Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 25

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 25

Tiết 2 Đạo đức (T25)

Thực hành kĩ năng giữa kì

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp học sinh

- Củng cố sự hiểu biết về các chuẩn mực hành vi, đạo đức. Lễ phép vâng lời thầy cô giáo, cùng học, cùng chơi với bạn, đi bộ đúng quy định

- Thực hành kĩ năng thực hiện các chuẩn mực hành vi đó qua việc xử lí tình huống

II. CHUẨN BỊ

- Các tình huống bằng tranh ảnh, tình huống bằng lời

- Câu hỏi " Hái hoa dân chủ"

- Bút, giấy, màu vẽ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Giới thiệu bài

Gv giới thiệu bài và viết bảng: thực hành kĩ năng giữa kì

2. Ôn tập

 

doc 34 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH TUẦN 25
T.N
MÔN
TCT
TÊN BÀI DẠY
GHI CHÚ
Thứ hai
8/3
C . cờ
25
Tuần 25
Đạo đức
25
 Thực hành kĩ năng giữa kì II
Toán
97
Luyện tập
Tập đọc
1
Trường em T1
Tập đọc
2
Trường em T2
Thứ
ba
9/3
Toán
98
Điểm ở trong , điểm ở ngoài một hình
Chính tả
1
Trường em 
Kể chuyện
1
 Rùa và Thỏ 
 .N
25
Học bài : Quả( tt)
Thứ
tư
10/3
Toán
99
Luyện tập chung
Tập đọc
3
 Tặng cháu T1 
Tập đọc
4
 Tặng cháu T2
Mĩ thuật
25
Vẽ màu vào hình của tranh dân gian. 
Thứ
năm
11/3
Thể Dục
25
Bài thể dục - Trò chơi vận động
Toán
100
Kiểm tra định kì( giữa học kì II)
Chính tả
2
Tặng cháu
Tập viết
1
Tô chữ hoa : A, Ă, Â, B
Thứ
sáu
12/3
TNXH
25
 Con cá
Tập đọc
5
Cái nhãn vở T1
Tập đọc
6
Cái nhãn vở T2
T.Công
25
 Cắt, dán hình chữ nhật. T2
HĐTT
25
Tổng kết tuần 24-Kế hoạch tuần 25
	 Thứ hai, ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tiết 2 Đạo đức (T25)
Thực hành kĩ năng giữa kì
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp học sinh
- Củng cố sự hiểu biết về các chuẩn mực hành vi, đạo đức. Lễ phép vâng lời thầy cô giáo, cùng học, cùng chơi với bạn, đi bộ đúng quy định
- Thực hành kĩ năng thực hiện các chuẩn mực hành vi đó qua việc xử lí tình huống
II. CHUẨN BỊ
- Các tình huống bằng tranh ảnh, tình huống bằng lời
- Câu hỏi " Hái hoa dân chủ"
- Bút, giấy, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
Gv giới thiệu bài và viết bảng: thực hành kĩ năng giữa kì
2. Ôn tập
a. Học sinh chơi trò chơi " Hái hoa dân chủ"
+ Học sinh lên hái "hoa" và trả lời những câu hỏi trong "hoa"
+ Học sinh khác nhận xét, bổ sung
+ Sau mỗi câu trả lời của học sinh gv nhận xét và chốt lại
b. Học sinh thực hành xử lí các tình huống về:
+ Gặp thầy cô giáo trong trường
+ Đưa sách vở hoặc vật gì đó cho thầy cô giáo
+ Nhận vật gì từ tay thầy cô giáo
- Học sinh nhận xét cách ứng xử của bạn, GV nhận xét và chốt lại
c. Học sinh làm bài tập: 
- HS nhận biết tình huống đúng, sai trong mỗi bức tranh về: Đi bộ đúng quy định
- HS hát một số bài hát về thầy cô giáo, bạn bè
- Tập hát bài: Đường em đi
 3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn học sinh xem trước bài: Cám ơn và xin lỗi
Tiết 3 Toán ( T97)
Luyện tập
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Củng cố về làm tính trừ ( đặt tính , tính ) và trừ nhẩm các số tròn chục ( trong phạm vi 100) 
- Củng cố về giải toán 
* HSHN: 
- Củng cố về làm tính trừ ( đặt tính , tính ) và cộng nhẩm các số tròn chục
II . CHUẨN BỊ :
GV: bảng phụ 
HS : vở BT, bộ ĐDHT
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A . Khởi động :(1’) 	
B . Bài cũ : (5’)
- GV nhận xét, ghi điểm
C . Bài mới 
1. giới thiệu bài:(1’)
- Tiết này các em luyện tập – ghi tựa 
2. Luyện tập : 25’
+ Bài 1 : Đặt tính rồi tính
- Gọi học sinh nêu yêu cầu 
 - GV hướng dẫn mẫu: 70 -50. Lưu ý hs viết các số sao cho hàng chục thẳng cột hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị 
- GV nhận xét , chữa bài
+ Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV tổ chức cho học sinh thi làm bài tiếp sức:
+ 3 đội ( mỗi đội 4 em) nối tiếp nhau điền số
+ Cả lớp cổ vũ, nhận xét
NGHỈ GIẢI LAO 3’
+ Bài 3 : Đúng ghi Đ, sai ghi S
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Khi chữa bài yêu cầu học sinh giải thích tại sao điền Đ hay S:
+ a) sai vì kết quả thiếu cm
+ c) sai vì kết quả sai
Bài 4: Giải toán
- GV cho hs tự nêu đề toán, tự tóm tắt rồi giải 
Tóm tắt
Có : 20 cái bát
 Thêm : một chục cái bát
 Có tất cả: .....cái bát ?
- GV yêu cầu 2 hs lên bảng làm bài 
GV chữa bài trên bảng
Bài 5: hướng dẫn học sinh làm ở nhà
3. Củng cố, dặn dò: 3’
 - Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập 5 và xem trước bài sau 
- Hát
- 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con ( theo dãy)
60 - 30 = 40 -20 = 70 - 60 =
50 - 20 = 80 - 10 = 60 - 30 =
- HS nêu: Đặt tính rồi tính 
- Hs làm bài vào vở rồi chữa bài:
- - - - - - 
 50 40 30 30 40 50
- HSHN làm 4 phép tính đầu
- HS đọc kết quả 
 -20 -30 -20 +10
 90 70 40 20 30
- Học sinh làm bài rồi chữa bài:
a) 60cm - 10 cm = 50 s
b) 60cm - 10cm = 50cm đ
c) 60cm - 10cm = 40cm s
- 2 hs lên bảng giải, dưới lớp làm bài vào vở: 
Bài giải
Một chục cái bát = 10 cái bát
Nhà Lan có tất cả là:
 20 + 10 = 30 ( cái bát)
Đáp số: 30 cái bát
- HS chữa bài vào vở
- Học sinh lắng nghe
-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 + 5 Tập đọc (T1,2)
Trường em
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó
2. Ôn các vần ai, ay, tìm được tiếng, nói được câu chứa vầ ai, ay. Biết nghỉ hơi khi có dấu chấm câu: Dấu chấm, dấu phẩy ( dấu chấm nghỉ dài hơn dấu phẩy)
3. Hiểu các từ ngữ trong bài: ngôi nhà, thứ hai, thân thiết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
- Bộ chữ học vần 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Mở đầu
GV nói: Sau giai đoạn học âm, học vần các em đã biết chữ, biết đọc, biết viết. Từ hôm nay các em bước sang giai đoạn mới: Giai đoạn luyện đọc, nghe viết theo các chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên, Đất nước...
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Mở đầu chủ điểm "Nhà trường " các em sẽ học bài " Trường em" 
- Gv cho học sinh xem tranh minh hoạ bài học và giới thiệu về nội dung bức tranh
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc
2.1 GV đọc mẫu bài văn
- GV đọc bài văn giọng chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm
2.2 Học sinh luỵên đọc
a. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV giúp học sinh đưa ra những tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn lộn
- GV viết những từ ngữ đó lên bảng:
Cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay, thân thiết
* Luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
- GV yêu cầu học sinh đọc tên bài
- GV hỏi:
+ Tiếng" trường" có âm gì đứng đầu?
(GV dùng phấn màu gạch chân chữ tr)
+ Tiếng " trường" có vần gì đứng sau?
( Gv dùng phấn màu gạch chân vần ương)
- GV củng cố: Tiếng "trường" có âm tr đứng trước, vần ương đứng sau, dấu huyền trên con chữ ơ 
- Gv yêu cầu học sinh đọc từ " cô giáo"
- Yêu cầu HS phân tích cấu tạo tiếng "giáo"
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tương tự với những từ còn lại: dạy em, rất yêu, thứ hai, mái trường, điều hay, thân thiết
* GV kết hợp giải nghĩa từ
+ Ngôi nhà thứ hai: Trường học giống như một ngôi nhà vì ở đây có những người rất gần gũi, thân yêu
+ Thân thiết: rất thân, rất gần gũi
b. Luyện đọc câu
- GV chỉ bảng từng tiếng để học sinh nhẩm theo ở câu thứ nhất
- GV yêu cầu học sinh nối tiếp đọc các câu trong bài đọc
c. Luyện đọc đoạn, bài
- Gv hướng dẫn cho các nhóm và cá nhân thi đua đọc đúng, to, rõ ràng
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
 NGHỈ GIỮA TIẾT
3. Ôn tập vần ai, ay
- Gv nêu yêu cầu 1 trong SGK
- GV vần cần ôn hôm nay là ai, ay
- Yêu cầu học sinh tìm tiếng có vần ai, ay trong bài
- GV viết bảng những từ đó
- Yêu cầu học sinh đọc các từ mới tìm được
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tiếng chứa vần ai, ay
3.2 Tìm tiếng ngoài bài có vần ai, ay
- Gv nêu yêu cầu 2 trong SGK
- GV giải thích: Các em có thể nói tiếng "mai" cũng có thể nói từ " ngày mai" (miễn là có tiếng chứa vần ai)
- GV tổ chức cho học sinh chơi " Thi tìm tiếng có chứa vần ai, ay"
- Gv cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua
3.3 Nói câu chứa tiếng có vần ai, ay
- Gv hướng dẫn học sinh nói 2 câu mẫu trong sách giáo khoa
- GV nói: Nói thành câu là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu. Có thể nói 2 câu trong đó có một câu chứa vần ai, hay ay
Ví dụ: Tôi là máy bay. Tôi chở khách.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua
- HS nghe và chỉ vào từng chữ theo lời giáo viên đọc
- Học sinh luyện đọc những từ ngữ khó trên bảng
- HS đọc tên bài: Trường em
+ Âm tr
- Một số HS phát âm lại: "trờ"
+ Vần ương
- Một số HS phát âm lại: "ương"
- HS đánh vần, đọc trơn tiếng:
trờ -ương - trương - huyền - trường
- Học sinh đọc từ: cô giáo
- HS phân tích cấu tạo tiếng"giáo"
Tiếng giáo gồm âm gi trước, vần ao đứng sau dấu sắc trên con chữ a
- HS phân tích từ tương tự
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc nhẩm theo tay chỉ của GV
- 3-4 học sinh đọc trơn câu thứ nhất
- HS đọc trơn câu 2,3,4,5
- Học sinh đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 câu
- Từng nhóm 3 học sinh nối tiếp nhau đọc bài ( mỗi em đọc 1 đoạn)
- 1 học sinh đọc cả bài
- HS đọc đồng thanh cả lớp 1lần
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh tìm và nêu những tiếng có vần ai, ay trong bài: thứ hai, mái trường, điều hay, dạy em
- HS đọc to các từ mới tìm
- Học sinh pân tích tiếng:
+ hai: h + ai + thanh không
+ mái: m + ai + thanh sắc
+ dạy: d + ay + thanh nặng
+ hay: h + ay + thanh không
- 2 học sinh đọc từ mẫu: con nai, máy bay
- Học sinh thi tìm tiếng có chứa vần ai, ay
+ Từng học sinh của dãy bàn thứ nhất nói tiếng có vần ai
+ Từng học sinh của dãy bàn thứ hai cói tiếng có chứa vần ay
- 2 HS nhìn SGK nói theo 2 câu mẫu (vừa nói vừa làm động tác)
+ Tôi là máy bay chở khách
 ... ết 2+3 Tập đọc (T5,6)
 Cái nhãn vở
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn...Biết ghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ
2. Ôn các vần ang, ac tìm được tiếng chứa vần ang, ac. Biết nghỉ hơi khi có dấu chấm câu: Dấu chấm, dấu phẩy ( dấu chấm nghỉ dài hơn dấu phẩy)
3. Hiểu các từ ngữ trong bài: nắn nót, ngay ngắn. Biết viết nhãn vở, hiểu được tác dụng của nhãn vở
- Tự làm và trang trí được nhãn vở
* HSHN: Đánh vần đọc được bài, phát âm đúng các từ khó trong bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5')
GV hỏi:
+ Tìm tiếng trong bài có vần au
+ Bác Hồ tặng vở cho ai?
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (1')
- Hôm nay các em sẽ học bài "Cái nhãn vở" để biết được cái nhãn vở có tác dụng gì và cách làm cái nhãn như thế nào
- GV ghi tựa - gọi học sinh nhắc lại
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: (20')
2.1 GV đọc mẫu bài văn
- GV đọc bài văn giọng chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm
2.2 Học sinh luỵên đọc
a. Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- GV giúp học sinh đưa ra những tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn lộn
- GV viết những từ ngữ đó lên bảng
* Luyện đọc kết hợp phân tích tiếng
- GV yêu cầu:
+ Phân tích tiếng "quyển "?
- GV củng cố lại cấu tạo của tiếng "quyển": 
Quyển = qu + uyên + thanh hỏi
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tương tự với những từ còn lại: Nhãn vở, trang bìa, trang trí, 
nắn nót, ngay ngắn
- Khi dạy học sinh phát âm GV cho học sinh luyện đọc trong sự phân biệt với các tiếng có âm vần, dấu thanh đối lập. Ví dụ
+ Vở: quyển vở - trứng vỡ - nhãn vở
* GV kết hợp giải nghĩa từ
+ nắn nót: viết cẩn thận, châm rãi cho đẹp
+ ngay ngắn: ngăn nắp, gon gàng
b. Luyện đọc câu
- GV chỉ bảng từng chữ câu văn đầu để học sinh nhẩm theo 
- GV yêu cầu học sinh nối tiếp đọc các câu trong bài đọc
- GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS
c. Luyện đọc đoạn, bài
- Gv chia bài thanh 2 đoạn và giúp học sinh nắm được:
+ Đoạn 1: 3 câu đầu
+ Đoạn 2: câu còn lại
- Gv hướng dẫn cho các nhóm và cá nhân thi đua đọc đúng, to, rõ ràng
- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét
 Nghỉ giữa tiết
3. Ôn tập vần ang, ac: (10')
3.1 Tìm tiếng trong bài có vần ang
- Gv nêu yêu cầu 1 trong SGK
- GV trong bài chỉ có vần ao nhưng vần cần ôn hôm nay là ang, ac. GV viết bảng 2 vần đó
- Yêu cầu HS tìm tiếng có vần ang trong bài
- GV viết bảng những từ đó
- Yêu cầu học sinh đọc các từ mới tìm được
- GV hướng dẫn học sinh phân tích tiếng chứa vần ang
3.2 Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac
- Gv nêu yêu cầu 2 trong SGK
- GV tổ chức cho học sinh chơi " Thi tìm tiếng có chứa vần ang, ac"
- Gv cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ tặng cháu và trả lời câu hỏi
+ Tiếng trong bài có vần au: cháu
+ Bác tặng vở cho bạn học sinh
- 2 học sinh nhắc tựa
- HS nghe và chỉ vào từng chữ theo lời giáo viên đọc
- Học sinh tìm và nêu: 
Nhãn vở, trang bìa, trang trí, quyển vở, nắn nót, ngay ngắn
- Học sinh luyện đọc những từ ngữ khó trên bảng
- HS phân tích:
+ tiếng "quyển" gồm có ân qu đứng trước, vần uyên đứng sau, dấu hỏi trên con chữ ê
- Một số HS phát âm lại: 
+ quờ - uyên - quyên - hỏi - quyển
Quyển vở
- HS phân tích từ tương tự
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- 3- 4 học sinh đọc trơn câu đầu tiên
- Tiếp tục với những câu sau tương tự
- 1 học sinh đầu bàn hoặc đầu dãy đọc xong câu thứ nhất các em sau tự đứng lên đọc các câu tiếp theo
* HSHN đánh vần đọc 1-2 câu theo tay chỉ của giáo viên
- Học sinh ghi nhớ
Từng nhóm (2 em) đọc nối tiếp bài mỗi em 1 đoạn
- HS đọc nhẩm theo tay chỉ của GV
- Cá nhân thi đọc bài
- HS thi đọc đọc đồng thanh theo bàn, tổ
- Cả lớp đọc đồng thanh 1lần
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh phát âm: ang, ac
- Học sinh tìm và nêu những tiếng có vần ang trong bài: trang, Giang
- HS đọc to các từ mới tìm
- Học sinh pân tích tiếng:
+ trang = tr + ang + thanh không
+ Giang = gi + ang + thanh không
- 2 học sinh đọc từ mẫu: 
+ cái bảng ; con hạc ; con hạc
- Học sinh thi tìm tiếng có chứa vần ang, ac 
+ từng học sinh của dãy bàn thứ nhất nói tiếng có vần ang
+ Từng học sinh của dãy bàn thứ hai cói tiếng có chứa vần ac
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : (32')
4.1 Tìm hiểu bài đọc
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1(3 câu đầu) và trả lời câu hỏi 1: Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở?
- Cho học sinh quan sat cái nhãn vở ở góc cuối trang 53 SGK và củng cố lại câu trả lời
- CH2: Bố Giang khen bạn ấy thế nào?
- GV nhận xét và nói thêm về tác dụng của cái nhãn vở
- Gv đọc diễn cảm bài thơ giọng nhẹ nhàng, tình cảm
- GV theo dõi, hướng dẫn các em ngắt hơi đúng sau mỗi dòng thơ, mỗi câu thơ.
5. Củng cố: (2' )
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên bài đọc
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em học tốt, yêu cầu những em chưa đọc được về nhà luyện đọc
6. Dặn dò: (1')
- GV dặn học sinh về nhà luyện đọc và làm bài tập
- Đọc trước bài sau
- 1 học sinh đọc đoạn 1
- Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Bạn viết tên trường, lớp, tên vở, họ và tên của mình, năm học
- 2 học sinh đọc đoạn văn thứ 2 sau đó Cả lớp đọc thầm lại , suy nghĩ và trả lời câu hỏi : 
+ Bố khen bạn ấy đã tự viết được nhãn vở
- Học sinh lắng nghe
- 2-3 học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn
- HS nhắc: Cái nhãn vở
- Học sinh lắng nghe
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Thủ công (T25)
Cắt, dán hình chữ nhật (T2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- HS vẽ, cắt, dán được hình chữ nhật 
- Cắt dán khéo léo, biết cắt hình chữ nhật theo 2 cách
- Rèn tính khéo léo, thẩm mỹ
II. CHUẨN BỊ :
- Gv : Mẫu hình chữ nhật, giấy màu, kéo
- Hs : giấy màu, kéo, hồ, bút chì, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Khởi động : (1’) 
B. Bài cũ : (5’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
- Nhận xét.
C. Bài mới 
1. Giới thiệu bài ( 1’ )
- Tiết này các em thực hành cắt dán hình chữ nhật.
2. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức ở tiết 1: ( 5’)
- Để có hình chữ nhật ta phải làm gì?
- Có mấy cách cắt hình chữ nhật?
- Nhận xét, củng cố lại
3. Hoạt động 2 : Thực hành (15’)
- Hướng dẫn HS vẽ và cắt dán hình chữ nhật vào vở.
* Lưu ý cắt đều tay, bôi hồ mỏng, dán cân đối
- Gv quan sát, uốn nắn HS hoàn thành sản phẩm
4. Hoạt động 3 : Nhận xét (5’)
- Gv nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị của học sinh, kĩ thuật kẻ, cắt, dán hình chữ nhật
- Đánh giá sản phẩm của học sinh
5. Dặn dò : 2'
Dặn học sinh chuẩn bị giấy màu, giấy vở có kẻ ô li, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán cho tiết sau.
Hát
- Hs nêu : vẽ, cắt, dán
- Hs nêu 2 cách cắt :
+ Cắt theo từng cạnh
+ Cắt 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn cùng lượt 
- HS thực hành kẻ, cắt, dán hình chữ nhật vào vở
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
Tiết 5 Sinh hoạt tuần 25
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi 
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Một số học sinh có ý thức giúp đỡ bạn trong học tập: 
( Bõch,Bội,Thuỷ...)
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần (Quỳnh,Ơ Luy,Vich,... )
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Phửi,Thai,..
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Thai,Sang,Chinh
- Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- GV chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ Luyện tập kể chuyện để chuẩn bị đi thi kể chuyện.
+ Tăng cường ôn luyện các môn chuẩn bị cho thi giữa kì 
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
`
- Học sinh hát
----------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25.doc