Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 4

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 4

ĐẠO ĐỨC (T4)

Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ (Tiết 2)

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Giúp HS biết được:

- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ làm cho cơ thể sạch, đẹp, khỏe mạnh, được mọi người yêu mến.

- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là thường xuyên tắm gội, chải đầu tóc, quần áo được giặt sạch, đi giày dép sạch, mà không được lười tắm gội, mặc quần áo rách bẩn

2. Học sinh có thái độ:

- Mong muốn, tích cực, tự giác ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

3. Học sinh thực hiện được nếp sống vệ sinh các nhân, giữ quần áo, giày dép gọn gàng, sạch sẽ ở nhà cũng như ở trường và ở những nơi khác.

*Giúp HSHN:

- Biết thế nào là sạch sẽ, gọn gàng

- Xem tranh và nhận xét các bạn trong tranh

 

doc 46 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY :TUẦN IV 
T/n
Tiết
Môn
TCT
 Tên bài giảng
Ghi Chú
HAI
14\9
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Học vần
Học vần
1
2
13
29
30
Gọn gàng, sạch sẽ(tiết 2)
Bằng nhau.Dấu =
Bài 13: n - m (tiết1)
Bài 13: n - m (tiết2) 
BA
15\9
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
TNTV
Aâm nhạc
14
31
32
50
4
Luyện tập
Bài 14: d – đ (tiết 1)
Bài 14: d – đ (tiết 2)
Bài 25: Vườn rau(t2
Ôn tập bài hát:Bài Mời bạn vui múa ca 
TƯ
16\9
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
Mĩ thuật
TNTV
15
33
34
4
51
Luyện tập chung
Bài 15: t – th (tiết 1)
Bài 15: t - th (tiết 2)
Vẽ hình tam giác
Bài 26: Hoa(t1)
NĂM
17\9
1
2
3
4
5
Thể dục
Toán
Học vần
Học vần
TNTV
4
16
35
36
52
Đội hình đôi ngũ - Trò chơi vận động 
 Số 6
 Bài 16: Ôân tập (tiết1)
 Bài 16: Ôn tập(tiết 2)
 Bài 26:Hoa(t2)
SÁU
18\9
1
2
3
4
5
TN&XH
Tập viết 
Tập viết
Thủ công
Sinh hoạt
4
3
4
2
2
 Bảo vệ mắt và tai 
 Lê,cọ,bơ, hổ
 Mơ, do,ta,thơ
 Xé dán hình vuông,hình tròn(tiết 1)
 Tuần 4-Bài 4: Pô kê mon
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009
Tiết 2 ĐẠO ĐỨC (T4)
Bài 2: Gọn gàng, sạch sẽ (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Giúp HS biết được:
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ làm cho cơ thể sạch, đẹp, khỏe mạnh, được mọi người yêu mến.
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là thường xuyên tắm gội, chải đầu tóc, quần áo được giặt sạch, đi giày dép sạch,  mà không được lười tắm gội, mặc quần áo rách bẩn 
2. Học sinh có thái độ:
- Mong muốn, tích cực, tự giác ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
3. Học sinh thực hiện được nếp sống vệ sinh các nhân, giữ quần áo, giày dép gọn gàng, sạch sẽ ở nhà cũng như ở trường và ở những nơi khác.
*Giúp HSHN: 
- Biết thế nào là sạch sẽ, gọn gàng
- Xem tranh và nhận xét các bạn trong tranh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Sách giáo khoa 
- Một số đồ dùng: lược, gương, kẹp tóc, một vài bộ quần áo sạch đẹp,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Ổn định lớp:(1’)
B. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
GV: Quần áo đi học phải như thế nào?
- GV tuyên dương, nhắc nhở học sinh
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
Các em đã biết nhận xét thế nào là gọn gàng sạch sẽ . Bài hôm nay cô sẽ dạy các em thực hành “ Gọn gàng , sạch sẽ”.
- Giáo viên ghi tựa.
2.Họat động 1: (10’) Học sinh làm bài tập 3
- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 3, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
+ Em có muốn như bạn không?
Giáo viên kết luận: Tranh : 1, 3 ,4 ,5 7, 8 là những hành động đúng mà các em cần noi theo để giữ cho bản thân luôn luôn gọn gàng và sạch sẽ
3.Hoạt động 2 : ( 9’) Học sinh làm bài tập 4
- Treo tranh : BT4
- Tranh vẽ gì?
+ Em có muốn làm như các bạn trong tranh không ?
GV: Vậy lớp ta từng đôi bạn hãy thực hiện như các bạn trong tranh nhé.
- Giáo viên nhận xét và bổ xung
* Giáo viên yêu cầu bạn cùng bàn hướng dẫn cho HSHN
- GV nhận xét tuyên dương những đôi làm tốt
4. Hoạt động 3: (4’)
Hát “Rửa mặt như mèo”
- GV hỏi : Lớp mình có ai giống “ mèo” không? Chúng ta đừng ai giống “mèo” nhé1!
5. Hoạt động 4: ( 5’) Hướng dẫn HS đọc ghi nhớ cuối bài: 
“ Đầu tóc em chải gọn gàng
Áo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu
6. Dặn dò: ( 2’)
- Dặn học sinh về nhà vệ sinh thân thể sạch sẽ, sửa sang quần áo, đầu tóc co gọn gàng
- Bao bọc sách vở cẩn thận, chuẩn bị các đồ dùng học tập để tiết sau giới thiệu với lớp 
-Hát
- Học sinh trả lời: Phải gọn gàng, sạch sẽ
- HS quan sát và nêu tên các bạn trong lớp ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- 1 học sinh nhắc lại đề bài
- Học sinh lắng nghe yêu cầu
- Học sinh quan sát tranh và trao đỏi về nội dung tranh theo 3 câu hỏi
- Một số học sinh trình bày trước lớp. Học sinh nhận khác xét, bổ sung
* HSHN: Được bạn bên cạnh hướng dẫn xem tranh và nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ
- Chọn đôi bạn làm tốt nhất.
* HSHN: Cùng bạn bên cạnh chỉnh sửa lại quần áo, đầu tóc
- Cả lớp hát
- Học sinh đọc theo hướng dẫn của giáo viên : Cá nhân, tổ, lớp
- Học sinh lắng nghe
----------------------------------------------------------------
Tiết 3 Toán ( T13)
Bằng nhau. Dấu =
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
Giúp học sinh 
- Nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính số đó.
- Biết sử dụng từ: “bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số.
*Giúp HSHN
- So sánh theo quan hệ bằng nhau. Biết sử dụng từ “ bằng nhau” và dấu bằng khi so sánh
- Củng cố về cách so sánh theo quan hệ bé hơn, lớn hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các nhóm đồ vật , mô hình. 
- Bộ đồ dùng học Toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
- So sánh: 35
 42
* GV yêu cầu HSHN viết bảng con: dấu >, <
- GV nhận xét , ghi điểm
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
2. Nhận biết quan hệ bằng nhau: ( 13’)
 a. Hướng dẫn học sinh nhận biết 3 = 3: ( 4’)
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh của bài học và trả lời câu hỏi:
Tranh 1: Con hươu
+ Có mấy con hươu? 
+ Có mấy bụi cây?
+ Nối một con hươi với một bụi cây, còn con hươu hoặc bụi cây nào không được nối không?
- GV: Có 3 con hươu, có 3 khóm cây. Cứ mỗi con hươu lại có (duy nhất) một khóm cây (và ngược lại), nên số con hươu (3) bằøng số khóm cây(3) ta có : 3 bằng 3
Tranh 2: Chấm tròn
+ Có mấy chấm tròn xanh?
+ Có mấy chấm tròn trắng?
+ Nối một chấm tròn xanh với một chấm tròn trắng, còn chấm tròn xanh hay chấm tròn trắng nào không được nối không?
- Có 3 chấm tròn xanh, có 3 chấm tròn trắng. Cứ mỗi chấm tròn xanh lại có ( duy nhất ) một chấm tròn trắng ( và ngược lại), nên số chấm tròn xanh ( 3) bằng số chấm tròn trắng ( 3), ta có 3 bằng 3
+ GV giới thiệu: 
- Ta có: 3 con hươu bằng với 3 bụi cây, 3 chấm tròn bằng với 3 chấm tròn
- Ta nói: "Ba bằng ba"
- Ta viết: 3 = 3, dấu = đọc là “bằng nhau”
- GV chỉ và đọc: " Ba bằng ba"
b. Hướng dẫn học sinh nhận biết 4 = 4 : ( 4’)
 (GV hướng dẫn tương tự )
 + Giới thiệu và cho HS đọc:
 1 = 1 2 = 2
 4 = 4 5 = 5
c. Khái quát: ( 3’)
- GV: Ta viết 3 =3; 4 = 4. Vậy ta có thể nêu ngay: 1 = 1 ; 2 = 2 ; 3 = 3 ; 4 = 4 ; 5 = 5
- GV nêu khái quát: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại.
- GV : khi đọc, chẳng hạn 3 = 3 từ trái sang phải cũng như từ phải sang trái. Còn 3 3)
3.Thực hành:
Bài 1: ( 3’) Viết dấu =
- GV viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết: 2 nét ngang bằng nhau.
Bài 2: ( 6’) Viết theo mẫu.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét rồi viết kết quả nhận xét bằng kí hiệu ( số, dấu)
+ Hàng trên có mấy chấm tròn?
+ Hàng dưới có mấy chấm tròn?
+ Vậy ta viết như thế nào?
* GV hướng dẫn HSHN làm 2 tranh
- Yêu cầu học sinh đọc lại kết quả
Bài 3: (7’) Viết dấu > < = vào ô trống
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm
- GV và cả lớp nhận xét, sửa chửa
* Yêu cầu HSHN làm 1 cột
 Bài 4: (5’) Viết ( theo mẫu)
- GV hướng dẫn hình đầu tiên: 4 > 3:
+ Bên trái cómấy hình vuông? Viết số mấy?
+ Bên phải có mấy hình tròn?Viết số mấy?
+ Vậy 4 như thế nào với 3
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập những tranh còn lại
- GV chữa bài và cho học sinh đọc lại 
4. Củng cố: ( 2’)
- GV chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo các công thức phần bài học
3 = 3 ; 4 = 4
5. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài và xem trước bài sau: Luyện tập
- Hát
- 2 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bảng con, giơ lên đọc:
 3 2
* HSHN: Viết bảng con dấu >, <
- HS nhắc lại tên bài học: Bằng nhau. Dấu bằng
- HS quan sát tranh và trả lời :
- Có3 con hươu
-3 bụi cây
- Không
- HS nhắc lại:3 con hươu bằng 3 bụi cây
+ 3 chấm tròn
+ 3 chấm tròn 
+ Không
 HS nhắc lại: 3 chấm tròn xanh bằng 3 chấm tròn trắng
-Đọc: cá nhân- nhóm- lớp: “ Ba bằng ba”
-Đọc: cá nhân- nhóm- lớp
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh nhắc lại: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại
-Học sinh lắng nghe và ghi nhí
-HS viết chân không, bảng con, vào sách.
* HSHN: Viết dấu = theo hướng dẫn của giáo viên
+ Có 5 chấm tròn
+ Có 5 chấm tròn
+ Ta viết 5 = 5
- Học sinh làm bài và chữa bài:
2 = 2 ; 1 = 1 ; 3 = 3
* HSHN: Làm 2 tranh ( hình tam giác và hình vuông)
- Học sinh đọc lại kết quả
-Học sinh nêu cách làm
- Học sinh làm bài và chữa bài
 5 > 4 1 < 2 1 = 1
 3 = 3 2 >1 3 < 4
 2 2
* HSHN: chỉ làm 1 cột đầu tiên
- Học sinh quan sát tranh và nêu:
+ Có 4 hình vuông
+ Có 3 hình tròn
+ 4 > 3
- HS quan sát tranh và làm bài:
 4 > 3 ; 4 < 5 ; 4 = 4
* HSHN: Chỉ làm 1 tranh
-HS sửa bài- lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi và đọc theo yêu cầu của GV
- Học sinh lắng nghe
 ----------------------------------------------------------
Tiết 4 + 5 Học vần ( T29, 30)
	 Bài 12 : n – m
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc và viết được: n, m, nơ, me
- Đọc được từ và câu ứng dụng. 
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bố mẹ, ba má
*Giúp học sinh hoà nhập:
- Đọc và viết chư ... ị trí của dấu.
b. Cọ
- GV giải nghĩa tiếng cọ
- Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo tiếng
+ Tiếng cọ gồm mấy con chữ?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa
c. bờ
- GV giải nghĩa tiếng bờ
- Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo tiếng
+ Tiếng bờ gồm mấy con chữ?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
d. mơ
- GV giải nghĩa tiếng mơ
- Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo tiếng
+ Tiếng mơ gồm mấy con chữ?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút.
 e . do
- GV giải nghĩa tiếng do
- Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo tiếng
+ Tiếng do gồm mấy con chữ?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút.
g. ta
- GV giải nghĩa tiếng ta
- Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo tiếng
+ Tiếng ta gồm mấy con chữ?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút
g. thơ
- GV giải nghĩa tiếng thơ
- Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo tiếng
+ Tiếng thơ gồm mấy con chữ?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút.
Hát
- 2 Học sinh viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con: b, e, bé
- Học sinh quan sát
- Học sinh đọc theo giáo viên: lễ, cọ, bờ, hổ, mơ, do, ta, thơ
+ Tiếng lễ gồm 2 con chữ: l, ê và dấu ngã trên con chữ ê
+ Con chữ l cao 5 ô li, con chữ ê cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết vào bảng con: lễ
- Học sinh lắng nghe
 + Tiếng cọ gồm 2 con chữ: c, o và dấu nặng dưới con chữ o
+ Con chữ c và chữ o đều cao 2 ô li 
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
+ Tiếng bờ gồm 2 con chữ: b, ơ và dấu huyền trên con chữ ơ
+ Con chữ b cao 5 ô li, chữ ơ cao 2 ô li 
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh lắng nghe
+ Tiếng mơ gồm 2 con chữ: m, ơ và dấu huyền trên con chữ ơ
+ Con chữ m và ơ đều cao 2 ô li 
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh lắng nghe
+ Tiếng do gồm 2 con chữ: d và o
+ Con chữ d cao 5 ô li, chữ o cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh lắng nghe
+ Tiếng ta gồm 2 con chữ: t và a
+ Con chữ t cao 3 ô li, chữ a cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh lắng nghe
+ Tiếng thơ gồm 3 con chữ: t, h và ơ
+ Con chữ t cao 3 ô li, chữ h cao 5 ô li và con chữ ơ cao 2 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
Tiết 2
3. Học sinh viết vào vở Tập viết
a. Nhắc lại nội dung tập viết: (5’)
- GV chỉ bảng cho học sinh đọc
b. Học sinh viết bài:( 25’)
- GV nêu yêu cầu : Viết mỗi tiếng một dòng vào vở Tập viết
* Hướng dẫn HSHN viết 4 tiếng lễ, cọ , bờ , hổ
4. Chấm điểm:( 7’)
- GV thu một số vở chấm
- Sửa những lỗi sai phổ biến trên bảng
- Tuyên dương những học sinh đó
5. Củng cố:(2’)
- GV chỉ bảng
- Nhận xét tiết học
6. Dặn dò: ( 1’)
- Dặn học sinh về nhà tập viết thêm vào vở ô li.
- Xem trước bài tập viết tiết sau
- Học sinh lần lượt đọc lại nội tập viết trên bảng: lễ, cọ, bờ, hổ, mơ, do, ta, thơ
- Học sinh viết bài vào vở, mỗi tiếng viết 1 dòng
* HSHN: Viết lễ, cọ , bờ, hổ mỗi tiếng một dòng
- Học sinh bình chọn những bài viết đúng, đẹp nhất
- Học sinh đọc lại nội dung tập viết trên bảng phụ
- Học sinh lắng nghe
Tiết 4 Thủ công (T4)
Bài 4: Xé, dán hình vuông, hình tròn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh làm quen với kĩ thuật xé giấy để tạo hình
- Xé được hình vuông, hình tròn theo hương dẫn và biết cách dán cho cân đối
* Giúp HSHN
- Làm quen với kĩ thuật xé, dán giấy để tạo hình
- Xé được hình vuông, hình tròn theo hình đã vẽ sẵn trên giấy theo hướng dẫn của GV
ỊI. CHUẨN BỊ
1 Giáo viên: 
- Bài mẫu về xé, dán hình vuông, hình tròn
- 2 tờ giấy khác màu ( tương phản )
- Giấy trắng làm nền, hồ dán
2.Học sinh
Giấy màu, hồ dán, vở thủ công
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT DỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
C. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: (2’)
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: ( 1’)
- Gv giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng
2. Hướng dẫn quan sát , nhận xét: ( 6’)
- GV cho học sinh xem bài mẫu và giảng giải: Muốn xé, dán được hình bông hoa, lọ hoa, hình con vật, hình ngôi nhà và cả bức tranh các em cần học cách xé, dán các hình cơ bản trước. Các hình cơ bản là hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Bài 2 chúng ta đã học cách xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác. Hôm nay chúng ta sẽ học xé dán hình vuông và hình tròn.
- GV: Các em hãy quan sát và phát hiện một số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông và hình tròn
- GV : Các em hãy nhớ lại đặc điểm của các hình đó để tập xé, dán cho đúng hình
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu
a. Vẽ và xé hình vuông: ( 10’)
- GV: Lấy một tờ giấy thủ công màu sẫm, đánh dấu, và vẽ một hình vuông 
- GV thao tác xé từng cạnh. Sau khi xé xong, lật mặt màu cho học sinh quan sát
- Gv yêu cầu học sinh thực hành xé trên giấy nháp
* GV vẽ hình vuông vào giấy màu cho HSHN và hướng dẫn HS xé theo hình vẽ sẵn
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm
b. Vẽ và xé hình tròn: (10’)
- Gv thao tác mẫu: Vẽ một hình vuông
- GV xé hình vuông rời khỏi tờ giấy màu
- GV lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ, sau đó xé dần dần, chỉnh sửa thành hình tròn.
- Yêu cầu học sinh tập xé hình tròn trên giấy nháp
* GV vẽ hình tròn ra giấy nháp và hướng dẫn HSHN xé hình tròn rời khỏi tờ giáy nháp
- GV theo dõi hướng dẫn thêm
c. Hướng dẫn dán hình: (4’)
- GV hướng dẫn và làm mẫu
+ Xếp hình cho cân đối trước khi dán
+ Dán bằng môït lớp hồ mỏng, đều
4. Củng cố: ( 2’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước xé dán hình vuông, hình tam giác 
5. Dặn dò: ( 1’)
Dặn HS về nhà tập xé, dán hình vuông và hình chữ nhật .
- Chuẩn bị cho tiết sau thực hành xé, dán hình vuông, hình tròn
-HS để đồ dùng lên bàn cho GV kiểm tra
- 1 HS nhắc tên bài học
- Học sinh quan sát bài vẽ mẫu và lắng nghe
- Học sinh quan sát xung quanh và nêu những vật có dạnh hình vuông hay hình tròn: ông trăng, Gạch hoa, hình vuông, cửa sổ hình vuông, miệng li, cái chai hình tròn.
- Học sinh quan sát giáo viên thao tác mẫu
- Học sinh lấy giấy nháp có kẻ ô li, tập đánh dấu, vẽ và xé hình vuông như giáo viên hướng dẫn
* HSHN: Xé hình vuông đã vẽ sẵn ra khỏi từ giấy màu theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh quan sát thao tác mẫu
- Học sinh lấy ra tờ giấy nháp có kẻ ô vẽ và xé hình tròn theo hướng dẫn của giáo viên
* Xé hình tròn đã vẽ sẵn rời khỏi tờ giấy tgheo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh quan sát và lắng nghe
- Học sinh làm thử trên giấy nháp
- 2-3 học sinh nhắc lại: đánh dấu, vẽ, xé, dán hình
- Học sinh lắng nghe
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt tuần 4
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thử
- Cho học sinh chơi thật
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần ( Hồ,Chi)
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Phửi,Tư,Buang
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Nga,Chi,Phiên,Sang,
+ Một số học sinh còn nói chuyện riêng nhiều: Đưc.Tư,Boch,Ơluy,Chinh,
* Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- Chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tôt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi thử
- HS chơi thật
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4.doc