Bài 6: Nghiêm trang khi chào cờ (T1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu trẻ em có quyền có Quốc tịch
- Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ có ngôi sao 5 cánh . Quốc kì tượng trưng cho một đất nước, cần tôn trọng giữ gìn .
2. Kỹ năng :
- Học sinh biết nhận được lá cờ tổ quốc, phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần
3. Thái độ :
- HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam
* HSHN nhận biết được quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh. Thực hiện được tư thế nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Vở bài tập đạo đức, một lá cờ Việt Nam
2. Học sinh: SGK. Vở bài tập đạo đức, bút chì .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 12 T.N MÔN TCT TÊN BÀI DẠY GHI CHÚ Thứ hai 9/11 C . cờ 12 Đạo đức 12 Nghiêm trang khi chào cờ T1 Toán 45 Luyện tập chung Họcvần 108 Bài 46: ôn-ơn T1 Họcvần 109 Bài 46: ôn-ơn T2 Thứ ba 10/11 Toán 46 Phép cộng trong phạm vi 6 Họcvần 200 Bài 47: en -ên T1 Họcvần 201 Bài 47: en -ên T2 TNTV 74 Bài 37: Nước T2 Â .N 12 Ôn bài hát đàn gà con Thứ tư 11/11 Toán 47 Phép trừ trong phạm vi 6 Họcvần 202 Bài 48: in -un T1 Họcvần 203 Bài 48: in -un T2 Mĩ thuật 12 Vẽ tự do. TNTV 75 Bài 38: Những người xung quanh T1 Thứ năm 12/11 Thể Dục 12 Rèn luyện tư thế cơ bản-trò chơi Toán 48 Luyện tập Học vần 204 Bài 49: iên - yên T1 Học vần 205 Bài 49: iên - yên T2 TNTV 76 Bài 38: Những người xung quanh T2 Thứ sáu 13/11 TNXH 12 Nhà ở Học vần 206 Bài 50: uôn - ươn T1 Học vần 207 Bài 50: uôn - ươn T2 Thủ công 12 Ôn tập chương I.Xé, dán HĐTT 12 Poke mon bài 6 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2009 Tiết 2 Đạo đức (T12) Bài 6: Nghiêm trang khi chào cờ (T1) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu trẻ em có quyền có Quốc tịch - Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ có ngôi sao 5 cánh . Quốc kì tượng trưng cho một đất nước, cần tôn trọng giữ gìn . 2. Kỹ năng : - Học sinh biết nhận được lá cờ tổ quốc, phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần 3. Thái độ : - HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam * HSHN nhận biết được quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh. Thực hiện được tư thế nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Vở bài tập đạo đức, một lá cờ Việt Nam 2. Học sinh: SGK. Vở bài tập đạo đức, bút chì . III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV A. Ổn định : (1’) B. Bài cũ (5’) + Khi được anh chị cho quà, bánh, em sẽ làm gì ? + Làm anh, chị ta phải như thế nào ? + Là em nhỏ phải như thế nào ? - GV nhận xét, đánh giá C. Bài mới : (25’) 1. Giới thiệu bài : (1’) Giáo viên treo tranh hỏi : Tranh vẽ gì ? GV: Vì sao ta phải chào cờ, lá cờ Việt Nam của chúng ta như thế nào? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua bài “ nghiêm trang khi chào cờ”. GV ghi tựa 2. Hoạt động 1 (8’) Quan sát tranh bài tập 1 a. Mục tiêu : Học sinh hiểu trẻ em có quyền có Quốc tịch, Quốc tịch của chúng ta làViệt Nam b. Cách tiến hành - GV treo tranh và hướng dẫn học sinh đàm thoại: + Tranh vẽ gì ? + Các bạn đang làm gì ? + Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết ? c. Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu về mình, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Trẻ em có quyền có quốc tịch – Quốc tịch của chúng ta là quốc tịch Việt Nam . 3. Hoạt động 2: ( 10 ) Quan sát tranh BT2 và đàm thoại a. Mục tiêu : Học sinh biết nghiêm trang khi chào cờ. Nhận biết lá Quốc kì . Nghiêm trang khi chào cờ để tỏ lòng tôn kính Quốc kì b. ĐDDH : Lá cờ Tổ quốc – sách đạo đức. c. Cách tiến hành - GV chia nhòm thảo luận : Tổ 1 : Tranh 1 – 2 . Tổ 2 : Tranh 3. - GV giao việc: Quan sát tranh và đàm thoại trong nhóm theo các câu hỏi: + Quan sát tranh vẽ gì? + Tư thế của người trong tranh ? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ? ( Tranh 1 – 2). + Vì sao họ sung sướng nâng lá cờ tổ quốc ( Tranh 3) - GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày . - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm: d. GV Kết luận: + Quốc kì tượng trưng cho một đất nước . Quốc kì Việt Nam có màu đỏ, ở giữa có ngôi sao 5 cánh (GV đính Quốc kì cho HS quan sát ). + Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ. + Khi chào cờ chúng ta phải: * Bỏ mũ nón * Sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho chỉnh tề * Đứng nghiêm * Mắt hướng nhìn quốc kì - Chúng ta chào cờ vào ngày thứ mấy? - Ta phải ngiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính quốc kì thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam . - Tổ chức cho HS chào cờ tại lớp . 4. Hoạt động 3 : (6 ’) hs làm bài tập 3 a. Mục tiêu: Học sinh phân biệt thế nào là chào cờ đúng ,sai . Làm đúng bài tập 3. b. Cách tiến hành - GV treo tranh 3 - Yêu cầu học sinh thảo luận và tìm xem bạn nào chưa nghiêm trang khi chào cờ c. Kết luận : Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa và không nói chuyện riêng trong khi chào cờ. 5. Củng cố : ( 4 ’) - Tổ chức cho 2 dãy thi đua “Nghiêm trang khi chào cờ” - GV nhận xét, tuyên dương. - Chúng ta vừa học xong bài gì ? 6. Dặn dò: (1’) - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị tiết 2 - Nhận xét tiết học. HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hát + Đón nhận bằng 2 tay , nói lời cảm ơn lễ phép với anh chị. + Phải nhường nhịn em nhỏ . + Phải lễ phép với anh chị. -Cô giáo và HS đang chào cờ. 2 học sinh nhắc tựa - Học sinh quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại : + Tranh vẽ các bạn + Các bạn đang nói chuyện + Nhìn vào lá cờ để biết các bạn là người nước Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật... - Học sinh lắng nghe - Đại diện tổ lên nhận việc . - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV - Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày. Hs khác lắng nghe bạn trình bày . - Học sinh lắng nghe + Thứ 2 đầu tuần . + Thực hiện chào cờ ở lớp . - HS quan sát - 2 – 3 HS nhận xét . 4 đại diện mỗi dãy lên chào cờ. Nghiệm tranh khi chào cờ . - Học sinh lắng nghe ----------------------------------------------------------------------- Tiết 3 Toán (T45) Lyện tập chung I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Giúp học sinh - Củng cố cách thực hiện phép trừ trong các số đã học - Phép cộng phép trừ với số 0 - Viết phép tính thích hợp với tình huông trong tranh *Giúp HSHN - Củng cố cách thực hiện phép trừ trong phạm vi các số đã học - Phép cộng với số 0 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ bài 4 Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Khởi động: (1’) B. Kiểm tra bài cũ: (5’) - GV nhận xét, ghi điểm C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu bài và viết đề bài lên bảng: Luện tập chung 2. Hướng dẫn luyện tập: (30’) Bài 1: Tính -Hướng dẫn HS làm bài *Hướng dẫn HSHN làm cột 4,5 Bài 2: Tính Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống - GV yêu cầu học sinh nhớ lại các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học để điền số còn thiếu vào chỗ trống sao cho có phép tính đúng Bài 4: Viết phép tính thích hợp - GV cho học sinh xem tranh rồi nêu bài toán thích hợp: a) Có 2 con vịt đang bơi dưới ao, thêm 2 con vịt chạy tới. Hỏi tất cả có mấy con vịt? b) Có 4 con hươu, 1con chạy đi chỗ khác. Hỏi còn lại mấy con hươu? 3. Củng cố (2’) GV củng cố lại phép cộng, phép trừ với số 0 ( đều cho kết quả bằng chính số đó) 4. Dặn dò( 2’) Dặn học sinh về nhà làm bài tập trong vở bài tập. Xem trước bài sau: Phép cộng trong phạm vi 6 -3 học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bảng con: 3 – 1 = 2 5 – 1 = 4 3 – 3 = 0 4 – 2 = 2 5 – 0 = 5 3 – 2 = 1 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài vào vở sau đó gọi 5 học sinh lên bảng chữa bài 5 – 4 = 1 4 – 0 = 4 3 – 3 = 0 5 – 5 = 0 4 – 4 = 0 3 – 1 = 2 2 – 0 = 2 1 + 0 = 1 2 – 2 = 0 1 – 1 = 0 *HSHN làm 2 ccột cuối cùng - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài rồi chữa bài 3 + 1 + 1 = 5 3 - 2 - 1 = 0 5 - 2 - 2 = 1 5 - 3 - 2 = 0 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài vào vở, sau đó mỗi tổ cử 2 đại diện lên thi làm bài theo hình thức tiếp sức: 3 + 2 = 5 4 – 3 = 1 3 – 3 = 0 5 – 1 = 4 2 + 2 = 4 0 + 2 = 2 *HSHN được các bạn trong tổ hướng dẫn - Học sinh thảo luận và nêu phép tính thích hợp: a) 2 + 2 = 4 b) 4 – 1 = 3 -HS lắng nghe --------------------------------------------------------------------------- Tiết 4 + 5 Học vần ( T101, 102) Bài 46: ôn - ơn I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp học sinh - HS đọc và viết được: ôn, con chồn, ơn, sơn ca - HS đọc được câu ứng dụng - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Mai sau khôn lớn *Giúp HSHN - Đánh vần, đọc và viết được vần : ôn, con chồn, ơn, sơn ca - Đánh vần theo giáo viên các từ ứng dụng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh minh hoạ từ ngữ ứng dụng và phần luyện nói. Bộ chữ Học vần 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Khởi động: (1’) B. Kiểm tra bài cũ: (4’) - GV nhận xét, ghi điểm C. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài : (1’) GV giới thiệu và viết bảng: ôn ơn 2. Dạy vần 1.2 . ôn a) Nhận diện: (2’) - GV viết lại vần ôn lên bảng và nói: vần ôn được tạo nên từ : ôâ và n b) Đánh vần ( 3’) - GV hướng dẫn HS đánh vần: ô – nờ - ôn GV chỉnh sửa lỗi phát âm - GV đọc trơn: ôn * Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV - GV chỉnh sửa c) Ghép tiếng khoá ( 4’) - GV viết bảng và đọc: chồn - GV: Vị trí của âm và vần trong tiếng khoá chồn ? - Hướng dẫn HS đánh vần: chờ - ôn - chôn - huyền - chồn - GV chỉnh sửa cho học sinh * Yêu cầu HSHN đánh vần theo GV d) Ghép từ ngữ khoá: (3’) - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? - GV giới thiệu và viết bảng: con chồn - GV chỉnh sửa cho học sinh - Yêu ... eo GV : uôn, ươn - HS lắng nghe và quan sát - HS đánh vần: u – ô – nờ – uôn (CN, tổ, lớp) - HS nhìn bảng phát âm: uôn (CN, Lớp) * HS đánh vần theo GV u – ô – nờ – uôn - HS: ch đứng trước, uôn đứng sau, dấu huyền trên con chữ ô - HS lắng nghe - HS đánh vần theo hình thức cá nhân, tổ, lớp: chờ – uôn – chuôn – huyền - chuồn - HS đọc trơn: chuồn (CN- tổ – lớp) * HSHN: Đánh vần theo giáo viên: chờ – uôn – chuôn – huyền - chuồn - HS quan sát tranh và nêu nhận xét - HS đánh vần và đọc trơn: chuồn chuồn * HSHN lắng nghe và nhẩm đọc theo - HS đánh vần- đọc trơn: u – ô – nờ – uôn chờ – uôn – chuôn – huyền - chuồn chuồn chuồn - Học sinh quan sát - Học sinh viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết bảng con - Học sinh viết vào bảng con: uôn - Học sinh viết vào bảng con: chuồn chuồn * HSHN: Viết vào bảng con: uôn, chuồn - HS lắng nghe và quan sát - HS thảo luận và so sánh: + Giống: đều kết thúc bằng con chữ n + Khác: ươn bắt đầu bằng ươ, uôn bắt đầu bằng uô - HS đánh vần: ư – ơ – nờ – ươn (CN, tổ, lớp) - HS nhìn bảng đọc trơn: ươn * HSHN đánh vần: ư – ơ – nờ - ươn - HS: v đứng trước, vần ươn đứng sau - Học sinh đánh vần: vờ – ươn - vươn - Học sinh đọc trơn: vươn * HSHN đánh vần theo GV: vờ – ươn - vươn - HS quan sát tranh và nêu nhận xét - HS đánh vần và đọc trơn: vươn vai * HSHN lắng nghe và nhẩm đọc theo - HS đánh vần- đọc trơn: ư – ơ – nờ - ươn vờ – ươn - vươn vươn vai - Học sinh quan sát - Học sinh viết chữ lên không trung hoặc lên mặt bàn bằng ngón tay trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết bảng con - Học sinh viết vào bảng con: ươn - Học sinh viết vào bảng con : vươn vai * HSHN: Viết vào bảng con: ươn - HS quan sát, đọc nhẩm - Học sinh nhận biết vần mới học trong từng tiếng - Học sinh đánh vần – đọc trơn tiếng có vần uôn, ươn và từ ứng dụng theo hình thức cá nhân, tổ, lớp * HSHN: lắng nghe và đánh vần theo - 2-3 HS đọc lại Tiết 2 3.Luyện tập 3.1. Luyện đọc a. Đọc lại nội dung bài tiết 1 :(7’) - GV chỉnh sửa lỗi phát âm * GV hướng dẫn HSHN đọc vần và tiếng c. Đọc câu ứng dụng: ( 10’) - GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ: Tranh vẽ gì? - GV nói và viết bảng: Đây là bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: Mùa thu, bầu trời nhu cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn - GV chỉnh sửa lỗi - GV đọc mẫu câu ứng dụng - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS * NGHỈ GIỮA TIẾT 3.2 Luyện viết: ( 12’ ) - Yêu cầu HS viết vào vở: uôn, chuồn chuồn, ươn, vươn vai - GV theo dõi, uốn nắn, nhắc HS tư thế ngồi viết, cầm bút, đặt vở 3.3 Luyện nói: ( 7’) - GV viết bảng: chuồn chuồn, châu chấu, cào cào - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Trong tranh vẽ những con gì? + Em biết những loài chuồn chuồn nào? + Bắt được chuồn chuồn, em làm gì? + Em đã từng bắt châu chấu, cào cào chưa? + Ra nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào có tố không? * Yêu cầu HSHN quan sát tranh minh hoạ - GV nhận xét, tuyên dương học sinh 4. Củng cố : (3’) - GV tổ chức thi ghép vần mới học theo tổ uôn, ươn - GV theo dõi, chấm điểm thi đua - Gv chỉ bảng cho học sinh đọc lại bài 5. Dặn dò: ( 1’) - Dặn HS về nhà học lại bài, tự tìm các chữ vừa mới học, làm bài tập trong vở bài tập - Xem trước bài sau - Học sinh vừa nhìn chữ vừa lần lượt phát âm: + uôn, chuồn, chuồn chuồn + ươn, vươn , vươn vai + cuôn dây con lươn + ý muốn vườn nhãn * HSHN: Nhìn bảng và đọc: uôn, ươn, chuồn, vươn - Học sinh quan sát tranh minh hoạ và nêu nhận xét - Học sinh nhận biết tiếng có vần mới học: chuồn chuồn, lượn - Học sinh đánh vần tiếng - đọc trơn câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, tổ, lớp. * HSHN: quan sát tranh, lắng nghe và đánh vần theo - 2 -3 học sinh đọc lại câu ứng dụng - Học sinh nắm yêu cầu - HS tập viết: trong vở tập viết : uôn, chuồn chuồn, ươn, vươn vai * HSHN: Viết vào vở: uôn, ươn, chuồn, vươn - 2 – 3 học sinh đọc tên bài luyện nói - Học sinh quan sát tranh minh hoạ và luyện nói theo gợi ý của giáo viên + Tranh vẽ con chuồn chuồn, cào cào, châu chấu + Không tốt * HSHN: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? - Học sinh lấy bộ chữ học vần 1 và lần lượt ghép vần: uôn, ươn Tổ nào có nhiều bạn ghép đúng và nhanh thì tổ đó thắng - HS theo dõi và đọc lại bài - Học sinh lắng nghe Tiết 4 Thủ công (T12) Ôn tập chương I: Kĩ thuật xé, dán giấy I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - HS nắm được kĩ thuật xé, dán giấy - Chọn màu phù hợp, xé, dán được các hình và biết được cách ghép, dán, trình bày sản phẩm thành bức tranh tương đối hoàn chỉnh * HSHN xé, dán đựơc một số hình cơn bản II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Các hình mẫu đã chuẩn bị ở các bài trước Học sinh: Như đã dặn ở tiết trước III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS A. Khởi động: (1’) B. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : (1’) 2. Ôn tập: (20’) - GV trong chương I các em đã được học xé, dán các hình cơ bản là: Hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông, hình tròn. Và từ các hình này các em đã vần dụng vào xé, dán hình quả, cây, hình con vật. Vậy để có đực các sản phẩm đẹp các em cần chú ý đến kĩ thuật xé. - GV thao tác lại cách xé hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn. Vừa xé vừa lưu ý học sinh cách xé để đường xé ít răng cưa - GV chép lên bảng tên các bài đã học + Xé, dán hình quả cam + Xé, dán hình cây đơn giản + Xé, dán hình con gà con - Gv đọc lại đề bài trên bảng để học sinh chọn nội dung thích hợp với mình + Gv có thể đưa ra bài mẫu cho học sinh quan sát trước khi làm bài + Nhắc học sinh chọn màu phù hợp với nội dung + Nhắc học sinh trật tự khi làm bài. Xé xong sắp sếp lên tờ giấy nền và trình bày sao cho cân đối, đẹp 3. Đánh giá sản phẩm :(8’) - GV hướng dẫn học sinh đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí sau: + Mức độ hoàn thành + Chọn màu phù hợp với nội dung bài + Đường xé, dán đều, cân đối + Cách ghép, dán hình cân đối 4. Dặn dò : (2’) - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị giấy nháp có kể ô, giấy màu - Học sinh lắng nghe - Học sinh quan sát và lắng nghe - Học sinh chọn nội dung và giấy màu để xé, dán nội dung đã chọn - Học sinh cùng giáo viên nhận xét, đánh giá - Học sinh lắng nghe -------------------------------------------------------------------- Tiết 5 Sinh hoạt tuần 12 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình - Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới - Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của HS 1. Ổn định lớp 2. Tổ chức trò chơi - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi - Cho học sinh chơi thử - Cho học sinh chơi thật 3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua - GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa.. - GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo - GV kết luận chung: a. Ưu điểm: + Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ + Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ + Một số học sinh có ý thức giúp đỡõ bạn trong học tập: b. Khuyết diểm: + Còn một số em đi học chưa chuyên cần (Tuyin,Ni,Quỳnh...) +Một số học sinh chưa học bài ở nhà: Ngọc,Huỳnh,Buàng,.. + Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Phửi,Thái ,Đức... + Cần chú ý rèn chữ viết: Hùng,Chi,Buang,ngọc,Nga + Các tổ trực nhật còn muộn và chưa sạch sẽ - Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt - GV chấm điểm thi đua cho các tổ 4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới + Duy trì tốt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn + Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ + Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải + Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần + Các tổ trưởng tăng cường kiểm tra các bạn trong tổ đọc bảng chữ cái và bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học 5. Kết thúc tiết học - Học sinh chơi trò chơi Pôkimon (Bài 6) + GV nêu 2 tình huống hoạt động 3 - bài 6 + Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm cách giải quyết tình huống của nhòm mình + Các nhóm cử đại diện lên trình bày + GV nghe nhận xét và chấm điểm thi đua. Tổ nào có câu trả lời hợp lí, hay thì có nhiều điểm hơn + GV nêu kết luận: Không chạy trên đường khi trời mưa - GV cho học sinh hát - Cả lớp hát 1 bài - HS lắng nghe - Học sinh chơi thử - HS chơi trò chơi - HS thảo luận trong tổ - Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung - Học sinh lắng nghe - Học sinh tham gia bình chọn những cá nhân và tổ xuất sắc - Học sinh lắng nghe - Các nhóm tham gia chơi - Học sinh hát -----------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: