Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

I/ Lý do chọn đề tài.

 1.Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Giảng dạy môn tập đọc, người giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu, thực hiện những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định như sau:

 - Rèn cho kỹ năng HS đọc ngày càng thành thạo. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập đọc, đồng thời là một trong bốn kỹ năng cơ bản ( nghe- nói- đọc- viết) của môn Tiếng Việt.

 - Để đạt được hiệu quả cho bốn kỹ năng trên đòi hỏi Giáo viên phải chú ý đến nhiều mặt: Rèn luyện cả hai hình thức( đọc thành tiếng và đọc thầm nâng dần tốc độ đọc, trình độ đọc hiểu, cảm nhận văn bản theo mức độ yêu cầu đề ra).

 Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học , phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết của mình về cuộc sống. Đây là yêu cầu chung của tất cả các phân môn Tiếng Việt nhưng phân môn tập đọc đóng vai trò chủ chốt, vì phân môn này có khả năng và điều kiện tốt hơn, toàn diện hơn các phân môn khác ( qua các bài tập đọc xây dựng theo hệ thống các chủ điểm và biên soạn theo các loại hình bài học).

 - Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc tiểu học, nó trở thành đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người học. Đầu tiên HS phải đọc, sau đó phải học để đọc. Để giúp HS chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đọc là công cụ giúp HS học tập các môn khác. Nó tạo hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để HS tự học và có tinh thần tự học cả đời. Đọc một cách có ý thức, nó tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy người đọc. Đọc sẽ giúp HS hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em tình cảm, tấm lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em một cách Lôgíc, cùng như biết tư duy có hình ảnh.

 

doc 20 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1405Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài.
 1.Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Giảng dạy môn tập đọc, người giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu, thực hiện những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng và thái độ được xác định như sau:
 - Rèn cho kỹ năng HS đọc ngày càng thành thạo. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập đọc, đồøng thời là một trong bốn kỹ năng cơ bản ( nghe- nói- đọc- viết) của môn Tiếng Việt.
 - Để đạt được hiệu quả cho bốn kỹ năng trên đòi hỏi Giáo viên phải chú ý đến nhiều mặt: Rèn luyện cả hai hình thức( đọc thành tiếng và đọc thầm nâng dần tốc độ đọc, trình độ đọc hiểu, cảm nhận văn bản theo mức độ yêu cầu đề ra).
 Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học , phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết của mình về cuộc sống. Đây là yêu cầu chung của tất cả các phân môn Tiếng Việt nhưng phân môn tập đọc đóng vai trò chủ chốt, vì phân môn này có khả năng và điều kiện tốt hơn, toàn diện hơn các phân môn khác ( qua các bài tập đọc xây dựng theo hệ thống các chủ điểm và biên soạn theo các loại hình bài học).
 - Tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở bậc tiểu học, nó trở thành đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người học. Đầu tiên HS phải đọc, sau đó phải học để đọc. Để giúp HS chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đọc là công cụ giúp HS học tập các môn khác. Nó tạo hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để HS tự học và có tinh thần tự học cả đời. Đọc một cách có ý thức, nó tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy người đọc. Đọc sẽ giúp HS hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em tình cảm, tấm lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em một cách Lôgíc, cùng như biết tư duy có hình ảnh.
 Để thực hiện những điều trên, trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi mỗi Giáo viên trong từng tiết dạy tập đọc phải linh hoạt, mềm dẻo, vận dụng các biện pháp , hình thức sao cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao. Để mỗi Giáo viên là người thắp sáng ngọn lửa trong mỗi HS. Vì vậy, biện pháp rèn kỹ năng học môn tập đọc rất quan trọng và cần thiết.
 2.Thực tiễn trong dạy Tập đọc hiện nay cho thấy, tìm hiểu cách thức để rèn luyện kỹ năng đọc cơ bản là tiết tập đọc mọi HS đều được hoạt đôïng ( đọc ) từ đó HS sẽ thường hiểu được nội dung. Song thực tế số lượng HS được đọc còn quá ít so với yêu cầu rèn luyện kỹ năng của phân môn đề ra.
 Nếu rèn luyện kỹ năng đọc được cho các em HS cũng chưa tạo hứng thú học tập cho các em. Vì thực tế thường duy trì một cách thức đọc.
 Trong mỗi tiết “ Tập đọc “ đã thể hiện những yêu cầu rèn luyện kỹ năng. Song cho thấy Giáo viên vẫn còn tồn tại cách dạy của tiết “giảng văn, thuyết trình” chưa đáp ứng việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho HS tiểu học theo yêu cầu.
 Thấy được ý nghĩa phân môn tập đọc nói chung , thể hiện ở các chương trình môn Tiếng Việt hiện nay. Nhưng xét riêng về phân môn tập đọc thì thực tế đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng mục tiêu của chương trình là cần thiết.
 Mục tiêu của Tiếng Việt 2 được xác định.
 -Phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ở HS tiểu học trên cơ sở những tri thức căn bản nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ, ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn , tự tin trong các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của các lứa tuổi.
 -Góp phần cùng môn học khác rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản cho HS.
 -Cung cấp những hiểu biết sơ giản về tự nhiên xã hội, con người văn hoá và văn học.
 Qua thực tế giảng dạy trên lớp và nghiên cứu Sách Giáo Khoa về hướng dẫn cách trình bày, tìm hiểu bài và dạy tập đọc. Tôi thấy đó chỉ áp dụng cho những lớp có nhiều học sinh Khá – Giỏi và thuận lợi nhiều ở lớp học hai buổi. Còn đối với lớp một buổi và có nhiều HS lực học còn ở mức “còn lại “ như lớp 2/4 của Trường TH Phước Bình A năm nay thì đây là một vấn đề nan giải, do đó dẫn đến chất lượng đọc của các em HS lớp tôi đầu năm còn khá thấp. Vì ở lớp 1 , các em đã được học âm , vần, tiếng, kết hợp dùng tiếng để ghép thành từ và ghép thành câu ngắn. Lên lớp 2, các em đọc nâng dần lên thành đoạn văn, bài văn. Như đã biết, mỗi lớp thì phân môn tập đọc có một vị trí và yêu cầu khác nhau: Trong quá trình dạy học theo phương pháp cũ, tôi thấy yêu cầu nhẹ hơn, giúp các em biết đọc diễn cảm, trả lời các câu hỏi và khi áp dụng hình thức đổi mới phương pháp dạy học hiện nay yêu cầu đọc cao hơn, xây dựng theo hệ thống các chủ điểm. Một bài tập đọc được dạy trong hai tiết( tiết một dành cho việc giới thiệu bài và đọc cả bài, tiết 2 dành cho việc tìm hiểu bài và luyện đọc lại) bắt buộc các em phát âm đúng, ngắt nghỉ hợp lý , tốc độ dọc vừa phải, hiểu nghĩa các từ ngữ trong văn bản, nắm và giải thích nội dung của bài, nhận xét ý kiến của bạn, trao đổi các cách đọc đúng các từ ngữ, đọc bài với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc. Đọc theo lời nhân vật hoặc tình tiết của câu chuyện và đọc hay.
 Nhưng trong tình hình thực tế học sinh lớp 2/4 tôi đang trực tiếp giảng dạy hiện nay đa số các em đọc rất chậm, thậm chí các em còn đánh vần nhẩm để đọc, lười tập đọc, cẩu thả trong khi đọc bài, đọc hay bỏ từ trong câu. Vì thế, để đọc được một bài tập đọc hoàn chỉnh thật khó khăn với các em.
 II/ Khảo sát thực tế đầu năm ở môn tập đọc như sau:
 Tổng số học sinh: 36 em. – Nữ : 19 em
 -Đọc lưu loát : 6 em – 16,6%
 - Đọc được từng tiếng : 20 em – 55,6 %
 - Đọc đánh vần nhẩm : 10 em – 27,8 %
 Xuất phát từ những yêu cầu, nhiệm vụ mà các em cần đạt được và lý do trên tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Thực trạng:
 Việc đọc bài của học sinh trường TH Phước Bình A các em đọc còn chậm, nhỏ. Ơû lớp 1 các em chỉ đọc thành tiếng, nhưng qua ba tháng hè các em thường quên đi , nhất là những tiếng có vần khó đọc, thậm chí có em còn quên đi việc đọc bài. Thêm vào đó các em chưa có ý thức tự giác rèn luyện vì ở nhà phụ huynh ít quan tâm, nhắc nhở con em mình đọc bài nên kết quả dẫn đến tình trạng HS đọc còn chậm , mà đã đọc chậm thì việc đọc hiểu của các em trở thành một vấn đề rất khó khăn.
 2.Những tồn tại , nguyên nhân:
 a/ Tồn tại:
 -Sức đọc của các em còn yếu, phải đánh vần nhẩm rồi mới đọc , nhiều em lười đọc ở nhà, ít tập trung chú ý tìm hiểu nội dung của bài.
 b/Nguyên nhân:
 +Giáo viên:
 -Nắm bắt đổi mới phương pháp dạy học còn chưa kịp thời trong quá trình giảng dạy, chưa chú ý giúp đỡ các em yếu kém.
 +Học sinh:
 -Do hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống nên không có thời gian luyện đọc ở nhà nhiều.
 -Cha mẹ ít quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh.
 -Do hạn chế về tư duy, trí tuệ không suy nghĩ khi đọc bài.
 -Thái độ , ý thức học tập của các em chưa cao. Các em yếu kém thường ngại học , lười học, không muốn tập đọc.
L
CHƯƠNG II : MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2
 1.Giáo viên chuẩn bị cho việc đọc như sau:
 -Giáo viên phải đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung của bài đọc, phải trả lời các câu hỏi và các câu trả lời sẽ giúp xác định mục đích , yêu cầu , nội dung phương pháp dạy học bài tập đọc.
 +Hướng dẫn học sinh tạo tâm thế để đọc, ví dụ: dù đọc bất cứ bài tập đọc nào. Khi giáo viên gọi học sinh đọc cần rèn cho các em một tư thế đọc thoải mái, tự tin, đứng thẳng người , tay phải đỡ giữa quyển sách, tay trái đè lên trang sách, khoảng cách giữa sách và mắt là 30 cm.
 - Cần bình tĩnh , tự tin. Khi cho học sinh ngồi cần phải đúng khoảng cách từ mắt đến sách 20 cm – 30 cm, thở sâu và mạnh để lấy hơi.
 -Giáo viên đọc cần bình tĩnh , tự tin và truyền thụ được cái hay của bài qua giọng đọc( tránh tình trạng thái quá, cường độ hoá giọng đọc).
 -Rèn đọc to, rõ ràng, người đọc nhập vai người tiếp nhận sản sinh, người trung gian truyền thông tin văn bản đến người nghe. Chính vì vậy, người đọc có thể vừa đọc cho mình, cho người khác hoặc một người. Như vậy , đọc và phát biểu ý kiến trước lớp là hình thức giao tiếp đầu tiên của học sinh, nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công khi đọc cho học sinh.
 2.Các biện pháp rèn kỹ năng đọc:
 a.Luyện đọc chung:
 - Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc cần chính xác , không đọc thiếu, sót âm và vần. Đọc đúng phải thể hiện ngữ âm chuẩn để hệ thống ngữ âm tiêùng địa phương không bị lẫn lộn.
 - Đọc đúng : Cần đọc đúng âm thanh ( âm vị ).
 - Đọc đúng : Còn có nghĩa đọc đúng ngữ điệu, nghỉ , ngắt hơi hợp lí.
 - Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh đọc đúng âm tiết, âm vị Tiếng Việt.
 + Đúng phụ âm đầu: d/r/gi, ch/tr, s/x , l/n.
 Ví dụ: d/r/gi: dung dăng dung dẻ, răm rắp, tháng giêng.
 + Đúng âm chính: iêu/ iu, iêm/im, uôi/ui, an/ ang, at/ ac..
 Ví dụ: h ...  nhóm chơi có một quyển sách Tiếng Việt.
 -Tiến hành:
 +Giáo viên hướng dẫn cách chơi cho các nhóm tham gia với số học sinh ổn định.
 +Từng nhóm lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang. Mỗi em cầm một quyển sách có bài đọc đó.
 +Khi giáo viên hô “ Bắt đầu” em số 1 đọc rồi đến em số 2đến hết nhóm và hết bài đọc( Giáo viên bấm đồng hồ). Tương tự khoảng 2,3 nhóm giáo viên nêu thời gian cho học sinh, so sánh từng nhóm và ghi điểm( trò chơi này thường vận dụng khi dạy bài thơ, mỗi em 2 câu).
 +Tương tự ở bài học thuộc lòng cũng khuyến khích cho học sinh nhưng không nhìn sách.
 +Trò chơi này tôi thường áp dụng Khi đọc đoạn( bước luyện đọc đúng).
 *Hình thức đọc phân vai.
 Trước khi đọc phân vai, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm về giọng đọc của từng nhân vật.
 -Tiến hành: Gọi từng nhóm đọc( Học sinh cầm sách đọc). Sau đó hướng dẫn học sinh nhận xét giọng đọc của từng vai và tuyên dương, ghi điểm. Hình thức này tôi áp dụng khi đọc diễn cảm.
 *Đọc thơ truyền điện: Aùp dụng cho cuối tiết dạy học thuộc lòng.
 +Chơi theo nhóm 4-5 học sinh( 2 nhóm 1 lần).
 -Tiến hành: Bạn thứ nhất( nhóm 1) đọc khoảng 2-3 câu tuỳ theo khả năng đọc thuộc. Sau đó “ truyền điện” vào một bạn bất kỳ ( ở nhóm 2) , khi bị bạn truyền điện, bạn này phải đọc luôn( cứ như vậy bạn nào không đọc thuộc thì sẽ bị trừ điểm của nhóm).
 *Đọc đồng thanh: Đọc theo tổ. Tổ 1 đọc đến phần nào đó rồi giáo viên gõ thước yêu cầu tổ 2 đọc nối tiếp, giáo viên chú ý lắng nghe để sửa cách đọc.
 c.Thực trạng việc áp dụng biện pháp rèn kỹ năng đọc, kinh nghiệm cho việc sử dụng Tiếng Việt của học sinh lớp 2.
 Thực tế cho thấy việc áp dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức đã nêu, qua từng tiết dạy, kiểm tra đánh giá học sinh.
 -Sau đây là mức độ phát triển kỹ năng của học sinh.
 Học sinh lớp 2/4 : 36 em.
 Thời điểm
Mức độ đúng
Đầu kỳ
Giữa kỳ
Cuối kỳ
Aâm 
20em- 55.6%
24 em- 66.7%
32 em- 88.9%
Vần 
22em- 61.1%
32 em- 88.9%
35 em- 91.2%
Thanh ? , ~
17em- 47.2%
20 em- 55.6%
25 em- 69.4%
Ngắt , nghỉ giọng
6 em- 16.7%
10 em- 27.8%
18 em- 50%
 Như vậy ta thấy , mức độ học sinh đọc đúng âm vần cao hơn so với đọc đúng thanh hỏi ( ? ) thanh ngã ( ~ ) , ngắt , nghỉ giọng.
 Nguyên nhân: Vì đây đại đa số học sinh của lớp là người miền Trung và miền Nam nên lẫn lộn giữa thanh hỏi ,thanh ngã đã thành thói quen. Khi đọc chưa chính xác nên dẫn đến việc ngắt nghỉ giọng chưa rõ ràng. Đây là nhiệm vụ mà bản thân tôi cần thiết phải sửa cho học sinh.
 Với biện pháp và hình thức luyện đọc nói trên chắc chắn rằng cuối năm học, học sinh tôi sẽ tiến bộ lên rất nhiều.
 *Tốc độ đọc được xét ở mức ( ê a, ngắc ngứ, liến thắng, vừa phải, tối thiểu 50 tiếng/ ( phút).
 Thời điểm
Mức độ
Đầu học kỳ I
Giữa học kỳ I
Cuối kỳ I
Eâ a, ngắc ngứ
20em – 55.6%
15em – 41.7%
13em – 36.1%
Liến thắng
9em – 25%
7em – 19.4%
4em – 11.1%
Vừa phải
7em – 19.4%
14em – 38.9%
19em – 52.8%
 Nhìn vào bảng tôi thấy thời điểm đầu năm số học sinh đọc chưa đúng tốc độ ( ê a , ngắc ngứ, liến thắng) chiếm 55,6% vừa phải 19,4% . Song áp dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức đưa ra đến nay số liệu đã thay đổi rõ rệt. Tốc độ đọc vừa phải đạt 52,8%.
 Đạt được kết quả này tôi đã sử dụng vào đọc nhóm 2( 2 học sinh), hoặc đọc đồng thanh, nhìn miệng học sinh đọc chưa đúng và sửa cho đúng tốc độ.
 Mức độ đọc diễn cảm.
 Thời điểm
Thể loại
Đầu- Gữa kỳ I
Đầu – Cuối kỳ I
Đầu – Giữa kỳ II
 Truyện kể
5 em-13.9 %
8em – 22.2%
15em – 41.7%
Thơ văn miêu tả
7em – 19.4%
9em – 25%
11em – 30.6%
 Bảng số liệu này cho thấy số học sinh biết đọc diễn cảm ngày càng được nâng cao, đặc biệt là số đọc diễn cảm thể loại truyện kể. Số liệu cao hơn so với thơ văn miêu tả, do học sinh thích đọc theo sự phân vai, biết thảo luận giọng đọc của nhân vật. Tác động của giáo viên đến phụ huynh học sinh để nâng cao kỹ năng đọc.
 Ngoài sự hướng dẫn học sinh trên lớp, giáo viên còn tác động đến phụ huynh rèn kỹ năng đọc( đọc đúng: Aâm, vần, thanh, đọc to lưu loát).
 Bằng cách: Quan tâm đến đối tượng học sinh yếu( Nghĩa, Hải Vy, Lộc, Hoàng, Trọng, Ngân) từ đó liên hệ với gia đình để rèn kỹ năng đọc ở nhà cho các em. Chính vì vậy cho đến nay đã có 5 trên 10 em học sinh đọc yếu của lớp đã đọc khá hơn trung bình.
 -Ngoài những đối tượng học sinh yếu thì các em học sinh khác cũng đều được rèn luyện ở nhà như vậy.
 Sự quan tâm của phụ huynh đã góp phần phát triển tốt kỹ năng đọc đúng, lưu loát cho các em.
 -Mức độ sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp của học sinh hình thành rõ rệt là khả năng sử dụng dạng Tiếng Việt trong giao tiép rất tốt mang tính khả quan.
 +Biết nói lời giới thiệu.
 +Biết cảm ơn, xin lỗi.
 +Biết đề nghị tán thành
 +Biết khai một lý lịch đơn giản, lập danh sách học sinh trong tổ, viết tin nhắn, bưu thiếp..
 Như vậy, với nội dung phân môn tập đọc đề ra cùng với việc áp dụng mối quan hệ trong khi dạy học.
 Giáo viên – Học sinh
 Học sinh- Học sinh
 Học sinh – Giáo viên
 Đã cho thấy việc sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp là rất tốt.
 Thời điểm
Mức độ
Đầu – Giữa kỳ I
Giữa – Cuối kỳ I
Đầu – Gữa kỳ II
Êâ a, thiếu tự tin, chưa sử dụng tốt
20em- 55.6%
15 em- 41.7%
12em- 36.1%
Tự tin, biết sử dụng thành thạo
8em -22.2%
17em – 47.2%
30em-83.3%
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
 1.Kết quả vận dụng các biện pháp:
 Trong quá trình giảng dạy hiện nay đều luôn hướng tới việc đổi mới phương pháp dạy học để đem lại hiệu quả học tập cao cho học sinh.học sinh sẽ được phát triển kỹ năng đọc nếu giáo viên đều hướng tới áp dụng linh hoạt cho cách thức dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng.
 Thấy rõ điều này trong suốt quá trình dạy tứ đầu năm học đến nay, hiệu quả tôi đã áp dụng biện pháp trên đối với lớp 2/4, tổng số 36 học sinh học chương trình đổi mới phương pháp dạy học trong phân môn tập đọc. Thấy rằng những biện pháp hình thức trò chơi lớp tôi áp dụng đều đem đến nhiều chuyển biến rõ rệt. Chất lượng đọc và hiểu bài của học sinh có nhiều khả quan.
 -Đa số học sinh lớp 2/4 đều có kỹ năng đọc đạt mức độ môn yêu cầu trở lên.
 -Đọc đúng và đảm bảo cường độ đọc, tốc độ đọc là: 83.3%
 -Đọc diễn cảm: 61.1%
 -Aûnh hưởng của gia đình đến việc rèn kỹ năng đọc là điều mà giáo viên cần tiến hành tác động. Gia đình quan tâm đến việc học của các em thì sự phát triển kỹ năng đọc ngày càng hiệu quả.
 2.Rút ra bài học kinh nghiệm:
 Vai trò chủ động của giáo viên tích cực tìm tòi, vận dụng sáng tạo hơn nữa xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay để hình thành cho học sinh kỹ năng cơ bản.
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
 -Cần chú ý đến đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 2, cần áp dụng các hình thức đọc để tạo hứng thú cho học sinh, song giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc thật chuẩn.
 -Luôn nâng cao chất lượng kế hoạch giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp, dự giờ rút kinh nghiệmGiữ mối liên hệ giữa gia đình và giáo viên.
 -Trong tiết dạy tập đọc phải đảm bảo các mối quan hệ:
 Giáo viên – Học sinh
 Học sinh – Giáo viên
 Học sinh – Học sinh
 -Ứng sử kịp thời trong mọi tình huống khi lên lớp của một giờ dạy tập đọc. Muốn vậy phải chuẩn bị chu đáo giờ dạy.
 -Để học sinh đọc tốt giáo viên cần đọc mẫu phải hay( truyền cảm) đến người nghe, phải đọc đúng tiếng phổ thông, tuyệt đối không lẫn ngữ điệu tiếng địa phương.
 -Giáo viên biết “nghe” để luyện đọc đúng cho học sinh.
 -Phát huy nhiều hình thức đọc, gây hứng thú cho học sinh đọc, biết đọc đúng, đọc thành tiếng, đọc hay, đọc diễn cảm một bài thơ, bài văn.
 -Giáo viên tác động đến phụ huynh để phụ huynh quan tâm hơn nữa cho sự hình thành kỹ năng đọc cho học sinh.
 Trên đây là những biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 mà tôi đã vận dụng và đạt hiệu quả trong năm học này. Trong quá trình nghiên cứu để trình bày hoàn thiện đề tài của tôi chắc chắn rằng không tránh được thiếu sót. Kính mong sự góp ý của ban giám hiệu, các anh chị em đồng nghiệp, hội đồng khoa học để đề tài của tôi đạt kết quả tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2-tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục)
Sách giáo viên Tiếng Việt 2-Tập 1,2( Nhà xuất bản giáo dục)
Báo giáo dục thời đại( Nhà xuất bản giáo dục)
Báo giáo dục tiểu học ( Nhà xuất bản giáo dục)
Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 2 thực hiện chương trình sách giáo khoa mới ở tiểu học năm 2003. ( Bộ giáo dục – Đào tạo).
Sách phương pháp giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học.
 ( Tác giả Lê Phương Nga- Nguyễn Trí)
Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2( tập 1,2)
 ( Nhà xuất bản Hà Nội )
11. Những lỗi thường mắc khi dạy Tập đọc ở tiểu học. ( Minh Tuý – Trường tiểu học Đông Thành, Đông Sơn , Thanh Hoá).
&
 A . ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG.
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC.

Tài liệu đính kèm:

  • docMO DAU.doc