Đề tài Bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học qua truyện cổ tích trong phân môn kể chuyện

Đề tài Bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học qua truyện cổ tích trong phân môn kể chuyện

“Rèn đức luyện tài” là một nội dung không thể thiếu trong chương trình hoạt động của ĐTNTPHCM. Bởi “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”(Chủ tịch Hồ Chí Minh).Nội dung này đáp ứng được một trong những mục tiêu của bậc giáo dục tiểu học là: “Giúp học sing hình thành những cơ sở ban đầu phát triển cho sự đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học các bậc học trên”.

 

doc 16 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1638Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học qua truyện cổ tích trong phân môn kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần a: mở đầu
I.Lý do chọn đề tài.
“Rèn đức luyện tài” là một nội dung không thể thiếu trong chương trình hoạt động của ĐTNTPHCM. Bởi “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”(Chủ tịch Hồ Chí Minh).Nội dung này đáp ứng được một trong những mục tiêu của bậc giáo dục tiểu học là: “Giúp học sing hình thành những cơ sở ban đầu phát triển cho sự đúng đắn về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học các bậc học trên”.
 Điều mà bất cứ nhà sư phạm nào cũng thấy ở tiểu học là những phân môn có nội dung kiến thức về tự nhiên: Toán, tin học, ngoại mgữ, thủ công.sẽ đảm trách nhiệm “luyện tài” còn những phân môn có nội dung kiến thức xã hội như: Tập đọc,tập làm văn, kể chuyện, đạo đức, hát nhạc..không những thiên về “rèn đức”
Mà quan trọng là gánh vác trách nhiệm hình thành phong cách đạo đức bồi dưỡng nhân cách nhằm tạo ra sự phát triển đúng đắn và lâu dài cho những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Đây hẳn là một công việc khó bởi nếu chỉ trú trọng dào tạo những công nhân, kĩ sư lành nghề những người có trình độ kĩ thuật cao thì việc tạo ra những con “Rô bốt” sẽ không mất thời gian và công sức như việc đào tạo những con người “vừa hồng, vừa chuyên”. Hơn nữa bậc tioêủ học là bậc học “nền móng” 
thì việc hình thành và bồi dưỡng nhân cách là vấn đề không đơn giản. Xuất phát từ vấn đề này mà tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học qua truyện cổ tích trong phân môn kể chuyện” làm đề tài nghiên cứu.
Sở dĩ đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi thể loại’’Truyện cổ tích ‘’(mặc dù không nhiều tróngách tập đọc từ lớp1 đến lớp 5 )bởi tôi thấy rằng: Điều chủ yếu mà truyện cổ tích muốn nói tới là sự hình thành nhân cách, truyện cổ tích luôn thiên về những vấn đề đạo đức.Các thể loại văn học dân gian khác:Truyện ngụ ngôn ,thần thoại, câu đốchứa đựng những đặc điểm giống cổ tích không nhiều.Đặc biệt ta thấy là bất kỳ một con người bình thường nào từ thuở bé đã ít nhiều được gặp cô Tấm, ông Bụt,bà Tiên qua lời kể của bà và mẹ.Sức hấp dẫn của truyện cổ tích là rất lớn bởi vậy mà mặc dù truyện cổ tích ra đời từ buổi khai thiên lập địa của dân tộc mà đến tận bây giờ nó vẫn là một trong 
1
những hành trang không thể thiếu để mỗi con người bước vào đời.Tại sao truyện cổ
 tích lại có sức trường tồn và là món quà đầy ý nghĩa đối với mọi thời đại như vậy. Tưởng như đơn giản mà không hề đơn giản bởi những câu chuyện cỏ tích giúp các em nhận thưc sâu sắc về cuộc đời, rèn giũa các em trở nên người có nhân cách, có bản sắc Việt Nam và các dân tộc khác trên thế giới.Truyện cổ tích làm nhiệm vụ của nhà trường:Giáo dục tình cảm là lĩnh vực quan trọng nhất, yêu ai, ghét ailà nhân sinh của 
một con người, một thế hệ, một giai cấp, một dân tộc.
II- Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục đích lý giải vì sao trẻ em lại say mê truyện cổ tích như vậy và truyện cổ tích đã đem lại cho thiếu nhi những giá trị tinh thần có ý nghĩa như thế nào trên bước đường trưởng thành của các em. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giảng dạy sau này của bản thân và với hi vọng những ý kiến đề xuất của bản thân sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập cho học sinh để mai sau các em sẽ trở thành những con người có tài- đức vẹn toàn.
III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng truyện cổ tích.
-Phạm vi nghiên cứu:Các truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích trong sách Tiếng Việt từ lớp 1- lớp 5.
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu
-Chương 1 : Cơ sở lý luận.
-Chương 2: Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn.
-Chương 3: Giải pháp.
V- Các phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp nghiên cứu lý luận.
-Phương pháp phân tích tài liệu.
-Phương pháp điều tra.
-Phương pháp phỏng vấn.
-Phương pháp phân tích sản phẩm.
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 2
Phần B : Nội dung
ChươngI:Cơ sở lý luận
 Ai đã từng nói “Phải !đứa trẻ,nếu có thể nói bóng ra thì nó chỉ là bản nháp của con người.Trong bản nháp nhiều cái sẽ xoá bỏ đi. Rất nhiều cái phải xoá bỏ bởi đời sống,nhiều cái do cha mẹ và một cái gì đó do những nhà giáo chúng ta”.
Cái cần xoá bỏ ở đây là những mặt “ tiêu cực” đi trái với sự hình thành nhân cách của trẻ,trẻ em thì hồn nhiên ,vô tư , các em có thể tiếp nhận cả những cái gì là tích cực và tiêu cực.Bởi vậy “những nhà giáo chúng ta” là hướng học sinh tới tiếp nhận những gì là tích cực.
Ngày nay học sinh của chúng ta sớm tiếp xúc với nền công nghiệp hiện đại, trí tưởng tượng của các em đang được phát triển theo một hướng mới thì những truyện khoa học viễn tưởng, những truyện phiêu lưu của người máy, truyện vềnhững cuộc đụng độ của các hành tinh,những công phá phi thường của năng lượng mới: Đô rê mon những chuyện bí ẩn kì lạđầy sức hấp dẫn, thu hút sự chú ý của thiếu nhi hơn là thế giới mơ mộng huyền ảo của cổ tích. Vì vậy chuyện cổ tích trong phân môn kể chuyện cùng với nhiều môn khoa học khác là phương tiện quan trọng để giáo viên giúp học sinh cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.Có nghĩa là những truyện khoa học viễn tưởng là phần phụ giúp học sinh có thêm hiểu biết, không nên sa đà chú trọng quá mức. Còn những tác phẩm văn học dân gian nói chung,truyện cổ tích nói riêng băt đầu bằng trực quan sinh động ,bắt đầu bằng trực quan sinh động, bắt nguồn từ hình ảnh cuộc sống phù hợp với con đường nhận thức của trẻ em. Để thấy được truyện cổ tích đem đến cho trẻ em những nội dung gì về nhận thức và tinh thần cần sơ qua những nét chung về truyện cổ tích.
Truyện cổ tích là một trong rất nhiều thể loại của văn học dân gian. Nằm trong dòng tự sự dân gian nhưng nó trở thành thể loại riêng nhờ có đặc trưng cơ bản sau:
Trước hết truện cổ tích sáng tác nhằm giáo huấn cho trẻ em.
3
Đặc trưng thứ nhất này đã lý giải cho ta thấy vì sao trẻ em ở mọi thời đại đều rất yêu thích truyện cổ tích. Người xưa đã rất quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần của trẻ nhỏ và truyện cổ tích hình thành đáp ứng yêu cầu giáo dục thiếu nhi ở mọi thời đại. Truyện cổ tích tác động vào trẻ em theo con đường riêng tạo ra những cảm xúc chân thực lý tính. Tiếp xúc với truyện cổ tích, trẻ em không nhanh chóng rút ra bài học mà dành nhiều thời gian đẻ đòng cảm với những cuộc đời, số phận, niềm vui, nỗi buồn tình yêu thương và lẽ công bằng. Quan niệm về chân, thiện, mĩ được hình thành dần trong suy nghĩ trẻ thơ.
Truyện cổ tích thường mang tính chất tâm sự. Đương nhiên đó lại là một thứ triết lý nào đó đi vào lòng các em giúp các em như mnột lẽ sống ở đời, nó như một ngọn lửa nhen nhóm dần để rồi bùng cháy lên khi các em trưởng thành, bước vào cuộc sống.
Đặc trưng thứ hai: về phương diện nghệ thuật, truyện cổ tích nổi bật như là một thể loại mang tính hư cấu cao chính vì vậy mà con người ngày nay, con người hiện tại khi tép nhận tryuện cổ tích đã tìm lại sự trong sáng và hồn nhiên của mình.
 Đặc trưng thứ ba: Trong truyện cổ tích, nhân vật trung tâm là con người bình thường thậm chí là những con người không tên tuổi, không địa vị cao sang trong xã hội. Họ là những “Con người nhỏ bé” cả về kích thước lẫn địa vị xã hội.Đặc điểm này cho thấy truyện cổ tích rất gần gũi với độc giả Việt Nam. Tuy nhiên nhân vật trung tâm mang một phẩm chất nghệ thuật riêng. Nó hấp dẫn người nghe không phải ở sự kỳ vĩ mà ở chính việc làm hằng ngày- nhỡng việc làm rất bình thường, mối quan hệ xã hội và cách ứng sử sáng suốt, hợp lý, hợp tình người. Điều chủ yếu là truyện cổ tích muốn nói tới sự hoàn thiện về nhân cách.
Có thể nối rõ được điều này qua sự phân tích các nội dung mà truyện cổ tích đem đến cho học sinh. Cụ thể là:
1.Truyện cổ tích bồi dưỡng tình cảm yêu thương giữa con người và con người.
Các Mác đã nói “ Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”. Điều chỉnh được mình để các mối quan hệ tốt đẹp là không đơn giản. Khi cất tiếng khóc chào đời, sự cảm nhận đầu tiên của mỗi con người là tình cảm của người mẹ. Người cha. Chính vì vậy, khi nhắc về mối quan hệ giữa con người với con người thì đặc biệt cần nhắc tới quan hệ giữa cha mẹ, con cái.
4
Truyện “Bông hoa cúc trắng” ( lớp1 ) không chỉ là giải thích cho học sinh thấy: Hoa cúc đặc trưng cho tình mẫu tử (Tình cảm của người con dành cho cha mẹ nhiều vô vàn như những cánh hoa nhỏ xinh và trong trắng của bông hoa cúc ) mà qua chi tiết “Bên ngoài trời rất lạnh, cô bé chỉ có mỗi một chiếc áo mỏng manh trên mình. Cô lẳng lặng bước đều trong giá rét vừa đi cô vừa lo cho mẹ” và “Cô ngắt bông hoa nâng niu với cả tấm lòng tha thiết cầu mong cho mẹ tai qua nạn khỏi” rồi “Trời ơi! sung sướng quá! Cô bé vùng chạy về đến nhà, cụ già tóc bạc phơ bước ra cửa tươi cười đón cô và nói: “ Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi! Phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy”Các em thấy được tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ, qua đó các em sẽ noi theo và thực hành trong cuộc sống.
Cũng có những câu truyện lạigiúp các em nhìn lại mình như những câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” (lớp2) để không có việc làm trái lời mẹ dặn, mà phải ân hận như chú bé; “chú ôm lấy cây, vỏ cây xù xì như bàn tay mẹ lam lũchú nghe tiếng rì rào trong lá
ôi đúng là tiếng mẹ rồi! Chú oà lên khóc” bởi vì tìm con khắp chốn mong con không thấy con về, vừa giận vừa thương con, mẹ ngồi khóc mãi nên đã chết và hoá thành cây xanh trước cửa ra vào; hay truyện “người mẹ” ANDECXEN (lớp3), truyện đã cho các em thấy một người mẹ giàu đức hy sinh và lòng dũng cảm, sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống của mình vì con để rồi em bé nào cũng thấy yêu quý mẹ mình hơn, thấy hạnh phúc vì có mẹ. Qua mỗi truyện, bằng chính sự hấp dẫn, bằng sự rút ra bài học trong mỗi ban nhỏ sẽ trào dâng tình cảm yêu thương cha mẹ vô bờ bến và tự nhủ rằng: sẽ không bao giờ làm bố mẹ phật ý bởi công cha, nghĩa mẹ như trời bể.
 Trong gia đình ngoài bố mẹ ra thì ông, bà là những người luôn gần gũi, chăm sóc cho các em. Truyện “Bà cháu” (lớp2) khuyên các em “giàu sang không thay thế được tình bà cháu yêu thương nhau”.
 Ngoài việc bồi dưỡng tình cảm đối với cha mẹ, bà cháu còn phải kể đến việc bồi dưỡng tình cảm anh chị em trong gia đình như truyện “Hai anh em” (lớp2). Đọc truyện này học sinh càng thấm thía lời ca dao:
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
 Đó là những quan hệ gia đình; nhưng trong  ... gừng nghỉ của con người.
 Thế nhưng, một đức tính mà các em cần học tập trong truyện cổ tích là tính trung thực, khiêm tốn của đại đa số những nhân vật chính diện.Đại diện cho tính trung thực là chàng Thạch Sanh “Thạch Sanh đánh trăn tinh” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Có được đức tính tốt như vậy các em sẽ trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ để không phụ lòng Bác mong. Từ các nôị dung mà truỵen cổ tích mang lại cho trẻ em có thể khẳng định rằng.: truyện cổ tích chắp cánh cho những ước mơ và khát vọng, nó làm cho gian nhà học của những người học nghề thành thế giới thơ ca, thành một lâu đài mĩ lệ và cho cái đẹp, khoẻ, cái chắc của họ giống như một nàng công chúa kiều diễm.
 Đó là thế giới cổ tích tuy đậm đà sắc sảo nhưng nó là bàn đạp để tiến tới “thế giới cổ tích” ở thế kỷ 21 của những “chàng hoàng tử” năng động sáng tạo cùng những “ nàng công chúa” đày nhiệt huyết và tài năng. Họ là thiên thần của những con người lý tưởng- chủ nhân tương lai của nền văn minh siêu công nghệ.
8
Chương II: kết quả điều tra, khảo sát thực tiễn
 Qua phần nghiên cứu lí luận và sự tìm hiểu điều tra, khảo sát cho thấy rằng.
1.Về phía giáo viên:
- Đa số giáo viên khi được hỏi đều trả lời: Truyện cổ tích trong phân môn tiếng Việt nói riêng, truyện cổ tích nói chung bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học thể hiện qua các nội dung cụ thể;
+ Truyện cổ tích bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương giữa con người.
+ Qua truyện cổ tích bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu lao động.
+ Truyện cổ tích bồi dưỡng nhận thức cho trẻ em.
+ Truyện cổ tích giúp các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
+ 100% các thầy cô đều nhất trí như vậy vì kinh nghiệm nhiều năm gỉng dạy đã phản ánh thực tế đó.
2. Về phía học sinh.
 - Học sinh 3 lớp 2E, 3B, 4B (77 học sinh) khi tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra cho thấy rằng:
 - 100% các em học sinh đều thích nghe , kể, đọc truyện cổ tích các em đều nêu được lý do yêu thích nhưng lý do của học sinh các lớp khác nhau.
* ở lớp 2E:
 + 2/10 học sinh (20%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất hay và hấp dẫn.
 + 5/10 học sinh (50%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất bổ ích vì nó giúp các em kể được truyện.
 + 3/10 học sinh (30%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó rất đặc sắc và có nhiều nhân vật. 
* ở lớp 3B:
 + 10/35 học sinh (28,6% ) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì biết thêm nhiều truyện cổ tích.
 + 14/35 học sinh (40%) trả lời là yêu thĩch truyện cổ tích vì trong truyện cổ tích cái xấu không tồn tại.
 + 11/35 học sinh (31,4%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó giúp mọi người yêu nhau hơn. 9
*Lớp 4B:
 + 28/32 học sinh (88% ) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó giúp mọi người yêu thương nhau hơn , trong truyện cái xấu,cái ác không tồn tại và biết thêm nhiều sự tích.
 + 4/32 học sinh (12%) trả lời là yêu thích truyện cổ tích vì nó giúp mọi người yêu thương nhau hơn và biết thêm nhiều sự tích.
 + Với câu hỏi:Qua truyện cổ tích, các em học tập ở các nhân vật trong truyện các tính cách nào?.
* ở lớp 2E:
 + 7/10 học sinh (70%) trả lời là học tập tính hiền lành nhân hậu.
 +2/10 học sinh (20%) trả lời là học tập tính dũng cảm, lòng hiếu thảo.
* Lớp 3B:
 + 28/35 học sinh ( 80% ) trả lời là học tập tính cách say mê học tập và yêu lao động, yêu đất nước và dũng cảm. 
 +7/35 học sinh (20%) trả lời là học tính cách học tập, yêu lao động hoặc say mê học tập, trung thực.
*ở lớp 4B:
 +29/32 học sinh (90% ) trả lời là học tập tính cách say mê học tập, trung thực dũng cảm,yêu đất nước, yêu lao động.
 + 3/32 học sinh (10%) trả lời là học tập tính trung thực và tính dũng cảm.
 +Với câu hỏi liên hệ bản thân: “ Qua truyện cổ tích mà em biết, em có ước mơ gì ?”
* ở lớp 2E:
 +4/10 học sinh (40%) trả lời là mong ước trở thành người tốt.
 + 2/10 học sinh (20% ) trả lời là mong ước trở thành người anh hùng dũng cảm.
 + 4/10 học sinh (40% ) trả lời là mong ước trở thành người tài giỏi.
* ở lớp 3B:
 + 12/35 học sinh (34%) trả lời là mong ước trở thành người có ích.
 +16/35 học sinh (46% ) trả lời là mong ước gặp ông bụt để cho điều giả dối,gian ác tan biến. Người tốt bụng được hạnh phúc.
 +7/35 học sinh (20%)trả lời là mong ước trái đất không có chiến tranh, trẻ mồ côi được đến trường. 10
* ở lớp 4B:
+ 16/32 học sinh (50%) trả lời mong ươca được gặp ông bụt để có thể làm nhiều việc tốt cho con người.
+ 5/32 học sinh (16%) trả lời mơ ước trái đất không có kẻ độc ác tham lam mà có nhiều người lương thiện có ích cho xã hội.
+ 11/32 học sinh (34%) mơ ước trở thành người có ích.
 Qua các câu trả lời cảu các em, một điều nổi bật là các em đã phản ứng tích cực với các nét tính cách xấu xa ( giả dối và gian ác) và cuũng không hề mơ ước trở thành người có nét tính cách như vậy. Bởi các em đã đồng cảm với những số phận, cuộc đời đau khổ của các nhân vật bị đày đoạ, sau nữa là sự căm ghét đối với các thế lực hắc ám nguyên nhân của những nỗi bất hạnh trong thế giới loài người.
 Để thấy điều nói trên rõ hơn đối với học sinh lớp 2 khi học truyện: “ Sự tích cây vú sữa”, các em đã trả lời các câu hỏi như sau:
- Giáo viên: Truyện muốn khuyên các em điều gì?
- Học sinh: Truyện muốn nhắc nhở mọi người hiếu thảo, yêu thương, vâng lời cha mẹ. 
- Giáo viên: Truyện phê phán ai? vì sao?
- Học sinh: Truyện phê phán cậu bé vì không nghe lời mẹ.
 Truyện cổ tích có tác động vào ngay nhận thức tình cảm của các em. Chính vì vậy khi hỏi các em thích truyện cổ tích vì sao? em Hoàng Thị Cừu lớp 5B đã trả lời: “em thích truyện cổ tích vì qua đây em có thể biết được đời sống vật chất tâm hồn, tính cách và biết được những bài học bổ ích”.
 Với em Vũ Trí Tùng lớp 4B ước mơ của em là “ Sẽ không bao giờ có trẻ em mồ côi, không có những giọt nước mắt đau khổ và mọi người sẽ được đầm ấm trong gia đình hạnh phúc”. Truyện cổ tích sẽ còn mãi mãi là người bạn thân thiết của thiếu nhi bởi không ai có thể phủ nhận được sự hấp dẫn kỳ lạ của nó đối với các em ngay cả người lớn cũng “truyền tụng và yêu dấu” như trong bài “ Truyện cổ nước mình” ( Lâm Thị Mỹ Dạ”.
11
Chương III: Giải pháp
 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn thấy được truyện cổ tích không ngừng đáp ứng được mục tiêu giáo dục trên ba bình diện (nhận thức tình cảm, vui chơi) và còn hấp dẫn đối với học sinh. Vởy yêu cầu đặt ra đối với các thầy cô là làm thế nào đẻ các em hào hứng vui chơi, chan hoà với bạn bè, gia đình được tắm mìmh tromh thế giới vạn vật đầy sinh khí. Với số lượng truyện cổ tích chiếm không nhiều trong sách tập đọc thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Vì vậy quá trình giảng dạy tại trường tôi. Tôi mạnh dạn đưa ra giả pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và một phần nào đó nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo
 1.Trong tiết kể truyện cần sử dụng nhiều đồ dùng trực quan hơn nữa (Tranh ảnh, băng hình minh hoạ cho truyện cổ tích.)
 2. Trường có một tiết sinh hoạt tập thể mỗi tuần. Đây chính là điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tập kể có điệu bộ hay đóng thành vở kịch theo nội dung các truyện đã được học
 3.Tổ chức quy mô lớp, khối lớp, trường, các cuộc thi: “Kể chuyện cổ tích” hoặc.thi vẽ tranh, đóng kịch, bình luận các truyện cổ tích giữa các lớp, các khối. 
 4. Tổ chức các cuộc thi “Sáng tác truyện cổ tích” (đề tài về lớp học, nhà trường, thầy cô) giữa các lớp, khối lớp trong trường.
12
Phiếu điều tra
 Trường:.
 Họ và tên:.
 Lớp:..
 1. Em có thích đọc, nghe truyện cổ tích không?
...
- Vì sao? ( Truyện cổ tích giúp mọi người thương yêu nhau, giúp em biết thêm nhiều sự tích trong truyện cổ tích cái ác, cái xấu xa không tồn tại)
......
 2. Qua các truyện cổ tích em học tập ở các nhân vật trong truyện những tính cách nào? (Yêu đất nước, yêu thương mọi người say mê học tập, trung thực, giả dối, tham lam, dũng cảm, yêu lao động).
...
 3. Qua các truyện cổ tích mà em biết, em có mơ ước gì?
..
.
13
Phần c: kết luận
Trong quá trình giảng dạy tại trường tiểu học Tân Hoa hằng ngày được tiếp xúc với các thầy cô giáo và các em học sinh trong lớp, trong trường tôi thấy rằng: Giáo dục nhân cách là một điều vô cùng quan trọng.Ông cha ta đã từng nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vì vậy vận dụng truyện cổ tích lồng vào chương trình học tập để bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiểu học là việc làm thiết thực. Việc bồi dưỡng nhân cách là phát triển cho tương lai, việc lấy truyện cổ tích làm phương tiện giáo dục là việc hướng về quá khứ.Nguyên lý cơ bản để tạo dựng xã hội mới và con người mớimột cách vững chắc là dựa vào cả treuyền thống và hiện đại.Thiếu truyền thống con người sẽ không thể đi tới tương lai.Những câu truyện cổ tích là truyền thống, là dân tộc, là nhân loại nếu bỏ đi thì sẽ thiệt thòi lớn cho các em 
 Qua thời gian thực hành và nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi có một số đề xuất với hi vọng phần nào đó nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nâng cao hứng thú say mê học tập của học sinh cụ thể là:
 1.trường sẽ đầu tư để thành lập một thư viện có đầy đủ sách cho học sinh, giáo viên có thể học tập, giải trí ngoài giờ học.
 2.Mỗi lớp có riêng ít nhất một tập truyện cổ tích và nhiều thể loại khác.
 3.Thường xuyên phát động và tiến hành thi các truyện cổ tích hay, vẽ tranh, bình luận sáng tác tranh cổ tích” có thể từ quy mô lớp – khối lớp và toàn trường.
14
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục 1998.
2. Sách Tiếng Việt 1-5 tập 1+2 – nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo.
3.Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi –Sưu tầm.
15
Mục lục
Phần a: mở đầu
1.Lí do chọn đề tài.
2.Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu. 
Phần b : nội dung
Chương I:Cơ sở lí luận.
Truyện cổ tích bồi dưỡng tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
Truyện cổ tích bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu lao động.
 3.Truyện cổ tích bồi dưỡng nhận thức cho trẻ em ( về thiên nhiên , đời sống xã hội ,con người).
4. Truyện cổ tích giúp các em thực hiện tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”.
Chương II : Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn.
Về phía giáo viên.
Về phía học sinh.
Chương III : Giải pháp.
phiếu điều tra
phần C : Kết luận
Tài liệu tham khảo.
16

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNBoi duong nhan cach cho HSTH qua truyen co tichBA.doc