Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 24 - Trường TH Mỹ Hạnh Bắc

Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 24 - Trường TH Mỹ Hạnh Bắc

I.Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

- Hiểu nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

- HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 , 5 SGK.

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.

- Giáo dục HS chung thuỷ trong tình bạn

II. Chuẩn bị

III. Các hoạt động:

1. Bài cu: HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Nội quy đảo khỉ.

 

doc 21 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1103Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 2 - Tuần 24 - Trường TH Mỹ Hạnh Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Tiết 3-4 _ Tập đọc (T 70 – 71)
QUẢ TIM KHỈ
I.Mục tiêu:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
Hiểu nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 , 5 SGK.
HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4 SGK.
Giáo dục HS chung thuỷ trong tình bạn
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Nội quy đảo khỉ.
2. Bài mới 
v Hoạt động 1: Luyện đọc
GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu
GV theo dõi sửa cho HS yếu cách đọc-
GV giảng từ : Trấn tĩnh, bội bạc,
* Đọc từng đoạn trước lớp.
GV hướng dẫn HS ngắt hơi và nhấn giọng 
Một con vật da sần sùi, dài thượt nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắt, trườn lên bãi cát//. Nó nhìn kỹ bằng cặp mắt ti hí/với hai hàng nước mắt chảy dài//.
GV cho HS đọc từng đoạn theo nhóm
GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
GV yêu cầu HS khá giỏi đọc diễn cảm 
GV cho HS đọc đồng thanh cả bài
GV cho HS đọc thi đua theo nhóm 
GV nhận xét
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
GV yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi 
+ Khỉ đối xử với cá sấu như thế nào? 
+ Cá sấu định lừa khỉ như thế nào? 
+ Khỉ nghỉ ra mẹo gì để thoát nạn? 
+ Tại sao cá sấu lại tẽn tò lủi mất?
+ Tìm những câu nói lên tính nết của khỉ và cá sấu? 
à Giáo dục: HS chân thật trong tình bạn
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
GV yêu HS chia nhóm , thi đua đọc.
GV theo dõi HS đọc bài, chấm điểm cho HS.
HS khá đọc lại bài. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
HS đọc nối tiếp câu chú ý các từ : quẫy mạnh, dài thượt, hoảng sợ, trấn tĩnh, sần sùi, nhọn hoắt
HS luyện đọc câu 
HS đọc nói tiếp từng đoạn trong nhóm
HS khá giỏi đọc diễn cảm 
HS đọc đồng thanh
HS đọc thi đua theo nhóm
HS đọc thầm bài
> Thấy cá sấu khóc vì không có bạn . Khỉ mời cá sấu kết bạn. Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.
> Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lấy quả tim của Khỉ.
> Khỉ lừa lại Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉ đang để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.
Vì Cá Sấu xử tệ với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu là bạn thân.
Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu.
> Khỉ là người bạn tốt và rất thông minh.
Cá Sấu là con vật bội bạc, là kẻ lừa dối, xấu tính.
HS đọc lại bài 
3.Củng cố : HS đọc lại toàn bài
4. Dặn dò: Đọc trước bài: “Voi nhà” Tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi gợi ý SGK. 
Nhận xét:
Tiết 5 _ Toán (T 116)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Biết cách tìm thừa số X trong các bài tập dạng: X x a = b; a x X = b.
Biết tìm một thừa số chưa biết.
Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3).
HS làm được các bài tập 1, 3, 4 SGK.
HS khá, giỏi làm thêm bài tập 2, 5 SGK.
Tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng giải toán. Tìm y: 
y x 2 = 8 y x 3 = 15
 y = 8 : 2 y = 15 : 3
 y = 4 y = 5
2 Bài mới 
+ Bài 1:Tìm x
GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết.
GV yêu cầu HS thực hiện vào bảng con. 
GV hỗ trơ HS yếu cách trình bày 
GV nhận xét chốt.
+ Bài 2: Tìm y
Muốn tìm một số hạng của tổng ta làm sao?
Muốn tìm một thừa số của tích ta làm như thế nào?
GV yêu cầu HS làm vào vở –GV chấm điểm
+ Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
GV yêu cầu HS khá, giỏi lên bảng làm bài. 
GV nhận xét 
+ Bài 4: Giải toán 
GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
GV giúp đỡ HS yếu đặt lời giải 
GV chấm sửa bài 
+ Bài. 5: Dành cho HS khá giỏi 
GV yêu cầu HS khá giỏi tự làm bài 
GV nhận xét – tuyên dương.
HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết.
HS làm bài vào bảng con
X x 2 = 17 2 x X = 12 3 x X = 27
 X = 4 :2 X = 12:2 X = 27 : 3
 X = 2 X = 6 X = 9
HS nêu HS khác nhận xét
HS làm bài vào vở.
y + 2 = 10	 y x 2 = 10 2 x y = 10
 y = 10 – 2 y = 10 : 2 y = 10 : 2
 y = 8 y = 5 y = 5
HS khá, giỏi lên bảng làm bài
Thừasố
2
2
2
3
3
3
Thừasố
6
6
3
2
5
5
Tích
12
12
6
6
15
15
HS làm bài vào vở.
Số kg gạo mỗi tuí có
12 : 3 = 4 (kg)
Đáp số : 4 kg gạo
HS làm bài vào vở 
Số lọ hoa là:
15 : 3 = 5 (lọ)
Đáp số: 15 lọ hoa
3 Củng cố : Muốn tìm 1 thừa số của phép tính ta làm sao? 
4. Dặn dò: Ôn bảng nhân 4. Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn để tiết sau thực hành lập và học thuộc bảng chia 4.
Nhận xét:
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Tiết 1 Thể dục (T47)
Đi kiểng gót hai tay chống hông. Trò chơi: “Nhảy ô” và “kết bạn”.
I. Mục tiêu:
Giữ được thăng bằng khi đi kiễng gót, hai tay chống hông.
Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
Năng tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ.
II Chuẩn bị:
III Các hoạt động dạy học.
1 Phần mở đầu.
GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
GV cho HS khởi động các khớp, 
2 Phần cơ bản:
Đi kiểng gót hai tay chống hông 3 lần.
GV cho HS thực hiện theo đội hình hàng dọc.
Ôn đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
* Ôn trò chơi: “Kết bạn”
GV cho HS ôn trò chơi theo đội hình vòng tròn.
3 Phần kết thức.
Thực hiện một số động tác thả lỏng.
GV cùng HS hệ thồng bài.
HS khởi động các khớp, 
€€€€€€€€€€€€€€
€€€€€€€€€€€€€€
€€€€€€€€€€€€€€
€
HS thực hiện theo đội hình hàng dọc.
€€€€€€€€€€€€€€€
€
€€€€€€€€€€€€€€€
HS ôn đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông. hai tay dang ngang
€€€€€€€€€€€€€€€
€
€€€€€€€€€€€€€€€
HS ôn trò chơi theo đội hình vòng tròn.
€€€€
€ €
€ € €
€ €
€€€€
HS thực hiện một số động tác thả lỏng.
Nhận xét:
Tiết 2 _ Đạo đức (T 24)
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TT)
I. Mục tiêu: 
Nhận được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu ; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự. Biết nhận xét đánh giá hành vi đúng hoặc sai khi nhận và gọi điện thoại
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động:
1 Kiểm tra: Khi nhận và gọi điện thoại em thực hiện như thế nảo??
Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ ra sao?
2. Bài mới 
v Hoạt động 1: Trò chơi sắm vai.
Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu các nhóm suy nghĩ. Xây dựng kịch bản và đóng vai các tình huống sau:
+ Em gọi hỏi thăm sức khoẻ của một người bạn cùng lớp bị ốm.
+ Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em.
+ Em gọi điện nhầm đến nhà người khác.
==> Kết luận: Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử cho lịch sự.
v Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
GV chia nhóm, yêu cầu thảo luận để xử lý các tình huống sau:
+ Có điện thoại của bố nhưng bố không có ở nhà.
GV hỗ trợ HS cách xử lí tình huống. 
+ Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đang bận.
+ Em đến nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
==> Kết luận: Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch.
+ Trong lớp đã có em nào từng gặp tình huống như trên? Khi đó em đã làm gì? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
à Giáo dục HS: Gọi nhận điện thoại lịch sự nói năng rõ ràng 
Các nhóm nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận xây dựng kịch bản cho tình huống và sắm vai diễn lại tình huống.
Nhận xét đánh giá cách xử lý tình huống xem đã lịch sự chưa, nếu chưa thì xây dựng cách xử lý cho phù hợp.
Thảo luận và tìm cách xử lý tình huống.
+ Lễ phép với người gọi điện đến là bố không có ở nhà và hẹn bác lúc khác gọi lại. Nếu biết, có thể thông báo giờ bố sẽ về.
+ Nói rõ với khách của mẹ là đang bận xin bác chờ cho một chút hoặc một lát nữa gọi lại.
+ Nhận điện thoại nói nhẹ nhàng và tự giới thiệu mình. Hẹn người gọi đến một lát nữa gọi lại hoặc chờ một chút để em gọi bạn về nghe điện.
Một số HS tự liên hệ thực tế.
3 Củng cố : Nêu các bước khi gọi và nhận điện thoại 
4. Dặn dò: Thực hành gọi và nhận điện thoại lịch sự. Chuẩn bị: Lịch sự khi đến nhà người khác.
Nhận xét:
Tiết 3 _ Toán (T 117)
BẢNG CHIA 4
I. Mục tiêu:
Lập được bảng chia 4.
Nhớ được bảng chia 4.
Biết giải bài toán có một phép tính chia, thuộc bảng chiĩa.
HS làm được các bài tập 1, 2 SGk.
HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3 SGK.
Tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động:
1.. Bài cũ : GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 4.
2. Bài mới 
v Hoạt động 1: Giúp HS lập bảng chia 4.
Giới thiệu phép chia 4
a) Ôn tập phép nhân 4.
+ Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
b) Giới thiệu phép chia 4.
Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
=> Nhận xét: Từ phép nhân 4 là 4 x 3 = 12 ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3
* Lập bảng chia 4
GV cho HS thành lập bảng chia 4 Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
GV tổ chức cho HS đọc và học thuộc ... ï nhiên hít thở sâu.
2 Phần cơ bản.
Đi nhanh chuyển sang chạy 2-3 lần 
* Ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông. 
Cho HS đi theo vạch kẻ thẳng: 2 - lần: 10 m
Đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang: 1-2 lần : 10-15 m
Ôn đi kiễng gót hai tay chống hông: 1-2 lần : 10-15 m. 
GV hướng dẫn giải thích cho HS nắm được 
GV cho HS làm thử sau đó mỗi đợt 2 HS thực hành 
*Trò chơi : “ Nhảy ô”
GV nêu tên trò chơi ,giải thích cách chơi cho 1 tổ làm mẫu theo đội hình hàng doc 
GV chia tổ , tổ chức cho HS chơi kết 2 hoặc kết 3
3 Phần kết thúc.	
Cúi ngươì thả lỏng 
HS khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, cổ, hông, vai, gối
HS chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên hít thở sâu.
€€€€€€€€€€€€
€€€€€€€€€€€€
€€€€€€€€€€€€
€
HS đ nhanh chuyển sang chạy 2 - 3 lần 
Đi Chạy Đích.
HS ôn đi theo vạch kẻ thẳng ( từng HS) – Mỗi HS đi 2 lần mỗi động tác.
Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung 
HS thực hiện chơi trò chơi: “Nhảy ô”.
€€€€
HS cúi ngươì thả lỏng 
Nhận xét:
Tiết 2 _ Luyện từ và câu (T 24)
Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy 
I. Mục tiêu:
Nắm được một số từ ngữ cgỉ tên, đặc điểm của các loài vật (BT2 BT2).
Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
Yêu quý, bảo vệ động vật quý hiếm, vật nuôi
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: GV yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo mẫu câu có cum từ như thế nào? 
HS 1: Con mèo nhà cậu như thế nào?
HS 1: Con mèo nhà tớ rất đẹp.
3. Bài mới 
v Bài 1: Tìm từ chỉ đặc điểm của các con vật trong tranh 
GV cho HS quan sát tranh nêu tên con vật trong từng tranh 
GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
GV cho 2 HS lên bảng làm bài 
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu nói đặc điểm của con vật 
GV nhận xét bài làm của HS 
v Bài 2: Chọn tên các con vật điền vào chỗ trống 
Gọi HS đọc yêu cầu.
GV cho HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
GV gọi 1 số HS đọc bài làm của mình.
GV nhận xét và cho điểm HS.
GV yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được.
GV yêu cầu HS khá giỏi tìm thêm 1 số thành ngữ khác 
+ Bài 3: Điền dấu chấm, dấu phẩy 
GV yêu cầu HS đọc suy nghĩ điền dấu vào ô vuông 
GV hỗ trợ HS yếu cách điền dấu 
GV nhận xét 
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn 
HS quan sát tranh nêu tên con vật trong tranh 
HS dựa vào -chọn cho mỗi con vật trong tranh minh hoạ một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
2 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bài vào vở Bài tập.
Gấu trắng: tò mò Nai: hiền lành
Thỏ: nhút nhát Cáo: tinh ranh
 Sóc: nhanh nhẹn Hổ: dữ tợn
HS thảo luận cặp làm bài vào vở bài tập 
HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
a) Dữ như hổ (cọp): chỉ người nóng tính, dữ tợn.
b) Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát.
c) Khoẻ như voi: khen người có sức khoẻ tốt.
d) Nhanh như sóc: khen người nhanh nhẹn.
HS tìm : Chậm như sên, 
HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ 
HS nhận xét bài làm ở bảng 
+ Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
HS đọc lại đoạn văn ngắt nghỉ hơi đúng
3. Củng cố: 
Nêu đặc điểm của conthỏ, gấu, hổ 
4. Dặn dò: Xem trước bài: “Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao”. 
Nhận xét:
Tiết 3 _ Toán (T 120)
Bảng chia 5
I. Mục tiêu:
Biết cách thực hiện phép chia 5.
Lập được bảng chia 5.
Nhớ được bảng chia 5.
Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
HS giải được các bài tập 1, 2 SGK.
HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3 SGK.
Tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động
1Bài cũ: GV yêu cầu HS đọc bảng chia 4.
3 Bài mới 
v Hoạt động 1: Giúp HS: Lập bảng chia 5.
1. Giới thiệu phép chia 5
a) Oân tập phép nhân 5
GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn (như SGK).
+ Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
b) Giới thiệu phép chia 5
+ Trên tất cả tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
* Nhận xét:
==> Từ phép nhân 5 là 5 x 4 = 20 ta có phép chia 5 là 20 : 5 = 4.
2 Lập bảng chia 5
GV cho HS khá giỏi tự thành lập bảng chia 5
==> Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng.
Ví dụ:
Từ	5 x 1 = 5	có	5 : 5 = 1
Từ	5 x 2 = 10	có	10 : 2 = 5
GV tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng 5.
v Hoạt động 2: Thực hành
+ Bài 1: Số 
GV yêu cầu HS ghi kết quả vào SGK 1 HS làm bài ở bảng phụ 
GV hỗ trợ HS yếu tính kết quả
GV nhận xét chốt.
+ Bài 2:Giải toán 
GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV nhận xét sửa bài, chấm điểm.
+ Bài 3: Giải toán 
GV yêu cầu HS khá giỏi tự làm bài 
GV hỗ trợ HS yếu nêu phép tính 
GV chấm sửa bài 
HS dưới lớp thực hành lấy các tấm bìa tính kết quả
HS trả lời và viết phép nhân: 5 x 4 = 20. Có 20 chấm tròn.
HS trả lời rồi viết 20 : 5 = 4. Có 4 tấm bìa.
HS thành lập bảng chia 5.
5 x 1 = 5à 5 : 5 = 1ø 5 x 6 = 30à 30 : 2 = 6
5 x 2 = 10à10 : 5 = 2 5 x 7 = 35à 35 : 5 = 7
5 x 3 = 15à 15 : 5 = 3 5 x 8 = 40 à 40 : 5 = 8 
5 x 4 = 20à 20 : 5 = 4 5 x 9 = 45 à 45 : 5 = 9 
5 x 5 = 25à 25 : 5 = 5 5 x 10 = 50à 50 : 5 = 10
HS đọc và học thuộc bảng 5.với HS yếu có thể thuộc 3, 4 phép chia
HS làm bài vào SGK và nêu kết quả. Cả lớp nhận xét bổ sung.
Số bị chia
10
20
30
40
50
45
35
25
15
Số chia
5
5
5
5
5
5
5
5
5
thương
2
4
6
8
10
9
7
5
3
HS làm bài vào vở.
Bài giải
Số bông hoa trong mỗi bình là:
15 : 5 = 3 (bông)
Đáp số : 3 bông hoa.
HS khá, giỏi làm bài vào vở 
Bài giải
Số bình hoa là:
15 : 5 = 3 (bình)
Đáp số : 3 bình hoa.
3 Củng cố: HS đọc bảng chịa 5.
4 Dặn dò: Học thuộc lòng bảng chia 5. Chuẩn bị các tấm bìa có chia 5 phần bằng nhau. Để tiết sau thực hành học bài: “Một phần năm”.
Nhận xét:
Tiết 4 _ Tập làm văn (T 24)
Đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi.
I. Mục tiêu:
Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT 2).
Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẫu chuyện vui (BT 3).
Giáo dục HS nói lời đáp lịch sự tế nhị 
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS thực hành nói lời đáp 
2. Bài mới 
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
+ Bài 1: Đọc lời nhân vật trong tranh 
GV yêu cầu HS quan sát tranh 
+ Khi gọi điện thoại đến, bạn nói thế nào?
+ Cô chủ nhà nói thế nào?
+ Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định, khi nghe thấy chủ nhà phủ định điều mình hỏi, bạn HS đã nói thế nào?
==> Giáo dục HS , khi đáp lại những lời này các em cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn.
GV gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện tình huống trên.
+ Bài 2: Nói lời đáp của em 
GV viết sẵn các tình huống vào băng giấy gọi 2 HS lên thực hành. 1 HS đọc yêu cầu trên băng giấy, 1 HS thực hiện lời đáp.
Gọi HS dưới lớp bổ sung nếu có cách nói khác.
Động viên, khuyến khích HS nói. (1 tình huống cho nhiều lượt HS thực hành)
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
GV kể chuyện 1 đến 2 lần.
+ Truyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
+ Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
+ Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
+ Cậu bé giải thích ra sao?
+ Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
Gọi 1 đến 2 HS kể lại câu chuyện.
GV nhận xét, cho điểm HS.
HS quan sát tranh nêu nội dung : 
> Tranh minh hoạ cảnh một bạn HS gọi điện thoại đến nhà bạn.
> Bạn nói: Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
> Ơû đây không có ai tên là Hoa đâu, cháu à.
> Bạn nói: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô.
HS thực hành đóng vai theo cặp, cả lớp nhận xét 
Từng cặp HS thực hành hỏi đáp 
+ Tình huống a.
+ HS 1: Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.
+ HS 2: Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.
+ HS 1: Dạ, xin lỗi cô./ Không sao ạ. Xin lỗi cô./ Dạ, cháu xin lỗi cô.
+ Tình huống b.
+ Thế ạ. Không sao đâu ạ./ Con đợi được. Hôm sau bố mua co con nhé./ Không sao ạ. Con xin lỗi bố. 
+ Tình huống c.
+ Mẹ nghỉ đi mẹ nhé./ Mẹ yên tâm nghỉ ngơi. + Con làm được mọi việc.
HS cả lớp nghe kể chuyện.
> Hai nhân vật là cô bé và cậu anh họ.
> Cô bé thấy mọi thứ đều lạ./ Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lấy làm lạ lắm.
> Cô bé hỏi người anh họ: Sao con bò này không có sừng hở anh?/ Nhìn thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi người anh họ: “Sao con bò này lại không có sừng, hả anh?”
> Cậu bé giải thích: Bò không có sừng vì có con bị gãy sừng, có con còn non, riêng con ăn cỏ kia không có sừng vì nó là  con ngựa./ Cậu bé cười vui và nói với em: “À, bò không có sừng thì có thể do nhiều lí do lắm. Những con bò còn non thì chưa có sừng những con bò bị gẫy sừng thì em cũng không nhìn thấy sừng nữa, riêng con vật kia không có sừng vì nó không phải là bò mà là con ngựa.
> Là con ngựa.
2 đến 4 HS thực hành kể trước lớp.
3.Củng cố : HS khá giỏi kể lại câu chuyện 
4. Dặn dò: Tìm các tình huống phủ định và nói lời đáp của mình. Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
Nhận xét:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 tuan 24 CO TICH HOP LGKNS.doc