các bạn trong tranh 3, 4, 5 là sai.
5 . Củng cố: ( 2’)
GV nêu kết luận: Cần phải giữ gìn đồ dùng học tập, không làm bẩn, không viết vẽ bậy, không gập gáy sách vở, không xé sách vở, học xong phải cất sách vở gọn gàng. Giữ gìn đồ dùng học tập của mình giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
6. Dặn dò: (1’)
Dặn học sinh về nhà sửa sang lại sách vở, đồ dùng học tập của mình để chuẩn bị tiết sau thi “ Sách vở ai đẹp nhất”
-Hát
- Học sinh kiểm tra và nhận xét vệ sinh trang phục, đầu tóc lẫn nhau
- HS làm bài tập trong vở.
* HSHN: Quan sát tranh và nêu tên một số đồ vật 
- Vài HS trình bày trước lớp.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh từng đôi một giơiù thiệu với nhau về đồ dùng học tập của mình
- Một số học sinh trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét
* HSHN: Nêu tên gọi của một số đồ dùng học tập của mình như sách, vở, bút chì
- Học sinh làm việc theo nhóm
* HSHN: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bạn đang làm gì?
- Học sinh chữa bài tập và giải thích từng tranh
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
Tiết 3 Toán ( T17)
 Số 7
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- HS có khái niệm ban đầu về số7. Biết đọc, viết các số 7. Biết đếm và so sánh các số trong phạm vi7.
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 7, vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
*Giúp HSHN:
- Biết đọc, viết số 7
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 7, vị trí của số 7 trong dãy số từ 1 đến 7
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ 7 in và viết. Các nhóm đồ vật có 7 phần tử (có số lượng là 7)
- Bộ đồ dùng Toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
Kiểm tra miệng 
- 6 gôøm mấy với mấy?.
 Kiểm tra viết:
- Viết bảng thứ tự dãy số từ 1- 6 và 6 – 1.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
 C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
- GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
2. Hình thành kiến thức 
a. Giới thiệu số 7: (10’)
. Bước 1: Lập số 7
- Cho HS xem tranh:
+ Có 6 bạn chơi cầu trượt, có thêm 1 bạn nữa đến chơi, vậy có tất cả mấy bạn?
+ Sáu bạn thêm một bạn là bảy bạn. Tất cả có 7 bạn
- Cho HS thực hành bằng que tính:
+ Lấy cho cô 6 que tính.
+ Lấy thêm 1 que tính nữa, như vậy 6 que tính thêm 1 que tính là mấy que tính?
- Cho HS đếm từ 1 đến 7
- Cho học sinh quan sát hình vẽ sách giáo khoa và giải thích:
+ Sáu chấm tròn thêm một chấm tròn là bảy chấm tròn
+ Sáu con tính thêm một con tính là 7 con tính
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
 Bước 2: Giới thiệu chữ số 7 in và chữ số 7 viết: 
- GV nêu: Bảy học sinh, bảy que tính, bảy chấm tròn đều có số lượng là bảy. Số bảy được viết ( biểu diễn) bằng chữ số 7
- GV viết bảng chữ số 7 in và chữ số 7 viết: 
- GV chỉ vào chữ số 7 ( in và viết) và gọi học sinh đọc
- Cho HS lấy số 7 trong bộ đồ dùng học Toán.
Bước 3: Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6: 
- Giáo viên viết bảng dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
- GV giúp học sinh nhận ra số 7 đứng sau 6 trong dãy số. Khi ta đếm thì đếm số 6 rồi đến số 7
b. Phân tích để thấy cấu tạo số 7: ( 4’) 
- Lấy cho cô 7 que tính
-Tách thành 2 phần : mỗi tay cầm mấy que tính? Vậy 7 gồm mấy với mấy? Ai có cách tách khác? 
- GV nêu kết luận: 7 gồm 1 và 6, 5 và 2, 3 và 4, 4 và 3.
c. Liên hệ thực tế: (1’)
- Những đồ vật có số 7?
3. Thực hành:
 Bài 1: (4’) Viết số
- GV hướng dẫn học sinh viết số 7
- GV theo dõi và giúp học sinh viết đúng quy trình
Bài 2 : ( 5’)Viết số thích hợp vào ô trống
- GV nêu yêu cầu bài tập
* GV giúp HSHN điền số vào tranh 1 và 2
- Giúp học sinh nhận ra cấu tạo của số 7 bằng cách đặt câu hỏi: 7 gồm 6 và mấy? 7 gồm 1 và mấy?
- GV nêu rồi cho học sinh nhắc lại:
+ 7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6
+ 7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5
+ 7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4
Bài 3: (7’) Viết số thích hợp vào ô trống
- GV nêu yêu cầu bài tập 
- Hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông trong từng cột rồi viết số thích hợp vào ô trống
* GV hướng dẫn và yêu cầu HSHN làm dãy 1 và 3
Bài 4: ( 5’) Điền dấu thích hợp vào ô trống
- GV theo dõi nhắc học sinh viết đúng dấu 
* Yêu cầu HSHN làm cột 2 và cột 2
4. Củng cố: (1’)
- Cho học sinh dọc dãy số từ 1 đến 7 và ngược lại
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập 
- Xem trước bài sau: Số 8
- 2 HS nêu cấu tạo số 6
- 1 Học sinh viết bảng, dưới lớp viết bảng con
* HSHN đếm từ 1 đến 6 
- 2 HS nhắc lại đề bài
 - HS đếm và trả lời: Tất cả có 7 bạn
- HS nhắc lại " Có 7 bạn"
+ Lấy 6 que tính
+ 6 que tính thêm 1 que tính là 7 que tính
- HS đếm từ 1 đến 7 :Cá nhân (3 HS)- nhóm - lớp: 1, 2,3, 4, 5, 6, 7 
- HS nhắc lại :
+ Có bảy chấm tròn
+ Có bảy con tính"
- Học sinh lắng nghe và quan sát số 7 trên bản
- Học sinh đọc ( cá nhân - nhóm - lớp): " Bảy"
- HS thực hiện yêu cầu
- HS đếm từ 1 đến 7 rồi đọc ngược lại từ 7 đến 1
-HS lấy 7 que tính và đếm.
- Hoc sinh tách thành 2 phần và nêu ý kiến khác nhau:1 và 6, 5 và 2, 3 và 4, 4 và 3 .
-1 HS giỏi nói lại tất cả.
- 7 bạn gái, 7 con gà,
-HS nêu yêu bài tập 1
- HS quan sát
- HS viết một dòng số 7 vào vở Bài tập Toán
* HSHN: Viết số 7 theo hướng dẫn của GV
- Học sinh quan sát tranh, đếm và điền số vào ô trống dưới tranh
* HSHN: điền số vào 2 tranh
- Học sinh nhắc lại:
+ 7 gồm 6 và 1, gồm 1 và 6
+ 7 gồm 5 và 2, gồm 2 và 5
+ 7 gồm 4 và 3, gồm 3 và 4
- Học sinh thực hiện yêu cầu
- Học sinh làm 3 dãy số còn lại sau đó đọc theo thứ tự từ 1 đến7 rồi từ 7 đến 1
 1 2 3 4 5 6 7 
 1 2 3 4 5 6 7
 7 6 5 4 3 2 1
* HSHN : Điền số vào các ô trống của dãy 1 và dãy 3
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài rồi chữa bài
7 > 6 2 2 6 < 7
7 > 3 5 < 7 7 < 4 7 = 7
* HSHN: Làm cột 1 va ...  minh hoạ câu ứng dụng và truyện kể
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* GV yêu cầu HSHN đọc : k, kh
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (2’)
GV: Tuần qua chúng ta đã được học học những âm gì mới? 
- GV ghi bên cạnh góc bảng
- GV gắn bảng ôn 1 (phóng to bảng trang 34 SGK) lên bảng để học sinh theo dõi
2. Ôn tập
2.1 Lập bảng ôn: 
a. Các chữ và âm vừa học: ( 5’)
- GV đọc âm cho HS chỉ chữ
b. Ghép chữ thành tiếng ( bảng 1): (10’)
- GV: Âm x ghép với âm e ta được tiếng gì?
- Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS ghép các tiếng tiếp theo
- Yêu cầu học sinh đọc bảng ôn
- GV theo dõi, chỉnh sửa
* GV hướng dẫn HSHN đánh vần tiếng
c. Ghép tiếng với dấu thanh ( B2): (9’)
- GV: Tiếng ru thêm dấu huyền ta được tiếng gì?
- Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS ghép tiếng ru, cha với các dấu thanh còn lại trong bảng ôn
- GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh
* GV chỉ bảng ôn cho HSHN đọc
2.2 Đọc các từ ngữ ứng dụng: ( 5’)
- GV viết các từ ngữ ứng dụng lên bảng:
 Xe chỉ kẻ ô
 Củ sả rổ khế
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
* GV yêu cầu HSHN tìm chữ x, ch, k, kh, r, s
- GV kết hợp giải nghĩa từ ứng dụng ( nếu thấy cần thiết)
2.3 Tập viết từ ngữ ứng dụng: (3’)
- GV viết mẫu trên bảng lớp: 
- GV theo dõi , lưu ý HS nối nét giữa các con chữ và vị trí dấu thanh
- Hát
- 2 HS đọc và viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con:
 k - kẻ ; kh - khế
- 2 HS đọc các tiếng ứng dụng: 
 Kẻ hở, kì cọ, khe đá, cá kho
- 1 HS đọc câu ứng dụng: chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê
* HSHN: đọc theo tay chỉ của GV : k, kh
- HS kể các âm và chữ mới chưa được ôn : u, ư, x, ch, s, r, k, kh
- Học sinh kiểm tra và phát biểu bổ sung
- HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần ở bảng ôn: u, ư, x, ch, s, r, k, kh
- HS chỉ chữ theo lời đọc của GV
- HS chỉ chữ và đọc âm
- HS: xe
- HS thảo luận, ghép và đọc các tiếng do các chữ ở cột dọc kết hợp với các chữ ở hàng ngang của bảng ôn
* HSHN: Được bạn trong nhóm hướng dẫn ghép và đọc tiếng
- HS đọc bảng ôn (Khuyến khích HS đọc trơn) theo hình thức cá nhân - nhóm – lớp 
* HSHN: đánh vần theo giáo viên các tiếng trong bảng ôn
- HS: rù
- HS thảo luận, ghép và đọc các tiếng được ghép từ tiếng ru, cha với các dấu thanh ở hàng ngang: 
+ ru, rù, rú, rủ, rũ, rụ
+ cha, chà, chá, chả, chã, chạ
- Học sinh đọc bảng ôn 2
* HSHN: Đánh vần và đọc theo giáo viên các tiếng đã ghép
- HS đánh vần, đọc trơn các từ ngữ ứng dụng: Cá nhân, nhóm, lớp
* HSHN: lên bảng tìm và chỉ các chữ x, ch, k, kh, r, s trong từ ứng dụng
- 2-3 học sinh đọc lại từ ứng dụng
- HS quan sát GV viết trên bảng lớp
- Học sinh viết vào bảng con: Tổ cò
Tiết 2
3. Luyện đọc
3.1. Luyện đọc: ( 14’)
a. Nhắc lại bài ôn ở tiết 1: (7’)
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
b. Đọc câu ứng dụng: ( 7’)
- GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- GV nhận xét chốt lại giới thiệu:
Xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú
- Gv chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh
- GV đọc mẫu câu ứng dụng
3.2. Luyện viết: ( 12’)
- GV yêu cầu học sinh viết vào vở : 
 xe chỉ, củ sả
- Lưu ý nét nối giữa các con chữ, vị trí dấu chữ, dấu thanh
* GV hướng dẫn HSHN viết vào vở 
- Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS
3.3. Kể chuyện : (10’)
- GV giới thiệu câu chuyện : Thỏ và sư tử 
- GV kể nội dung câu chuyện cho học sinh nghe dựa vào tranh minh hoạ trong SGK
- GV giúp đỡ học sinh kể
- Học sinh kể xong, giáo viên tóm tắt lại câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện: Những kẻ gian ác và kiêu ngạo bao giờ cũng bị trừng phạt
4. Củng cố: (3’)
- GV chỉ bảng ôn cho học sinh theo dõi và đọc theo
5. Dặn dò: ( 1’)
Dặn học sinh về nhà học bài, làm bài tập trong vở BTTV. Xem trước bài 22
- HS lần lượt đọc bảng ôn 1, bảng ôn 2 và các từ ngữ ứng dụng
- HS quan sát tranh, thảo luận và nêu nhận xét về tranh minh hoạ
+ Vẽ con sư tử, con khỉ
- Học sinh đánh vần , đọc trơn câu ứng dụng
- 2-3 học sinh đọc lại
* HSHN: Đánh vần từng tiếng trong câu ứng dụng
- Học sinh viết vào vở tập viết
* HSHN: viết vào vở : củ sả
- Học sinh đọc tên truyện
- Học sinh lắng nghe
- HS thảo luận, cử đại diện thi kể theo tranh:
+ Tranh 1: Thỏ đến gặp sư tử thật muộn
+Tranh 2: Cuộc đối đáp giữa thỏ và sư tử
+ Tranh 3: Thỏ dẫn sư tử đến một cài giếng, Sư tử nhìn xuống đáy giếng, thấy một con sư tử hung dữ dang chằm chằm nhìn mình
+ Tranh 4: Tức mình nó nhảy xuống định cho con sư tử kia một trận. Sư tử giãy giụa mãi rồi sặc nước mà chết
* HSHN: Quan sát tranh và lắng nghe
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh nhìn bảng và đọc
- Học sinh lắng nghe
 -----------------------------------------------------------------
Tiết 4: Thủ công ( T5)
Bài 5: Xé dán hình vuông, hình tròn (T2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh làm quen với kĩ thuật xé giấy để tạo hình
- Xé được hình vuông, hình tròn theo hương dẫn và biết cách dán cho cân đối
* HSHN xé và dán được hình chữ nhật theo mẫu vẽ
ỊI. CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: 
- Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn
- 2 tờ giấy khác màu ( tương phản )
- Giấy trắng làm nền, hồ dán
2.Học sinh
Giấy màu, hồ dán, vở thủ công
III. CÁC HOT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: ( 3’)
Dạy học bài mới
Nhắc lại các bước xé: (5’)
- GV nhắc lại các thao tác xé: đánh dấu, vẽ, xé, dán
2. Học sinh thực hành: (20’)
- Yêu cầu học sinh thực hành xé dán hình vuông, hình tròn theo các bước giáo viên đã hướng dẫn
- GV động viên các em làm cho đẹp, nhanh.giúp đỡ thêm và hướng dẫn học sinh bôi hồ và dán hình không bị nhăn
* GV vẽ hình vuông ra giấy mà và yêu cầu HSHN xé hình vuông theo hình đã vẽ sẵn 
3. Đánh giá sản phẩm: (5’)
- GV yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm lên bàn và cùng học sinh đánh giá theo các tiêu chí:
+ Các đường xé tương đối thẳng, ít có răng cưa
+ Hình xé gần giống mẫu
+ Dán đều, phẳng, không nhăn
* Đối với HSHN giáo viên đánh giá sản phẩm là đạt yêu cầu khi HS xé có hình dạng hình chữ nhật và dán được vào vở không yêu cầu phẳng và đẹp
- GV tuyên dương những học sinh có sản phẩm đẹp.
4. Củng cố: (2’)
GV nhận xét :
+ Tinh thần, thái độ học tập của HS
+ Việc chuẩn bị bài 
+ Ý thức học tập, an toàn lao động
5. Dặn dò: (1’)
Dặn học sinh chuẩn bị giấy màu, giấy nháp có kẻ ô, bút chì, hồ dán để học bài: Xé dán hình quả cam
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại
- Học sinh lấy giấy màu và thực hành xé hình tròn và hình vuông
* HSHN: xé hình vuông theo hình đa được giáo viên vẽ sẵn
- Xé xong học sinh dán sản phẩm vào vở Thủ công
- Học sinh trưng bày sản phẩm và cùng giáo viên nhận xét bài các bạn
* HSHN cùng các bạn trưng bày sản phẩm
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh lắng nghe
Sinh hoạt tuần 5
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi múa hát tập thể
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thử
- Cho học sinh chơi thật
- Gv nhận xét và tuyên dương những học sinh có ý thức tham gia tốt 
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, tuy nhiên vào những ngày trời mưa ra vào lớp chưa đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần ( Xoan,Quỳnh,Biên)
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Phửi, Đức,Quỳnh
+ Nhiều bạn chưa làm bài viết ở nha và đọc bài ở nhàø:Đức,Buang,Sang...
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Buang,Chi, Phiên ,Sang,
+ Một số học sinh còn nói chuyện riêng nhiều: Tư,Đức,Ni,Ơluỹ
* Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt: Bóch,thuỷ,Kiệt
- Chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tốt nề nếp đạo đức: đi học đều, vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Đoàn kết, giúp đỡ bạn trong lớp, trong tổ, xây dưng tổ học tập tốt thi đua với các tổ khác
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi thử
- HS chơi thật
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc