Bài soạn Lớp 2 - Học kì 1 - Tuần 1

Bài soạn Lớp 2 - Học kì 1 - Tuần 1

Mục tiêu

 Chép lại chính xác, trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi đoạn trích trong bài “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

- Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày 1 đoạn văn. Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô.

- Cũng cố qui tắc chính tả về c / k

- Làm được các bài tập 2, 3, 4

 Học bảng chữ cái :

- Điền đúng 7 chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

- Học thuộc bảng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ chép bài mẫu

- HS: Vở HS

 

doc 39 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 2 - Học kì 1 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
CHÍNH TẢ
Tiết1	
 CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu
 Chép lại chính xác, trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi đoạn trích trong bài “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày 1 đoạn văn. Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô.
Cũng cố qui tắc chính tả về c / k
Làm được các bài tập 2, 3, 4
 Học bảng chữ cái :
Điền đúng 7 chữ cái vào ô trống theo tên chữ. 
Học thuộc bảng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ chép bài mẫu
HS: Vở HS
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (1’)
Kiểm tra vở HS
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em: 
Chép lại đúng 1 đoạn trong bài tập đọc vừa học.
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm vần dễ viết lẫn.
Cô sẽ giúp các em học tên các chữ cái và đọc chúng theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Phát triển các hoạt động (30’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép 
(ĐDDH: Bảng phụ)
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn chép, viết đúng từng khó.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại
Thầy chép sẵn đoạn chính tả lên bảng
Thầy đọc đoạn chép trên bảng
Hướng dẫn HS nắm nội dung.
Đoạn này chép từ bài nào?
Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
Bà cụ nói gì?
Thầy hướng dẫn HS nhận xét.
Đoạn chép có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu đoạn viết ntn?
Thầy hướng dẫn viết bảng con từ khó: Mài, ngày, cháu, sắt.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài tập chép 
	(ĐDDH: Bảng phụ)
Ÿ Mục tiêu: HS nhìn bảng viết bài đúng
Thầy theo dõi uốn nắn.
Thầy chấm sơ bộ nhận xét
v Hoạt động 3: Luyện tập (ĐDDH: Bảng phụ)
Ÿ Mục tiêu: HS làm bài tập. Thuộc bảng chữ cái
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
Bài 1, 2, 3, 4 : Thầy cho HS làm mẫu
Thầy sửa
Học thuộc lòng bảng chữ cái
Thầy xoá những chữ cái viết ở cột 2, yêu cầu 1 số HS nói hoặc viết lại.
Thầy xoá lên chữ viết cột 3
Thầy xoá bảng
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhắc HS khắc phục những thiếu sót trong phần chuẩn bị đồ dùng học tập, tư thế, chữ viết.
Chuẩn bị: Ngày hôm qua đâu rồi?
- Hát
- HS đọc lại
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Bà cụ nói với cậu bé
- Cho cậu bé thấy: Kiên trì, nhẫn nại, việc gì cũng làm được.
- HS trả lời
- Vở chính tả
- HS viết bài vào vở
- HS sửa lỗi. Gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì.
- Vở bài tập
- HS làm bảng con
- HS làm vở.
- HS nhìn cột 3 đọc lại tên 9 chữ cái
- HS nhìn chữ cái cột 2 nói hoặc viết lại tên 9 chữ cái
- Từng HS đọc thuộc
BỔ SUNG
CHÍNH TẢ
Tiết 2: 	 NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?
I. Mục tiêu
Nghe viết lại chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi ? ; trình bày đúng khổ thơ 5 chữ. Chữ đầu các dòng thơ viết hoa, viết bài thơ ở giữa trang vở.
Làm được bài tập 3, 4 , BT 2 a/b ; hoặc BT phương ngữ do GV soạn 
Điền đúng 10 chữ cái tiếp theo vào ô trống theo tên chữ. Học thuộc bảng chữ cái.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: SGK + bảng con + vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Có công mài sắt có ngày nên kim
2 HS lên bảng, thầy đọc HS viết bảng: tảng đá, chạy tản ra.
Thầy nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) 
Tiết hôm nay chúng ta sẽ nghe – viết khổ thơ trong bài tập đọc hôm trước, làm các bài tập và học thuộc thứ tự 10 chữ cái tiếp theo.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài: (ĐDDH: Bảng phụ)
Ÿ Mục tiêu: Hiểu được nội dung chính và biết cách trình bày khổ thơ
Ÿ Phương pháp : Đàmthoại
Thầy đọc mẫu khổ thơ cuối
Nắm nội dung
Khổ thơ này chép từ bài thơ nào?
Khổ thơ là lời của ai nói với ai? 
Khổ thơ có mấy dòng?
Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
Thầy cho HS viết bảng con những tiếng dễ sai.
v Hoạt động 2 : Luyện viết chính tả
Ÿ Mục tiêu: Nghe và viết đúng chính tả 1 khổ thơ của bài tập đọc
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
Thầy đọc bài cho HS viết
Thầy theo dõi uốn nắn
Thầy chấm, chữa bài
v Hoạt động 3: Làm bài tập
Ÿ Mục tiêu: Nắm được bảng chữ cái, thuộc tên 10 chữ cái
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
* Bài 2:
Nêu yêu cầu: Điền chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống
* Bài 3:
Viết các chữ cái theo thứ tự đã học
* Bài 4:
Nêu yêu cầu
Thầy cho HS đọc tên chữ ở cột 3 điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
Học thuộc bảng chữ cái
Thầy xoá những cái ở cột 2
Thầy xoá cột 3
Thầy xoá bảng
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Thầy nhận xét bài viết.
Chuẩn bị: TLV: Sắp xếp câu thành 1 bài văn ngắn
- Hát
- Vài HS đọc lại
- Ngày hôm qua đâu rồi
- Lời bố nói với con
- 4 dòng
- Viết hoa
- Bắt đầu từ ô thứ 3 trong vở
- HS viết từ: vở hồng, chăm chỉ, vẫn còn
- Vở chính tả
- HS viết bài vào vở. HS sửa bài
- Vở bài tập
- HS nêu yêu cầu à làm miệng – 2 HS lên bảng. HS làm vở
- Trò chơi gắn chữ lên bảng phụ
- Điền chữ cái vào bảng con
- HS làm vở
- HS nhìn cột 3 đọc lại tên 10 chữ cái.
- HS nhìn chữ cái cột 2 đọc lại 10 chữ cái
- Thi đua đọc thuộc lòng 10 tên chữ cái.
BỔ SUNG
Thứ ngày tháng năm 200
ĐẠO ĐỨC
Tiết 1: 	
 HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I. Mục tiêu
 1-HS hiểu và nêu được một số biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ
 2-Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân 
 3-Thực hiện theo thời gian biểu
II. Chuẩn bị
GV: Dụng cụ phục vụ trò chơi sắm vai, phiếu thảo luận.
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (2’)
Thầy kiểm tra SGK
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’) Vì sao chúng ta phải học tập, sinh hoạt đúng giờ. Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi ntn? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “ Học tập, sinh hoạt đúng giờ.”
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (ĐDDH: tranh)
Ÿ Mục tiêu: HS có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động. Việc làm nào đúng, việc làm nào sai ?
Thầy yêu cầu HS mở SGK quan sát tranh 1 , 2, và trả lời câu hỏi
+Em có nậhn xét gì về việc làm của các bạn trong hai tranh dưới đây ?
-Cho HS trao đổi và tranh luận tự nhiên .
Thầy chốt ý: Bạn gái đang tự làm bài lúc 8 giờ tối. Bạn đủ thời gian để chuẩn bài và không đi ngủ quá muộn đảm bảo sức khoẻ. 
v Hoạt động 2: Xử lý tình huống (ĐDDH: Bảng phụ)
Ÿ Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
Vì sao nên đi học đúng giờ?
Làm thế nào để đi học đúng giờ?
Thầy chốt ý: Đi học đúng giờ sẽ hiểu bài không làm ảnh hưởng đến bạn và cô
* Vậy đi học đúng giờ HS cần phải: 
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và bài học.
- Đi ngủ đúng giờ.
- Thức dậy ngay khi bố mẹ gọi.
v Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy (ĐDDH: phiếu thảo luận)
Ÿ Mục tiêu: Biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Ÿ Phương pháp: Thảo luận nhóm
Giáo viên giao mỗi nhóm 1 công việc.
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi sắm vai: “Thực hiện đúng giờ”
Chuẩn bị bài 2
- Hát
- HS quan sát tranh.
- Chia nhóm thảo luận theo 2 tình huống :
+Tình huống 1 : Trong giờ học Toán, cô đang hướng dẫn làm BT toán. Bạn Lan đang tranh thủ làm BT Tiếng Việt còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp 
+Tình huống 2 : Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện
-Đại diện nhóm trình bày 
-Lớp bổ sung.
- HS lên trình bày
- Chia nhóm thảo luận chuẩn bị phân vai.
- Tình huống 1+2 (trang 19, 20)
- Mỗi nhóm thực h iện.
-- Học sinh thực hiện.
BỔ SUNG
Thứ ngày tháng năm 200
KỂ CHUYỆN
Tiết 1: 	 CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I-Mục tiêu
 -Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh. kể lại được từng đoạn và : “Có công mài sắt có ngày nên kim”
- Biết kể chuyện tự nhiên phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
-HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện 
-Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
-Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếtp được lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (1’)
Thầy kiểm tra SGK
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Tiết tập đọc hôm trước chúng ta đọc chuyện gì?
Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện đó?
à Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ nhìn tranh kể lại từng đoạn truyện, sau đó kể toàn bộ câu chuyện rồi sắm vai theo câu chuyện đó.
Phát triển các hoạt động (30’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện (ĐDDH: tranh)
Ÿ Mục tiêu: HS kể từng đoạn bằng lời theo tranh dựa vào câu hỏi.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại 
Thầy hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý.
+Kể theo tranh 1.
Thầy: Đặt câu hỏi
Cậu bé đang làm gì ? Cậu đọc sách như thế nào ?
Vậy còn lúc tập viết thì ra sao?
+Kể theo tranh 2
Tranh vẽ bà cụ đang làm gì?
Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
 ... m được tên gọi, ký hiệu của dm
Ÿ Phương pháp: Trực quan
Thầy phát băng giấy cho HS yêu cầu HS đo độ dài và ghi số đo lên giấy.
Thầy giới thiệu “10 xăngtimét còn gọi là 1 đêximét” . Viết : 10 cm = 1 dm
Thầy ghi lên bảng đêximét.
Đêximét viết tắt là dm
Trên tay các em đã có băng giấy dài 10 cm. Nêu lại số đo của băng giấy theo đơn vị đo là đêximét
Thầy yêu cầu HS ghi số đo vừa đọc lên băng giấy cách số đo 10 cm.
Vây 10 cm và 1 dm có quan hệ như thế nào? Hãy so sánh và ghi kết quả lên băn giấy.
Thầy yêu cầu HS đọc kết quả rồi ghi bảng: 
	10 cm = 1 dm
1 dm bằng mấy cm?
Thầy yêu cầu HS chỉ ra trên thước thẳng đoạn có độ dài 1 dm.
Thầy đưa ra 2 băng giấy yêu cầu HS đo độ dài và nêu số đo.
20 cm còn gọi là gì?
Thầy yêu cầu HS chỉ ra trên thước đoạn dài 2 dm, 3 dm
v Hoạt động 2: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: Làm bài tập về dm
Ÿ Phương pháp: Luyện tập
* Bài 1: điền “ngắn hơn” hoặc “dài hơn” vào chỗ chấm.
Thầy lưu ý: Câu a, b so sánh đoạn AB, CD với đoạn 1 dm.
Câu C, D so sánh với đoạn trực tiếp là AB và CD
* Bài 2: Tính (theo mẫu)
Thầy lưu ý: Không được viết thiếu tên đơn vị ở kết quả.
* Bài 3: Không thực hiện phép đo hãy ước lượng độ dài rồi ghi số thích hợp vào chỗ chấm.
Thầy lưu ý: Không được dùng thước đo, chỉ ước lượng với 1 dm để đoán ra rồi ghi vào chỗ chấm.
v Hoạt động 3: Trò chơi
Ÿ Mục tiêu: Thực hành đo
Ÿ Phương pháp: 
Luật chơi: Gồm 2 đội, mỗi đội từ 3 đến 5 HS. Mỗi HS lần lựot chọn băn giấy sau đó đo chiều dài. Sau đó dám băng giấy lên bảng và ghi số đo theo qui định. Đội A ghi đơn vị đo là cm, đội B ghi đơn vị đo là dm.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Hoàn chỉnh bài tập 2 cột 3.
Tập đo các cột có độ dài từ 1 đến 10 dm
Nhận xét tiết học
- Hát
à (ĐDDH: băng giấy)
- Hoạt động lớp
- HS nêu cách đo, thực hành đo.
- Băng giấy dài 10 cm
- 1 vài HS đọc lại
- 1 vài HS đọc: Băng giấy dài 1 đêximét
- HS ghi: 10 cm = 1 dm
- 10 cm = 1 dm
- 1 dm = 10 cm
- Lớp thực hành trên thước cá nhân và kiểm tra lẫn nhau. 
- Băng giấy dài 20 cm
- Còn gọi là 2 dm
- 1 số HS lên bảng đo và chỉ ra.
- Lớp nhận xét
- Hoạt động cá nhân
à (ĐDDH: thước)
- HS đọc phần chỉ dẫn trong bài rồi làm.
- Sửa bài
- HS tự tính nhẩm rồi ghi kết quả
- Sửa bài
- HS đọc yêu cầu và thực hiện
- HS bốc thăm chọn đội A hoặc B
à (ĐDDH: thước)
- Đội thắng cuộc là đội đo được nhiều băng giấy và ghi số đo chính xác trong thời gian ngắn.
BỔ SUNG
TỰ NHIÊN XÃ HỘI Thứ , ngày tháng năm 200
CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu
 - Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ . 
 -Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
 - Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí của các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.
 -Năng vận động giúp cho cơ xương phát triển tốt, 
II. Chuẩn bị
GV: Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ – xương)
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
Kiểm tra ĐDHT.
3. Bài mới 
Giới thiệu: 
Cơ quan vận động.
PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG 
v Hoạt động 1: Thực hành
Ÿ Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận cử động của cơ thể.
-Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK
-Yêu cầu 1 HS thực hiện động tác “lườn”, “vặn mình”, “lưng bụng”.
-GV hỏi: Bộ phận nào của cơ thể bạn cử động nhiều nhất?
-Chốt: Thực hiện các thao tác thể dục, chúng ta đã cử động phối hợp nhiều bộ phận cơ thể. Khi hoạt động thì đầu, mình, tay, chân cử động. Các bộ phận này hoạt động nhịp nhàng là nhờ cơ quan vận động.
v Hoạt động 2: Giới thiệu cơ quan vận động:
(ĐDDH: Tranh)
Ÿ Mục tiêu: 
HS biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
HS nêu được vai trò của cơ và xương.
-Bước 1: Sờ nắn để biết lớp da và xương thịt.
GV sờ vào cơ thể: cơ thể ta được bao bọc bởi lớp gì?
GV hướng dẫn HS thực hành: sờ nắn bàn tay, cổ tay, ngón tay của mình : dưới lớp da của cơ thể là gì?
GV yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6/ trang 5.
Tranh 5, 6 vẽ gì?
Yêu cầu nhóm trình bày lại phần quan sát.
* Chốt ý: Qua hoạt động sờ nắn tay và các bộ phận cơ thể, ta biết dưới lớp da cơ thể có xương và thịt (vừa nói vừa chỉ vào tranh: đây là bộ xương cơ thể người và kia là cơ thể người có thịt hay còn gọi là hệ cơ bao bọc). GV làm mẫu.
-Bước 2: Cử động để biết sự phối hợp của xương và cơ.
GV tổ chức HS cử động: ngón tay, cổ tay.
Qua cử động ngón tay, cổ tay phần cơ thịt mềm mại, co giãn nhịp nhàng đã phối hợp giúp xương cử động được.
¯ Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng của cơ và xương mà cơ thể cử động.
¯ Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.
GV đính kiến thức.
Sự vận động trong hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt. Cô sẽ tổ chức cho các em tham gia trò chơi vật tay.
v Hoạt động 3: Trò chơi : Vật tay – kéo tay
Ÿ Mục tiêu : HS hiểu hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
ŸTrò chơi.
GV phổ biến luật chơi : ( kéo tay )
GV quan sát và hỏi:
Ai thắng cuộc? Vì sao có thể chơi thắng bạn? 
Tay ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động khỏe. Muốn cơ quan vận động phát triển tốt cần thường xuyên luyện tập, ăn uống đủ chất, đều đặn.
GV chốt ý: Muốn cơ quan vận động khỏe, ta cần năng tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ săn chắc, xương cứng cáp. Cơ quan vận động khỏe chúng ta nhanh nhẹn.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
GV chia 2 nhóm, nêu luật chơi: tiếp sức. Chọn bông hoa gắn vào tranh cho phù hợp.
GV nhận xét tuyên dương.
Chuẩn bị bài: Hệ xương
- Hát
- HS thực hành trên lớp.
- Lớp quan sát và nhận xét.
- HS nêu : Bộ phận cử động nhiều nhất là đầu, mình, tay, chân.
- Hoạt động nhóm.
- Lớp da.
- HS thực hành.
- Xương và thịt.
- HS nêu
- HS thực hành.
- HS nhắc lại.
- HS nêu.
- HS 2 nhóm thực hiện.
Thứ ngày tháng năm 200
THỦ CÔNG
GẤP TÊN LỬA
Tiết 1: 	
I. Mục tiêu
HS biết cách gấp tên lửa.
 HS gấp được tên lửa các nếp gấp thẳng và phẳng.
 * HS khá giỏi : gấp được tên lửa các nếp gấp thẳng, phẳng và sử dụng được.
II. Chuẩn bị
GV: Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy thủ công. 
Giấy thủ công có kẻ ô. Mẫu quy trình giấy tên lửa.
HS: Giấy nháp.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (2’) 
GV kiểm tra việc chủa bị giấy nháp của HS.
Nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (2’)
GV giời thiệu – ghi bảng.
Phát triển các hoạt động (23’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Ÿ Mục tiêu: HS biết quan sát và nắm được hình dáng, màu sắc, các phần của tên lửa.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại, gợi mở.
Ÿ Hình thức: Học theo nhóm
Ÿ Đồ dùng dạy học: Mẫu gấp tên lửa.
GV giới thiệu mẫu gấp tên lửa – Đặt câu hỏi: 
+ Hình dáng của tên lửa?
+ Màu sắc của mẫu tên lửa?
+ Tên lửa có mấy phần?
GV chốt: Tên lửa có 2 phần đó là: phần mũi và phần thân.
GV gợi ý: Để gấp được tên lửa cần tờ giấy có hình gì?
GV mỡ dần mẫu giấy tên lửa.
GV kết luận: Tên lửa được gấp từ tờ giấy có hình chữ nhật.
GV lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi được tên lửa như ban đầu. GV nêu câu hỏi:
+ Để gấp được tên lửa, ta gấp phần nào trước phần nào sau?
- GV chốt lại cách gấp.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật.
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS nắm được quy trình gấp tên lửa.
Ÿ Phương pháp: Trực qua, giảng giải, làm mẫu.
Ÿ Hình thức: Học theo lớp.
Ÿ ĐDDH: Mẫu quy trình các bước gấp tên lửa. Giấp thủ công minh họa các bước thực hiện.
- GV treo quy trình gấp – Giới thiệu 2 bước: Gấp tạo mũi và thân tên lửa (H1 đến H4), tạo tên lửa và sử dụng (H5 và H6).
- GV gọi ý qua hình vẽ để HS nêu cách gấp từng hình.
- GV thao tác mẫu từng bước:
@ Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
- GV thực hiện các bước gấp từ H1 đến H4.
- Lưu ý: Sau mỗi lần gấp, miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng.
@ Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng
- GV thực hiệc các bước gấp từ H5 đến H6
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng tên lửa.
- GV giáo dục HS an toàn khi vui chơi.
- GV chốt các bước gấp tên lửa và lưu ý: 2 cách phải đếu nhau để tên lừa không bị lệch.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Ÿ Mục tiêu: HS nắm được các bước gấp và gấp được tên lửa trên giấy nháp.
Ÿ Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
Ÿ Hình thức: Nhóm.
Ÿ ĐDDH: 6 hình vẽ rời trong bảng quy trình
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi HS trong nhóm thực hành gấp tên lửa.
- GV quan sát – uốn nắn và tuyên dương nhóm có tiến bộ.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Chuẩn bị: Giấy màu (10 x 15ô)
Tập gấp nhiều lần và tập phóng tên lửa để học tiết 2.
Nhận xét tiết học.
- Hát
- Các tỗ trưởng báo cáo.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát nhận xét.
- HS trả lời.
- Hình chữ nhật, hình vuông, . . .
- Gấp phần mũi trước, phần thân sau.
- HS quan sát hình vẽ từ H1 đến H6
- HS nêu
- HS quan sát và theo dõi từng bước gấp của GV
- 1 HS phóng thử tên lửa – Nhận xét.
- HS nhắc lại.
- HS thực hành theo nhóm
- HS nhắc lại quy trình gấp dựa vào 6 hình vẽ rời.
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_lop_2_hoc_ki_1_tuan_1.doc