Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp hai viết đúng chính tả

Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp hai viết đúng chính tả

 Chính tả là một phân môn trong môn Tiếng Việt, có vai trò rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết. Học sinh tiểu học muốn học tốt các môn học khác, trước hết phải học tốt môn Tiếng Việt, cụ thể qua phân môn Chính tả. Nếu các em viết chính tả còn sai nhiều lỗi, do không nắm vững qui tắc chính tả hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Chính vì thế, khi dạy phân môn Chính tả, mỗi giáo viên chúng ta cần lưu ý cho học sinh nắm được qui tắc viết chính tả và đặc biệt giáo viên cần phát âm chuẩn.

 Qua nhiều năm dạy môn Tiếng Việt ở khối lớp Hai, tôi nhận thấy kết quả viết chính tả của các em chưa cao. Đa số các em còn viết sai các lỗi thông thường ở âm cuối như: c/t, n/ng, Vì vậy môn Chính tả cần quan tâm nhiều hơn để các em học tốt các môn học khác.

 Với những vấn đề đặt ra ở trên, trong năm học này, tôi có suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt môn Chính tả.

 

doc 10 trang Người đăng duongtran Lượt xem 9942Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp hai viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP HAI VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Chính tả là một phân môn trong môn Tiếng Việt, có vai trò rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết. Học sinh tiểu học muốn học tốt các môn học khác, trước hết phải học tốt môn Tiếng Việt, cụ thể qua phân môn Chính tả. Nếu các em viết chính tả còn sai nhiều lỗi, do không nắm vững qui tắc chính tả hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Chính vì thế, khi dạy phân môn Chính tả, mỗi giáo viên chúng ta cần lưu ý cho học sinh nắm được qui tắc viết chính tả và đặc biệt giáo viên cần phát âm chuẩn.
 Qua nhiều năm dạy môn Tiếng Việt ở khối lớp Hai, tôi nhận thấy kết quả viết chính tả của các em chưa cao. Đa số các em còn viết sai các lỗi thông thường ở âm cuối như: c/t, n/ng,  Vì vậy môn Chính tả cần quan tâm nhiều hơn để các em học tốt các môn học khác.
 Với những vấn đề đặt ra ở trên, trong năm học này, tôi có suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai học tốt môn Chính tả.
II. THỰC TRẠNG CỦA LỚP:
 Đa số các em là con em nông dân ở vùng nông thôn, các em thường đọc theo tiếng địa phương như:
- Từ “ăn” đọc thành “en” (tiếng địa phương)
- Từ “em” đọc thành “êm”
- Từ “nhanh nhẹn” đọc thành “nhanh nhặn” (tiếng địa phương) hoặc còn đọc sai âm đầu như: s và x
- Đọc “ngày sinh” đọc thành “ngày xinh” (tiếng địa phương) 
 Nếu các em đọc sai dẫn đến viết sai âm đầu, nghĩa của nó sẽ khác đi. Các em đọc chưa đúng các cặp từ so sánh có âm đầu s/x, âm cuối c/t do các em còn rụt rè khi đọc, nhiều em tiếp thu bài chậm dẫn đến các em viết sai chính tả.
 Chất lượng đầu năm của lớp còn yếu: tiếp thu bài chậm, đọc còn chậm dẫn đến viết bài chậm đạt tỷ lệ dưới 38% viết sai chính tả.
1.Thuận lợi:
- Đa số học sinh có đầy đủ vở viết bài chính tả, vở Bài tập Tiếng Việt; dụng cụ: bảng con, phấn, bút chì, 
- Học ngày hai buổi vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu hằng tuần.
- Ở lớp Hai có hai dạng bài chính tả: chính tả (Tập chép) và chính tả (Nghe-viết). Viết một đoạn hay một bàì có độ dài trên dưới 50 chữ (tiếng). Phần lớn các bài chính tả này được trích từ bài tập đọc vừa học trước đó hoặc là nội dung tóm tắt của bài tập đọc. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để các em dễ tiếp thu bài viết chính tả.
- 100% học sinh có đầy đủ vở tập chép (chép đoạn, bài tập đọc) đã học.
2. Khó khăn:
- 1 em thuộc diện cá biệt (em Tịnh).
- Phụ huynh ít quan tâm.
- Đa số học sinh còn viết cẩu thả (em Nam, Dung, Ý, Sim, Phước, Hằng, Ly, Tiên, Trường, Linh, Ân, Dương).
- 1 em đọc âm đầu “tr” đọc là “ch” (ví dụ: tiếng “trời” đọc thành “chời” )
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
ë Biện pháp 1: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập có âm đầu: c/k; s/x ;tr/ch; r/d/gi; g/gh; ng/ngh, 
 Vào thời gian 1 tháng đầu, trong quá trình dạy tôi phát hiện những em phát âm không được rõ, tiếp thu bài chậm, tôi kịp thời luyện tập và uốn nắn các em đọc chuẩn từ, câu. Riêng em “Oanh” qua mỗi bài tập đọc tôi luyện em phát âm “tr” em đọc là “ch”.
Ví dụ: Bài tập đọc: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Em đọc câu: “Những lúc tập viết, cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu”.
- Em đọc “trông rất xấu” đọc thành “chông rất xấu”.
 Tôi luyện cho các em đọc lại tiếng đó nhiều lần.
Ÿ Dạy bài chính tả (Tập chép): “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
- Tôi cho học sinh nhìn bảng chép đoạn: “Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí đến sẽ có ngày cháu thành tài”.
- Sau bài tập chép, học sinh thực hiện bài tập:
* Điền vào chỗ trống c hay k:
+ im khâu, ậu bé, iên nhẫn, bà ụ
 Đa số học sinh còn nhầm lẫn “kim khâu” các em viết thành “cim khâu”, “cậu bé” viết thành “kậu bé”.
 Qua dạng bài tập trên, tôi rèn cho các em phân biệt cách phát âm c (cờ); k (ca). Giúp các em nắm luật chính tả khi viết.
+ c được ghép với các âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ c không ghép được với: e, ê, i.
+ k không ghép được với các âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ k được ghép với: e, ê, i.
 Dựa vào qui tắc trên tôi cho các nhóm thi tìm tiếng mới có âm đầu c và k.
. c: cá, cắn, cân, cò, cổ, cờ, củ, cứ, 
. k: kẻ, kê, kì, 
Ÿ Dạy bài: “Phần thưởng”
Ví dụ: Bài tập: Điền s hay x ?
+ oa đầu; ngoài ân; chim âu; âu cá.
- Cho các em hiểu nghĩa của các từ để điền âm đầu cho đúng.
(xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, câu cá)
Ÿ Dạy bài: “Làm việc thật là vui”
Đưa ra bài tập:
* Tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh:
- Cho học sinh nắm được qui tắc chính tả:
 + g không ghép được với: e, ê, i.
 + gh ghép được với: e, ê, i.
- Cho học sinh thi tìm tiếng có âm g và gh:
. g : gà, gắn, gần, gõ, gỗ, gỡ, gù, gừ, 
. gh : ghé, ghế, ghi, 
Ÿ Dạy bài: “Bạn của Nai Nhỏ”
Có bài tập sau:
* Điền vào chỗ trống ng hay ngh ?
+ ày tháng; ỉ ngơi; ười bạn; ề nghiệp.
Với ng, ngh cần giúp các em nắm được luật chính tả:
 + ng không ghép được với: e, ê, i.
 + ngh ghép được với: e, ê, i.
- Các em sẽ điền đúng (ngày tháng, nghỉ ngơi, người bạn, nghề nghiệp).
 Qua bài tập trên tôi cho học sinh khá, giỏi thi tìm tiếng, từ mới ngoài các từ đã có trong bài tập.
. ng : ngay thẳng, ngăn nắp, ngân nga, ngon ngọt, ngôn ngữ, ngu dốt, ngư dân, ngậm ngùi, 
. ngh : nghe ngóng, ngạo nghễ, nghi ngờ, 
Ÿ Dạy bài: “Bím tóc đuôi sam”
Ví dụ: Bài tập:
* Điền vào chỗ trống: r, d hay gi ?
+ a dẻ; cụ à, a vào; cặp a.
- Tôi cho học sinh hiểu nghĩa của các từ qua vật thật hoặc tranh vẽ để các em điền âm đầu đúng, từ đó nghĩa của từ đúng (da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da).
 Qua bốn tuần đầu, với những dạng bài tập đã làm tôi đã giúp học sinh viết đúng chính tả các âm đầu dễ lẫn lộn. Học sinh tự tìm ra các tiếng, từ mới ngoài các tiếng, từ đã cho. Từ đó học sinh có thêm một số kiến thức, lĩnh hội được một số từ (kể cả học sinh yếu) nhằm giúp học sinh quen dần khi viết chính tả.
 Ngoài các bài tập trên, bản thân tôi còn cho học sinh viết các từ khó ở các bài tập đọc đã học (viết trên bảng con) vào các buổi chiều thứ hai, thứ tư, thứ sáu hằng tuần. Khi viết từ nào thì cho phát âm lại từ đó hoặc cho học sinh nhắc lại qui tắc chính tả (c/k; g/gh; ng/ngh) được ghép với âm nào và không được ghép với âm nào?
- Cho học sinh phân loại thành 2 nhóm:
+ Nhóm c, g, ng : được ghép với các âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư và không được
ghép với các âm: e, ê, i.
+ Nhóm k, gh, ngh : được ghép với các âm: e, ê, i và không được ghép với các âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
ë Biện pháp 2: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập có vần dễ nhầm lẫn như: an/ang; ăn/ăng; ân/âng; en/eng; iên/iêng; uôn/uông; ươn/ương; at/ac; 
Ÿ Dạy bài: “Ngày hôm qua đâu rồi? ”
Ví dụ: Bài tập: Điền vào chỗ trống:
+ (bàng, bàn): cây , cái 
+ (thang, than): hòn , cái 
 Qua bài tập này tôi cho học sinh hiểu từ qua vật thật hoặc tranh vẽ giúp học sinh điền đúng (cây bàng, cái bàn, hòn than, cái thang).
- Cho học sinh khá, giỏi tìm ra các cặp từ so sánh mới có vần an/ang:
Ví dụ: - lan tỏa ≠ lang thang
 - khán giả ≠ kháng chiến 
- Cho học sinh yếu tìm từ có vần an, ang :
. an : bạn bè, can đảm, đan rổ, gan dạ, hạn hán, 
. ang : bảng đen, hạng nhất, nàng tiên, vẻ vang, 
ŸDạy bài: “Phần thưởng”
- Có bài tập như sau:
* Điền ăn hay ăng:
+cố g, gbó, g sức, yên l
 Với bài tập này tôi giải nghĩa từng từ để học sinh hiểu và điền đúng (cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng).
- Cho học sinh giỏi tìm các từ có vần “ăn” và “ăng” khác các từ ở bài tập”:
. ăn : bắn súng, cặn bã, đắn đo, gắn liền, hẳn hoi, mau mắn, nắn nót, rắn chắc, củ sắn, tươi tắn,
. ăng : căng thẳng, cay đắng, gắng lên, la mắng, trời nắng, vắng bóng,
- Học sinh yếu tìm tiếng có vần ăn, ăng: (ăn: bắn, cắn, hắn, rắn,; ăng: hăng (hái), gắng, nắng, vắng,
Ÿ Dạy bài: “Trên chiếc bè”
Bài tập: Phân biệt chữ vần và vầng; dân và dâng :
+ Tôi viết những vần thơ về vầng trăng quê hương.
+ Dân làng dâng lên nhà vua nhiều của ngon vật lạ.
- Tôi cho học sinh hiểu hai câu trên.
- Sau đó cho học sinh tìm từ có tiếng vần và vầng; dân và dâng:
. vần : học vần, vần điệu, 
. vầng : vầng trán, 
. dân : dân số, dân cư, nhân dân, nông dân, 
. dâng : dâng hoa, hiến dâng, 
- Cho học sinh tìm thêm các từ có vần ân và âng:
. ân : bận việc, cận thị, gần gũi, lân la, con rận, tần ngần, vấn đề, 
. âng : bâng khuâng, lâng lâng, nhà tầng, 
Ÿ Dạy bài: “Chiếc bút mực”
Có bài tập: Tìm những từ chứa tiếng có vần en, eng :
+ Chỉ đồ dùng để xúc đất : xẻng.
+ Chỉ vật dùng để chiếu sáng : đèn.
+ Trái nghĩa với chê : khen.
+ Cùng nghĩa với xấu hổ : thẹn.
- Cho học sinh tìm từ có vần en, eng :
. en : bén rễ, hẹn hò, kén chọn, kén rễ, len lỏi, mon men, trọn vẹn, xen kẻ, 
. eng : leng keng, xà beng, cái kẻng, 
Ÿ Dạy bài: “Cô giáo lớp em”
Bài tập: Tìm 2 từ ngữ có tiếng mang vần iên, 2 từ ngữ có tiếng mang vân iêng.
- Học sinh dựa vào từ viết mẫu: con kiến – miếng mồi.
- Cho học sinh thi tìm từ có tiếng mang vần iên – iêng :
. iên : thiên nhiên, niên học, viên phấn, biên soạn, hiến dâng, miên man, canh miến, 
. iêng : kiễng chân, khiêng vác, lười biếng, chiêng trống, siêng năng, bay liệng, thiêng liêng, 
- Sau đó học sinh tự chọn 2 từ có vần “iên” và 2 từ có vần “iêng” để làm bài tập.
Ÿ Dạy bài: “Người mẹ hiền”
Có bài tập như sau:
* Điền uôn hay uông ?
- Muốn biết phải hỏi, mu.'.. giỏi phải học.
- Không phải bò
 Không phải trâu
.'.. nước ao sâu
 Lên cày r . . ̣. cạn.
 Câu đố.
- Qua bài tập cho học sinh phân biệt tiếng muốn (muốn biết, muốn giỏi) khác với muống (rau muống); uống (nước) khác với uốn (uốn quanh, uốn khúc, ); ruộng cạn không viết ruộn.
- Sau đó cho học sinh tìm thêm tiếng, từ có vần uôn – uông :
. uôn : buôn bán, cuồn cuộn, chuồn chuồn, luồn hang, 
. uông : buồng chuối, cuống cuồng, tình huống, luống rau, 
Ÿ Dạy bài: “Bà cháu”
Bài tập: Điền vào chỗ trống ươn hay ương :
+ vvai, vvãi, bay l. . ̣., số l. . ̣. 
- Cho học sinh hiểu nghĩa bốn từ trên, học sinh điền đúng (vươn vai, vương vãi,
bay lượn, số lượng).
. ươn : chao lượn, vay mượn, sườn núi, vườn tược, 
. ương : đề cương, dường như, đường đời, gương sáng, viếng hương, chất lượng, giọt sương, vấn vương, khớp xương, 
Ÿ Dạy bài: “Sự tích cây vú sữa”
Bài tập: Điền từ vào chỗ trống: at hay ac :
+ bãi c.'.., c.'.. con, lười nh.'.., nhút nh.'..
- Cho học sinh hiểu từ (bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát).
- Cho học sinh tìm từ khác có vần at – ac :
. at : bát cơm, đường cát, dạt dào, thành đạt, gạt tàn, tiếng hát, giải khát, mát mẻ, tát nước, cà vạt, xay xát, 
. ac : chú bác, lác đác, canh gác, cây lạc, mộc mạc, công tác, khiêng vác, xơ xác, Ÿ Dạy bài: “Câu chuyện bó đũa”.
Bài tập: Điền vào chỗ trống ăt hay ăc:
+ chuột nh.'.., nh.'.. nhở, đ . . ̣. tên, thắc m.'..
- Cho học sinh hiểu nghĩa của các từ và điền đúng (chuột nhắt, nhắc nhở, đặt tên, thắc mắc).
- Cho học sinh tìm các từ khác có vần ăt – ăc :
. ăt : bắt cá, cắt bánh, dìu dắt, giá đắt, gắt gao, héo hắt, lặt rau, mặt trăng, sắt thép, tóm tắt, 
. ăc : bắc cầu, lặc lè, mặc kệ, màu sắc, 
Ÿ Dạy bài: “Bé Hoa”
Bài tập: Điền vào chỗ trống ât hay âc :
+ g.'.. ngủ, th. . ̣. thà, chủ nh. . ̣., nh.'.. lên
- Cho học sinh hiểu từ (giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên). Học sinh tìm vần mới có vần ât – âc :
. ât : bất lực, cất giữ, đất đai, gật đầu, hất tung, lất phất, làm mất, thứ nhất, tàn tật, đồ vật, 
. âc : gió bấc, bậc thang, 
Ÿ Dạy bài: Gà “tỉ tê” với gà
Bài tập: Tìm các từ có tiếng chứa vần et hoặc ec :
+ chỉ một loại bánh để ăn Tết : (bánh tét)
+ gọi tiếng kêu của lợn : (kêu eng éc)
+ chỉ mùi cháy : (khét)
+ trái nghĩa với yêu : (ghét)
Qua bài tập học sinh có thể tìm thêm từ mới có vần et – ec :
. et : góc bẹt, mình dẹt, la hét, mắc kẹt, giá rét, đât sét, 
. ec : héc ta, eng éc.
 Qua suốt quá trình dạy chính tả ở học kì I, bản thân tôi luôn cho học sinh làm quen với cách học tìm các từ có âm đầu, vần, âm cuối có liên quan đến bài viết,
học sinh có thói quen tự tìm ra các từ mới để dần dần viết đúng chính tả hơn trong các bài chính tả sau.
ë Biện pháp 3: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua trò chơi:
- Thường vào cuối tiết học chính tả, vào những buổi học thêm thứ hai, thứ tư, thứ sáu hoặc trong giờ chủ nhiệm cuối tuần tôi tổ chức cho các em thực hiện các trò chơi gây hứng thú khi học tập môn Chính tả, thường có nội dung chơi như:
 + Thi tìm nhanh những tiếng, từ có âm đầu là: (c/k; s/x; g/gh; ng/ngh; tr/ch; r/d/gi) hoặc âm cuối (c/t; n/ng, ) và thi tìm các tiếng, từ có vần: (an/ang; ăn/ăng; ân/âng, ). Cho các em viết vào bảng con từ tìm được (ví dụ: chim sẻ, cây thước, cần cù, ). Sau đó gọi một số em đặt câu với từ tìm được (ví dụ: Em vừa mua cây thước mới., ). Cả lớp nhận xét (đúng: cùng học hỏi, sai: giáo viên sửa ngay). Qua trò chơi tìm âm đầu, vần, âm cuối nhằm giúp các em khắc sâu được kiến thức đã học các từ để các em học tốt môn Tập làm văn.
+ Thi tìm thanh hỏi/ thanh ngã:
Ví dụ: Tìm những cặp từ có thanh hỏi – ngã :
- củng cố ≠ cũng vậy
- học bổng ≠ bỗng nhiên
- rỏ dãi ≠ rõ ràng
- kỉ luật ≠ kĩ năng
- Trò chơi: Điền Đ hoặc S vào
Ví dụ: - nhà gha 	; - nghe ngóng 
 - gi chép 	 ; - ngi ngờ 
 - nghỉ hè 	; - bàn ghế 
ë Biện pháp 4: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác :
 Ngoài giờ chính tả và tập đọc, tôi có thể rèn luyện thêm chính tả cho các em qua các môn học khác:
Ÿ Đối với môn Tập viết:
- Tôi luôn chú ý đến lỗi chính tả, nhiều em còn viết sai thanh hỏi, thanh ngã tôi thường nhắc nhở.
Ví dụ: Viết câu ứng dụng “Ăn chậm nhai kĩ”. Có em viết “nhai kỉ”, tôi sửa ngay “nhai kĩ” và cho các em hiểu từ đó, giải nghĩa cho các em hiểu được “kỉ” là kỉ luật, kỉ cương.
Ÿ Đối với môn Tập làm văn:
Dạy bài: “Tự giới thiệu Câu và bài”.
Bài tập : Trả lời câu hỏi:
Tên em là gì?
Có em viết: Tên em là dì?
- Tôi sửa ngay “dì” thành “gì” và cho các em biết (gì: là gì, cái gì, việc gì,), còn “dì” (dì: cô dì, chị em bạn dì).
Ÿ Đối với môn Luyện từ và câu:
Dạy bài: “Tên riêng và cách viết tên riêng”.
Bài tập: Hãy viết tên một dòng sông.
- Có em viết “dòng xông” 
- Tôi sửa ngay “xông” thành “sông” và cho các em biết sông (sông núi, con sông) khác với xông (xông lên, xông tới).
 Đối với môn Đạo đức và môn Tự nhiên - Xã hội cũng vậy. Qua bài tập trong hai môn này các em cũng còn viết sai lỗi chính tả qua các bài tập.
Ÿ Đạo đức:
 Dạy bài: “Chăm chỉ học tập”.
+ Bài tập 3: Hãy ghi những lợi ích của việc chăm chỉ học tập?
- Có em viết: “Hãy ghi những lợi ích của việt chăm chỉ học tập?
- Tôi sửa “việt” thành “việc” và cho các em biết “việt” (Việt Nam) khác với “việc” (việc làm, việc học).
Ÿ Tự nhiên và xã hội:
 Dạy bài: “Làm gì để xương và cơ phát triển tốt”.
+ Bài tập: Hằng ngày, bạn nên và không nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
- Có em viết: “sương”, tôi sửa ngay “sương” thành “xương” và cho các em biết xương (bộ xương, khớp xương,) khác với sương (giọt sương, sương sa,).
 Chính vì thế, tôi thường cho các em viết nhiều lần ở bảng con các từ đã viết sai, nhằm khắc phục trí nhớ cho các em viết đúng, nhất là đối với các em học còn yếu, tiếp thu bài chậm.
 Ngoài giờ học ở lớp, tôi còn tổ chức cho các em học theo nhóm ở nhà (em giỏi kèm em yếu).
 Tôi còn cho các em tập chép bài ở nhà qua các bài tập đọc đã học ở lớp. Tôi kiểm tra vở tập chép vào ca học buổi chiều, phát hiện và sửa chữa kịp thời một số em còn viết sai lỗi chính tả.
 Qua một số biện pháp, tôi đã áp dụng xuyên suốt trong quá trình dạy nhằm giúp các em phát âm rõ hơn, phân biệt được âm, vần dễ lẫn lộn, nắm được qui tắc viết chính tả nhằm giáo dục các em tính cẩn thận, tính kỉ luật trong học tập để đạt kết quả cao.
 Chất lượng học tập của lớp 2B có tiến bộ rõ rệt qua từng đợt kiểm tra đối với môn Tiếng Việt như sau:
 Tổng số: 29 em
THỜI ĐIỂM
S.LƯỢNG
HS
GIỎI
KHÁ
TR. BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Khảosát
đầunăm
29
6
20,7%
11
37,9%
9
31%
3
10,4%
Giữa
HKI
29
16
55,1%
11
37,9%
1
3,5%
1
3,5%
Cuối
HKI
29
20
68,9%
7
24,1%
1
3,5%
1
3,5%
IV. MỘT VÀI KINH NGHIỆM:
- Giúp học sinh nắm được qui tắc chính tả ở các âm đầu c/k; g/gh; ng/ngh,....
- Giáo viên phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng các vần và âm cuối (c/t).
- Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên luôn chú ý đến những em thường phát âm sai, viết sai kịp thời sửa các em viết cho đúng. Khi đọc cho học sinh viết bài, giáo viên luôn để ý đến những em viết còn chậm nhằm giúp các em viết kịp bài cùng bạn.
- Qua trò chơi giúp các em hiểu bài lâu hơn gây được hứng thú, kích thích các em tập trung học tập.
- Rèn cho các em viết đúng chính tả qua các môn học khác.
- Luôn thương yêu, tôn trọng các em học còn yếu, viết chậm, động viên, khuyến khích những em thật sự chưa ham học vươn lên theo kịp cùng bạn, ham thích học trong giờ chính tả, giáo viên có thể khuyên hoặc nhắc nhở nhẹ nhàng, đó cũng là niềm khích lệ cho các em học tốt môn này cũng như các môn học khác. 
* Trên đây là một số việc làm của tôi đã thực hiện qua suốt học kì I nhằm giúp học sinh lớp Hai học tốt môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Chính tả nói riêng. Tôi hy vọng rằng lớp Hai sẽ có tiến triển hơn trong học kì II.
 Rất mong sự đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng Khoa học các cấp để những vấn đề tôi viết ra được bổ sung và hoàn thiện hơn.
 Tam Mỹ Đông, ngày 28 tháng 02 năm 2006
 Người thực hiện 
 Lê Thị Hảo 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN REN VIET CHINH TA LOP 2.doc