Kính thưa ban giám khảo – kính thưa các đồng chí! Tôi xin thuyết minh về đồ dùng tự làm có tên gọi: “Bảng trò chơi toán học đa năng”:
I.Mục đích của việc làm đồ dùng:
- Nhằm giúp giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức dạy học.
- Tạo cho không khí lớp học thoải mái và nhẹ nhàng, học sinh được “Học mà chơi, chơi mà học”
- Giúp học sinh nhớ bài lâu, hiệu quả và phát huy được tính sáng tạo trong toán học.
II. Quy trình làm đồ dung.
- Đóng thành khung hình chữ nhật có chiều dài 84 cm, chiều rộng 68 cm.
- Thiết kế trên máy tính bảng trò chơi gồm: Vẽ các, vẽ màu, thêm các họa tiết hoa văn in phần thiết kế vào mảnh vải bạt, căng mảnh vài bạt đó vào khung hình chữ nhật đứng. Sau đó phủ một lớp giấy bóng kính lên trên tạo cho đồ dùng có độ bóng, đẹp, bền .Đồng thời cắt giấy bóng kính theo các ô vuông dán thành các túi đựng để cài, đính các thẻ số. Các thẻ số từ 1 -> 100 in bằng bìa cứng với màu sắc đa dạng (tùy theo vào mỗi bài dạy.)
B¶n ThuyÕt minh ®å dïng d¹y häc Tên đồ dùng: “Bảng trò chơi toán học đa năng” Kính thưa ban giám khảo – kính thưa các đồng chí! Tôi xin thuyết minh về đồ dùng tự làm có tên gọi: “Bảng trò chơi toán học đa năng”: I.Mục đích của việc làm đồ dùng: - Nhằm giúp giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. - Tạo cho không khí lớp học thoải mái và nhẹ nhàng, học sinh được “Học mà chơi, chơi mà học” - Giúp học sinh nhớ bài lâu, hiệu quả và phát huy được tính sáng tạo trong toán học. II. Quy trình làm đồ dung. - Đóng thành khung hình chữ nhật có chiều dài 84 cm, chiều rộng 68 cm. - Thiết kế trên máy tính bảng trò chơi gồm: Vẽ các, vẽ màu, thêm các họa tiết hoa văn in phần thiết kế vào mảnh vải bạt, căng mảnh vài bạt đó vào khung hình chữ nhật đứng. Sau đó phủ một lớp giấy bóng kính lên trên tạo cho đồ dùng có độ bóng, đẹp, bền .Đồng thời cắt giấy bóng kính theo các ô vuông dán thành các túi đựng để cài, đính các thẻ số. Các thẻ số từ 1 -> 100 in bằng bìa cứng với màu sắc đa dạng (tùy theo vào mỗi bài dạy.) III.Tính năng của mô hình“ Bảng trò chơi toán học đa năng.” Đồ dùng náy được tôi sử dụng rất nhiều ở cá bài dạy của môn Toán với các khối lớp khác nhau. Cụ thể với lớp 2, khi dạy bài:“Ôn tập về phép cộng và phép trừ”(tiếp theo) Tuần 17. Tôi tổ chức cho HS tham gia trò chơi bằng mô hình với tên gọi :Ai leo núi giỏi hơn? Với trò chơi này, tôi tiến hành cài đính những thẻ số cố định và một số thể rời. Y/C của trò chơi: Các em hãy tìm số thích hợp điền vào ô trống sao cho các hàng đều có tổng là 50. VD . Dạng trò chơi này, tôi có thể áp dụng với các khối lớp từ 1 -> 5. Nếu lớp 1, 2 chỉ cần thẻ số từ 1 -> 100, còn với HS lớp 4, 5 cần dùng thẻ số có nhiều chữ số hơn=> Với cách này, sẽ củng cố kiến thức cho HS rất hiệu quả. Ngoài y/c tìm tổng ra, tôi có thể cho HS tìm số dựa theo các quy luật của hình tháp (số ở trên = tổng (tích) của 2 số liền kề ở dưới hoặc tìm hiệu (thương) của 3 số có liên quan đến nhau.) Ở mỗi cách chơi tôi có thể đặt tên khác như: Ai giỏi hơn? – Ai thông minh hơn?.... tạo sự hấp dẫn đối với HS. Cách chơi này có tác dụng rất tốt để khai thác và bồi dưỡng HS giỏi. Bên cạnh mặt 1 của “ Bảng trò chơi toán học đa năng” với cách sử dụng rất dễ dàng, tiện lợi và hiêu quả thì mặt 2 của nó cũng phát huy không kém. Sau đây, tôi xin được giới thiệu về cách sử dụng mặt 2. Ngoài việc tổ chức cho HS chơi của môn toán với tên gọi: Thỏ tìm cà rốt – Mèo tìm chuột.tôi còn sử dụng được ở nhiều môn học khác nhau như: TV, TNXH, Chẳng hạn, khi dạy bài: Từ ngữ về muông thú - Tuần 23 - lớp 2 Bài 1: Y/C xếp tên các con vật đã cho vào nhóm thích hợp. Với bài này, tôi sử dụng bảng cho HS chơi bằng cách: Chia bảng thành 2 phần ngăn bởi dãy núi đá, một bên là chuồng nhốt thú dữ nguy hiểm, một bên là chuồng nhốt thú không nguy hiểm. Sau đó, tôi tiến hành cài đính hình ảnh các con vật có tên trong bài vào bảng một cách ngẫu nhiên. Rồi y/c HS sắp xếp và đưa con vật đó vào đúng nhóm chuồng thích hợp. Cùng với cách này, tôi có thể sử dụng cho các bài: Loài vật sống trên cạn, sống dưới nước. hoặc các bài về cây sống trên cạn, sống dưới nước của môn TN&XH.. Thưa BGK và các đồng chí! Trong trường hợp điều kiện cung cấp điện năng tốt và hệ thống máy móc đảm bảo, chúng ta có thể đưa mô hình “Bảng đa năng” trên vào cài đặt và trình chiếu trên Microsof Power point với cách sử dụng tương tự như trên. Việc thiết kế bảng đa năng trên giáo án điện tử với màu sắc tươi sáng bắt mắt, hình vẽ minh họa sắc nét và một số hiệu ứng phụ sẽ thực sự gây được hứng thú với học sinh. IV. Kết luận: “Bảng trò chơi toán học đa năng” trên, với chất liệu rẻ tiền , dễ kiếm, dễ tìm, cách làm không quá cầu kỳ phức tạp mà lại cho hiệu quả thật cao. Ai cũng có thể làm được và sử dụng được. Điều quan trọng là làm như thế nào để sử dụng nó cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. Nếu có tâm huyết và niềm đam mê nghề nghiệp, tôi tin là các bạn có thể làm và sử dụng nó có hiệu quả. Chúc các bạn thành công . Xin chân thành cảm ơn! PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG ANH Trường Tiểu học Vĩnh Ngọc Bản thuyết minh đồ dùng dạy học tự làm “ Bảng trò chơi toán học đa năng” Giáo viên : Nguyễn thị Thuận Năm học: 2009 - 2010
Tài liệu đính kèm: