A. PHẦN I (ĐỌC HIỂU + LUYỆN TỪ VÀ CÂU):
I. Đọc thầm bài “Câu chuyện bó đũa” sách tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 104.
II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:
1/ Lúc nhỏ hai anh em sống với nhau như thế nào?
a. Sống rất hoà thuận, thương yêu nhau.
b. Sống hay va chạm lẫn nhau.
c. Sống hoà thuận nhưng có lúc vẫn hay va chạm.
2/ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
a. Người cha dùng dao để chặt bó đũa.
b. Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
c. Người cha cầm cả bó đũa để bẻ.
3/ Người cha muốn khuyên các con điều gì?
a. Người em không được cãi vã cha.
b. Anh em phải biết lắng nghe ý kiến của nhau.
c. Anh em phải biết thương yêu, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau.
4/ Trong câu “Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từn chiếc một cách dễ dàng” được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu sau?
a. Mẫu 1: Ai là gì?
b. Mẫu 2: Ai làm gì?
c. Mẫu 3: Ai thế nào?
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ĐẮK SONG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH NGUYỄN BỈNH KHIÊM KHỐI II MÔN: TIẾNG VIỆT (NĂM HỌC: 2009-2010) A. PHẦN I (ĐỌC HIỂU + LUYỆN TỪ VÀ CÂU): I. Đọc thầm bài “Câu chuyện bó đũa” sách tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang 104. II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau: 1/ Lúc nhỏ hai anh em sống với nhau như thế nào? Sống rất hoà thuận, thương yêu nhau. Sống hay va chạm lẫn nhau. Sống hoà thuận nhưng có lúc vẫn hay va chạm. 2/ Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? Người cha dùng dao để chặt bó đũa. Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Người cha cầm cả bó đũa để bẻ. 3/ Người cha muốn khuyên các con điều gì? Người em không được cãi vã cha. Anh em phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Anh em phải biết thương yêu, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau. 4/ Trong câu “Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từn chiếc một cách dễ dàng” được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu sau? Mẫu 1: Ai là gì? Mẫu 2: Ai làm gì? Mẫu 3: Ai thế nào? 5/ Các từ ngữ nào trong ngoặc đơn nói lên tình cảm giữa những người thân trong gia đình? (Thương yêu, va chạm, đùm bọc, sức mạnh, thương nhau) B. PHẦN II (CHÍNH TẢ + TẬP LÀM VĂN): I. CHÍNH TẢ: Nghe - viết: “Đàn gà mới nở” Sách giáo khoa tiếng Việt 2 tập trang 135. 1/ Đoạn viết: 3 khổ thơ cuối. 2/ Luyện tập: Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: a. (long, nong) . lanh (lâng, nâng) .. niu b. (tiên, tiết) .. kiệm (nhặt, nhặc) .. nhạnh II. TẬP LÀM VĂN: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về gia đình của em. Dựa vào ý sau: Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai? Nói về từng người trong gia đình em. Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? HẾT GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I KHỐI II MÔN: TIẾNG VIỆT (NĂM HỌC: 2009-2010) A. PHẦN I (ĐỌC HIỂU + LUYỆN TỪ VÀ CÂU): Câu 1. Ý: a (0.5đ) Câu 2. Ý: b (1đ) Câu 3. Ý: c (1đ) Câu 4. Ý: b (1.5đ) Câu 5. Từ: thương yêu, đùm bọc, thương nhau (1đ) B. PHẦN II (CHÍNH TẢ + TẬP LÀM VĂN): I. CHÍNH TẢ: (Nghe - viết): 6 điểm 1/ Bài viết: Trình bày đẹp, đúng ba khổ thơ cuối trong bài “Đàn gà mới nở” (4 điểm). Mỗi lỗi sai trừ 0.25 điểm. 2/ Bài tập: mỗi ý đúng được 0.5 điểm: a. - long lanh b. - tiết kiệm - nâng niu - nhặt nhạnh II. TẬP LÀM VĂN: (4 điểm) - Học sinh viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu (có thể trên 5 câu). - Học sinh viết đúng yêu cầu một đoạn văn: sau mỗi câu phải có dấu chấm, đầu câu phải viết hoa, viết thành một đoạn văn ngắn liền mạch, không xuống dòng. - Học sinh viết đúng, đủ nội dung yêu cầu mà học sinh dựa vào ý để viết. HẾT
Tài liệu đính kèm: