Đề thi học sinh giỏi lớp 5 – Năm học 2009 – 2010 môn Toán

Đề thi học sinh giỏi lớp 5 – Năm học 2009 – 2010 môn Toán

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5 – NĂM HỌC 2009 – 2010

Môn Toán Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian chép đề)

Bài 1: ( 1,5đ) Cho số thập phân 0,0690 số này sẽ thay đổi như thế nào nếu:

a) Ta bỏ chữ số 0 cuối cùng bên phải phần thập phân.

b) Ta đổi 2 chữ số 6 và 9 cho nhau.

c) Ta xoá dấu phẩy đi.

Bài 2: ( 2đ)Tính nhanh

a) 200,9 x 5 + 200,9 x 4 +200,9 +200,9

 254 +399 x 253

 b, ——————

 254 x 399 -145

Bài 3: (1,5đ)Tìm x.

a) 17,54 + X : 3,5 = 64,16

 b) =

Bài 4: (2đ) Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi 84 m . Hãy tìm diện tích của vườn,

biết rằng nếu tăng chiều rộng của vườn 3m và giảm chiều dài của vườn đi 3m thì vườn trở thành hình vuông.

 

doc 3 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 5 – Năm học 2009 – 2010 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi lớp 5 – Năm học 2009 – 2010
Môn Toán Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian chép đề)
Bài 1: ( 1,5đ) Cho số thập phân 0,0690 số này sẽ thay đổi như thế nào nếu:
a) Ta bỏ chữ số 0 cuối cùng bên phải phần thập phân.
b) Ta đổi 2 chữ số 6 và 9 cho nhau.
c) Ta xoá dấu phẩy đi.
Bài 2: ( 2đ)Tính nhanh
200,9 x 5 + 200,9 x 4 +200,9 +200,9
 254 +399 x 253	 
 b, —————— 
	 254 x 399 -145	 
Bài 3: (1,5đ)Tìm x.
17,54 + X : 3,5 = 64,16
 b) = 
Bài 4: (2đ) Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi 84 m . Hãy tìm diện tích của vườn,
biết rằng nếu tăng chiều rộng của vườn 3m và giảm chiều dài của vườn đi 3m thì vườn trở thành hình vuông.
Bài 5: 1,5đ) Một người bán trái cây được 72 000 đồng, tính ra đã lãi được 20 % so với giá mua. Hỏi tiền vốn để mua số trái cây đó là bao nhiêu?
Bài 6: (1đ) Tổng của hai số bằng 0,25, thương của số bé và số lớn cũng bằng 0,25. Tìm hai số đó.
(Trình bày sạch sẽ chữ đẹp cho 0,5 đ)
Tiếng việt 
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1: a. Giáo viên đọc cho học sinh chép đoạn văn sau: (0,5đ)
	Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra. Con Dế ngang bướng nhảy rúc vào đám cỏ. Ong xanh đã đuổi tới nơi. Nó thò cái đuôi dài xanh lè xuống dưới mình Dế, nhắm trúng cổ họng dế mà chích một phát. con Dế đầu gục, râu cụp, đôi càng oải xuống. Bấy giờ, Ong mới buông ra, rũ bụi, vuốt râu và thở dài.
 b. Tìm các danh từ, động từ, tính từ, đại từ , qua hệ từ có trong đoạn văn trên (1,5 đ)
Câu 2:(1 đ) a) Em hãy đặt một có 2 từ bàn là từ đồng âm khác nghĩa và xác định từ loại của mỗi từ bàn ở câu trên.
Câu 3: (0,5 đ) xác định TN, CN- VN của 2 câu sau.
 - Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng
 - Những con voi về đích đầu tiên huơ vòi chào khán giả đã khen ngợi chúng.
Câu 4: (0,5đ) Câu dưới đây có thể hiểu theo những cách nào? Hãy diễn đạt lại cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy và cho biết đó là hiện tượng gì của từ.
 Hổ mang bò lên núi.
Câu 5: (1,5đ) Sau khi học bài thơ “Hành trình của bầy ong” (TV5- Tập 1), em thấy loài ong có những phẩm chất gì đáng quý? Từ ngữ nào trong bài thơ nói lên điều đó. Liên hệ với bản thân mình.
Câu 6: (4đ) Em hãy tả lại Thầy giáo (hoặc cô giáo) chủ nhiệm của lớp em vào một tiết học mà em đáng nhớ nhất.
(Trình bày sạch sẽ chữ đẹp cho 0,5 đ)
Hướng dẫn chấm và cho điểm toán 5
Bài1: (1,5đ) Mỗi phần (0,5đ)
 a) KQ: Số đó được gấp lên 10 lần và bằng: 0,690 
 b) Khi đổi hai số 6 và 9 cho nhau ta được số: 0,0960 và số này tăng thêm:
 0,0960 - 0,0690 = 0,0270 đơn vị
 c, Xoá dấu phẩy đi được số: 960 so với ban đầu số này sẽ gấp 10000 lần 
Bài2: (2 đ). Mỗi bài làm đúng cho (1đ)
 a) 200,9 x 5 + 200,9 x 4 + 200,9 
 = 200,9 x ( 5 + 4 + 1 )
 = 200, 9x 10
 = 2009
 254+399 x 253 254+399 x 253 254 + 399 x 253	 
 b, = = =
	 254 x 399 -145 (253 + 1) x 399 -145 253x399 + 399x 1 – 145
 254 + 399 x 253
= = 1
 253 x 399 + 25 4
Bài3: (2đ) Bài giải
 CD
	 3m
 CR
 3m
 Bài Giải
Chiều dài hơn chiều rộng: 3 +3 = 6 ( m)
Nửa chu vi hình chữ nhật là: 84: 2 = 42(m)
Chiều dài của vườn là: ( 42 + 6) : 2 = 24 (m)
Chiều rộng của vườn là: 42 - 24 = 18 (m)
Diện tích của vườn là: 24 x 18 = 432( m2)
	Đáp số: 432 m2
Bài4: (1,5đ) Mỗi bài làm đúng cho điểm tối đa (0,75đ)
 a) 17,54 + X : 3,5 = 64,16
 b) = 
 = 
 X = 48
X : 3,5 = 64,16 - 17,54
X : 3,5 = 46,62
X = 46,62 x 3,5
X= 163,17
Bài 5: (1,5đ) Bài giải:
 Lãi 20 % so vơi giá mua, tức là bán được 120 đồng thì số tiền mua 100 đồng
 Vậy bán được 720 000 đồng thì số tiền mua trái cây sẽ là: 
 720 000 x 100 : 120 = 60 000(đồng). 
 Đáp số: 60 000 đồng.
Bài4:(1đ)
 Thương của số bé và số lớn cũng bằng 0,25 chính là tỷ số giữa số bé và số lớn.
Ta có: 0,25 = = 
 Số bé: 0,25 : ( 4+1) = 0,05
 Số lớn : 0,25 - 0,05 = 0,2 
 Đáp số: Số bé : 0,05 ; Số lớn: 0,2
 (Trình bày sạch sẽ chữ đẹp cho 0,5 đ)
 Hướng dẫn chấm và cho điểm TV 5
Bài 1: a. (HS chép đúng chính tả 0,5 điểm, mỗi lỗi chính tả trừ 0,2 đ)
b) (1,5 đ- mỗi loại từ tìm đúng, đủ cho 0,3 đ)
– Danh từ: Dế , vỏ đất, cái ngách, đám cỏ, Ong, đuôi, cổ họng, đầu, râu, đôi càng, bụi (HS tìm được 10 DT là được điểm tối đa).
- Động Từ: Húc, vọt, nhảy, rúc, đuổi, thò, nhắm, chích, gục, cụp, oải, buông, rũ, vuốt, thở (HS tìm được 12 ĐT là được điểm tối đa).
- Tính từ: mỏng, ngang bướng, xanh, bí mật (HS tìm được 4TT từ là được điểm tối đa).
- Đại từ: nó
- Quan hệ từ; Từ, và, mà, mới, bây giờ, rồi, đột nhiên
Câu 2: (1đ)Ví dụ: Mọi người ngồi vào bàn để bàn bạc công việc.(0,5)
Từ bàn ở “ ngồi vào bàn” là danh từ chỉ cái bàn. Còn từ “bàn” ở “bàn bạc” là động từ. (0,5)
Câu 3: (0,5 đ- mỗi câu đúng 0,25đ)
 - Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng
	CN VN	TN
 - Những con voi về đích đầu tiên huơ vòi chào khán giả đã khen ngợi chúng
 	CN	VN
Câu 4: (0,5đ) Có 2 cách hiểu. 
- Con hổ tha con bò lên núi, mang ở đây là động từ
- Con rắn hổ mang đang bò lên núi. mang ở đây là danh từ
 Đó là hiện tượng từ đồng âm, dùng để chơi chữ
Câu 5: (1,5đ )HS nêu được các phảm chất đáng quý của loài ong: cần cù chăm chỉ làm việc, không ngại khó khăn vất vả “bày ong rong ruổi” hay “ tìm nơi thăm thẳm ” để tìm hoa mang lại mật ngọt- quý cho con người. 
Đặc biệt ở 2 dòng thơ cuối “ bầy ong giữ hộ” ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhuỵ, mang về để làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm, vị ngọt của những bông hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những mùa hoa được"giữ lại" trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng cho con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.(1đ)
 Từ đó HS liên hệ với bản thân mình trong việc học tập, lao động (0,5 đ) 
Câu 6 (4đ)
 HS viết được bài văn có đủ 3 phần tả lại một bài văn tả người quen thuộc, nhưng chú ý phải gắn với một tiết dạy trên lớp với lời giảng, hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu bài văn lưu loát, súc tích, câu văn dúng ngữ pháp và bộc lộ được tình cảm ( cho điểm tối đa)
1 Mở bài: Giới thiệu được người định tả, không gian và thời gian miêu tả (0,5đ)
2. Thân bài: tả được hình dáng và hoạt động của thầy (cô) trên giờ dạy ( 3 đ)
3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của bản thân về tiết học, về Thầy cô giáo (0,5đ)
(Tuỳ theo bài làm mà GV cho điểm)
(Trình bày sạch sẽ chữ đẹp cho 1 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi K5.doc