Đề tài Nhận thức về đổi mới nội dung Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 2

Đề tài Nhận thức về đổi mới nội dung Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 2

Như chúng ta đã biết: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời ký đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, KHKT, xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng từng bước đổi mới nội dung – Phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn nhân lực: Có đủ phẩm chất đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và trình độ KHKT để phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá phù hợp với truyền thống và tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, tiếp cận với truyền thống và tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.

 

doc 12 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1482Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nhận thức về đổi mới nội dung Phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức về đổi mới nội dung 
Phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 2
A. Đặt vấn đề
	Như chúng ta đã biết: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời ký đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, KHKT, xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng từng bước đổi mới nội dung – Phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn nhân lực: Có đủ phẩm chất đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và trình độ KHKT để phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá phù hợp với truyền thống và tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, tiếp cận với truyền thống và tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.
	Để đạt được mục tiêu trên, năm học 2005 – 2006 Bộ giáo dục - Đào tạo đã triển khai năm thứ 3 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 7 trong phạm vi toàn quốc. Theo tôi đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã triển khai kịp thời phù hợp với lòng mong mỏi của nhân dân đặc biệt là đối với thế hệ trẻ tương lại.
	Cùng với các môn học khác: Đạo đức cũng là môn học quan trọng bắt buộc trong trường tiểu học.
	Môn đạo đức đã giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh. Theo chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Như Bác Hồ đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”.
	Từ các mục tiêu trên, nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra cho chúng tôi những người làm công tác giảng dạy – là phải học tập và nắm vững được mục tiêu môn học, nội dung đổi mới chương trình và phương phá dạy học mới.
	- Là một giáo viên giảng dạy ở trường tiểu học, tôi hiểu được vai trò trách nhiệm của mình, tôi đã định ra cho mình những tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể. Đó là phải học tập, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu nội dung sách giáo khoa chương trình đổi mới, thể nghiệm giảng dạy, dự giờ thăm lớp để đúc rút cho mình một kinh nghiệm quý báu.
B. Nội dung
	I. Những đổi mới về nội dung chương trình đạo đức lớp 2.
	1. Đổi mới về nội dung chương trình đạo đức lớp 2:
	a). Cấu trúc:
	Cấu trúc chương trình có tính đồng tâm phát triển hơn, nội dung các chuẩn mực hành vi mang tính mở rộng hơn. Học sinh chỉ có vở bài tập đạo đức không có sách in đạo đức. Trước đây mỗi bài đạo đức là một chuyện kể dài dòng không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, học sinh làm việc trên một khuôn mẫu. Giáo viên hỏi, trò trả lời còn nặng về lý thuyết.
	Khi xây dựng cấu trúc chương trình đạo đức mới, người biên soạn đã xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học trong các mối quan hệ: Nguyên tắc mối quan hệ vi mô, vĩ mô (ở đây mối quan hệ vi mô là chính) nó trực tiếp tác động đến học sinh tiểu học.
	b). Thay đổi tên bài học
	Thay đổi tên một số bài học cho phù hợp và rõ nghĩa, đầy đủ hơn.
	Ví dụ: 	Chương trình cũ: 	Học tập đúng giờ giấc.
	Chương trình mới: 	Học tập sinh hoạt đúng giờ.
	Chương trình cũ: 	Yêu thương loài vật.
	Chương trình mới: 	Bảo vệ loài vật có ích.
	Nội dung yêu cầu của một số bài được mở rộng hơn.
	c). Về thời lượng:
	- Chương trình cũ chỉ học 33 tiết / năm, chương trình mới tăng lên 35 tiết/ năm.
	Thời lượng tăng nhưng số lượng bài chương trình mới có 14 bài giảm so với chương trình cũ 1 bài. 14 bài mỗi bài học 2 tiết. Có 28 tiết, 1 tiết ôn tập kỳ I, 1 tiết kiểm tra kỳ I, 1 tiết ôn tập cuối năm, 1 tiết kiểm tra cuối năm. Có 3 tiết dành cho địa phương, trường dạy những vấn đề về đạo đức cần quan tâm của trường của địa phương.
	Ví dụ: 	- Vấn đề quyền trẻ em
	- Vấn đề an toàn giao thông
	- Vấn đề bảo vệ môi trường
	- Vấn đề phòng tránh các tệ nạn xã hội
	- Vấn đề phòng chống bệnh hiểm nghèo.
	Thời điểm dạy học các tiết này cũng rất linh hoạt: Có thể vào cuối học kỳ I hoặc cuối năm.
	d). Nội dung chương trình mới:
	- Phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Chương trình mới có bổ sung thêm một số chuẩn mực hành vi: 
	Ví dụ:	+ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
	+ Biết nói lời yêu cầu đề nghị.
	+ Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại.
	+ Lịch sự khi đến nhà người khác.
	+ Giúp đỡ người khuyết tật.
	- Nội dung đạo đức lớp 2 theo chương trình mới là dạy học sinh những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội trong tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hàng ngày. Nội dung môn đạo đức lớp 2 mới kết hợp giữa giáo dục quyền và giáo dục bổn phận của học sinh. Còn ở nội dung chương trình cũ thì chỉ giáo dục về bổn phận là chính.
	- Nội dung chương trình mới không chỉ giáo dục bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục học sinh có trách nhiệm đối với chính bản thân, biết quý trọng bản thân, biết tự chăm sóc bản thân, có trách nhiệm về các hành vi, việc làm của mình.
	Ví dụ: 	Bài 1: Học tập sinh hoạt đúng giờ.
	Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
	Bài 3: Gọn gàng ngăn nắp.
	Bài 4: Chăm chỉ học tập.
	- Chương trình mới quan tâm đến 3 mặt: Trang bị kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, thái độ, hình thành kỹ năng, hành vi đạo đức.
	+ Chương trình cũ: Quan tâm trang bị kiến thức.
	+ chương trình mới: đặc biệt quan tâm hình thành kỹ năng và hành vi đạo đức.
	ở chương trình cũ không nhấn mạnh về hình thành kỹ năng và hành vi đạo đức mà chỉ phân tích mối quan hệ ở 3 mặt.
	- Nội dung chương trình đạo đức lớp 2 mới gần gũi với cuộc sống thực của học sinh. Các tranh, ảnh, truyện, tình huống, tấm gương ... để dạy học môn đạo đức lớp 2 được lấy từ chính cuộc sống thực của học sinh, với các mối quan hệ gần gũi, quen thuộc hàng ngày của các em.
	* Như vậy chương trình đạo đức lớp 2 mới về nội dung và hình thức được mở rộng phong phú hơn, yêu cầu được nhẹ nhàng hơn, học sinh không phải học thuộc lòng bài học gò bó như trước mà điều quan trọng là học sinh biết thể hiện thái độ, hành vi phù hợp trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.
	Ví dụ: 	Bài 1: Học tập sinh hoạt đúng giờ.
	Học sinh cần học được: Thế nào là học tập sinh hoạt đúng giờ, tại sao phải học tập sinh hoạt đúng giờ, nên làm gì để học tập sinh hoạt đúng giờ (coi trọng làm gì và làm như thế nào).
	Để đạt được mục tiêu đó là vấn đề liên quan đến nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Sách mới đã đáp ứng được điều này.
	- Chương trình mới từng bước hình thành cho học sinh kỹ năng sống cơ bản:
	+ Kỹ năng giao tiếp.
	+ Kỹ năng nhận thức.
	+ Giải quyết vấn đề để tự khẳng định bản thân.
	2. Những đổi mới về sách giáo khoa:
	Nội dung chương trình mới một số bài cũng gần giống với chương trình cũ nhưng ở chương trình mới nội dung được mở rộng, đầy đủ hơn. Chương trình mới thay đổi một số bài.
	- Cách trình bày:
	ở giai đoạn I từ lớp 1 đến lớp 3 học sinh chưa có sách giáo khoa mà chỉ có vở bài tập đạo đức. Vở bài tập đạo đức được trình bày chủ yếu bằng kênh hình, kênh chữ ít. Kênh hình có những hình ảnh minh hoạ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, hấp dẫn, thu hút học sinh. Khổ giấy trình bày to hơn, rõ ràng đẹp hơn nội dung các bước hoạt động của học sinh. Học sinh biết được những yêu cầu cần làm của mình, phần lý thuyết giảm nhẹ.
	+ Sách cũ phần ghi nhớ bài học rất dài dòng mà yêu cầu học sinh phải học thuộc. Còn ở vở bài tập đạo đức 2 mới kết luận bài học rất ngắn gọn, dễ hiểu mà không cần bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng, điều quan trọng học sinh biết thể hiện thái độ, hành vi phù hợp với tình huống của cuộc sống hàng ngày. Vì thế học sinh cảm thấy rất thoải mái.
	+ ở sách cũ: Mỗi bài có một truyện kể để minh hoạ cho một hành vi đạo đức, truyện kể dài, sau truyện kể là một số câu hỏi để học sinh nắm được nội dung ý nghãi của truyện. Còn ở sách mới mỗi bài đạo đức được trình bày từ 2 đến 4 mặt giấy, có 4 đến 6 bài tập. Mỗi bài tập là một hoạt động học tập của học sinh được sắp xếp theo thứ tự sau:
	Loại bài tập hoạt động để phát hiện nội dung bài học.
	Loại bài tập hoạt động để củng cố khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ tích cực học tập và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
	Loại bài tập hoạt động để hướng dẫn học sinh thực hành.
	Các loại bài này được sắp xếp theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ quen thuộc đến mới lạ.
	Các dạng bài tập hoạt động trong vở bài tập đạo đức lớp 2 rất linh hoạt và sinh động gồm các dạng sau:
	Quan sát tranh và kể truyện theo tranh.
	Quan sát tranh và nhận xét đánh giá hành vi nhân vật trong tranh.
	Thảo luận, phân tích tình huống, liên hệ và tự liên hệ.
	Đóng vai nhân vật.
	Điều tra thực tiễn.
	Xây dựng kế hoạch hoạt động
	Vở bài tập đạo đức được biên soạn theo tinh thần đổi mới:
	Nội dung không trình bày sẵn các thông tin cho học sinh mà hướng dẫn các em hoạt động học tập thông qua đó học sinh phát hiện và chiếm lĩnh những kiến thức nội dung bài học.
	3. Đổi mới về cách đánh giá.
	* Xu thế chung:
	Thay cho trước đây đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng thang điểm 10 thì nay theo chương trình đổi mới chỉ đánh giá xếp loại mà không cho điểm như trước. Đánh giá kết quả học tập môn đạo đước lớp 2 mới cho học sinh phải dựa vào các mặt sau:
	- Kiến thức, thái độ, hành vi, ứng xử của học sinh ở nhà, ở trường, cộng đồng xã hội.
	- Hình thức đánh giá và nhận xét.
	- Đánh giá hành vi của học sinh phải kết hợp giữa đánh giá của học sinh với đánh giá của tập thể học sinh, của giáo viên, của cha mẹ học sinh và của cộng đồng nơi ở.
	* Chương trì ... nh (theo mục tiêu bài học đề ra)
	+ Bài hoàn thành xuất sắc (bài vượt lên yêu cầu đề ra).	
	- Loại bài chưa đạt yêu cầu (còn gọi là chưa hoàn thành): là những bài chưa đạt yêu cầu mục tiêu bài học đề ra (dưới trung bình).
	Khi nhận xét kết quả của học sinh, giáo viên phải tìm tòi, khai thác tối đa các mặt ưu điẻm của học sinh để động viên khích lệ. Đối với những học sinh còn yếu kém giáo viên cũng phải dùng ngôn ngữ mềm dẻo, tế nhị, tìm cách động viên khuyến khích, hạn chế chê bai hoặc phê bình. Tránh không để học sinh tự ái, gây không khí nặng nề trong giờ học.
	Nội dung chương trình thay sách giáo khoa và phương pháp dạy học là những mắt xích không thể tách rời nhau. Thay đổi nội dung chương trình SGK thì tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học.
	II. Đổi mới phương pháp dạy học:
	1. Đổi mới phương pháp dạy:
	- Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy trước đây phương pháp dạy học cũ chủ yếu là giáo viên thuyết trình, diễn giải truyền đạt, giải thích, áp đặt những kiến thức, thời gian thực hành ít, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, bắt chước, ít phát huy được tính độc lập, tích cực tìm hòi sáng tạo của học sinh trong giờ học.
	- Đối với phương pháp dạy học mới hiện nay cũng dựa trên cơ sở kế thừa phát huy tính ưu việt của phương pháp truyền thống, loại bỏ những phương pháp lạc hậu không còn phù hợp. Thay thế, bổ sung vào đó là những phương pháp mới phù hợp với đối tượng học sinh và tính ưu việt cao hơn, phát huy tối đa tính tích cực chủ động, tự giác tìm tòi sáng tạo của học sinh: Phương pháp động não, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kể chuyện, phương pháp đàm thoại... Đặc biệt nổi bật trong phương páhp dạy học mới là phương pháp tổ chức hoạt động trò chơi, phương pháp đóng vai và thảo luận theo nhóm. Đây là dcác phương pháp mới tác động tích cực đến tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, nhằm thu hút sự chú ý gây hứng thú, ham muốn hoạt động học tập cho các em. Với các phương pháp này học sinh thích thú học tập hơn, tinh thần thoải mái hơn, giờ học sôi nổi hơn, làm cho tất cả mọi đối tượng học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Từ đó các em sẽ chủ động tìm tòi phát huy tìm ra kiến thức mới.
	Như chúng ta đã biết dạy học đạo đức chỉ đạo hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích cực chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Do đó giáo viên cần thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp để tổ chức cho học sinh học tạap, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức vốn có để tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới.
	- Các nội dung giáo dục đạo đức cần chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng sinh động qua các hình thức dạy học phong phú và đa dạng giáo viên cần đan xen các phương pháp tránh nhàm chán trong học tập.
	- Nếu như trước đây dạy đạo đức được tiến hành theo một chiều từ câu chuyện sẵn chỉ giao tiếp giữa thâỳ và trò thì dạy theo chương trình mới có thể tiến hành theonhiều chiều, nhiều cách thiên về học sinh hoạt động là chính, khuyến khích sử dụng các bức tranh mở, thông tin mở. Dạy theo cách mới có thể dạy ở nhiều nơi. Các phương pháp và hành vi đạo đức rất phong phú, đa dạng bao gồm cả phương pháp truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại là dạy học theo nhóm, theo lớp, cá nhân.
	- Dạy học đạo đức theo hướng đổi mới là phương pháp khuyến khích sử dụng những tình huống, bức tranh, băng hình, tiểu phẩm, những trò chơi, những câu chuyện mở để dưới sự điều khiển hướng dẫn của giáo viên học sinh liệt kê ra các giải pháp có thể có, tự đánh giá giải pháp đó, so sánh để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Chống lại thói quen học tập thụ động.
	Tóm lại: Mỗi phương pháp và hình thức dạy học đạo đức đều có mặt mạnh và mặt yếu. Nó phù hợp với các loại bài riêng, từng khâu riêng của từng tiết dạy. Vì vậy giáo viên không nên quá lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp và hình thức dạy học nào. Điều quan trọng là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của lớp, trường mà lựa chọn sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học hợp lý.
	* Hạn chế: Đối với các phương pháp trò chơi, thảo luận nhóm đối với phần lớn giáo viên còn hạn chế về năng lực, vì thế nên trong giờ học còn gặp nhiều khó khăn.
	Bản thân tôi đã vận dụng các phương pháp để dạy bài: “Quan tâm giúp đỡ bạn” (tiết 1):
	Tôi đã phối hợp và sử dụng các phương pháp dạy học:
	+ Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện sau đó cho học sinh thảo luận nhóm dựa theo câu hỏi:
	1). Bạn Hợp và các bạn lớp 2A đã làm gì khi Cường bị ngã ?
	2). Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn ?
	Với câu hỏi 2 học sinh có thể trả lời nhiều cách. Tôi đã chấp nhận tất cả ý kiến của học sinh, không chê, không nhận định đúng sai. Cuối giờ tôi đã nhấn mạnh kết luận này là kết quả tham gia chung của tất cả học sinh (kết luận đúng).
	+ Hoạt động 2:
	Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để chỉ ra được bức tranh có nội dung thể hiện hành vi quan tâm giúp đỡ bạn và giải thích tại sao.
	Học sinh tự suy nghĩ thảo luận. Một thời gian quy định giáo viên gọi từng nhóm lên nối ý tưởng thảo luận của nhóm mình. Nhiều nhóm được lên trình bày làm cho các em rất phấn khởi.
	+ Hoạt động 3: 
	Tôi đã cho học sinh làm việc cá nhân trình bày ý kiến của riêng mình về việc đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến mà em tán thành cầ quan tâm và giúp đỡ bạn vì...
	+ Hoạt động 4:
	Tổ chức trò chơi đoán chữ (giống như trò chơi ở chương trình Chiếc nón kỳ diệu) giáo viên nói về nội dung câu thơ về chủ đề tình bạn. Cho biết tiếng đầu và tiếng cuối. Tổ chức 3 đội chơi có thưởng để học sinh đoán lần lượt các tiếng tiếp theo trong câu thơi... và từ đó chính là nội dung của bài học:
	“Bạn bè như thể anh em
	Quan tâm giúp đỡ càng thêm ân tình”.
	Qua tiết học tôi thấy học sinh nắm được bài, các em rất hứng thú học tập.
	* Tuỳ từng nội dung, tính chất của từng bài mà có thể dạy theo các cách khác nhau.
	Ví dụ: 	- Loại bài có thể bắt đầu từ tổ chức trò chơi như bài 14.
	- Loại bài có thể bắt đầu tổ chức cho học sinh đóng vai như bài 6, bài 10, bài 11, bài 12.
	- Loại bài có thể bắt đầu từ việc thảo luận phân tích tình huống như bài 2, bài 5, bài 6, bài 9.
	- Loại bài bắt đầu từ câu chuyện, bài thơ như bài 2, bài 4, bài 6, bài 10.
	Qua những gì tôi đã nói ở trên rút ra từ sự nghiên cứu và qua việc trực tiếp dạy học. Tôi thấy dạy học theo phương pháp mới giáo viên phải có năng lực thực sự, lời nói nhẹ nhàng, dứt khoát, giáo viên phải có vốn kiến thức nhất định như thế khi tổ chức giờ học mới thành công được.
	III. Việc sử dụng thiết bị dạy học.
	Song song với đổi mới phương pháp dạy học là việc đổi mới, bổ sung đồ dùng dạy học Giáo viên cần sử dụng tranh ảnh, băng hình, vật mẫu để thu hút hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
	Đồ dùng dạy học cóthể do giáo viên tự làm, do học sinh sưu tầm, do bộ đồ dùng cung cấp. Giáo viên cần chú ý sau khi sử dụng đồ dùng phải phù hợp nội dung bài học, đồ dùng phải dễ sử dụng đối với giáo viên và học sinh, dễ bảo quản, có thể sử dụng cho nhiều bài, nhiều hoạt động khác nhau.
	- Sử dụng đồ dùng để phát triển tư duy cho học sinh, gây hứng thú cho học sinh, sử dụng đúng lúc đúng chỗ phù hợp với điều kiện thực tế của trường. 
	IV. Những điểm khó:
	Không có một công trình khoa học nào không gặp những khó khăn. Việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình lần này cũng có khó khăn nhất định đó là:
	- Quan điểm nhận thức của một số đông phụ huynh, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý chưa rõ, chưa đúng về vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của môn đạo đức ở Trường tiểu học.
	- Khả năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế, chưa hiểu đầy đủ đặc điểm, đặc trưng của môn đạo đức, chưa tìm ra phương pháp đặc thù của bộ môn.
	- Thiết bị phục vụ cho dạy học đạo đức còn nghèo nàn, vì đa số giáo viên tự làm là chính.
C. bài học kinh nghiệm
	Sau khi được học tập, nghiên cứu chuyên đề về đổi mới nội dung chương trình, qua một thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi đã rút ra và áp dụng một số kinh nghiệm và thực hiện tốt nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới tôi thấy kết quả học tập của học sinh phát triển tốt. Học sinh hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động tìm tòi và sáng tạo hơn, kết quả thực hành được nâng lên rõ rệt như vậy có thể nói chủ trương đường lối của Đảng, Chính phủ và sự cố gắng của Bộ Giáo dục - Đào tạo về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong toàn quốc từ 2002 – 2007 là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của đất nước, từng bước triển khai kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế của nước nhà nói chung, của ngành giáo dục nói riêng. Mặc dù mới triển khai được hơn một năm còn gặp nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã có tính khả thi cao. Tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước với sự cố gắng nổ lực của ngành giáo dục - đào tạo, của từng giáo viên sự nghiệp đổi mới giáo dục của Nhà nước nhất định thành công tốt đẹp.
	Với trình độ nghiên cứu hạn chế, tôi chỉ nắm bắt được những nội dung cơ bản của chương trình mà chưa thể đi sâu nghiên cứu từng chi tiết cụ thể. Song căn cứ qua tình hình thực tiễn chúng tôi mạnh dạn dưa ra một số ý kiến sau.
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo trong mỗi nhà trường. Vì vậy cần phải đổi mới quan điểm nhận thức đúng đắn về môn học, phải kiên trì chịu khó đầu tư trí tuệ, tìm tòi học hỏi, phải nhiệt tình tâm huyết với nghề với trẻ thì mới đem lại kết quả cao.
	- Tăng cường phát triển đào tạo chuyên sâu hơn nữa đội ngũ giáo viên.
	Để học sinh có cách học tập tốt, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập, sao cho các em đều được trực tiếp tham gia bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể các em mạnh dạn chủ động tham gia hoạt động nhiều hơn.
	Mạnh dạn phối hợp tổ chức các phương pháp dạy học cá nhân, dạyhọc theo nhóm, học cả lớp, dạy học có sử dụng trò chơi học tập và sử dụng hợp lý các đồ dùng dạy học. Tăng cường phương pháp tự học tự rèn, xây dựng thói quen làm việc có kế hoạch khoa học và gọn gàng ngăn nắp. Như vậy sự nghiệp đổi mới chương trình và phương pháp dạy học mới thành công.
	Rất mong sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học, các cấp và các đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !	

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNL2.doc