Các biện pháp dạy bài mở rộng vốn từ Lớp 2 - Uông Thị Vân

Các biện pháp dạy bài mở rộng vốn từ Lớp 2 - Uông Thị Vân

PHẦN MỞ ĐẦU

A- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1- Lí luận:

 Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn có nhu cầu trao đổi với nhau những tâm tư, tình cảm; trao đổi với nhau về công việc Để giúp cho con người có điều kiện hiểu biết lẫn nhau, thông cảm và chia sẻ cùng nhau hay hợp tác với nhau trong công việc thì phải có hoạt động giao tiếp. Giao tiếp có thể sử dụng nhiều phương tiện nhưng cơ bản và thông thường nhất là ngôn ngữ. Người giao tiếp có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết. Song dù bằng hình thức nào thì đòi hỏi cả người nói (viết) và người nghe (đọc) cũng cần phải có những kiến thức nhất định về ngôn ngữ. Người nói (viết) cần biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt được suy nghĩ của mình. Mặt khác, người nghe (đọc) cần hiểu được ý nghĩ của người kia thông qua hệ thống ngôn ngữ mà người đó sử dụng. Như vậy, cả người nói (viết) và người nghe (đọc) phải có trình độ tương đương nhau. Có như vậy thì mới tránh được sự hiểu lầm hoặc ông nói gà, bà nói vịt.

 

doc 32 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 803Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các biện pháp dạy bài mở rộng vốn từ Lớp 2 - Uông Thị Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập –Tự do -Hạnh phúc 
= = =>œ= = =
Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục tiên tiến
Một số biện phỏp dạy bài mở rộng vốn từ Lớp 2 
 Sơ yếu lí lịch
 Họ và tên : Uông Thị Vân 
 Ngày sinh: 06 - 03 - 1979
 Chức vụ công tác: Giáo viên 
 Năm vào ngành: 2007
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tô Hiến Thành , Đan Phượng, Hà Nội. 
 Trình độ chuyên môn: CĐSP
 Hệ đào tạo: Chính quy
 Đã đạt danh hiệu: Chiến sĩ thi đua
 Phần mở đầu
A- lí do chọn đề tài:
1- Lí luận:
 	Trong cuộc sống hằng ngày, con người luôn có nhu cầu trao đổi với nhau những tâm tư, tình cảm; trao đổi với nhau về công việcĐể giúp cho con người có điều kiện hiểu biết lẫn nhau, thông cảm và chia sẻ cùng nhau hay hợp tác với nhau trong công việc thì phải có hoạt động giao tiếp. Giao tiếp có thể sử dụng nhiều phương tiện nhưng cơ bản và thông thường nhất là ngôn ngữ. Người giao tiếp có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết. Song dù bằng hình thức nào thì đòi hỏi cả người nói (viết) và người nghe (đọc) cũng cần phải có những kiến thức nhất định về ngôn ngữ. Người nói (viết) cần biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp để diễn đạt được suy nghĩ của mình. Mặt khác, người nghe (đọc) cần hiểu được ý nghĩ của người kia thông qua hệ thống ngôn ngữ mà người đó sử dụng. Như vậy, cả người nói (viết) và người nghe (đọc) phải có trình độ tương đương nhau. Có như vậy thì mới tránh được sự hiểu lầm hoặc ông nói gà, bà nói vịt.
	Xã hội càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải có trình độ cao trong mọi lĩnh vực. Trong giao tiếp cũng vậy. Làm thế nào để có một xã hội phát triển lành mạnh? Điều đó đòi hỏi mỗi người trong xã hội cần phải có một sự hiểu biết nhất định về ngôn ngữ mình sử dụng hay nói cách khác là mỗi người cần phải có một vốn từ phong phú và biết sử dụng cho hợp lí. Từ nhỏ, con người sinh ra đã có sẵn một vốn từ. Cái vốn đó được bản thân mỗi người tự tiếp thu, tích luỹ một cách tự nhiên thông qua giao tiếp trong cuộc sống, chưa có hệ thống. Họ cũng sử dụng một cách tuỳ tiện, có những lúc không phù hợp với mục đích hay đối tượng giao tiếp. Chính vì thế việc giúp học sinh có vốn từ phong phú, hệ thống rõ ràng và thói quen sử dụng văn hoá Tiếng Việt là nhiệm vụ cần thiết của nhà trường phổ thông; đặc biệt là cấp Tiểu học mà người trực tiếp thực hiện là người giáo viên.
2- Thực tế:
Trong nhà trường, ở cấp Tiểu học theo chương trình hiện nay, ngay từ lớp 1, chương trình Tiếng Việt đã cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những từ ngữ đơn giản qua các bài học vần - tập đọc hay tập viết. Từ lớp 2 trở lên, môn Tiếng Việt đã có riêng phân môn Luyện từ và câu. Trong đó có mảng riêng giúp học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ cho học sinh theo từng chủ điểm. Nếu như trước đây bài từ ngữ luôn cung cấp cho học sinh những từ ngữ có sẵn - yêu cầu học sinh giải nghĩa từ ngữ rồi tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa với mục đích mở rộng thêm thì hiện nay trong các tiết Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ có nhiều dạng bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ. Song thực tế khi nghiên cứu phân môn Luyện từ và câu lớp 2, các phần hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo viên hoặc chuyên đề, tôi thấy biện pháp hướng dẫn thực hiện yêu cầu các bài tập trong các tiết học luôn theo một tình tự nhất định: 
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
- Làm mẫu, chữa mẫu một phần bài tập (nếu cần)
- Học sinh làm bài.
- Giáo viên chữa bài, chốt kiến thức.
	Với cách hướng dẫn như vậy, nếu người giáo viên chỉ đơn thuần thực hiện theo thì tôi nghĩ các tiết dạy vô cùng đơn điệu và nhàm chán, hiệu quả tiết học sẽ không cao. Do đó, tôi nghĩ cần tìm: “Biện pháp dạy bài Mở rộng vốn từ lớp Hai” để giúp học sinh có hứng thú trong học tập; nâng cao hiệu quả giờ dạy và chất lượng học tập của học sinh.
B- phạm vi và thời gian thực hiện:
1- Phạm vi:
 - Phân môn: Luyện từ và câu lớp 2.
 - Đối tượng: Học sinh lớp 2D trường Tiểu học Tô Hiến Thành
2- Thời gian thực hiện: Năm học 2011-2012
C- Mục tiêu:
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu đề ra cụ thể như sau:
1. Hướng dẫn học sinh mở rộng, hệ thống hoá vốn từ theo từng chủ điểm.
2. Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho học sinh.
3. Nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Việt qua phân môn Luyện từ và câu.
4. Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. 
 Quá trình thực hiện
Khảo sát thực tế
1.Khảo sát chương trình sách giáo khoa
	Môn luyện từ và câu lớp 2 cả năm có 35 bài tương ứng với 35 tiết và dạy trong thời gian 1 tiết/ 1 tuần:
+ Kì I gồm 18 bài trong đó có hai bài ôn tập và 16 bài mới.
+ Kì II gồm 17 bài trong đó có 2 bài ôn tập và 15 bài mới.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 được chia thành hai tập (tập một và tập hai) mỗi tập dùng trong một kì. ở sách Tiếng Việt lớp 2 được trình bày riêng theo từng phân môn : Tập đọc, kể chuyện, chính tả, tập viết, luyện từ và câu, tập làm văn .
ở lớp 2 sự tương quan số tiết học giữa phân môn luyện từ và câu với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt như sau :
Sự phân bố các tiết trong môn Tiếng Việt 
Tập đọc
Kể chuyện
Chính tả
Tập viết
Luyện từ và câu
Tập làm văn
Học kì I
54
18
36
18
18
18
Học kì II
51
17
34
17
17
17
Như vậy, thời gian dành cho việc học Luyện từ và câu so với các phân môn khác cũng tương đối nhiều (chỉ kém phân môn tập đọc và chính tả). Sang học kì II số tiết học một tuần của môn học này vẫn được giữ nguyên.
2. Khảo sát việc dạy và học luyện từ và câu của giáo viên và học sinh.
a. Hứng thú của giáo viên
	Để biết được hứng thú dạy môn luyện từ và câu của giáo viên tôi đã trò chuyện trực tiếp với các giáo viên trong khối nói riêng và giáo viên trong trường nói chung thông qua các câu hỏi :
- Các chị thích dạy môn học nào nhất ?
- Các chị có thích dạy phân môn luyện từ và câu không ?
- Dạy phân môn luyện từ và câu có khó không ?
- Khi dạy các chị chuẩn bị đồ dùng trực quan như thế nào ?
- Các chị thường dùng phương pháp dạy học gì chủ yếu khi dạy phân môn luyện từ và câu ?
* Qua trò chuyện với các chị cùng khối, cùng trường tôi đã thu được kết quả như sau:
 - Các chị đều có ý kiến cho rằng không thích dạy phân môn Luyện từ và câu với các phân môn khác trong Tiếng Việt với lí do :
- Dạy Luyện từ và câu là khó so với các phân môn khác. Có nhiều từ, câu chưa phân định rõ ràng(đang còn nhiều tranh cãi) nên xác định và chốt lại cho học sinh là khó, trong khi giảng dạy giáo viên còn bí từ và giải nghĩa từ cho học sinh còn lúng túng.
- Giờ luyện từ và câu thường trầm không sôi nổi và khô, học sinh ít chú ý vào bài, giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cho một tiết dạy như : tranh ảnh, bảng phụ, phấn màu
- Dạy luyện từ và câu là khó vì ngay cả giáo viên nhiều khi còn chưa rõ và phân biệt chính xác các từ, câu nên rất khó trong việc giải thích cho học sinh hiểu được nội dung bài.
Ví dụ : Khi dạy bài : “ Từ ngữ về muông thú” (tuần 23)
Sau khi dạy xong bài, phần củng cố giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm tìm tên các con thú nguy hiểm và thú không nguy hiểm thì lúc đó có học sinh nêu : Con rắn
Thực ra là sai vì rắn không phải là loài thú mà đó là loài bò sát.
- Đồ dùng trực quan ở trường còn ít chưa đáp ứng đủ cho các tiết học, giáo viên phải làm đồ dùng trực quan rất nhiều, vẽ tranh phù hợp với các tiết dạy để hướng dẫn học sinh nắm được bài. Ngoài ra còn sử dụng bảng phụ ghi ví dụ và các bài tập.
Ví dụ : Cũng với bài dạy trên ở tuần 23, khi dạy tôi phải đi sưu tầm các tranh ảnh các con vật như: lợn rừng, bò rừng, tê giác, chồn. Sau đó phóng tranh to để học sinh nhìn rõ những đặc điểm của loài thú nguy hiểm và biết được vì sao nó nguy hiểm.
- Phương pháp mà giáo viên thường sử dụng trong tiết này đó là : giảng giải, hỏi đáp, gợi mở, làm mẫu, luyện tập  cùng với phương pháp trực quan.
3.Khảo sát thực trạng khả năng nắm kiến thức luyện từ và câu của học sinh thông qua bài tập
	* Nội dung khảo sát :
Bài tập 1 : Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh:
a/ Cháu .. ông bà.
b/ Con  cha mẹ.
c/ Em .. anh chị.
Đáp án bài tập 1: 
a/ Cháu yêu thương, kính yêu ông bà.
b/ Con thương yêu, yêu quý.. cha mẹ.
c/ Em yêu quý, kính mến . anh chị.
Kết quả điểm bài tập 1
Lớp
Sĩ số
Số điểm và %
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
2D
25
16
(64%)
6
(24%)
4
(16%)
0
(0%)
* Sau khi tìm được các từ ngữ nói về tình cảm như : yêu mến, thương yêu, kính mến , quý mến . Học sinh vận dụng các từ ngữ đó để vào làm bài tập . Vậy để làm được bài tập này, đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức về từ và câu. Học sinh phải xác định từ chính xác để điền vào chỗ trống thành câu hoàn chỉnh.Ví dụ : Cháu yêu thương ông bà.- Nói chung một số em hiểu bài và làm bài tập tốt, các em này
xác định đúng từ cần điền vào chỗ trống tương đối chính xác, nhiều em trình bày bài sạch sẽ cho nên điểm của các em cao.
	- Tuy nhiên, bên cạnh đó cũn nhiều em còn chưa xác định đúng từ để điền vào bài tập, có em nắm kiến thức chưa chắc nên khi làm bài tập còn tẩy xóa rất nhiều. Nhìn một cách tổng quát kết quả của cỏc em cũn chưa được tốt theo mong muốn của GV.
	Đây là bước đầu học sinh tiếp xúc và làm quen với Luyện từ và câu nên các bài làm của các em còn nhiều hạn chế và thiếu sót cả về kiến thức và kĩ năng.
	Từ việc làm bài tập của học sinh ta dễ dàng thấy được khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh là chưa cao, với bài tập đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo thì kết quả làm bài tập của các em còn hạn chế.
 Nhìn chung khả năng giao tiếp và nắm bắt vấn đề của các em còn nhiều vấn đề cần bàn, phải tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp hữu hiệu kịp thời để khắc phục những nhược điểm của học sinh.
B- Nguyên nhân
Tìm hiểu lí do vì sao có kết quả không mấy khả quan như trên, tôi thấy một số nguyên nhân cơ bản là:
- Vốn hiểu biết của học sinh còn hạn hẹp.
- Một số học sinh còn chưa thực sự có điều kiện để được trang bị đầy đủ những phương tiện tham khảo trong học tập.
- Học sinh chưa hứng thú say mê, tìm tòi, nghiên cứu.
C- Biện pháp khắc phục
	Sau khi tìm hiểu và nắm được nguyên nhân tìm hiểu như trên. Tôi đã đề ra một số biện pháp khắc phục và tiến hành thường xuyên trong khi giảng dạy ở lớp như sau:
 	1. Giáo viên cần nắm vững mục tiêu bộ môn, phân môn.
 	2. Phân dạng bài tập để có phương pháp, biện pháp dạy ... , 1 viên phấn, điểm .)
VD2: Khi dạy bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về các mùa. Đặt câu và trả lời câu hỏi khi nào ?
Sau khi dạy đến phần củng cố kiến thức tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi đó: Ô chữ kì diệu. Tôi chuẩn bị đồ dùng là bảng ô chữ trên đó tôi đã ghi sẵn các chữ cái ứng với từ. Sau đó nêu yêu cầu của phần chơi: GV nêu các câu hỏi, các em dựa vào dữ kiện trong câu hỏi và hiểu biết của bản thân để gọi tên được từ ứng với số ô chữ trên bảng ô chữ giáo viên đã định sẵn và đọc được ô chữ hàng dọc. 
Cách chơi: Giáo viên tổ chức, tất cả các em tham gia, ai gọi tên được ô hàng dọc thì người đó thắng và được nhần phần thưởng. 
Hệ thống câu hỏi gợi ý: 
Câu 1: Một tên gọi khác của quả bồng
Câu 2: Mùa có gió bấc, mưa phùn, trời rét căm căm (có 4 chữ cái). 
Câu 3: Thời tiết mùa này ấm áp, làm cho cây lá tươi tốt ? ( 4 chữ cái). 
Câu 4: Mùa cho trái ngọt, hoa thơm cho các cậu học trò được nghỉ hè ?
Câu 5: Mùa có đêm rằm trung thu rước đèn phá cổ ?
Câu 6: Loại hoa có màu vàng, nở vào mùa xuân. 
Sau khi học sinh giải trong câu hỏi các em sẽ đoán được ô chữ hàng dọc, bốn mùa. 
 Qua trò chơi các em được mở rộng vốn từ một cách nhẹ nhàng, hiệu quả hơn và giờ học cũng bớt căng thẳng.
	* Tóm lại: Mỗi giai đoạn phát triển, mỗi lứa tuổi, con người có đặc điểm tâm lí khác nhau. Tâm lí con người nói chung, học sinh nói riêng ảnh hưởng nhiều đến quá trình nhận thức. Tâm lí thoải mái làm cho quá trình nhận thức có hiệu quả cao. ở lứa tuổi học sinh cũng vậy, về đặc điểm tâm lí các em cơ bản khác nhiều so với người lớn. Ngay trong cùng một lứa tuổi các em cũng có đặc điểm tâm lí khác nhau do bẩm sinh hoặc do ảnh hưởng những yếu tố bên ngoài như hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập . Do đó, tìm hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh góp phần giúp cho các em học tập đạt hiệu quả hơn.
E- Kết quả
 	Khi đã áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra để đối chứng. Sau khi học bài Mở rộng vốn từ: Dũng cảm, tuần 26, tôi ra đề bài với nội dung như sau:
	Bài 1: Những từ nào trái nghĩa với từ dũng cảm.
a, gan lì b, hèn nhát c, yếu đuối d, tự ti
e, nhát gan g, run sợ h, bi quan g, trốn tránh
	Bài 2: Những hành động nào thể hiện con người có lòng dũng cảm.
a, Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải.
b, Trả lại của rơi cho người đánh mất.
c, Không quản nguy hiểm cứu người gặp nạn.
d, Nói lên sự thật dù bị kẻ xấu che giấu.
	Bài 3: Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm?
a, Thức khuya dậy sớm b, Một mất một còn
c, Đứng mũi chịu sào d, Vào sinh ra tử
e, Lấp biển vá trời g, Gan vàng dạ sắt.
	Bài 4 Viết một đoạn văn nói về lòng dũng cảm của con người trong đó có sử dụng các từ ngữ ở bài tập 1 và bài tập 3.
Đáp án: các ý đúng là: 
Bài 1: b, c, e ,g.
Bài 2: a, c.
Bài 3: c, d, e, g.
Biểu điểm
Bài 1: 2 điểm (Học sinh tìm đúng mỗi từ cho 0,5 điểm)
Bài 2: 2 điểm (Học sinh tìm đúng mỗi ý cho 1 điểm)
Bài 3: 2 điểm (Học sinh tìm đúng mỗi thành ngữ cho 0,5 điểm)
Bài 4: 3 điểm 
 - Bài viết của học sinh có nội dung phù hợp yêu cầu, có sử dụng ít nhất một từ ở bài tập 1 và một thành ngữ ở bài tập 4, câu rõ ràng, dùng từ phù hợp, trình bày đúng hình thức đoạn văn cho 3 điểm.
 - Bài viết đúng nội dung nhưng chưa biết sử dụng từ ở bài tập 1,3 cho 2 điểm.
 - Tuỳ theo cách dùng từ, đặt câu để đánh giá bài ở các mức điểm: 0,5 - 1 - 1,5 điểm.
 - Dành 1 điểm cho bài viết chữ đẹp và trình bày bài đẹp. 
	Với nội dung kiểm tra và biểu điểm đó, tôi lập bảng thống kê đối chứng như sau:
 Xếp loại
Thời gian
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trước khi thực hiện
3
10,8
 7
25
 23
57,4
 5
17,8
Sau khi thực hiện
7
25
11
39,3
8
28,6
3
7,1
Kết quả thu được như trên, tôi chưa thoả mãn nhưng phần nào đã chứng tỏ những biện pháp tôi đưa áp dụng có tác động đến kết quả học tập của học sinh.
 Phần kết luận
 	Để đạt được kết quả cao trong giảng dạy, mỗi giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình, áp dụng phương pháp mới trong giảng dạy, đầu tư thiết kế bài soạn để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, có hiệu quả; đi sâu tìm hiểu tâm lí học sinh, quan tâm đến mọi đối tượng, tạo điều kiện cho các em thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức. Mỗi giáo viên cũng cần thường xuyên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những thông tin hàng ngày, bắt nhập với những kiến thức mới liên hệ thực tế phù hợp với bài dạy góp phần giáo dục thế hệ trẻ năng động - những chủ nhân tương lai của đất nước xây dựng đất nước trong ngày càng phát triển tiến nhanh, tiến kịp với các nước trong khu vực và năm châu thế giới.	 
	Trên đây là một số biện pháp tôi áp dụng trong dạy Luyện từ và câu phần Mở rộng vốn từ ở lớp hai. Tuy nhiên trong khi trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi kính mong các cấp lãnh đạo góp ý cho bản sáng kiến của tôi thực sự có hiệu quả trong giảng dạy. 
 Bài học kinh nghiệm:
iv. bài học rút ra:
1. Đồi với giáo viên: 
- Tích luỹ vốn từ ngữ phong phú qua học tập, sử dụng câu đúng, đa dạng trong giao tiếp để nâng cao kiến thức.
 - Suy nghĩ các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với yêu cầu từng bài dạy và cách thức các hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả. Từ đó vạch kế hoạch cho giáo viên. . Thực hiện đổi mới phương phỏp bằng nhiều hỡnh thức trong đú việc soạn giảng bài giảng điện tử là một trong những hỡnh thức mang tớnh chất quyết định chất lượng học tập học sinh tốt nhất.
 - Phải nhiệt tỡnh, sưu tầm truyện sỏch cho học sinh đọc, đồng thời phải tỡm tài liệu, nghiờn cứu bài, xỏc định vững mục tiờu bài dạy.
 - Rốn học sinh thúi quen đọc truyện, sỏch khi ở nhà và chuẩn bị bài tốt.
 - Biết phối kết hợp giảng dạy cỏc phõn mụn trong quỏ trỡnh giảng dạy.
 - Luụn luụn động viờn, khuyến khớch kịp thời mọi sự tiến bộ của học sinh.
 - Phân chia thời gian dạy học hợp lý, tạo giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả, tạo cơ hội cho học sinh tham gia toàn bộ.
2. Đối với học sinh: 
- Chủ động tìm hiểu kiến thức mới qua các bài tập. 
- Tham gia tích cực vào các hoạt động chiếm lĩnh tri thức thông qua các hình thức dạy học hoặc do giáo viên tổ chức.
- Biết rèn luyện kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động dạy học của giáo viên. 
- Tự rèn luyện khả năng đùng từ, đặt câu đúng. 
	 Hạ Mỗ, ngày 31 tháng 3 năm 2012
	Người viết
	 Ụng Thị Võn 
 Đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường
.
.
.......
.
 Đánh giá của hội đồng khoa học cấp cơ sở
..........
.
.
...................... 
	KẾ HOẠCH GIỚI THIỆU SÁCH – TRUYỆN CHO HỌC SINH ĐỌC
Tuần
Nội dung 
bài Luyện từ và cõu
Sỏch cú tại thư viện
 nhà trường
Sỏch GV sưu tầm 
lưu tại phũng học
10
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về học hàng (SGK TV1 trang 59)
- Quờ mẹ
Tỏc giả: Thanh Tịnh – Kớ hiệu: 233
12
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tỡnh cảm (SGK TV1 trang 99)
- Anh em mồ cụi
Tỏc giả: Thành Phong – Kớ hiệu: 1317
- Quà sinh nhật bố
Tỏc giả: Tạ Huy Long – Kớ hiệu: 1385
- Anh và em
Tỏc giả: Nguyễn Nhật Ánh – Kớ hiệu: 222
- Hai người bạn thõn
Tỏc giả: Hựng Lõn
- Tỡm mẹ
Tỏc giả: Nguyễn Huy Tưởng
- Ai đỏng khen nhiều hơn
Tỏc giả: Phong Thu
14
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tỡnh cảm gia đỡnh (SGK TV1 trang 116)
- Mẹ mỡnh giỏi nhất
Tranh truyện – Kớ hiệu: 04
- Về thăm quờ ngoại
Tỏc giả: Kim Khỏnh – Kớ hiệu: 24
- Sợ rột bà
Tỏc giả: Nhõn Văn – Kớ hiệu: 1232
- Anh và em gỏi
Tỏc giả: Nhõn Văn – Kớ hiệu: 1234
- Cụ bộ nhà quờ
Tỏc giả: Kim Khỏnh
- Hai tiếng diệu kỡ
Tỏc giả: Hựng Lõn
- Anh em nhà đậu
Tỏc giả: Anh Vũ
- Như anh em trai
Tỏc giả: Nguyễn Trang Thu
- ễng nội
Tỏc giả: Hoàng Thị Tuyến
16 + 17
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về vật nuụi (SGK TV1 trang 133 và 142)
- Con chú, con mốo
Tỏc giả: Nguyễn Duy Nghĩa – Kớ hiệu: 1207
- Con chú dũng cảm
Tỏc giả: Nguyễn Nhất Ánh – Kớ hiệu: 1218
- Chỳ lợn thụng minh
Truyện nước ngoài – Kớ hiệu: 1284
- Vịt con khoang cổ
Tỏc giả: Phương Chi
- Chỳ mốo đi hia
Tỏc giả: Hà Duy Giang
- Mốo con
Tỏc giả: Chõu Diờn
19
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về cỏc mựa (SGK TV2 trang 8)
- Tuyết băng mựa đụng
Kớ hiệu: 51129
- Nỗi nhớ mựa thu
Kớ hiệu: 125
- Chuyện kể 4 mựa: Xuõn, Hạ, Thu, Đụng
Tỏc giả: Ngọc Phương
- Bỏc ve sầu
Tỏc giả: Nhật Tuấn
21
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về chim chúc (SGK TV2 trang 27)
- Chim muụng
Tỏc giả: Bớch Ngọc – Kớ hiệu: 109
- Chim cỏnh cụt
Tỏc giả: Bớch Ngọc – Kớ hiệu: 112
- Sự tớch chim tu hỳ
Truyện cổ
- Sự tớch chim cuốc
Tỏc giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
- Sự tớch chim đa đa
Tỏc giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
22
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài chim (SGK TV2 trang 35)
- Chim cõu ngoan lắm
Tỏc giả: Nguyễn Thị Thảo – Kớ hiệu: 89
- Chim muụng
Tỏc giả: Bớch Ngọc – Kớ hiệu: 109
- Con chim biết hỏt
Tỏc giả: Tụ Hoài
- Chim ri đi kiện
Tỏc giả: Đặng Tuấn Hưng
23
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về muụng thỳ (SGK TV2 trang 35)
- Ếch và sư tử 
Tỏc giả: Nguyờn Cỏt – Kớ hiệu: 22
- Trõu đoàn kết giết hổ
Tỏc giả: Nhật Tõn – Kớ hiệu: 96
- Kể chuyện về muụng thỳ
Nhiều tỏc giả - Kớ hiệu: 135
- Vượn cộc 
Tỏc giả: Nguyễn Quỳnh
- Ngựa trắng
Tỏc giả: Hoàng Nguyờn Cỏt
- Thỏ con mơ hồ
Tỏc giả: Bựi Việt Bắc
- Truyện cổ tớch về cỏc loài vật
 NXB Giỏo dục, 2002
24
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài thỳ (SGK TV2 trang 35)
- Gấu biết nhận lỗi
Tỏc giả: Duy Nghĩa – Kớ hiệu: 91
- Bỏc gấu đen và hai chỳ thỏ
Tỏc giả: Thu Giang – Kớ hiệu: 115
- Danh mục cỏc loài thỳ
Tỏc giả: Nguyễn Xuõn Đặng
25
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sụng biển (SGK TV2 trang 64 và 73)
- Ốc mượn hồn
Tỏc giả: Trần Đức Tiến
- Suối nhỏ và vũng nước
Tỏc giả: Hồng Nhu
28 + 29
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về cõy cối (SGK TV2 trang 87 và 95)
- Chuyện của cỏ mực
Tỏc giả: Trang Thu – Kớ hiệu: 13
- Hoa hướng dương
Tỏc giả: Thảo Nguyờn – Kớ hiệu: 31
- Cõy khế 
Tỏc giả: Phạm Thanh Huyền – Kớ hiệu: 132
- Tỡm hiếu cõy cối quanh ta
Tỏc giả: Phan Quang Định (dịch)
- Thế giới cõy xanh quanh ta
Tỏc giả: Phan Nguyờn Hồng
- Em bộ và bụng hồng
Tỏc giả: Trần Hoài Dương
30 + 31
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bỏc Hồ (SGK TV2 trang 104 và 112)
- Những mẫu chuyện về Bỏc Hồ
Tỏc giả: Hoàng Giai – Kớ hiệu: 139
- Bỏc Hồ với thiếu niờn, nhi đồng
Tỏc giả: Nguyễn Thỏi Anh – Kớ hiệu: 145 
- Bỏc Hồ kớnh yờu (Tuyển tập cỏc cõu chuyện kể về Bỏc Hồ)
NXB Kim Đồng, 1999

Tài liệu đính kèm:

  • doccac_bien_phap_day_bai_mo_rong_von_tu_lop_2_uong_thi_van.doc