Chuyên đề dạy - Học phân môn Chính tả lớp 2

Chuyên đề dạy - Học phân môn Chính tả lớp 2

CHUYÊN ĐỀ

DẠY - HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2

Báo cáo lý thuyết: Nguyễn Thị Hường

Dạy minh họa: Nguyễn Thị Bích Hạnh

 Ngày thực hiện: 21/12/2013

I. Lý do mở chuyên đề:

1. Tiếng Việt gồm có 6 phân môn, nhằm rèn luyện cho HS đọc, nghe, viết, kĩ năng viết chiếm ưu thế nhiều hơn, HS cần rèn kĩ năng nghe, viết trong đó kĩ năng viết là cơ bản và khó hơn. HS cần phân biệt được một số bộ phận trong tiếng để viết thành tiếng, từ, câu và viết hoàn chỉnh 1 đoạn chính tả.

2. Nhằm củng cố lại phương pháp dạy phân môn Chính tả lớp 2 và có sự thống nhất cơ bản về phương pháp dạy học phân môn này đạt hiệu quả cao. Tổ 2 của chúng tôi quyết định mở chuyên đề Dạy - học phân môn Chính tả lớp 2.

II. Mục đích yêu cầu:

1. Rèn kĩ năng nghe và viết chính tả:

- Phân môn chính tả rèn các kĩ năng đọc, nghe và viết. Trong giờ chính tả, nhiệm vụ của HS là viết một đoạn văn (nhìn - viết; nghe - viết) và làm bài tập chính tả, qua đó rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài chính tả nhiều khi cũng cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng kiến thức khác nhau trong đời sống hàng ngày của các em.

- Viết đúng mẫu chữ, viết đúng chính tả, viết nhanh các kiểu chữ thường, kiểu chữ hoa cỡ nhỏ rõ ràng và đều nét; mắc không quá 5 lỗi/ bài viết.

- Đạt tốc độ viết 4 - 5 chữ/ phút (khoảng 50 chữ/ 15 phút).

 

doc 8 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 2995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề dạy - Học phân môn Chính tả lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU
Trường Tiểu học Hiệp Thành 1
CHUYÊN ĐỀ
DẠY - HỌC PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 2
Báo cáo lý thuyết: Nguyễn Thị Hường
Dạy minh họa: Nguyễn Thị Bích Hạnh
 Ngày thực hiện: 21/12/2013
I. Lý do mở chuyên đề:
1. Tiếng Việt gồm có 6 phân môn, nhằm rèn luyện cho HS đọc, nghe, viết, kĩ năng viết chiếm ưu thế nhiều hơn, HS cần rèn kĩ năng nghe, viết trong đó kĩ năng viết là cơ bản và khó hơn. HS cần phân biệt được một số bộ phận trong tiếng để viết thành tiếng, từ, câu và viết hoàn chỉnh 1 đoạn chính tả.
2. Nhằm củng cố lại phương pháp dạy phân môn Chính tả lớp 2 và có sự thống nhất cơ bản về phương pháp dạy học phân môn này đạt hiệu quả cao. Tổ 2 của chúng tôi quyết định mở chuyên đề Dạy - học phân môn Chính tả lớp 2.
II. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và viết chính tả:
- Phân môn chính tả rèn các kĩ năng đọc, nghe và viết. Trong giờ chính tả, nhiệm vụ của HS là viết một đoạn văn (nhìn - viết; nghe - viết) và làm bài tập chính tả, qua đó rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài chính tả nhiều khi cũng cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng kiến thức khác nhau trong đời sống hàng ngày của các em.
- Viết đúng mẫu chữ, viết đúng chính tả, viết nhanh các kiểu chữ thường, kiểu chữ hoa cỡ nhỏ rõ ràng và đều nét; mắc không quá 5 lỗi/ bài viết.
- Đạt tốc độ viết 4 - 5 chữ/ phút (khoảng 50 chữ/ 15 phút).
2. Kết hợp luyện tập chính tả với rèn luyện cách phát âm, rèn luyện kĩ năng nghe - đọc, sử dụng ngôn ngữ, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần thao tác một số thao tác tư duy cho HS (nhận xét, so sánh, củng cố,), rèn tính trung thực cho HS.
3. Bồi dưỡng cho HS một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, nhanh, đẹp, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm,
III. Nội dung dạy học và các phương pháp luyện tập:
1. Nội dung dạy học: 
- Luyện viết đúng âm, vần khó, viết đúng các tên riêng (bao gồm cả tên riêng nước ngoài), các bài chính tả ngắn có nội dung gần gũi với lứa tuổi học sinh.
2. Các hình thức luyện tập : 
a) Chính tả đoạn, bài (có độ dài trên dưới 50 chữ)
- Tập chép (nhìn - viết): áp dụng gần hết ở HK 1.
- Nghe - viết (hình thức luyện tập chủ yếu)
b) Chính tả âm - vần:
Luyện tập các từ có âm, vần dễ sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
* Các bài tập chính tả âm, vần gồm có:
- Bài tập bắt buộc (bài tập chung cho các vùng phương ngữ): Luyện viết phân biệt những âm, vần khó, bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ.
IV. Các biện pháp dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết chính tả.
a) Cho HS đọc bài chính tả sẽ viết (SGK). Giúp HS nắm nội dung chính của bài viết.
b) hướng dẫn HS nhận xét những hiện tượng chính tả có trong bài viết.
c) Luyện viết những chữ ghi tiếng khó, dễ lẫn, dễ viết sai do phương ngữ, do thói quen hoặc lỗi phát âm của học sinh.
2. HS viết bài:
a) Đọc toàn bài viết một lần cho HS nghe trước khi viết bài.
b) Chú ý tư thế ngồi viết, cách để vở (tập), cách cầm bút của HS, nhất là cách trình bày đoạn viết bài chính tả (viết theo thể thơ lục bát, thể thơ thường hoặc bài viết theo thể văn,), gấp sách lại.
b1: Chính tả nhìn - viết: Yêu cầu HS nhìn bảng lớp hoặc SGK để tập chép (thường ở lớp 2 là nhìn lên bảng để chép). Lưu ý HS đọc nhẩm cả câu ngắn hay cụm từ rồi viết (tránh nhìn viết từng chữ hay từng từ ngữ). Ở phần này GV có thể vừa đọc vừa chỉ trên bảng cho HS nhìn - viết.
* Nhìn - viết: GV vừa đọc, vừa chỉ bảng theo từng cụm từ, câu ngắn (đầy đủ ngữ nghĩa). Yêu cầu HS viết xong và đưa bút để GV tiếp tục chỉ - đọc cho HS viết tiếp theo cho đến hết bài để làm sao cho phù hợp thời gian viết bài.
b2: Chính tả nghe - viết:
GV đọc từng câu ngắn, từng cụm từ (đủ ngữ nghĩa) 2 - 3 lần cho HS viết. Phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS lưu ý các hiện tượng chính tả cần lưu ý (tránh nghe từng tiếng khi viết, viết ẩu,)
Chú ý tốc độ viết của cả lớp, tránh để HS viết không kịp, ngồi chơi.
GV đứng ở trên và quan sát lớp viết, thỉnh thoảng GV xuống chỗ các em HS viết chậm, viết yếu. Khi đọc lại GV phải trở về bàn GV đọc.
c) Đọc toàn bài viết cho HS soát lại.
3. Chấm, chữa bài chính tả:
* Chữa bài: Hướng dẫn HS tự chữa:
- GV đọc từng câu, kết hợp chỉ dẫn cách viết những chữ dễ sai chính tả.
- HS đối chiếu với bài ở trong SGK hoặc trên bảng lớp chữa bài.
- Có thể cho HS soát bài của mình hoặc các em ngồi cùng bàn đổi tập để soát bài của bạn. (HS yếu GV không nên cho đổi tập).
* Chấm bài: 4 - 5 bài (trước khi làm luyện tập).
- GV chọn chấm.
- Những HS đến lượt chấm bài.
- Những HS hay mắc lỗi, cần được chú ý thường xuyên.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
a) Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
b) Với dạng bài tập mới, bài khó có thể tổ chức làm mẫu cho cả lớp quan sát.
c) Cho HS làm bài tập vào bảng con, vào vở cá nhân, làm phiếu học tập hoặc làm theo nhóm. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu để uốn nắn, chỉnh sửa thêm.
d) Chữa toàn bộ bài tập.
V. Quy trình giảng dạy:
1. Ổn định lớp (Cho HS hát)
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS cả lớp nghe viết bảng con, bảng lớp một số từ ngữ và được luyện tập ở tiết trước (hoặc GV nhận xét kết quả của bài chính tả viết ở tiết trước).
- Gọi HS khác nhận xét, sửa sai.
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS. 
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài
- GV giới thiệu tên bài (đoạn viết) và yêu cầu của các bài tập chính tả.
- GV ghi tựa lên bảng, HS nhắc lại tựa bài.
b) Bài mới
* GV đọc mẫu bài - đoạn viết.
* HS đọc lại (1 - 2 HS).
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết:
- GV nêu câu hỏi gợi ý HS xác định nội dung bài chính tả hay tập chép và nhận xét những hiện tượng cần lưu ý trong bài (theo SGK)
* Hướng dẫn HS nhận biết (phân tích, so sánh, ghi nhớ,) và tập viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
- Cho HS đọc thầm bài viết.
- HS tự tìm những từ mình hay mắc lỗi hay dễ sai chính tả. (cho HS nêu lên).
- GV ghi lên bảng và cho HS nêu điểm khó (âm đầu, vần, thanh) của các từ ngữ đó. GV dùng phấn màu gạch dưới bộ phận HS dễ bị sai.
=> GV lưu ý HS lại điểm khó của các từ cần luyện viết (nếu từ nào GV xác định không phải là lỗi sai phổ biến của lớp thì lưu ý riêng cho HS và xóa bỏ.)
* Cho HS luyện viết bảng con.
- 1 HS lên bảng viết.
- Lớp viết bảng con.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai (nếu HS viết sai, GV cho HS phân tích, so sánh, hoặc giải nghĩa từ để HS không nhầm lẫn).
- Cho HS đọc lại từ khó trên bảng - cả lớp đồng thanh.
- GV xóa bảng phần luyện viết trên bảng.
c) HS viết bài chính tả:
* Tập chép (ở học kì 1):
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết, sau đó hướng dẫn cho các em nhìn bảng để chép bài.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
* Nghe - viết:
- Nhắc HS cách trình bày bài viết, cách để vở, tư thế ngồi viết, cách cầm viết,
- GV đọc lại bài một lần nữa để HS tập trung bài viết.
- Đọc cho HS nghe - viết từng câu hay từng cụm từ. Mỗi câu hay từng cụm từ được đọc 2 - 3 lần: đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe, đọc nhắc lại 1- 2 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định (theo từng giai đoạn).
- Khi viết xong, GV đọc toàn bài cho HS soát lại.
d. Chấm và chữa bài :
- GV hướng dân HS chữa bài từng câu (dựa vào bài viết trên bảng phụ hoặc ở SGK) và lưu ý các từ khó viết trong câu để HS sửa (hoặc HS đổi vở cho nhau sửa).
- GV theo dõi, giúp đỡ HS sửa lỗi và chấm điểm (4 - 5 bài).
- GV tổng kết lỗi, nhận xét sự tiến bộ của HS.
* Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- Các dạng bài tập chính tả âm - vần:
+ Bài tập lựa chọn cho từng vùng phương ngữ: GV chọn bài tập theo điều kiện vùng miền, đối tượng HS. Riêng HS khá, giỏi GV chọn từ cho giải nghĩa hoặc đặt câu trong bài tập lựa chọn đó.
+ Bài tập bắt buộc: Đây là một số bài tập ôn luyện quy tắc. c/k; g/gh; ng/ngh; phân biệt phụ âm đầu ch/tr; s/x; các vần có âm cuối n/ng; c/t; hoặc yêu cầu chữa lỗi trong bài tập chính tả, ghi sổ tay lỗi chính tả.
* Cách hướng dẫn HS làm bài tập âm - vần:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm mẫu một phần bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài - báo cáo kết quả.
- Chữa bài.
- GV lưu ý những hiện tượng chính tả có trong bài tập (nếu có) giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả, có kĩ năng viết tốt hơn.
4. Củng cố - dặn dò:
- Qua chấm bài và thống kê lỗi GV chọn ra những lỗi sai tiêu biểu, điển hình của cả lớp hướng dẫn lại để HS khắc phục lỗi sai đó. Cho HS viết lại vào bảng con những lỗi sai phổ biến (nếu cần).
- Đưa ra các bài tập để mở rộng vốn từ, củng cố quy tắc chính tả cho HS thông qua việc tổ chức cho HS làm các bài tập hoặc các trò chơi thi đua.
- Liên hệ thực tế, giáo dục HS.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài ở tiết sau.
Hiệp Thành, ngày 09 tháng12 năm2013
GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Hường
TUẦN 17	 	Thứ bảy, ngày 21 tháng 12 năm 2013.
Chính tả (Nghe - viết)
Tiết 33: Tìm ngọc
I/ MỤC TIÊU:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bài đúng tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có vần dễ lẫn: ui/uy; et/ec đối với HS trung bình, yếu. HS khá, giỏi giải nghĩa từ “ngậm ngùi” ở bài tập 2 và đặt câu với từ “hét to” ở bài tập 3b.
II/ CHUẨN BỊ:
- Viết sẵn đoạn tóm tắt truyện “Tìm ngọc”. 
- Viết sẵn Bài tập 2; Bài tập 3b.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
- Tiết trước các em viết chính tả bài gì?
- Gọi 2 em lên bảng, lớp viết bảng con (mỗi lần 2 từ)
- Nhận xét, ghi điểm.
- GV nhận xét chung.
B. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được học tập đọc bài: “Tìm ngọc” để các em viết đúng chính tả, hôm nay các em sẽ viết chính tả tóm tắt bài Tìm ngọc và làm các bài tập phân biệt vần dễ lẫn: ui/uy; et/ec.
- GV ghi tựa bài
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
a/ Nội dung đoạn viết:
- Giáo viên đọc mẫu bài viết lần 1.
- Gọi 1 em đọc lại.
- Ai tặng cho chàng trai viên ngọc ?
 b/ Hướng dẫn trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong bài những chữ nào cần viết hoa?
- Vì sao những chữ đó lại viết hoa? 
c/ Hướng dẫn viết từ khó:
- GV cho HS nêu từ khó.
- Ghi bảng những từ sai phổ biến và lượt bỏ từ không phổ biến. Yêu cầu học sinh nêu bộ phận tiếng sai.
- Xoá bảng, gọi 1 em lên viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con. 
- GV, HS nhận xét bảng con kết hợp bảng lớp. 
- 1 HS đọc lại các từ khó.
d/ Viết chính tả:
- GV đọc mẫu bài viết lần 2.
- GV nhắc nhở cách ngồi viết và trình bày vở. 
- GV đọc từng từ, cụm từ cho HS viết (3 lượt) đến hết.
- Đọc lại cho HS soát bài. 
- Hướng dãn HS sửa lỗi. 
- Thống kê số lỗi: 
 + Em nào không mắc lỗi nào?
 + Em nào mắc từ 1 - 2 lỗi?
 + Em nào mắc từ 3 - 4 lỗi?
 + Em nào mắc từ 5 lỗi trở lên?
 (Nếu có sai, thì GV hướng dẫn sửa lại)
- Chấm 5 vở
- Nói: Vừa rồi các em đã được viết chính tả và biết cách trình bày một bài chính tả. Để các em làm đúng bài tập phân biệt vần chúng ta chuyển qua phần bài tập.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu 
- Hỏi lại: Bài tập yêu cầu gì?
- GV cho HS làm phiếu trong thời gian 2 phút.
- Hết thời gian GV chấm vài phiếu
- Nhận xét phiếu
- Lần lượt gọi 3 HS lên bảng điền vần.
- Gọi lần lượt từng HS nhận xét, chỉnh sửa (nếu có) HS đọc lại câu đó.
- Hỏi: Ngậm ngùi nghĩa là gì? (Dành cho HS khá, giỏi)
- Nói: Vừa rồi các em đã hoàn thành bài tập phân biệt ui/uy, bây giờ cô trò chúng ta chuyển qua bài tập 3 và chúng ta chọn câu b.
Bài 3b: Gọi HS nêu yêu cầu 
- Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn HS cách làm
- Cho HS ghi vào bảng con từ cần điền 
- Kết hợp gọi 3 HS lên bảng lớp điền.
- Hướng dẫn sửa.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Em hãy đặt câu có từ “hét to”.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét bài chính tả đã chấm.
- Sửa lỗi sai phổ biến (nếu có).
- Tuyên dương HS không sai lỗi và làm bài tập đúng. 
- Dặn dò: Về viết lại các lỗi sai (nếu có), viết lại bài (nếu sai quá 5 lỗi)
D. Nhận xét tiết học: 
 Căn cứ vào thực tế tiết học để nhận xét.
- Trâu ơi !
- ngoài ruộng, mở cửa, suy nghĩ, trâu.
- Vài em nhắc lại tựa bài.
- 1 em đọc lại.
- Long Vương.
- 4 câu.
- Chó, Mèo, Long Vương, Thấy, Nhờ, Từ.
- Vì đó là tên riêng và chữ đầu câu.
- HS nêu các từ khó 
- Viết bảng.
- Nghe đọc, viết vào vở.
- Sửa lỗi.
- HS nêu số lỗi mình mắc và cách sửa lỗi
- Điền vào chỗ trống ui hay uy?
- Chàng trai xuống thủy cung, được Long Vương tặng viên ngọc quý.
- Mất ngọc, chàng trai ngậm ngùi. Chó và Mèo an ủi chủ.
- Chuột chui vào tủ, lấy viên ngọc cho Mèo. Chó và Mèo vui lắm.
- Ngậm ngùi là cảm thấy buồn và đau xót. 
- Điền vào chỗ trống: et hay ec?
- Lợn kêu eng éc, hét to, mùi khét
- Bạn Tâm hét to hơn bạn Thơ.
Hiệp Thành, ngày 09 tháng12 năm2013
GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Bích Hạnh
ĐƠN VỊ: Trường TH 
NHẬN XÉT - GÓP Ý BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO CỤM
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆP THÀNH 1
1.Về nội dung chuyên đề:
a.Ưu điểm: 
b. Hạn chế:
2. Về thực hành tiết dạy:
a.Ưu điểm: 
b. Hạn chế:

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE CHINH TA LOP 2 SINH HOAT CUM.doc