Bài soạn Lớp 2 tuần 30

Bài soạn Lớp 2 tuần 30

Tập đọc

 AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG

I. MỤC TIÊU:

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý.

- Biết đọc rõ lời các nhân vật: Bác Hồ, các cháu học sinh, một em bé, Tộ.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.

- Học sinh khá giỏi trả lời được câu 2

- Các KNS cơ bản được giáo dục: tự nhận thức, ra quyết định.

II. ĐỒ DÙNG:

Tranh minh hoạ sgk.

 

doc 31 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 2 tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai, ngày 4 tháng 4 năm 2010 
Tập đọc
 Ai ngoan sẽ được thưởng
i. Mục tiêu: 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý.	
- Biết đọc rõ lời các nhân vật: Bác Hồ, các cháu học sinh, một em bé, Tộ.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn ở, học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
- Học sinh khá giỏi trả lời được câu 2
- Các KNS cơ bản được giáo dục: tự nhận thức, ra quyết định.
ii. Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ sgk.
iii. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ : 
 2 hs đọc nối tiếp bài Cây đa quê hương. Trả lời câu hỏi nội dung bài.
B. Bài mới : 
HĐ1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
- Hs quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Bác Hồ; tranh minh hoạ: Ai ngoan sẽ được thưởng. Gv giới thiệu, ghi đề bài lên bảng.
HĐ2. Luyện đọc: 
 a. Đọc mẫu toàn bài: giọng kể vui; giọng đọc lời Bác ôn tồn, trìu mến; giọng các cháu vui vẻ, nhanh nhảu. Giọng Tộ khẽ, rụt rè.
b. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn .
 GV hướng dẫn đọc từ có vần khó dễ phát âm sai: quây quanh, reo lên, trìu mến, hồng hào, mừng rỡ.
+ Đọc từng đoạn trước lớp: hs tiếp nối đọc từng đoạn trong bài-
Hướng dẫn hs đọc nhấn giọng các từ dùng để hỏi.
 V/d: Các cháu chơi có vui không?/ Các cháu ăn có no không? / Các cô có mắng phạt các cháu không?/ Các cháu có thích kẹo không?/ Các cháu có đồng ý không?/
Lời đáp của các cháu vui, nhanh nhảu kéo dài giọng( lời đáp đồng thanh).
- Hs đọc các từ chú giải cuối bài. 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm. 
+ Thi đọc giữa các nhóm (CN, ĐT từng đoạn, cả bài). 
 HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?( Phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa).
Gv: Khi đi thăm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào, các cháu thiếu nhi, Bác Hồ bao giở cũng rất chú ý thăm nơi ăn ở, nhà bếp, nơi tắm rửa, vệ sinh. Sự quan tâm của Bác rất chu đáo, tỉ mỉ, cụ thể.
Bác Hồ hỏi các em hs những gì? ( Hs nêu gv bổ sung).
 Những câu hỏi của Bác cho thấy điều gì? ( Bác quan tâm rấy tỉ mỉ đến cuộc sống của thiếu nhi. Bác còn mang theo kẹo để phân phát cho các em).
 Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai? ( Chia kẹo cho những ngời ngoan. Chỉ ai ngoan mới được ăn kẹo.) 
 Tại sao bạn Tộ không dám nhận keo Bác chia? 
( Vì bạn Tộ thấy từ hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô).
 Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan? Hs nêu, Gv chốt một số ý đúng, chẳng hạn:
( Vì bạn Tộ biết nhận lỗi./ Vì Tộ thật thà, dám dũng cảm nhận mình là người chưa ngoan...)
HĐ4. Luyện đọc lại : 
Tổ chức hs thi đọc lại chuyện, 3 nhóm hs tự phân vai 
( người dẫn chuyện, Bác Hồ, các hs, Tộ).
IV. Củng cố:
 Câu chuyện này cho em biết điều gì?
- Nhận xét tiết học- Dặn dò.
 ___________________
 Toán
 Ki - lô - mét
i. Mục tiêu: Giúp hs :
- Biết ki-lô-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu của đơn vị ki- lô -mét. 
- Nắm được quan hệ giữa ki kô mét và mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với đơn vị là ki- lô- mét.
- Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
ii. Đồ dùng: 
Bản đồ Việt Nam. 
iii. Hoạt động dạy- học: 
HĐ1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài  ki- lô- mét (km).
- Gv nêu và ghi bảng : ki- lô- mét viết tắt là : km , 1km = 1000m
HĐ2. Thực hành: 
HS trung bình cần làm được các BT 1, 2, 3. HS khá giỏi hoàn thành hết các BT
Bài 1: Hs nêu đề bài. 
Vận dụng quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài km, m, dm và cm. Nhấn mạnh quan hệ giữa km và m. Cho hs tự làm bài- hs chữa bài.
- GV lưu ý quan hệ hai chiều, chẳng hạn: 1km = 1000m; 1000m = 1km
Bài 2: Hướng dẫn hs nhìn hình vẽ, đọc chiều dài các quãng đường cụ thể, lần lượt trả lời câu hỏi bài toán.
Bài 3: Hướng dẫn hs đọc bản đồ, nhận biết các thông tin trên bản đồ 
v/d: quãng đường từ Hà Nội đến Vinh dài 308 km.
Hs lần lượt nêu các câu trả lời tiếp. 
Chẳng hạn: quảng đường từ Hà Nội – Lạng Sơn dài 169 km.
Bài 4: Hs trả lời câu hỏi : Cao Bằng; Lạng Sơn nơi nào xa Hà Nội hơn?
- Hướng dẫn hs thực hiện các thao tác: - Nhận biết độ dài các quãng đường Cao Bằng- Hà Nội( 285 km); Lạng Sơn- Hà Nội( 169 km) trên bản đồ
- So sánh các số có 3 chữ số để được 285 >169. Chuyển dịch quan hệ số trên thành ngôn ngữ thực tế để hs trả lời: Cao Bằng xa Hà Nội hơn.
Tương tự với các phần b, c, d.
Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ____________________
Mĩ thuật
( Gv chuyên trách dạy)
________________________________
 Thứ ba, ngày 5 tháng 4 năm 2011 
 Thể dục:
 Tâng cầu - Trò chơi: Tung bóng vào đích
I. Mục tiêu: 
- Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Tung bóng vào đích”.
II. Địa điểm, phương tiện : 
- Sân trường vệ sinh an toàn nơi tập , còi . 
- Kẻ các vạch giới hạn, bóng và vật đích, bảng gỗ, cầu.
iii. Nội dung, phương pháp:
1. Mở đầu: 
 - Tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Khởi động : đứng tại chỗ vỗ tay và hát, xoay các khớp cổ tay chân , giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp .
- Ôn bài thể dục phát triển chung mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Cơ bản: 
a,- Tâng cầu bằng tay hoặc bảng nhỏ 
- GV Nêu lại cách chơi, một nhóm hs làm thử.
- Đội hình hàng ngang, tổ chức chơi theo từng hàng.
- GV Theo dõi nhận xét.
b, Trò chơi: Tung bóng vào đích.
Nêu tên trò chơi, chia lớp làm 3 tổ luyện tập, tổ trưởng chỉ huy.
3. Kết thúc: 
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
- Môt số động tác thả lỏng
- Trò chơi tự chọn.
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
 ___________________________
Toán
 Mi - li - mét 
i. Mục tiêu:
 Giúp hs:
- Biết mi-li-mét là đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu của đơn vị mi- li -mét. 
- Nắm được quan hệ giữa cm và mm; giữa m và mm. 
- Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm trong 1 số trường hợp đơn giản. 
ii. Đồ dùng: 
Thước kẻ hs với các vạch chia thành từng mm. 
iii. Hoạt động dạy- học :
HĐ1.Giới thiệu đơn vi đo độ dài mi- li- mét (mm):
a. Yêu cầu hs kể tên các đơn vị đo độ dài đã học : cm, dm, m, km.
- Gv giới thiệu đơn vị mới mi- li- mét. Mi- li- mét viết tắt là : mm 
- Yêu cầu hs quan sát độ dài 1 cm trên thước kẻ hs.
 Độ dài 1cm (vạch 0 đến vạch 1).
được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau ?(10 phần bằng nhau).
- Giới thiệu cho hs biết độ dài của 1 phần chính là 1 mi- li- mét.
 Qua việc quan sát được, cho biết 1cm = ? mm (10 mm). 
Ghi bảng : 1cm = 10 mm. ? 1m = ? mm
Gợi ý hs trả lời : 1m = 100cm ; 1cm = 10 mm. 
Vậy 1m = 1000 mm.
Ghi bảng : 1m = 1000 mm( hs nhắc lại) : 1cm = 10 mm ; 1m = 1000 mm
b. Hs quan sát hình vẽ sgk.
HĐ2. Thực hành : 
Tổ chức hs làm bài. HS trung bình cần làm được bài 1, 2, 4. HS khá giỏi hoàn thành các BT.
Bài 1 : Hs đọc lệnh của bài toán, vận dụng quan hệ giữa cm và mm ; giữa m và mm làm bài. Gọi hs chữa bài.
Bài 2 : Hdẫn hs nhìn hình vẽ, tưởng tượng cách đo đoạn thẳng bằng 
thước có vạch chia thành từng mm, đọc số đo tương ứng( bằng mm) của mỗi đoạn thẳng.
Bài 3 : Hướng dẫn hs vận dụng cách tính chu vi hình tam giác để tính kết quả.
Bài 4 Yêu cầu hs ước lượng chiều dài các đồ vật đã cho.
- Hs chữa bài- Lớp, gv nhận xét bổ sung.
iv. Củng cố : 
Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ___________________ 
 Kể chuyện: 
 Ai ngoan sẽ được thưởng 
i. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoạ kể được từng đoạn câu chuyện.
- HS khá giỏi biết kể lại câu chuyện, kể lại đoạn cuối câu chuyện bằng lời của nhân vật Tộ. 
- Các KNS cơ bản được giáo dục: tự nhận thức, ra quyết định.
ii. Đồ dùng: 
3 tranh minh hoạ truyện sgk.
iii. Hoạt động dạy- học :
A. Bài cũ : 
2 hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Những quả đào.
 Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
B. Bài mới: 
HĐ1. Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
HĐ2. Hướng dẫn kể câu chuyện :
 a. Kể từng đoạn theo tranh: 
- Hướng dẫn hs quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh.
Tranh 1: Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng, Bác đi giữa đoàn hs, nắm tay hai em nhỏ.
Tranh 2: Bác Hồ đang trò chuyện hỏi han các em hs.
Tranh 3: Bác xoa đầu khen bạn Tộ ngoan, biết nhận lỗi.
- Hs dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuỵện trong nhóm, sau mỗi lần bạn kể , các trong nhóm nhận xét, bổ sung. 3 đại dện 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn câu chuyện. 
Lớp gv nhận xét cho điểm thi đua.
b. Kể toàn bộ câu chuyện: 
 3 hs đại diện 3 nhóm thi kể câu chuyện trước lớp.
 Gv nhận xét.
c. Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của bạn Tộ.
- Giúp hs hiểu yêu cầu đề bài( Các em phải tưởng tượng chính mình là Tộ, nói lời của Tộ, suy nghĩ của Tộ, khi kể phải xưng “Tôi”.
- 1 hs kể mẫu
- Hs tiếp nối nhau kể trước lớp 
- Gv nhận xét cho điểm những hs nhập vai tốt nhất, kể có sáng tạo. 
iv. Củng cố:
 Qua câu chuyện này em học được đức tính gì tốt của bạn Tộ?
- Nhận xét tiết học- Dặn dò.
 ____________________
Âm nhạc
( Gv chuyên trách dạy)
 ____________________
 Thứ tư, ngày 6 tháng 4 năm 2011
Toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện các phép tính, giải bài toán có liên quan đến số đo theo đơn vị độ dài đã học( m, km, mm)
- Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm.
ii. Hoạt động dạy- học:
HĐ1. Nêu MĐYC tiết học.
HĐ2. Tổ chức hs làm bài tập
- Theo dõi hs làm bài
- Chấm chữa bài.
Bài 1: 
Lưu ý hs viết tên đơn vị ở kết quả tính.
V/d: 5 km x 2 = 10 km
Bài 2: 
 Gv gọi HS đọc bài toán
 - Hs nêu tóm tắt bài toán, chữa bài: 
 Bài giải: 
 Quãng đường người đó đi được là:
 18 + 12 = 30 ( km)
 Đáp số: 30 km
Bài 3: Hướng dẫn hs đọc kĩ bài toán, trả lời – lớp nhận xét.
- HS làm bài 
- Chữa bài.
Bài 4: 
Yêu cầu hs đo độ dài hình tam giác.
- nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- HS làm bài vào vở- 1 HS làm ở bảng phụ
 chữa bài. 
 Bài giải:
 Chu vi hình tam giác ABC là:
 3 + 4 + 5 = 12( cm)
 Đáp số: 12cm 
III. Củng cố: 
 Nhận xét tiết học, dặn dò. 
 ___________________
 Tập đọc
 Cháu nhớ Bác Hồ
i. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lý, bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Hiểu nội bài thơ: Tình cảm đẹp đẽ của thiếu nhi Miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Trả lời được các câu hỏi 1, 3 , 4. Thuộc 6 dòng ... t 3 
 Tự học: 
 Hoàn thành bài tập 
i.Mục tiêu:
 Luyện củng cố giúp hs hoàn thành bài tập đã học.
ii. Hoạt động dạy- học: 
1. Hướng dẫn hs hoàn thành bài tập làm văn : Nghe và trả lời câu hỏi.
2. Hướng dẫn hs hoàn thành bài tập toán Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 -Sách giáo khoa.
- Hs nêu yêu cầu bài, giúp hs hiểu bài, theo dõi hs làm bài.
- Chấm bài, gọi hs chữa bài. Lớp gv nhận xét bổ sung.
3. Nhận xét tiết học, dặn dò.
 ______________________
___________________________________________________________________
 Thứ ba, ngày 8 tháng 4 năm 2008 
 _____________________
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
 Hội vui học tập
A. Mục tiêu: Tổ chức cho hs vừa chơi vừa học, giúp hs nắm vững kiến thức đã học.
B. Tiến hành: 
1. Nêu mđyc tiết học.
2. Tổ chức hs hái hoa dân chủ.
Cử ban trọng tài cùng giáo viên, nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả đúng sai, cho điểm.
- Hs lần lợt hái hoa dân chủ trả lời câu hỏi- Thi đua giữa các tổ.
a. Câu hỏi về toán:
- Số bé nhất có 1 chữ số là số nào? 
- Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
- Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
- Số liền trớc của số bé nhất có 2 chữ số là số nào?
- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
- Số liền sau của số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
- Số bé nhất có 3 chữ số là số nào?
- Số liền trớc của số bé nhất có 3 chữ số là số nào?
- Số liền sau của số bé nhất có 3 chữ số là số nào?
- Số lớn nhất có 3 chữ số là số nào?
- Số liền trớc của số lớn nhất có 3 chữ số là số nào?
b. Câu hỏi về Tiếng Việt:
- Một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào và kết thúc vào tháng nào?
- Mùa hạ từ tháng nào đến tháng nào?
- Mùa thu từ tháng nào đến tháng nào?
- Mùa đông từ tháng nào đến tháng nào?
- Hãy nêu đặc điểm về thời tiết của từng mùa?
c. Câu hỏi về tự nhiên xã hội:
- Hãy nêu những loài cây sôngs trôi nổi trên mặt nớc?
- Nêu những loài cây sống trên cạn?
- Nêu những loài cây vừa sống trên cạn vừa sống dới nớc?
- Nêu những con vật sống trên cạn mà em biết?
- Nêu những loài vật sống ở nớc mặn? Những loài vật sống ở nớc ngọt?
3. Củng cố: - Bình chọn bạn, tổ xuất sắc nhất- Khen thởng.
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
TÂng cầu- trò chơi “ Tung vòng vào đích”  
 i. Mục tiêu:
- Biết cách tâng cầu bằng bảng cá nhân hoặc vợt gỗ.
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi Tung bóng vào đích.
ii. Địa điểm- phương tiện: 
- Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Chuẩn bị một còi, kẻ sân trò chơi, vòng nhựa, bảng gỗ.
iii. Nội dung: 
1. Mở đầu: 
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. Đứng vỗ tay và hát.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên70- 80 m sau chuyển thành đội hình vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.
- Vừa đi vừa hít thở sâu 6- 8 lần, vừa đi vừa xoay cổ tay, vai, đứng lại quay mặt vào tâm, xoay đầu gối, xoay hông, xoay cổ chân.
2. Cơ bản: 
 a.Tâng cầu.
- Nêu lại cách tâng cầu; gv làm mẫu động tác- Tổ chức hs tâng cầu bằng bảng gỗ. 
b.Trò chơi “ Tung vòng vào đích”.
Gv nêu tên trò chơi, gọi một nhóm hs làm thử- Chia lớp làm 3 tổ, tổ trưởng chỉ huy chơi. Theo dõi bổ sung.
3. Kết thúc: - Đi đều 2- 4 hàng dọc và hát, cán sự lớp điều khiển.
- Một số động tác thả lỏng. Trò chơi hồi tĩnh.
- Hệ thống bài. Nhận xét tiết học, dặn dò.
 Buổi 2 
Tiết 1 
 Luyện tiếng Việt:
 Luyện đọc bài: Ai ngoan sẽ đƯợc thƯởng
I. Mục tiêu: 
Củng cố rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng, biết ngắt, nghỉ câu hợp lí. Hiểu nội dung bài đọc.
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1. Nêu mđyc tiết học.
HĐ2. Luyện đọc : 
+ Đọc mẫu toàn bài- Hs đọc .
+ Luyện đọc nối tiếp câu. Hớng dẫn đọc đúng:nhấn giọng ở các từ dùng để hỏi, lời đáp của các cháu, vui, nhanh nhảu, giọng kéo dài, chẳng hạn:
- Thưa Bác, vui lắm ạ! No ạ! Không ạ! Có ạ! Có ạ! Đồng ý ạ!
 + Đọc từng đoạn trước lớp- Hs tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- Hướng dẫn cách đọc một số câu hỏi, câu trả lời. Chẳng hạn: 
Các cháu chơi có vui không? - Tha Bác, có ạ!
Các cháu ăn có no không? - No ạ!..
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm ( đoạn, bài,cá nhân,đồng thanh).
HĐ3. Củng cố: 
- Em học tập ở bạn Tộ điều gì? ( Biết tự nhận lỗi).
- Câu chuyện này cho em biết điều gì?( Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác rất quan tâm em thiếu nhi ăn, ở , học tập nh thế nào. Bác khen ngợi khi các em biết tự nhận lỗi. Thiếu nhi phải thật thà, dũng cảm, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ).
- Nhận xét tiết học- Dặn dò.
 ____________________
Tiết 2 
 Hướng dẫn thực hành ( TC): 
Làm vòng đeo tay
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy thủ công.
	- Làm được vòng đeo tay.
	- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
II. Giáo viên chuẩn bị
	- Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
	- Quy trình làm vòng đeo tay bằng giáy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
	- Giấy màu hoặc giấy thủ công, kéo, hồ dán, kéo, bút chì, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
HĐ1. Củng cố
	- GV treo quy trình làm vòng đeo tay.
	- ? Nêu các bước khi làm vòng đeo tay.
	Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
Lấy 2 tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô
	Bước 2:Dán nối các nan giấy.
Dán nối các nan giấy cùng màu thành một nan giấy dài 50ô đến 60 ô, rộng 1 ô, làm 2 nan như vậy.
Bước 3: Gấp các nan giấy
Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay
- GV yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại cách làm vòng đeo tay.
- Cả lớp quan sát nhận xét
HĐ2. Thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành cắt các nan giấy, GV theo giỏi uốn nắn.
- Thực hành làm vòng đeo tay. 
- Nhận xét chung tiết học:
- Dặn dò: Tiết sau học tiếp “bài làm vòng đeo tay.” 
Tiết 3 
Tiết 3 
Tự học
 Luyện viết: xem truyền hình
i. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 
- Trình bày bài viết đúng thể loại. 
- Hiểu nội bài viết.
ii. Hoạt động dạy- học : 
HĐ1. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs : Vở viết, bút...
HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả :
 Gv giới thiệu bài viết. Đọc mẫu bài viết - 2 hs đọc lại.
a. Hướng dẫn nắm nội dung bài viết :
? Chú La mời mọi người đến nhà mình làm gì. 
? Tối hôm đó, mọi người xem được những gì trên ti vi.
? Trong bài có những chữ nào được viết hoa.
- Hs viết nháp: chật ních, lễ kỉ niệm, khuya
 b. Đọc bài hs viết - Hs khảo lỗi bằng bút chì. 
Chấm một số bài - Nhận xét chữa lỗi.
HĐ3. Củng cố: 
- Hs nêu lại nội dung bài văn.
- Khen ngợi hs có bài viết đúng, đẹp - Nhận xét tiết học dặn dò. 
Tiết 3: 
 Tiết 3 
Tự học
 Luyện viết: xem truyền hình
i. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 
- Trình bày bài viết đúng thể loại. 
- Hiểu nội bài viết.
ii. Hoạt động dạy- học : 
HĐ1. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs : Vở viết, bút...
HĐ2. Hướng dẫn viết chính tả :
 Gv giới thiệu bài viết. Đọc mẫu bài viết - 2 hs đọc lại.
a. Hướng dẫn nắm nội dung bài viết :
? Chú La mời mọi người đến nhà mình làm gì. 
? Tối hôm đó, mọi người xem được những gì trên ti vi.
? Trong bài có những chữ nào được viết hoa.
- Hs viết nháp: chật ních, lễ kỉ niệm, khuya
 b. Đọc bài hs viết - Hs khảo lỗi bằng bút chì. 
Chấm một số bài - Nhận xét chữa lỗi.
HĐ3. Củng cố: 
- Hs nêu lại nội dung bài văn.
- Khen ngợi hs có bài viết đúng, đẹp - Nhận xét tiết học dặn dò. 
Tiết 2 
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp
2. Hoạt động dạy học:
a. Giới thiệu bài .
b. Luyện tập
Bài 1. Số ?
chiều : 
luyện tiếng việt
luyện tập
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu bài Chiếc vòng bạc.
- Luyện tập về kiểu câu Ai thế nào?
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Đọc truyện Chiếc vòng bạc.
- GV đọc truyện Chiếc vòng bạc.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
- HS đọc cả bài Chiếc vòng bạc.
- Đọc đoạn trong nhóm . 
	HĐ 2: Chọn câu trả lời đúng:
1. Em bé muốn Bác mua cho cái gì?
a) Chiếc vòng bạc.
b) Một chiếc vòng sắt.
c) Một chiếc túi.
2. Bác đi công tác bao lâu mới về?
a) Hơn nửa năm
b) Hơn hai năm.
c) Hơn ba năm.
 - Học sinh trả lời.
3. Thái độ của cô bé và mọi người như thế nào khi thấy Bác vẫn nhớ mua món quà tặng cho cô bé?
4. Câu chuyện cho thấy điều gì về Bác Hồ kính yêu?
- HS trả lời - HS khác nhận xét.
- GV kết luận.
 HĐ3: Học sinh thảo luận nhóm 2
- Câu : Bác lấy ra một cái vòng bạc mới tinh được cấu tạo theo mẫu câu nào?
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gv kết luận:
Đáp án: Ai thế nào?
III. Củng cố: 
 _ Hệ thống bài học.
 - Nhận xét tiết học. Dặn dò.
___________________________
luyện toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Luyện tập về đơn vị đo độ dài Km .
- Làm bài tập bổ sung .
II.Hoạt động dạy học : 
Hoạt động 1: Ôn kiến thức : 
- Ki lô mét viết tắt là gì ? ( Km ) 
- 1 Km = ? m ( 1 Km = 1000 m ) 
- 1 km = ........ m 1m = ....... cm ...... dm = 1m
1 m = ........ dm ....... m = 1km .......cm = 1dm
Hoạt động 2 : Bài tập : 
1.Số : 
1 km = ...........m .........m = 1km 2m = ........ cm 
 ....... dm = 1m 1000 m = ....... km 
2 km = ............. m ........... m = 2km 
2. Cây thiết mộc lan cao 3m , cây cau cao hơn cây thiết mộc lan 6 m . Hỏi cây cau cao hơn bao nhiêu mét ? 
3.Điền dấu , = 
135 ......... 402 617 ......... 536 888.......... 777
808 .........900 432 ...........406 567.......... 580
Hoạt động 3: Chấm chữa bài cho HS .
III.Tổng kết : GV nhận xét giờ học - Dặn dò .
 -------------***--------------
Luyện toán
Luyện tập
i. Mục tiêu: 
 Giúp hs :
- Nắm được quan hệ giữa ki kô mét và mét.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với đơn vị là ki- lô- mét.
- Nhận biết ước lượng về đơn vị đo độ dài.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Luyện tập
Bài 1. Số ?
1000m = km	10dm = ..m
2km = m	1m =..dm
100cm =.m	1m = cm
- Gv gọi HS lần lượt nêu kết quả.
- GV chốt lại kết quả đúng.
2. Tính
86km - 53 km = .	5km x 7 = 
36 km : 4 = ..	35cm + 52 cm =
- GV gọi 1 HS làm ở bảng phụ - chữa bài.
3. Viết km, cm vào chỗ trống thích hợp:
a) Chiều dài chiếc bút chì khoảng 19 ..
b) Quãng đường từ Hà Nội đến Cao Bằng dài khoảng 285 .
- Gv gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài - HS nêu kết quả.
- Chữa bài.
Bài 4. GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm 2 làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày.
 Quãng đường từ A đến C dài 50km
 Quãng đường từ B đến D dài 60km
3. Củng cố:
 - Hệ thống bài học.
 - Dặn dò.
 _____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 30(2).doc