Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 23

Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 23

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Lập bảng chia 3

- Thực hành chia 3

II. ĐỒ DÙNG – DẠY HỌC:

- Chuẩn bị các tấm bìa mỗi bìa có 3 chấm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Kiểm tra vở bài tập của học sinh

 

doc 27 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn:9/3/2008
Ngày giảng 
 Thứ hai ngày 10 tháng 03 năm 2008 
Chào cờ
Tập trung toàn trường 
Toán
Bảng chia 3
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Lập bảng chia 3
- Thực hành chia 3
II. Đồ dùng – dạy học:
- Chuẩn bị các tấm bìa mỗi bìa có 3 chấm.
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
a. Ôn tập phép nhân 3:
- GV gắn 4 tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn.
- HS quan sát.
- 4 tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn?
- 12 chấm tròn
- Viết phép nhân ?
3 x 3 = 9
b. Thực hành phép chia 3:
Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn. Mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa.
- Có 4 tấm bìa
- Làm cách nào ?
12 : 3 = 4
Từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta có phép chia 12 : 3 = 4
- HS đọc 12 : 3 = 4
2. Lập bảng chia 3:
- Từ phép nhân 3 HS tự lập bảng chia 3.
- HS đọc và học thuộc lòng bảng chia 3.
3. Thực hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
6 : 3 = 2
3 : 3 = 1
9 : 3 = 3
12 : 3 = 4
18 : 2 = 9
21 : 3 = 7
- Nhận xét chữa bài
Bài 2: Tính
- HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì 
- 1 em tóm tắt 
- 1 em giải 
Tóm tắt:
Có : 24 học sinh 
Chia đều : 3 tổ
Mỗi tổ : học sinh ?
- Nhận xét chữa bài
Bài giải:
Mỗi tổ có số học sinh là:
24 : 3 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
Bài 3: 
Điền vào chỗ trống
- Bài yêu cầu gì ?
Số bị chia
12
21
27
30
3
- GV hướng dẫn HS làm
Số chia
3
3
3
3
3
- Nhận xét chữa bài
Thương
4
7
9
10
1
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thể dục
trò chơi: "Kết bạn"
I. Mục tiêu:
- Học trò chơi: Kết bạn
- Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Kẻ vạch cho bài tập thể dục tập RLTTCB.
Iii. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6-7'
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- Xoay các khớp cổ tay, cô chân, xoay khớp đầu gối, hông
- Đi thường theo vòng tròn sau đó quay vào tâm tập bài thể dục
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: Có chúng em
b. Phần cơ bản:
- Trò chơi "kết bạn"
23'
C. Phần kết thúc:
5'
- Đứng vỗ tay hoặc đi đều 2 – 4 hàng dọc.
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
D
- Một động tác thả lỏng
- Nhận xét – giao bài
Kể chuyện
Bác sĩ Sói
I. Mục tiêu:
- Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Biết dựng lại câu chuyện cùng các bạn trong nhóm.
- Tập trung nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 tranh minh hoạ SGK.
iII. hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn
- 2HS kể
- Câu chuyện khuyên ta điều gì ?
- Khó khăn hoạn nạn thử thách trí thông minh, chớ kiêu căng xem thường người khác.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Dựa vào tranh kể từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV treo tranh trên bảng lớp 
- HS quan sát
- Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
- Ngựa đang ăn cỏ, Sói đang rõ dãi vì thèm thịt Ngựa.
- ở tranh 2 Sói thay đổi hình dáng thế nào ?
- Sói mặc áo khoác trắng đội mũ, thêu chữ thập đỏ, đeo ống nghe, đeo kính giả.
- Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- Sói ngon ngọt dụ dỗ mon men tiến gần ngựa nhón chân chuẩn bị đá.
- Tranh 4 vẽ gì ?
- Ngựa tung vó đá một cú trời giáng.
- Kể chuyện trong nhóm
- HS kể theo nhóm 4.
- GV quan sát các nhóm kể.
- Thi kể giữa các nhóm
- Đại điện các nhóm thi kể.
- Nhận xét bình điểm cho các nhóm.
3. Phân vai dựng vai câu chuyện
- HS kể theo phân vai mỗi nhóm 3 học sinh.
- Nhận xét các nhóm kể
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Mĩ thuật
Vẽ tranh đề tài mẹ hoặc cô giáo 
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung đề tài mẹ hoặc cô giáo. 
 - Biết cách vẽ và vẽ được tranh về mẹ và cô giáo. 
- Thêm yêu quý mẹ và cô giáo. 	
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm tranh ảnh về mẹ và cô giáo. 
- Hình minh hoạ hd cách vẽ. 
- Bút chì, màu tẩy.
III. Các hoạt động dạy học.
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. 
- Cho HS kể về mẹ hoặc cô giáo 
- Giới thiệu qua tranh ảnh 
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Những bức tranh này vẽ về nội dung gì ?
- Tranh vẽ về mẹ
- Tranh vẽ về cô giáo 
- Hình ảnh chính trong tranh là 
ai ?
- Là mẹ và cô giáo 
*Hoạt động 2:
 Cách vẽ tranh về mẹ hoặc cô giáo. 
- Muốn vẽ được bức tranh đẹp về mẹ và cô giáo các em cần làm gì ?
- Nhớ lại hình ảnh mẹ cô giáo 
- Mẹ cô giáo có những đặc điểm 
gì ?
- Khuôn mặt, màu da, tóc, màu sắc, kiểu dáng, quần áo. 
Những công việc mẹ và cô làm ?
- Đọc sách, tưới rau, bế em bé cho gà ăn 
- Vẽ hình ảnh khác cho sinh động 
- Chọn màu vẽ 
- GV hướng dẫn các bước vẽ 
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV quan sát theo dõi hs vẽ 
- HS thực hành vẽ
* Hoạt động 4: 
- NX đánh giá gợi ý HS nhận xét 
- Vẽ 1 hoặc 2 hình người 
- Vẽ thêm hình phụ và vẽ màu
C. Củng cố – Dặn dò:
- Hoàn thành bài vẽ nếu ở lớp chưa xong 
- Về nhà quan sát trước các con vật
Chính tả: (Tập chép)
Bác sĩ sói
I. Mục đích yêu cầu:
1. Chép chính xác trình bày đúng tóm tắt truyện Bác sĩ Sói	
2. Làm đúng các bài tập phân biệt l/n hoặc ước/ướt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết tiếng bắt đầu bằng d, r, gi
- Cả lớp viết bảng con
*VD: ròn rã, rạ, dạy 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn chép
- 2 HS đọc lại đoạn chép
- Tìm tên riêng trong đoạn chép
- Ngựa, Sói
- Lời của Sói được đặt trong dấu gì?
-đặt trong dấu ngoặc kép dấu hai chấm.
- Viết từ khó
- Cả lớp viết bảng con giúp, trời giáng.
2.2. HS chép bài vào vở:
- HS chép bài
- GV quan sát HS viết
- Đọc cho HS soát bài
- HS tự soát lỗi
2.3. Chấm, chữa bài
- Chấm 5-7 bài nhận xét
3. Hướng dần làm bài tập:
Bài 2: 
- Bài yêu cầu gì ?
- Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào ô trống
- Yêu cầu HS làm bài 
- HS lên bảng
- 2 HS lên bảng
a. nối liền, lối đi, ngọn lửa, một nửa
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Thi tìm nhanh các từ:
- 3 nhóm thi tiếp sức
a.Chứa tiếng bắt đầu bằng l (hoặc n)
- Lúa, lao động, lễ phép
- nồi, niêu, nuôi, nóng
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
__________________________________________________________________________
Ngày soạn:9/3/2008
Ngày giảng Thứ ba ngày 11 tháng 3 năm 2008
Toán
Một phần ba
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết . Biết viết và đọc .
II. Đồ dùng dạy học.
- Các mảnh bìa hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
III. các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- Điền dấu thích hợp vào ô trống
- Một HS lên bảng.
9 : 3 = 6 : 2
15 : 3 > 2 x 2
- Đọc bảng chia 3.
 - 2 HS đọc
- Nhận xét, cho điểm..
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
a. GV gắn tờ giấy hình vuông? đây là hình gì?
- hình vuông.
-Yêu cầu HS lấy tờ giấy hình vuông đã chuẩn bị để lên bàn.
- Các em cùng cô gấp tờ giấy hình vuông thành 3 phần bằng nhau.
- HS thao tác cùng giáo viên
- Tô màu vào một phần hình vẽ
Học sinh tô màu
- Như vậy đã tô màu và một phần của hình vẽ ?
Đã tô màu vào một phần ba của hình vuông.
-Một phần ba được viết như thế nào?
-Viết số 1
 - Kẻ vạch ngang
- Viết số3 dưới gach ngang.
- Đọc như thế nào?
- Đọc: Một phần ba.( nhiều HS đọc)
- Viết bảng con: 
- Cả lớp viết bảng con 
- Một hoc sinh lên bảng viết
+ Tương tự với hình chữ nhật.
Hãy chia hình chữ nhật thành 3 phần bằng nhau và lấy đi hình chữ nhật
- HS thực hành.
- Làm thế nào để có hình chữ nhật
- Chia hình chữ nhật làm 3 phần bằng nhau lấy đi 1 phần được HCN
2. Thực hành.
Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu
- Đã tô màu hình nào?
- Quan sát các hình ở bài tập 1.
- Yêu cầu HS khoanh vào những chữ cái bên dưới hình đã tô màu 
- Hình a, c, d.
- Vì sao em khoanh vào.
- Hình a.
- Vì hình vuông đó được chia làm 3 phần bằng nhau có một phần được tô màu.
- Tại sao em không khoanh vào hình B ?
- Vì hình B được chia làm 2 phần.
-Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
-Hình nào đã khoanh vào số con gà ?
- HS quan sát hình.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời
 - Hình B được khoanh vào số con gà.
- Vì sao em biết ?
- Vì hình B có tất cả 12 con gà được chia làm 3 phần.
IV. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Thể dục:
	đI NHANH CHUYểN SANG CHạY
Trò chơi: "kết Bạn"
I. Mục tiêu:
- Học đi nhanh chuyển sang chạy
- Ôn trò chơi: "Kết bạn".
- Thực hiện bước chạy tương đối đúng.
- Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Kẻ sẵn các vạch cho chơi trò chơi, 1 còi
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. phần Mở đầu:
- Tập hợp lớp.
0 0 0 0
0 0 0 0
0 0 0 0
D
 + Điểm danh.
 + Báo cáo sĩ số.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2. Khởi động.
- Xoay các khớp cổ tay cổ chân, đầu gối, hông.
3. Phần cơ bản:
- Đi thường theo vạch kẻ thẳng hay tay chống hông.
0 0 0 0
r
0 0 0 0
- Đi thường theo vạch kẻ thẳng tay dang ngang.
- Đi nhanh chuyển sang chạy
- Trò chơi: Kết bạn
4. Phần kết thúc:
- Một số động tác thả lỏng
0 0 0 0
0 0 0 0
D
- Nhận xét giao bài
Tập đọc
Nội quy đảo khỉ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc được toàn bài. 
- Ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ từng điều quy định.
- Hiểu các từ: Nội quy, du lịch, bảo tồn
- Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy.
II. đồ dùng – dạy học:
- Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Bác sĩ sói. 
- 2 HS đọc
- Qua bài nói lên điều gì?
- 1 HS trả lời
- GV nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài:
- HS nghe
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối  ... ư vậy đã lịch sự chưa ? Vì sao ?
- Mời một số lên đóng vai
*Kết luận: Dù trong tình huống nào, cũng cần phải cư xử lịch sự.
Hoạt động 2: Xứ lý tình huống.
- Nêu tình huống
- Các nhóm thảo luận
- Em sẽ làm gì trong những tình huống ? vì sao ?
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Trong lớp chúng ta, em nào đã gặp tình huống tương tự ?
- HS trả lời
- Em đã làm gì trong các tình huống đó.
HS tự liên hệ và trả lời 
- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ?
- Em ứng xử thế nào nếu gặp những tình huống như vậy ?
*Kết luận: Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Vận dụng thực hành qua bài.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Rèn kỹ năng giải bài tập "tìm một thừa số chưa biết"
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán cho phép chia.
II. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
- HS trả lời
- 2 em làm bài
a) x x 2 = 10; b) 4 x x = 8
B. bài mới:
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
- HS làm bảng con
x x 2 = 4
 x = 4: 2
 x = 2
x x 2 = 10
 x = 10: 2
 x = 5
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
2 x x = 10
 x = 10: 2
 x = 5
- Nhận xét chữa bài
Bài 2: Tìm y
- HS làm vở
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?
- 3 HS lên bảng chữa.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
a. y + 2 = 10
 y = 10 – 2
 y = 8
b. y x 2 = 10
 y = 10 : 2
 y = 5
c. 2 x y = 10
 y = 10 : 2
 y = 5
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống?
- HS làm sách giáo khoa
- Gọi HS lên bảng chữa.
Thừa số
2
2
2
3
3
3
Thừa số
6
6
3
2
5
5
Tích 
12
12
6
6
15
15
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4: 
- 2 HS đọc yêu cầu
- Nêu kế hoạch giải ?
- 1 em tóm tắt 
- 1 em giải 
Bài giải:
Số kg gạo trong mỗi túi là:
12 : 3 = 4 (kg)
Đáp số: 4 kg gạo
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Quả tim khỉ
I. mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (khỉ, cá sấu).
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: trấn tĩnh, bội bạc
- Hiểu nội dung câu chuyện: Khỉ kết bạn với cá sấu, bị cá sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như cá sấu không bao giờ có bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa nội dung tập đọc SGK
III. các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc bài: Nội quy đảo khỉ
- HS đọc bài 
- Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Chú ý một số từ ngữ phát âm sai.
+ Leo trèo, quẫy mạnh, nhọn hoắt, lưỡi cưa, trấn tĩnh, lủi mất.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc trước lớp 
- Chú ý ngắt giọng nhấn giọng các từ gợi tả.
- Bảng phụ
- Khi nào ta cần trấn tĩnh?
- Khi gặp việc làm lo lắng, sợ hãi, không bình tĩnh được.
- Tìm những từ đồng nghĩa với "bội bạc"
- Phản bội, phản trắc, vô ơn, tệ bạc, bội ước, bội nghĩa
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
Tiết 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
- Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Khỉ cũng hái quả cho Cá Sấu ăn.
Câu 2: Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ? 
- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng nó. Đi đã xa bờ Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn.
Câu 3: Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn ?
- Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa trả lại bờ lấy quả tim để ở nhà khỉ.
- Câu nói nào của Khỉ làm Cá Sấu tin Khỉ ?
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước, bằng câu nói ấy , Khỉ. Cá Sấu.
Câu 4: Tại sao Cá Sấu lại lên bờ, lủi mất ?
- Cá Sấu lên bờ, lủi mất vì bị lộ mặt bội bạc, giả dối.
Câu 5: Hãy tìm những từ nói tính nết của Khỉ và Cá Sấu
- Khỉ: Tốt bụng, thật thà thông minh
- Cá Sấu: giả dối, bội bạc, độc ác.
- 
4. Luyện đọc lại:
- 2, 3 nhóm đọc phân vai
- Người dẫn chuyện, Khỉ, Cá Sấu
- Câu chuyện nói với em điều gì ?
- Phải chân thật trong tình bạn
- Nhận xét giờ
- Về nhà đọc trước nội dung tiết kể chuyện.
______________________________________________________________
Ngày soạn: 13/3/2008
Ngày dạy: Thứ bảy ngày 15 tháng 3 năm 2008
Toán
Bảng chia 4
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Lập bảng chia 4
- Thực hành chia 4
II. Đồ dùng – dạy học:
- Chuẩn bị các tấm bìa mỗi có 4 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc bảng nhân 4
- 2 HS đọc
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu phép chia 4.
- Gắn bảng 3 tấm bìa mỗi tấm 4 chấm tròn.
- Có 4 chấm tròn được lấy 3 lần
- Viết 4 5 3 = 12
3. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm :
Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả 
- GV nhận xét 
Bài 2: 
- Bài toán cho biết gì ?
 - Bài toán hỏi gì ?
8 : 4 = 2 12 : 4 = 3
16 : 4 = 4 40 : 4 = 10
4 : 4 = 1 28 : 4 = 7
 - HS đọc đề toán 
 Tóm tắt :
4 hàng : 32 học sinh
1 hàng : .học sinh? 
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt 
- Gọi 1 HS lên bảng giải 
Bài giải:
Mỗi hàng có số học sinh là:
32: 4 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thể dục
đi nhanh chuyển sang chạy 
Trò chơi: Kết bạn
I. Mục tiêu:
- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy
- Ôn trò chơi kết bạn
- Thực hiện động tác tương đối chính xác
- Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động nhanh nhẹn.
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: 1 còi, kẻ vạch.
Iii. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6-7'
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
r
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, xoay khớp đầu gối, hông
- Giậm chân tại chỗ.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại
b. Phần cơ bản:
20-22'
- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông
0 0 0 0 0
r
0 0 0 0 0
- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang
- Đi nhanh chuyển sang chạy.
- Trò chơi: Kết bạn
C. Phần kết thúc:
5'
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
r
- Đi đều 2-4 hàng dọc và hát
- Hệ thống bài
- Nhận xét tiết học
Kể chuyện
Quả tim khỉ
I. Mục tiêu:
- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện, bước đầu thể hiện đúng giọng người kể.
- Tập trung theo dõi bạn kể biết nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn 
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 tranh minh hoạ SGK.
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lai chuyện: Bác sĩ Sói
- 3HS kể theo phân vai
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Dựa vào tranh kể từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát kỹ từng tranh
- HS quan sát
- Gọi HS nói nội dung từng tranh ?
- Tranh 1: Khỉ kết bạn với Cá Sấu 
- Tranh 2: Cá Sấu vờ mời Khỉ vào nhà chơi.
- Tranh 3: Khỉ thoát nạn.
- Tranh 4: Bị Khỉ mắng, Cá Sấu tẽn tò, lũi mất.
- Kể chuyện trong nhóm
- HS kể theo nhóm 4.
- GV theo dõi các nhóm kể.
- Thi kể giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể
2.2. Phân vai dựng vai câu chuyện
- Mỗi nhóm 3 HS kể theo phân vai
- Kể toàn bộ câu chuyện
- Từng nhóm 3 HS thi kể trước lớp
- Nhận xét, bình điểm
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ con vật
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng đặc điểm một số con vật quen thuộc.
- Vẽ được con vật theo ý thích
- Yêu thích các con vật
II. Chuẩn bị:
- ảnh một số con vật
- Tranh vẽ các con vật.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ.
- Bút màu, vở vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Kể một số con vật quen thuộc mà em biết ?
- Con mèo, con chó
- Giới thiệu một số con vật trên tranh ảnh.
- Mèo, chó, gà, thỏ
- Các bộ phận chính của con vật ?
- Đầu, mình, chân
- Đặc điểm một số con vật ?
- Con thỏ: Thân nhỏ, tai dài.
- Con voi: Thân to, đầu có vòi.
*Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
- GV giới thiệu hình minh hoạ
- HS quan sát
- Cách vẽ ?
- Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau.
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS xem một số con vật
- HS quan sát
(con voi, con trâu)
- HS thực hành vẽ
- GV quan sát theo dõi HS vẽ
*Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
Nhận xét đánh giá bài vẽ đẹp
C. Củng cố – Dặn dò:
- Dặn dò: Em nào chưa xong về nhà hoàn thành.
Chính tả: (Nghe – viết)
Quả tim khỉ
I. Mục tiêu:
1. Nghe - viết chính xác trình bày đúng một đoàn trong bài: Quả tim khỉ
2. Làm đúng các bài tập có phân biệt có âm vần dễ lẫn: s/x. ưt/uc
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
- Tranh ảnh các con vật bắt đầu bằng s.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho HS viết
- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét HS viết bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc bài chính tả
- HS nghe
- 2 HS đọc bài
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ?
- Cá Sấu, Khỉ viết hoa đó là tên riêng
- Các chữ đầu câu, đầu đoạn
- Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt trong dấu gì ?
- Lời khỉ: Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc?
- Đặt trong dấu hai chấm, gạch đầu dòng.
Lời Cá Sấu: Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
2.2. HS chép bài vào vở:
- HS viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS tự soát lỗi
2.3. Chấm, chữa bài
- Chấm 5-7 bài nhận xét
3. Hướng dần làm bài tập:
Bài 2: a. Lựa chọn
- 1 HS đọc yêu cầu
Điền s hay x
Say xưa, xay lúa, xông lên, dòng sông
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
Tên những con vật thẳng bắt đầu bằng s
- Nhiều HS tiếp nối nhau tìm
- Sẻ, sói, sứa
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Sinh hoạt lớp
Nhận xét chung tuần 23:
- Tỉ lệ chuyên cần cao.
- HS có ý thức học bài và làm bài:
+Tuyên dương Vu, Lan,Lù hăng hái phát biểu XD bài.
+ Nhắc nhở: Giàng, Nính cần học thuộc bảng nhân3,4

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc