Bài soạn Lớp 2 tuần 32

Bài soạn Lớp 2 tuần 32

CHÍNH TẢ

I. Mục tiêu

-Nghe viết chính xác bài CT ; trình bày đúng bài tóm tắt chuyện quả bầu ; viết đúng tên riêng Việt Nam trong bài CT.

 -Làm được bài tập 2( a/b ) ; hoặc bài tập 3( a/b ) ; hoặc bài tập CT phương ngữ do giáo viên soạn.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng chép sẵn nội dung cần chép. Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập.

- HS: Vở

III. Các hoạt động

 

doc 30 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 2 tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỆN QUẢ BẦU
CHÍNH TẢ 
I. Mục tiêu
-Nghe viết chính xác bài CT ; trình bày đúng bài tóm tắt chuyện quả bầu ; viết đúng tên riêng Việt Nam trong bài CT.
 -Làm được bài tập 2( a/b ) ; hoặc bài tập 3( a/b ) ; hoặc bài tập CT phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng chép sẵn nội dung cần chép. Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Cây và hoa bên lăng Bác.
Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết.
Tìm 3 từ có thanh hỏi/ thanh ngã
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ chép một đoạn trong bài Chuyện quả bầu và làm các bài tập chính tả.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
a) Ghi nhớ nội dung 
Yêu cầu HS đọc đoạn chép.
Đoạn chép kể về chuyện gì?
Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở đâu?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Đoạn văn có mấy câu?
Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
Những chữ đầu đoạn cần viết như thế nào ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
GV đọc các từ khó cho HS viết.
Chữa lỗi cho HS.
d) Chép bài
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập a.
Yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Cho điểm HS.
Bài 3: Trò chơi
Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên bảng viết các từ theo hình thức tiếp sức. Trong 5 phút, đội nào viết xong trước, đúng sẽ thắng.
Tổng kết trò chơi. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
Chuẩn bị: Tiếng chổi tre.
Hát
2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
3 HS đọc đoạn chép trên bảng.
Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.
Đều được sinh ra từ một quả bầu.
Có 3 câu.
Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó.
Tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
Lùi vào một ô và phải viết hoa.
Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na.
Điền vào chỗ trống l hay n.
Làm bài theo yêu cầu..
a) Bác lái đò
Bác làm nghề chở đò đã năm năm nay. Với chiếc thuyền nan lênh đênh trên mặt nước, ngày này qua ngày khác, bác chăm lo đưa khách qua lại bên sông.
b) v hay d
	Đi đâu mà vội mà vàng
 Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây.
	Thong thả như chúng em đây
 Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng
Ca dao
2 HS đọc đề bài trong SGK.
HS trong các nhóm lên làm lần lượt theo hình thức tiếp sức.
a) nồi, lội, lỗi.
b) vui, dài, vai.
BỔ SUNG
TIẾNG CHỔI TRE 
CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu
-Nghe viết chính xác bài CT ; trình bày đúng hai khổ thơ theo hình thức tự do.
-Làm được bài tập 2 ( a/b ) ; hoặc bài tập 3 ( a/b ) ; hoặc bài tập CT phương ngữ do giáo viên soạn.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chuyện quả bầu
Gọi 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp theo GV đọc.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết bài tập đọc Tiếng chổi tre và làm các bài tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết.
Đoạn thơ nói về ai?
Công việc của chị lao công vất vả ntn?
Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
Bài thơ thuộc thể thơ gì?
Những chữ đầu dòng thơ viết ntn?
Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
c) Hướng dẫn viết từ khó
Hướng dẫn HS viết các từ sau: 
+ lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài 
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 1
Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu.
Chia lớp mình 2 nhóm. Yêu cầu HS tìm các từ theo hình thức tiếp sức.
Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và đúng.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở.
Chuẩn bị:Bóp nát quả cam.
Hát.
3 HS lên bảng viết các từ sau: 
 vội vàng, vất vả, ra vào, ngắn dài, quàng dây, nguệch ngoạc.
3 đến 5 HS đọc.
Chị lao công.
Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét.
Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội, chúng ta phải biết yêu quý, giúp đỡ chị.
Thuộc thể thơ tự do.
Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
HS đọc và viết các từ bên.
Tự làm bài theo yêu cầu:
a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
b) Vườn nhà em trồng toàn mít.
Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. Chị em em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gốc cây thật là thích.
2 HS đọc yêu cầu.
HS lên làm theo hình thức tiếp sức.
a) lo lắng – no nê
lâu la – cà phê nâu
con la – quả na
cái lá – ná thun
lề đường – thợ nề
b) bịt mắt – bịch thóc
thít chặt – thích quá
chít tay – chim chích
khụt khịt – khúc khích
BỔ SUNG
LUYỆN TỪ
TỪ TRÁI NGHĨA 
DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
i- Mục tiêu
-Biết xếp các từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp ( BT1); 
-Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống ( BT2 ).
II. Chuẩn bị
GV: Thẻ từ ghi các từ ở bài tập 1. Bảng ghi sẵn bài tập 1, 2. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’)
Gọi 3 đến 5 HS lên bảng. Mỗi HS viết 1 câu ca ngợi Bác Hồ.
Chữa, nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV cho cả lớp tìm 1 bạn cao nhất và 1 bạn thấp nhất.
Cho HS nói: cao nhất – thấp nhất.
Cao và thấp là hai từ trái nghĩa. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về từ trái nghĩa và làm bài tập về dấu câu.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làmbài
Bài 1
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc phần a.
Gọi 2 HS lên bảng nhận thẻ từ và làm bằng cách gắn các từ trái nghĩa xuống phía dưới của mỗi từ.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Các câu b, c yêu cầu làm tương tư.
Cho điểm HS.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Chia lớp thành 2 nhóm, cho HS lên bảng điền dấu tiếp sức. Nhóm nào nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.
Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Ô chữ.
GV chuẩn bị các chữ viết vào giấy úp xuống: đen; no, khen, béo, thông minh, nặng, dày.
Gọi HS xung phong lên lật chữ. HS lật chữ nào phải đọc to cho cả lớp nghe và phải tìm được từ trái nghĩa với từ đó. Nếu không tìm được phải hát một bài.
Nhận xét trò chơi.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học lại bài.
Chuẩn bị: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
Hát
2 HS lên bảng.
Nói đồng thanh.
Mở SGK trang 120.
Đọc, theo dõi.
Đọc, theo dõi.
2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Đẹp – xấu; ngắn – dài
Nóng – lạnh; thấp – cao.
Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen
Trời – đất; trên – dưới; ngày - đêm
HS chữa bài vào vở.
Đọc đề bài trong SGK.
2 nhóm HS lên thi làm bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.
BỔ SUNG
KỂ CHUYỆN
CHUYỆN QUẢ BẦU 
I. Mục tiêu
-Dựa theo tranh , theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện ( BT1), (BT2).
-Học sinh khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước ( BT3)
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ trong SGK (phóng to, nếu có thể). Bảng viết sẵn lời gợi ý của từng đoạn truyện.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chiếc rễ đa tròn
Gọi HS kể lại chuyện Chiếc rễ đa tròn.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Câu chuyện Chuyện quả bầu nói lên điều gì?
Hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện này để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể từng đoạn chuyện theo gợi ý 
Bước 1: Kể trong nhóm
GV treo tranh và các câu hỏi gợi ý.
Chia nhóm HS dựa vào tranh minh hoạ để kể.
Bước 2: Kể trước lớp
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi lần HS kể.
Chú ý: Khi HS kể, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý.
Đoạn 1
Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con gì?
Con dúi đã nói cho hai vợ chồng người đi rừng biết điều gì?
Đoạn 2
Bức tranh vẽ cảnh gì?
Cảnh vật xung quanh ntn?
Tại sao cảnh vật lại như vậy?
Con hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ngập lụt.
Đoạn 3
Chuyện kì lạ gì xảy ra với hai vợ chồng?
Quả bầu có gì đặc biệt, huyền bí?
Nghe tiếng nói kì lạ, người vợ đã làm gì?
Những người nào được sinh ra từ quả bầu?
b) Kể lại toàn bộ câu chuyện ... phương Tây)
HS trả lời theo hiểu biết: Nam, Bắc.
HS quay mặt vào nhau làm việc với tranh được GV phát, trả lời các câu hỏi và lần lượt từng bạn trong nhóm thực hành và xác định giải thích.
+ Đứng giang tay.
+ Ở phía bên tay phải.
+ Ở phía bên tay trái.
+ Ở phía trước mặt.
+ Ở phía sau lưng.
- Từng nhóm cử đại diện lên trình bày.
BỔ SUNG
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
-Biết sử dụng một số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
-Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng.
-Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản.
-Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3. 
II. Chuẩn bị
GV: 
Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tiền Việt Nam
Sửa bài 3.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Trong bài học này, các em sẽ được học luyện tập một số kĩ năng liên quan đến việc sử dụng tiền Việt Nam.
Đưa ra một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng và yêu cầu HS nhận diện các tờ giấy bạc này.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK. (Có thể vẽ hình túi lên bảng, sau đó gắn các thẻ từ có ghi 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng để tạo thành các túi tiền như hình vẽ trong SGK).
Hỏi: Túi tiền thứ nhất có những tờ giấy bạc nào?
Muốn biết túi tiền thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm thế nào?
Vậy túi tiền thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho gì ?
 - Bài toán hỏi gì ?
-Muốn tìm ra số tiền mẹ phải tủa, ta làm tính gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả tiền lại?
Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa cho người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền?
Muốn biết người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì?
Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.
Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Có thể cho HS chơi trò bán hàng để rèn kĩ năng trả tiền và nhận tiền thừa trong mua bán hằng ngày.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài.
-Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.
-Ta thực hiện phép cộng 500 đồng + 100 đồng + 200 đồng.
-Túi thứ nhất có 800 đồng.
-Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn và nhận xét.
-HS đọc đề bài.
-Mẹ mua rau hết 600 đồng, mua hành hết 200 đồng. 
-Hỏi mẹ phải trả hết bao nhiêu tiền?
-Tính cộng : 600 đồng + 200 đồng.
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tóm tắt.
	Rau	: 600 đồng.
	Hành	: 200 đồng.
	Tất cả 	: . . . đồng? 
Bài giải
	Số tiền mà mẹ phải trả là:
	600 + 200 = 800 (đồng)
	Đáp số: 800 đồng.
-Viết số tiền trả lại vào ô trống.
-Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa so với số hàng.
-Nghe và phân tích bài toán.
-Thực hiện phép trừ : 700 đồng – 600 đồng = 100 đồng. Người bán phải trả lại An 100 đồng.
-Học sinh làm tiếp
500 đồng – 300 đồng = 200 đồng
1000 đồng – 700 đồng = 300 đồng
500 đồng – 500 đồng = 0 đồng
BỔ SUNG
TOÁN – TIẾT 2
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
-Biết cách đọc, viết so sánh 
-Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục , đơn vị.
-Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng.
-Bài 1 ; Bài 3 ; Bài 5. 
II. Chuẩn bị
GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập sau:
Viết số còn thiếu vào chỗ trống:
	500 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	700 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng
	900 đồng = 200 đồng + . . . . . đồng + 200 đồng
Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và nêu tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài.
Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Hãy nêu cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
Bài 5:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho gì ?
Bài toán hỏi gì ?
 - Có dạng toán gì ?
Hướng dẫn HS phân tích đề bài, vẽ sơ đồ sau đó viết lời giải bài toán.
Chữa bài và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học và yêu cầu HS ôn luyện về đọc viết số có 3 chữ số, cấu tạo số, so sánh số.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
-Hát
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp thực hành trả lại tiền thừa trong mua bán.
-1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
-Học sinh đọc yêu cầu, làm bài, 
875 > 785 321 > 298
697 < 699 998 < 1000.
599 < 701 732 = 700 + 30 + 2
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Giá tiền một chiếc bút chì là 700 đồng. Giá tiền một chiếc bút bi nhiều hơn giá tiền một chiếc chì 300 đồng. 
-Hỏi giá tiền một chiếc bút bi là bao nhiêu đồng?
-Dạng nhiều hơn.
Tóm tắt.
	700 đồng
 Bút chì: /-----------------/ 300 đồng
 Bút bi : /-----------------/------------/
	? đồng
Bài giải
	Giá tiền của bút bi là:
	700 + 300 = 1000 (đồng)
	Đáp số: 1000 đồng.
BỔ SUNG
TOÁN– TIẾT 3
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
-Biết sắp thứ tự các số có ba chữ số.
-Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. 
-Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chucï, tròn trăm có kèm đơn vị đo.
-Biết xếp hình đơn giản.
-Bài 2 ; Bài 3 ; Bài 4; Bài 5. 
II. Chuẩn bị
GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Sửa bài 2:
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Để xếp các số theo đúng thứ tự bài yêu cầu, chúng ta phải làm gì?
Từ bé đến lớn
Từ lớn đến bé
Bài 3:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS nêu các đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ với số có 3 chữ số.
Yêu cầu HS làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng về kết quả và cách đặt tính.
Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: Tính nhẩm
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 5:
Bài tập yêu cầu xếp 4 hình tam giác nhỏ thành 1 hình tam giác to như hình vẽ.
Theo dõi HS làm bài và tuyên dương những HS xếp hình tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tuỳ theo tình hình thực tế của lớp mình mà GV soạn thêm các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS.
Tổng kết tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
-Hát
-3 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài trong vở bài tập.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 599, 678, 857, 903, 1000
b) 1000, 903, 857, 678, 599
-Cả lớp đọc các dãy số sau khi đã xếp đúng thứ tự.
-Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính.
2 HS trả lời.
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 635 970	 896	 295
 +241	 + 29	 -133	 -105
 876	 999	 763	 190
Học sinh làm bài, lớp nhận xét
600 m + 300 m = 900 m
20 dm + 500 dm = 520 dm.
700 cm + 20 cm = 720 cm
1000 km – 200 km = 800 km
HS suy nghĩ và tự xếp hình.
BỔ SUNG
TOÁN – TIẾT 4
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
-Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. 
-Biết tìm số hạng, số bị trừ. 
-Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
-Bài 1(a, b) ; Bài 2(dòng 1 câu a và b ) Bài 3 . 
II. Chuẩn bị
GV: Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyệnt tập chung.
Sửa bài 3:
	635 + 241, 970 + 29, 896 – 133, 295 - 105
GV nhận xét. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập chung.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài và cho điểm.
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặc tính và thực hiện tính cộng, trừ với các số có 3 chữ số.
Bài 2:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Hỏi lại HS về cách tìm số hạng, tìm số bị trừ, số trừ.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Tổng kết giờ học, yêu cầu HS về ôn bài.
Chuẩn bị kiểm tra.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp sửa bài ở vở bài tập.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 456 897 357 962
 +323 - 253 +621 -861
 779 644 978 101
-Bài toán yêu cầu chúng ta tìm x
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
300 + x = 800	x - 600 = 100
 x = 800 – 300	 x = 100 + 600
 x = 500	 x = 700
-HS tự làm bài và trình bày lời giải.
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 2 - T 32.doc