Đề tài Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2

Đề tài Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2

- Tiếng Việt với tư cách là một môn học ở trường Tiểu học nhưng cũng vừa là công cụ để học tập các môn học khác. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết cho hoạt động học tập của học sinh. Đặc biệt ở lớp 2, việc rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó không những phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh mà còn góp phần hình thành nết người. Sự cần thiết của việc rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp còn thể hiện ở mục tiêu, yêu cầu của môn học. Cụ thể là:

 

doc 5 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1587Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD & ĐT Tiểu Cần.
Trường Tiểu học TT. Tiểu Cần A.
I. Phần mở đầu:
	- Tiếng Việt với tư cách là một môn học ở trường Tiểu học nhưng cũng vừa là công cụ để học tập các môn học khác. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết cho hoạt động học tập của học sinh. Đặc biệt ở lớp 2, việc rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, viết đẹp là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó không những phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh mà còn góp phần hình thành nết người. Sự cần thiết của việc rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp còn thể hiện ở mục tiêu, yêu cầu của môn học. Cụ thể là:
	1/ Rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh:
Biết viết các chữ hoa đúng theo qui định về hình dáng, kích cỡ, qui trình viết.
Biết nối các chữ hoa với chữ thường trong một tiếng.
	2/ Kết hợp dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ, phát huy tư duy.
	3/ Góp phần rèn luyện những phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác.
- Kỹ năng viết chữ được rèn luyện ở hai mức độ:
Tập viết các chữ cái: Viết đúng hình dáng, cấu tạo, qui trình viết.
Tập viết ứng dụng: Viết liền mạch các chữ cái, viết dấu phụ, dấu thanh.
- Học sinh chỉ có được kỹ năng viết chữ thật sự khi sản phẩm viết của các em đúng mẫu, rõ ràng, đúng tốc độ, có thẩm mĩ và thực hiện đúng các qui định về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, . . .
- Rèn kỹ năng viết chữ cho học sinh còn góp phần khắc phục tình trạng học sinh ngồi viết không đúng tư thế để lại di hại suốt đời cho các em như mắt bị cận, cong vẹo cột sống.
- Để đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của môn học thì việc rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 2 là việc làm hết sức cần thiết.
II. Thực trạng chữ viết của học sinh lớp 2:
- ở giai đoạn đầu năm học lớp 2, các em rất bở ngỡ, lúng túng khi thực hiện viết chữ, đặc biệt là việc viết các chữ hoa, nối chữ viết hoa sang chữ thường. Đa số các em viết chậm, không đúng mẫu, không đúng kích cở, không đều nét và không liền mạch kể cả chữ thường.
Qua thống kê khảo sát chất lượng chữ viết hàng năm ở lớp tôi như sau:
+ 50% à 60% học sinh viết không đúng mẫu.
+ 70% à 80% học sinh viết không đúng kích cỡ, không đều nét.
+ 50% à 60% học sinh cầm bút không đúng và ngồi viết không đúng tư thế.
- Mặt khác, học sinh lớp 2 còn gặp các khó khăn sau:
+ Tri giác của các em thiên về nhận biết tổng quát nên khó tiếp thu kỹ thuật viết chữ, không có khả năng tự điều chỉnh chữ viết của mình cho đúng mẫu khi tập viết.
+ Học sinh hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận vì thế chữ của các em rất xấu.
Trước tình trạng chữ viết của học sinh như thế, tôi vô cùng băn khoăn, lo lắng. Nhưng với phương châm “ Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm” tôi đã tìm ra được biện pháp để khắc phục những nhược điểm và rèn được kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
III. Biện pháp rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh:
	- Để đạt được mục tiêu, yêu cầu môn học, để giúp học sinh khắc phục những nhược điểm trên, người giáo viên phải có đức tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng chữ viết của học sinh.
	- Học sinh có viết đúng, viết đẹp hay không là tuỳ thuộc rất nhiều ở cách cầm bút và tư thế ngồi viết. Bởi vì cầm bút không đúng cách các em rất khó điều khiển, dịch chuyển ngòi bút khi viết. Tư thế ngồi viết không hợp lý, các em cúi sát vở, đầu nghiêng sang một bên làm các em chóng mệt mỏi. Vì thế việc làm đầu tiên của giáo viên là hướng dẫn, điều chỉnh cách cầm bút và tư thế ngồi viết cho học sinh. Việc làm này phải được giáo viên quan tâm ở tất cả các giờ học, môn học.
	- Mặt khác, để thực hiện tốt việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh, khi dạy tập viết giáo viên cần tuân theo nguyên tắc cơ bản là coi việc dạy tập viết là hình thành một kỹ năng cho học sinh. Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi người học phải có được tri giác chính xác sản phẩm, nắm vững thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại thao tác đó. Do đó, khi rèn luyện kỹ năng viết chữ, học sinh phải nắm được hình dáng, đặc điểm từng chữ cái, các thao tác viết các chữ cái, nhóm chữ cái và phải luyện tập liên tục, nhiều lần trên bảng con, vở tập viết.
	- Để đảm bảo yêu cầu nối chữ và đảm bảo tốc độ viết, giáo viên phải chú ý đến việc viết liền mạch. Viết liền mạch là viết tất cả các hình cơ bản của chữ cái trong một chữ ghi tiếng rồi sau đó mới đặt dấu (kể cả dấu phụ và dấu thanh).
	- Khi tiến hành dạy tập viết, giáo viên cần chú ý sử dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn như:
Phương pháp trực quan: Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Chính vì thế mà chữ viết mẫu của giáo viên lại đặc biệt quan trọng. Cho nên, trước khi dạy một tiết tập viết, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo từ việc rèn luyện chữ viết (có cả vở luyện viết của giáo viên) đến các khung kẻ, dòng kẻ đặt ở bảng lớp để giáo viên viết mẫu và hướng dẫn học sinh viết.
Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về cấu tạo của chữ, độ cao, kích thước đến việc so sánh nét giống và khác nhau giữa các chữ cái đã học với chữ cái đang phân tích.
Phương pháp luyện tập: Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở môn tập viết cũng như môn chính tả. Có các hình thức luyện tập cơ bản như: Viết ở bảng lớp, ở bảng con, ở vở tập viết và ở các môn học khác. Cần tận dụng việc viết các bài học, bài làm ở các môn học khác để học sinh tập viết.
- Cần khuyến khích, động viên các em luyện viết thêm ở vở thực hành luyện viết, vở luyện viết chữ đẹp hay sử dụng vở 5 dòng li để viết lại những bài văn, bài thơ mà các em yêu thích. Song song với việc luyện tập của học sinh, phải có sự kiểm tra, uốn nắn, giúp đỡ, động viên của giáo viên giúp các em viết đúng kích cỡ chữ, đều nét và viết đẹp. Đặc biệt giáo viên cần phát hiện, tuyên dương kịp thời những tiến bộ dù là nhỏ nhất của các em để các em phấn khởi, tự tin thực hiện tốt hơn nữa.
- Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế, việc luyện tập chữ viết mới được củng cố đồng bộ, thường xuyên.
- Để rèn luyện chữ viết cho học sinh, trước tiên giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, tức là chữ viết của giáo viên ở bất cứ nơi đâu cũng đều phải chuẩn mực, đúng mẫu, đều nét, đúng qui trình và đẹp.
- Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh là một quá trình lâu dài và phải có sự phối hợp của gia đình các em. Gia đình thường xuyên theo dõi, động viên, nhắc nhở, tạo điều kiện cho các em luyện tập them ở nhà.
- Giáo viên cần luôn nhắc nhở học sinh “Nét chữ là nết người” và cần nghiêm khắc để các em sớm làm quen với nề nếp kỉ luật văn hoá. Làm sao cho việc ngồi viết đẹp, cầm bút đẹp, viết chữ đẹp trở thành niềm vui và tự hào của các em.
IV. Kết quả đạt được:
Qua 3 năm áp dụng kinh nghiệm trên đã đem lại kết quả thật khả quan. Đa số học sinh trong lớp đều có chữ viết đẹp, đúng mẫu và đều nét, nhiều học sinh đạt giải cao trong các hội thi “Viết chữ đẹp” các cấp. Kết quả cuối năm ở các năm học trước như sau:
Ä Năm học 2004 – 2005:
Số học sinh “Viết chữ đẹp” ở lớp đạt 30/37 HS, tỉ lệ 81,1%.
Tham gia hội thi “Viết chữ đẹp” đạt kết quả như sau:
+ Cấp trường: 16/16 HS được công nhận “Viết chữ đẹp”, 
trong đó có 1 giải nhất, 2 giải nhì.
+ Cấp huyện: 1 giải nhất, 1 giải ba.
Ä Năm học 2005 – 2006:
Số học sinh “Viết chữ đẹp” ở lớp đạt 23/28 HS, tỉ lệ 82,1%.
Tham gia hội thi “Viết chữ đẹp” đạt kết quả như sau:
+ Cấp trường: 8/9 HS được công nhận “Viết chữ đẹp”,
 trong đó có 1 giải nhất, 2 giải ba.
+ Cấp huyện: 1 giải nhất.
+ Cấp tỉnh: 1 giải khuyến khích.
Ä Năm học 2006 – 2007:
Số học sinh “Viết chữ đẹp” ở lớp đạt 28/34 HS, tỉ lệ 82,4%.
Tham gia hội thi “Viết chữ đẹp” đạt kết quả như sau:
+ Cấp trường: 7/7 HS được công nhận “Viết chữ đẹp”, 
trong đó có 1 giải nhất.
	¯ Đầu năm học 2006 – 2007, tôi đã phổ biến kinh nghiệm này cho giáo viên khối lớp 2 của trường để áp dụng, cùng nhau nâng cao chất lượng viết chữ của học sinh trong khối. Kết quả cuối năm học 2006 – 2007 đạt như sau:
Số học sinh “Viết chữ đẹp” trong khối đạt: 55/68 HS, tỉ lệ 80,9%.
Tham gia hội thi “Viết chữ đẹp” đạt kết quả:
+ Cấp trường: 15/17 học sinh được công nhận “Viết chữ đẹp” , trong đó có 2 giải nhất, 1 giải nhì.
+ Cấp huyện: 1 giải nhì.
V. Kết luận:
	Với việc áp dụng những giải pháp vừa nêu chắc chắn sẽ đem lại những kết quả khả quan. Bởi vì việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh không những giúp các em hoàn thành được mục tiêu, yêu cầu của môn học mà còn góp phần hình thành nhân cách, tính cẩn thận, thẩm mĩ cho các em. Vì thế sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các môn học là vô cùng cần thiết. Việc làm này đòi hỏi ở người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề, mến trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu.
	 Tiểu Cần, ngày 20 tháng 5 năm 2007.
	 	 Người viết
	 	Trần Thị Lâm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien Viet dung - viet dep.doc