Trong môn Toán ở Tiểu học, việc giải các bài toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng vì : Các khái niệm, các quy tắc về Toán nói chung đều được giảng dạy thông qua các ví dụ bằng số và giải các bài toán, phần lớn nội dung trong sách giáo khoa là dành cho các bài toán, kết quả học tập môn Toán của học sinh thường được đánh giá qua kỹ năng giải các bài toán có lời văn.
Đề tài : PHƯƠNG PHÁP DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 2 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong môn Toán ở Tiểu học, việc giải các bài toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng vì : Các khái niệm, các quy tắc về Toán nói chung đều được giảng dạy thông qua các ví dụ bằng số và giải các bài toán, phần lớn nội dung trong sách giáo khoa là dành cho các bài toán, kết quả học tập môn Toán của học sinh thường được đánh giá qua kỹ năng giải các bài toán có lời văn. Giải toán giúp học sinh hình thành, củng cố vận dụng kiến thức, kỹ năng về Toán. Đồng thời qua giải toán, giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc những thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng của học sinh, để giúp các em phát huy ưu điểm khắc phục thiếu sót. Việc giải toán còn có tác dụng giáo dục các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch. Thói quen tự kiểm tra công việc của mình, có óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, phát triển tư duy. Qua nhiều năm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và việc thay sách giáo khoa lớp 2, tôi đã thấy được ưu điểm khi dạy môn Toán dạng bài : giải toán có lời văn, học sinh đọc được đề bài, tóm tắt được bài toán dễ dàng và tự phát huy tính tích cực, tìm tòi ngay đáp số bài toán và biết trình bày bài giải một cách hoàn chỉnh. Mặt khác, nhằm từng bước kiện toàn phương pháp dạy toán có lời văn đạt được hiệu quả cao hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phương pháp dạy giải Toán có lời văn lớp 2”. II/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI : -Nhằm nâng cao chất lượng giải toán có lời văn ở lớp 2. -Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng tính toán cho học sinh khi học toán. -Định hướng cho học sinh hoạt động theo hướng tích cực (lấy học sinh làm trung tâm). -Giúp giáo viên xác định được tầm quan trọng của phương pháp dạy giải toán và sử dụng hợp lý phương pháp dạy giải toán cho học sinh. III/ MỤC TIÊU CỦA GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN : 1/ Kiến thức : Học sinh giải được bài toán có lời văn theo các dạng : -Đêà bài cho sẵn. -Dựa vào tóm tắt. -Sơ đồ đoạn thẳng. 2/ Kỹ năng : -Học sinh nhận biết các bài toán có lời văn theo các dạng ở trên và biết tìm hiểu đề bài (thông qua cá nhân hoặc thảo luận nhóm). -Học sinh biết vận dụng tìm tòi lời giải cho bài có lời văn (qua cá nhân hoặc nhóm). -Học sinh giải được bài toán có lời văn, lời giải hợp lý và kết quả đúng với yêu cầu của đề bài toán. IV/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ : Trong những năm học vừa qua, dựa trên cơ sở bài thi của học sinh. Nhìn chung, kết quả giải bài toán có lời văn đạt tỉ lệ rất thấp, lí do đạt như vậy là do các bài toán có lời văn các em chưa hiểu, chưa nắm vững cách tiến hành thực hiện giải toán nên các em có thái độ lơ là và chán nản đối với những bài toán có lời văn. Đặc biệt là ở lời giải, các em líng túng không biết đặt như thế nào cho đúng, không xác định được yêu cầu của đề bài hỏi gì? Vì vậy dẫn đến chất lượng học tập của các em còn hạn chế. Nên cần có biện pháp khắc phục. V/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1/ Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khắn, phức tạp : Giải toán không phải chỉ dựa vào mẫu để giải mà đòi hỏi phải biết vận dụng các kỹ năng linh hoạt, sáng tạo. Đòi hỏi học sinh phải nắm được những khái niệm cơ bản khi giải toán có lời văn. Nắm vững các bước giải toán có lời văn và biết vận dụng kết hợp mẫu, khái niệm và tính sáng tạo. *Từ những vấn đề trên, ta thấy hoạt động giải toán có lời văn là một hoạt động phức tạp và khó khăn, không đơn giản. 2/ Phương pháp giảng dạy : Có nhiều phương pháp như : Hỏi đáp, quan sát, trò chơi nhưng chủ yếu là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Có nhiều phương pháp nhưng không có phương pháp nào là tối ưu cả, nên trọng tâm dạy học người giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp một cách linh hoạt và sáng tạo thì mới đạt hiệu quả cao. 3/ Các bước giải toán có lời văn ở lớp 2 : a.Nghiên cứu đề bài : -Tìm hiểu bài : +Cho học sinh đọc đề bài toán nhiều lần. +Xác định yêu cầu của đề bài toán (cái đã cho và cái cần tìm). -Trình bày số liệu đã tìm được. Ví dụ : +Bài toán cho biết gì ? +Bài toán hỏi (yêu cầu tìm) gì ? b.Thiết lập các mối quan hệ của bài toán : -Học sinh thảo luận, tóm tắt nội dung bài toán. -Định dạng phép tính và kết quả của phép tính. c.Lập kế hoạch giải bài toán. Học sinh thảo luận tìm tòi lời giải cho bài toán. d.Tiến hành giải. -Sau khi tiến hành thiết lập các mối quan hệ và tiến hành giải toán. -Có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ thảo luận đặt lời giải và phép tính cho bài toán có lời văn. -Đưa ra đáp số cho bài toán. g.Kiểm tra kết quả của bài toán. -Sau khi đưa ra kết quả, học sinh cần phải kiểm tra lại đề bài và kết quả theo dự kiện đề toán. -Thay thế kết quả và thử lại theo dự kiện. 4/ Các ví dụ minh họa. a.Dạng đề cho sẵn : Ví dụ 1 : Một cửa hàng buổi sáng bán được 12 xe đạp, buổi chiều bán được 20 xe đạp. Hỏi hai buổi cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu xe đạp ? (Sách giáo khoa Toán 2, trang 5). -Bước 1 : Học sinh đọc đề bài, xác định cái đã cho và cái cần tìm (Đề cho biết gì ? Hỏi gì ? -Bước 2 : Lập kế hoạch giải. +Muốn biết hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp ta làm gì ? +Tìm lời giải (dựa vào câu hỏi của bài toán), đơn vị. -Bước 3 : Trình bày bài giải. Hai buổi cửa hàng bán được số xe đạp là : 12 +20 = 32 (xe đạp) Đáp số : 32 xe đạp. -Bước 4 : Kiểm tra đánh giá cách giải. +Xem lại dự kiện và yêu cầu của bài toán. +Lấy kết quả làm điều kiện để so sánh (32 lớn hơn các số đã cho là 12 và 20 có thể là hướng đúng, vì tất cả nghĩa là phải cộng lại ). *Lưu ý : Cần tóm tắt đề theo 1 hoặc 2 dạng sau : }? Dạng 1 Dạng 2 Buổi sáng : 12 xe đạp 12 Buổi chiều : 20 xe đạp 20 Cả hai buổi : ? xe đạp b.Dạng đề dựa vào tóm tắt. Ví dụ 2 : Giải toán theo tóm tắt sau : Gói kẹo chanh : 28 cái Gói kẹo dừa : 26 cái Cả hái gói : ? cái. (Sách giáo khoa Toán 2, trang 22). -Bước 1 : Đọc tóm tắt, xác định cái đã cho, cái cần tìm. -Bước 2 : Lập kế hoạch giải (như ví dụ 1). -Bước 3 : Tiến hành giải và kiểm tra. c /Dạng đề tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: Ví Dụ 3 : Giải toán theo tóm tắt sau : Đội 1 : 15 người Đội 2 : 2người ? người (Sách giáo khoa Toán 2 trang 25) -Bước 1 : Xác định dự kiện đề toán, tìm cái đã cho và cái cần tìm. -Bước 2 : Lập kế hoạch giải (tìm lời giải, phép tính, đơn vị). -Bước 3 : Tiến hành giải. Đội hai có số người là : 15 + 2 = 17 (người) Đáp số : 17 người. -Bước 4 : Kiểm tra kết quả (như các ví dụ trước). VI. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI : Qua các lần kiểm tra định kì trong năm, số lượng học sinh khối 2 đạt điểm trung bình trở lên tăng đáng kể, cụ thể như sau : -Khảo sát đầu năm : 98/134, tỉ lệ 73,1% -Kiểm tra giữa HK I : 119/134, tỉ lệ 88,8% -Kiểm tra HKI : 129/134, tỉ lệ 96,3% -Kiểm tra giữa HKII : 130/134, tỉ lệ 97% -Kiểm tra HKII : 130/134, tỉ lệ 97% VII/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : -Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp học và việc thay sách giáo khoa lớp 2 với môn Toán (giải toán có lời văn) cần lưu ý sau : +Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu, phân loại học sinh theo đúng trình độ và có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời. +Nghiên cứu, tìm tòi phương pháp áp dụng đúng với nội dung bài học và đúng với trình độ của học sinh. +Kết hợp ba môi trường giáo dục, tạo niềm tin say mê học Toán giải toán của học sinh. +Phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh tự tìm hiểu và khắc sâu kiến thức bài học. Tân Hiệp, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Người thực hiện THẠCH KIM HOAN
Tài liệu đính kèm: