I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện của việc giao tiếp khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ , hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
II. Tài liệu phương tiện:
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh
Tuần 21, 22: Giao tiếp với khách nước ngoài (2 tiết) I. Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của việc giao tiếp khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi. - Có thái độ , hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản. II. Tài liệu phương tiện: - Phiếu học tập - Tranh ảnh III. Các hoạt động dạy học: Hoạt đông GV Hoạt động HS Tiết 1: 1. KTBC: Trẻ em có quyền kết giao bạn bè với những ai ? (2HS) - HS + GV nhận xét 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện giao tiếp đối với khách nước ngoài. * TIến hành: - GV chia HS thành các nhóm và nêu yêu cầu. - HS quan sát các tranh treo trên bảng và thảo luận, nhận xét về cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ trong tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét * GV kết luận Các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài. Thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẻ b. Hoạt động 2: Phân tích truyện * Mục tiêu: - HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. - HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó. * Tiến hành: - GV đọc truyện: Cậu bé tốt bụng - HS nghe - GV chia HS làm các nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận. - HS các nhóm thảo luận VD: + Bạn nhỏ đã làm việc gì? + Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì với khách nước ngoài?.. * Kết luận: Khi gặp khách nước ngoài em có thể chào, cười thân thiện và chỉ đường nếu họ cần giúp đỡ. c. Hoạt động3: Nhận xét hành vi. * Mục tiêu: HS biết nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với người nước ngoài và hiểu quyền được giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình * Tiến hành - GV chia nhóm,phát phiếu học tập cho các nhóm và nêu yêu cầu - HS nhận phiếu, thảo luận theo nhóm và nhận xét về việc làm của các bạn trong những tình huống. - GV gọi đại diện trình bày - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét * GV kết luận (SGV) 3. Dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau - GV hướng dẫn thực hành - Nhận xét tiết học Tiết 2: 1. KTBC: Thế nào là giao tiếp khách nước ngoài ? ( 2HS) - HS + GV nhận xét 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế. * Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài * Tiến hành: - Em hãy kể về 1 hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua tivi, đài, báo) HS trả lời - HS trao đổi theo cặp về 2 câu hỏi trên - Em có nhận xét gì về những hành vi đó? - 1 số HS trình bày trước lớp - HS nhận xét, bổ sung * GV kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta lên học tập. - HS nghe b. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. * Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài. *Tiến hành: - GV chia lớp làm 4 nhóm - Các nhóm thảo luận - GV giao cho 2nhóm thảo luận 1 tình huống: N1 + 2 : Tình huống a N3 + 4 : Tình huống b - GV gọi các nhóm trả lời - Đại diện các nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét. * GV kết luận: Tha: Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ củ họ Tha. Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách. c. Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai. * Mục tiêu: HS biết cách cư xử trong các tình huống cụ thể. * Tiến hành - GV chia lớp làm 2 nhóm - GV giao cho mỗi nhóm 1 tình huống - HS thảo luận theo nhóm - Các nhóm chuẩn bị đóng vai - GV gọi các nhóm đóng vai - 1số nhóm lên đóng vai - HS nhận xét * Kết luận: a. Cần chào hỏi khách niềm nở b. Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò chỉ trỏ như vậy đó là việc làm không đẹp * Kết luận chung (SGV) - HS nghe 3. Dặn dò: - Về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau. Tuần 23, 24: Tôn trọng đám tang. I. Mục tiêu: - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang. - Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác. II. Tài liệu và phương tiện: - Phiếu bài tập cho HĐ 2: - Tranh minh hoạ III. Các hoạt động dạy học: Tiết 1: 1. KTBC: Vì sao phải giao tiếp với khách nước ngoài ? - Em sẽ cư xử như thế nào khi gặp khách nước ngoài? - HS + GV nhận xét 2. Bài mới: a. Hoạt động1: Kể chuyện đám tang *. Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang. * Tiến hành: HS trả lời - GV kể chuyện - HS nghe - Đàm thoại + Mẹ Hoàng và 1 số người đã đi đường đã làm gì khi gặp đám tang ? - Dừng xe, đứng dẹp vào lề đường. - Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang ? - Cần phải tôn trọng người đã khuất. + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích ? - Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa. + Qua câu chuyện em thấy phải làm gì để khi gặp đám tang ? - HS nêu - Vì sao phải tôn trọng đám tang ? - HS nêu * Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm -> tang lễ. b. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. Mục tiêu: HS biết phân biết hành vi đúng với hành vi sau khi gặp đám tang. * Tiến hành: - GV phát phiếu học tập cho HS - HS làm việc cá nhân (đã ghi sẵn ND) - GV gọi HS nêu kết quả - HS trình bày kết quả, giải thích lý do * Kết luận: Các việc b,d là những việc làm đúng, thể hiện tôn trọng đám tang ; các việc a,c,đ,e là sai và không nên làm. c. Hoạt động 3: Tự liên hệ * Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang. * Tiến hành; - GV yêu cầu tự liên hệ - HS tự liên hệ theo nhóm về cách ứng xử của bản thân - GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp - HS trao đổi - GV nhận xét 3. HD thực hành: Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện * Dặn dò: - Về nhà chuẩn bị bài sau Tiết 2: 1. KTBC: Thế nào là đám tang ? (2HS) HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1. Bày tỏ ý kiến. * Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. * Tiến hành: - GV lần lượt đọc từng ý kiến a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết? HS trả lời - HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành hoặc lưỡng lự của mình. b. Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất c. Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá - HS thảo luận và nêu lý do tán thành, không tán thành, lưỡng lự Kết luận: - Tán thành với các ý kiến b,c - HS nghe - Không tán thành với ý kiến a. b. Hoạt động 2: Xử lý tình huống. * Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách xử đúng trong các tình huống gặp đám tang * Tiến hành: - GV chia lớp làm 4 nhóm, giao việc cho mỗi nhóm 1 tình huống (VBT) - HS thảo luận theo nhóm - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày, kết quả, cả lớp trao đổi, nhận xét. * Kết luận: THa: Em không nên gọi bạn, chỉ trỏ, cười đùa. TH b: Em không nên chạy nhảy, vặn to đài, ti vi. TH c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn TH d: Em nên khuyên ngăn các bạn c. Hoạt động 3: Trò chơi "Nên và không nên" * Mục tiêu: Củng cố bài: * Tiến hành. - GV chia lớp làm 4N. Phát cho mỗi nhóm 1 bút, 1 giấy - GV phổ biệt luật chơi - HS chơi trò chơi - HS nhận xét - GV nhận xét *Kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đám tang. Đó là biểu hiện của nếp sống văn hoá. Ngày dạy: Tuần 25: Thực hành kĩ năng giữa học kì II I Mục tiêu: - Học sinh có kĩ năng đóng vai tốt thông qua các bài đạo đức đã học từ học kì II đến nay. II Các hoạt động dạy học Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra nội dung tiết học trước HS trả lời 3. Bài mới: a) Giới thiệu: b) Giảng bài: *Hoạt động 1: Thực hành kĩ năng các bài đã học từ tuần 19 – 24 - Em hãy nêu tên các bài đã học từ tuần 19 – 24. GV chia nhóm thảo luận và đóng vai theo nội dung đã học *Hoạt động 2: GV cho các nhóm lên trình bày đóng vai trước lớp GV cho các nhóm nhận xét GV, HS nhận xét – bình chọn nhóm đóng vai hay nhất. 4) Củng cố: 5) Nhận xét, dặn dò: Gv nhận xét tiết học Dặn dò bài tập về nhà - HS xem lại các bài đã học - HS nêu: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế - Giao tiếp với khách nước ngoài. - Tôn trọng đám tang Nhóm 1: Thảo luận và đóng vai bài: Đoàn kết với thiếu nhi quôc stees Nhóm 2: Thảo luận và đóng vai bài : Giao tiếp với khách nước ngoài Nhóm 3: Thảo luận và đóng vai bài Tôn trọng đám tang. Học sinh bình chọn Hs nhắc lại nội dung của từng bài HS nghe Tuần:26, 27 Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (2 tiết) I. Mục tiêu: - Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. - Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. - Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật ký, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người. II. Tài liệu - phương tiện: - Phiếu thảo luận nhóm - Trang phục bác đưa thư. - Cặp sách, thư, quyển truyện ..để chơi đóng vai. III. Các HĐ dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS Tiết 1: 1. KTBC - Vì sao phải tôn trọng đám tang ? - Em cần làm gì để tôn trọng đám tang? - HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Xử lý tình huống qua đóng vai. * Mục tiêu: HS biết được 1 biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Tiến hành: - GV nêu yêu cầu và tình huống: - HS trả lời. - HS nghe + Nam và Ninh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Ninh: - HS nghe - Đây là thư của Chú Hà, con ông Tư gửi từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi. - HS thảo luận nhóm, xử lý tình huống - Nếu là Ninh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao? - HS đóng vai trong nhóm - Các nhóm đóng vai trước lớp - HS thảo luận cả lớp. + Trong những cách giải quyết mà các bạn đưa ra, cách nào phù hợp nhất ? - HS nêu + Em thử đoán xem ông Tư nghĩ gì về Nam và Ninh nếu thư bị bóc ? * Kết luận: Ninh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: HS biết được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng. * Tiến hành: - GV phát phiếu học tập - HS nhận phiếu, thảo luận theo nhóm - GV gọi các nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét. * Kết luận: Thư từ tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm đúng là việc làm sai trái vi phạm pháp luật c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế * Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Tiến hành: - GV hỏi: Em đã tôn trọng thư từ, tài sản gì ? của ai ? - HS nêu trước lớp - Việc đó sảy ra như thế nào ? - HS nhận xét. * GV tổng kết, khen ngợi những HS đã biết tôn trọng thư từ của người khác 3. Dặn dò: - Về chuẩn bị bài sau * Đánh giá tiết học Tiết 2: 1. hoạt động 1: Nhận xét hành vi: * Mục tiêu: HS có kĩ năng nhận xét những hành vi liên quan đến tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Tiến hành: - GV phát phiếu giao việc có ghi các tình huống lên bảng - HS nhận xét tình huống sau đó từng cặp HS thảo luận để nhận xét xem hành vi nào sai. - GV gọi HS trình bày - Đại diện 1 số cặp trình bày - HS nhận xét * GV kết luận về từng nội dung + Tình huốnga: sai + Tình huống b: đúng + Tình huống c: sai 2. Hoạt động 2: Đóng vai * Mục tiêu: HS có kĩ năng thực hiện 1 số hành động thể hiện sự tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. * Tiến hành - GV yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi đóng vai theo tình huống đã ghi trong phiếu - HS nhận tình huống - HS thảo luận theo nhóm bằng đóng vai trong nhóm. - GV gọi các nhóm trình bày - 1 số nhóm trình bày trò chơi trước lớp - HS nhận xét. * GV kết luận - TH1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc. - TH 2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh. * Kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ , không ai được xâm phạm. Tự ý loé, đọc thư. IV. Dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. * Đánh giá tiết học. Tiết: 28, 29 Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước Ngày dạy: I. Mục tiêu: - Biết cần phải xử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước. - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm. - Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương. * GDBVMT – Toàn phần: GDHS tiết kiệm và bảo vệ nguồn nueoecs là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch, đẹp, góp phần BVMT. II. Tài liệu phương tiện - Phiếu học tập - Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm ở địa phương. II. Các HĐ dạy học: Hoạt động GV Hoạt dộng HS Tiết 1: 1. KTBC: - Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ? - Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ? 2. Bài mới: a. Hoạt động1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh * Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt. * Tiến hành - GV yêu cầu HS: Vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày HS trả lời - HS nghe - HS vẽ vào giấy VD: Thức ăn, điện, củi, nước, nhà, ti vi, sách vở, đồ chơi, bóng đá - GV yêu cầu các nhóm chọn lấy 4 thứ cần thiết nhất - HS chọn và trình bày lí do lựa chọn + Nếu không có nước sống của con người sẽ như thế nào ? - HS nêu * Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu:HS biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước * Tiến hành: - GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS thảo luận theo nhóm - Một số nhóm trình bày kết quả * Kết luận: a. Không nên tắm rửa cho trâu,bò ngay cạnh giếng nước ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến SK con người. b. Đổ rác ra bờ ao, hồ là sai vì làm ô nhiễm nước. c. Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng riêng là đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc.Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. * Tiến hành - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận - Các nhóm khác bổ sung - GV tổng kết ý kiến, khen ngợi các HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang sống d. Hướng dẫn thực hành: Tìm hiểu thực tế sử dụng sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, BV nước sinh hoạt ở gia đình, nhà trường Tiết 2: 1. KTBC: Nếu không có nước, cuộc sống con người sẽ như thế nào ? (2HS) -> HS + GV nhận xét. 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Xác định các biện pháp * Mục tiêu: HS biết được các biện pháp tiết kiệm và bảo vện nguồn nước. * Tiến hành: - GV gọi HS trình bày - Các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả điều tra được thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm bảo vệ nguồn nước -> Các nhóm khác nhận xét. - HS bình trọn biện pháp hay nhất. - GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen HS. b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. * HS biết đưa ra ý kiến đúng sai * Tiến hành - GV chia nhóm, phát phiếu học tập - HS thảo luận theo nhóm - Các nhóm đánh giá ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lý do - GV gọi HS trình bày. - Đại diện các nhóm nên trình bày - HS nhận xét * GV kết luận: a. Sai vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người. b. Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn c. Đúng, vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta sẽ không đủ nước dùng c. Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh ai đúng * Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước * Tiến hành - GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi - HS làm việc theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc -> GV nhận xét đánh giá kết quả chơi * Kết luận chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó chúng ta cần phải sử dụng hợp lý. 3. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài * Đánh giá tiết học Ngày dạy: / / Tuần 30, 31: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi I. Mục tiêu: - Kể được một số lợi ích của cây trồng, vậy nuôi đối với cuộc sống con người. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. * GDBVMT – toàn phần: GDHS tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT. II. Tài liệu phương tiện: - Tranh ảnh 1 số cây trồng, vât nuôi - Các tranh dùng cho HĐ 3: III. Các HĐ dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS Tiết:1 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC: - Nêu cách bảo vệ nguồn nước ? - Nêu vai trò của nước trong cuộc sống - HS + GV nhận xét. 3. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 2.Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng? * Mục tiêu: HS hiểu được sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người Tiến hành: - GV chia HS theo số chẵn, kẻ và nêu yêu cầu HS trả lời - HS nghe - HS số chẵn: Nêu một vài đặc điểm về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do và tác dụng của con vật đó. - HS số lẻ nêu đặc điểm của 1số cây trồng mà em thích, nêu lí do và tác dụng của cây đó. - GV gọi HS lên trình bày - 4-> 5 HS lên trình bày - Các HS khác phải đoán và gọi tên được con vật hoặc cây trồng đó - GV giới thiệu thêm 1 số con vật và cây trồng mà HS yêu thích * GV kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người. 3. Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh * Mục tiêu: HS nhận biết được các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. * Tiến hành: - GV cho HS xem 1 sô tranh ảnh - HS đặt 1 số câu hỏi về các bức tranh - GV mời 1 số HS đặt câu hỏi và đề nghị các bạn trả lời về ND từng bức tranh. - VD:Các bạn trong tranh đang làm gì ? - HS trả lời + Theo bạn việc làm đó sẽ đem lại ích lợi gì ? - HS nhận xét * Kết luận: Ảnh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây 2: Bạn đang cho gà ăn - Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn các được tham gia những công việc có ích và phù hợp khả năng. 4. Nhận xét, dặn dò: Tiết 2 Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tiết 1 3. Bài mới: HS trả lời Hoạt động 3: Đóng vai * Mục tiêu: HS biết việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. * Tiến hành: - GV chia HS thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất. - Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt. - Từng nhóm trình bày dự án sản xuất - Các nhóm khác nhận xét - GV + HS bình chọn nhóm có dự án khả thi. *Hoạt động 4:Cho HS vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi * Hoạt động 5:Trò chơi Ai nhanh Ai đúng: - Mục tiêu:Hs ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi GV chia lớp thành các nhóm, phổ biến luật chơi * Gv kết luận: Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy em cần bảo vệ, chăm sóc cây trông, vật nuôi. 4. Củng cố, Dặn dò: Các nhóm thực hiện trò chơi Cả lớp nhận xét đánh giá kết quả thi đua của các nhóm - Về nhà chuẩn bị bài sau - HD thực hành
Tài liệu đính kèm: