I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố về tìm số hạng chưa biết
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 - trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số
2. Kỹ năng: Biết tìm 1 số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng kia. Biết thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số (có nhớ) vận dụng khi giải toán có lời văn.
3. Thái độ: GD học sinh tích cực tự giác học tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: 4 bó, mỗi bó 10 que tính
- HS: Bảng con
Tuần 10 Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2011 Toán Tiết 47 SỐ TRÒN CHỤC TRỪ ĐI MỘT SỐ (Trang 47) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố về tìm số hạng chưa biết - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 - trường hợp số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có một hoặc hai chữ số 2. Kỹ năng: Biết tìm 1 số hạng chưa biết, khi biết tổng và số hạng kia. Biết thực hiện phép trừ có số bị trừ là số tròn chục, số trừ là số có 1 hoặc 2 chữ số (có nhớ) vận dụng khi giải toán có lời văn. 3. Thái độ: GD học sinh tích cực tự giác học tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống II. Đồ dùng dạy - học: - GV: 4 bó, mỗi bó 10 que tính - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức : (1p) Kiểm tra sĩ số , lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 2 HS lên bảng - Lớp làm bảng con 35 + x = 48 x + 9 = 25 x = 46 - 35 x = 25 – 9 x = 11 x = 14 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Giới thiệu thực hiện phép trừ. - GV: Gắn các bó que tính trên bảng và nêu: Có 4 chục que tính, bớt đi 8 que tính. Em làm thế nào để biết còn bao nhiêu que tính ? - GV: Hướng dẫn HS lấy ra bỏ (mỗi bó 1 chục (tức 10) que tính và hướng dẫn HS nhận ra có 4 chục thì viết 4 vào cột chục viết 0 vào cột đơn vị (Lấy bớt đi tức là trừ đi nên viết dấu trừ) lấy bớt đi 8 que tính thì viết 8 ở cột đơn vị, thẳng cột với 0, kể vạch ngang ta cho phép trừ 40 - 8 - GV: Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. *Chú ý: Viết 2 thẳng cột với 0 và 8, viết 3 thẳng cột với 4. Hoạt động 3: Giới thiệu cách thực hiện phép trừ . Bước 1: Giới thiệu phép trừ. 40 - 18 - HS lấy 4 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính (4 chục từ là 40 que tính). - Có 40 que tính, bớt đi 18 que tính phải làm tính gì ? Bước 2: Thực hiện phép trừ 40 - 18 *Chú ý: Các thao tác của bước 2 là cơ sở của kỹ thuật trừ có nhớ. Bước 3: Hướng dẫn HS đặt tính và tính. Hoạt động 3: Thực hành . - 1 học sinh nêu yêu cầu bài. - HS làm bảng con - Giáo viên nhận xét: * HS đọc bài toán. - GV: Hướng dẫn tóm tắt và giải bài - 1 em tóm tắt giải trên bảng - Cả lớp giải vào vở - GV nhận xét. Chấm - chữa bài (1p) (7p) (15p) 40 - 8 40 - 8 32 + 0 không trừ được 8, lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2, nhớ 1 + 4 trừ 1bằng 3 viết 3 40 – 8 = 32 40 - 18 22 + 0 không trừ được 8 lấy 10 trừ 8 bằng 2, viết 2nhớ 1 + 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2 viết 2 40 – 18 = 22 Bài 1: 60 50 90 80 30 80 - - - - - - 9 5 2 17 11 54 51 45 82 63 19 26 Bài 3: Tóm tắt: Có : 2 chục que tính = 20 que tính Bớt : 5 que tính Còn : ...? que tính Bài giải: Số que tính còn lại là: 20 - 5 = 15 (que tính) Đáp số: 15 que tính 4. Củng cố: (2p) - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) - Về nhà làm bài tập VBT. Chính tả: (Nghe viết) Tiết 20 ÔNG VÀ CHÁU (Trang 84) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng chính xác, trình bày đúng bài thơ Ông và cháu. Viết đúng các dấu 2 chấm, mở và đóng ngoặc kép, dấu chấm than. - Phân biệt c,k,l,n thanh hỏi/ thanh ngã. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS thói quen viết chữ đúng chính tả, đều nét, thẳng hàng, đúng mẫu chữ cỡ chữ, nối nét đúng quy định, trình bày khoa học; làm đúng bài tập 3. Thái độ: GD học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ ghi quy tắc chính tả - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy- học: 1. Ổn định tổ chức : (1p) Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 2 HS lên bảng viết : Tên các ngày lễ vừa học tuần trước. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết. - Giáo viên đọc bài chính tả - HS: 2 em đọc lại bài viết chính tả +CH: Có đúng là cậu bé trong bài thắng được ông của mình không? - HS trả lời: + CH: Trong bài thơ có mấy dấu 2 chấm và ngoặc kép? - HS viết bảng con những tiếng khó - Giáo viên đọc HS viết bài - Học sinh viết vở - Chấm chữa bài - GV đọc lại toàn bài. - Học sinh đổi vở soát lỗi - Giáo viên thu ( 5 – 7 bài chấm) Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. - Giáo viên treo bảng phụ đã viết quy tắc chính tả c/k . HS đọc ghi nhớ - GV: Chia lớp 3 nhóm thi tiếp sức ( Bình chọn nhóm nhất) - 1 HS đọc yêu cầu và làm bài SGK - HS: nêu kết quả - GV: Nhận xét (1p) (25p) (5p) - Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui - 2 lần dùng dấu 2 chấm trước câu nói của cháu và câu nói của ông Cháu vỗ tay hoan hô: " Ông thua cháu ông nhỉ" " Bế cháu, ông thủ thỉ: Cháu khoẻ hơn ông nhiều" - Vật, kẹo, chiều, vỗ, khoẻ Bài 2: *Ví dụ: ca, co, cô, cá, cam, cám, cói, cao, cào, cáo, cối, cỏng, cổng, cong, cộng, công - Kìm, kim, kéo, keo, kẹo, ké, ke, kẻ, kệ, khích, khinh, kiên Bài 3 a : lên non, non cao, nuôi con công lao, lao công 4. Củng cố: (2p) - Học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả e/ê. - GV: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) Về nhà luyện viết bài thêm Tập làm văn Tiết 10 KỂ VỀ NGƯỜI THÂN (Trang 85) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể về ông, bà hoặc 1 người thân, thể hiện tình cảm đối với ông bà, người thân. 2. Kỹ năng: Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) 3. Thái độ: GD học sinh tích cực tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh minh họa bài tập 1 III. Các hoạt động dạy- học: 1.Ổn định tổ chức : (1p) Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. - HS đọc yêu cầu bài - HS chọn đối tượng kể: Kể về ai? - HS: 1 HS khá kể - Kể trong nhóm - Đại diện các nhóm kể - Nhận xét - Khơi gợi tình cảm với ông bà, người thân ở học sinh - 1 HS đọc yêu cầu bài - Bài tập yêu cầu các em viết lại những gì vừa nói ở bài 1 - Học sinh làm bài, viết song đọc lại bài, phát hiện sửa lỗi chỗ sai - GV: Nhận xét: Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu đúng - HS: Nhiều học sinh đọc bài viết - GV: Chấm điểm 1 số bài (1p) (27p) Bài 1: Miệng - Kể sát theo ý: ông em năm nay 70 tuổi. Ông là công nhân đã nghỉ hưu. Ông rất yêu thương, chăm sóc em - Kể chi tiết hơn: Ông em năm nay đã 70 tuổi, nhưng tóc ông vẫn còn đen, đi lại nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Trước khi nghỉ hưu ông là công nhân, làm việc tại nông trường. Em rất yêu kính ông vì ông là người mẫu mực và rất chiều chuộng em, cái gì ngon ông cũng phần cho em nhiều hơn. Em làm điều gì sai, ông không mắng mà bảo em nhẹ nhàng. Bài 2: Viết Ông em năm nay đã 70 tuổi...... 4. Củng cố: (2p) - Nhận xét giờ học. Khen học sinh viết bài hay 5. Dặn dò: (1p) - Về nhà hoàn thiện bài viết Rút kinh nghiệm sau buổi dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 11 Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011 Toán Tiết 52 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ 12 – 8 (Trang 52) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học phép trừ dạng 12 - 8; bảng trừ có nhớ, dạng 12 - 8 (nhớ các thao tác trên đồ dùng học tập và bước đầu học thuộc bảng trừ đó). 2. Kỹ năng: Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính. Tính nhẩm, tính viết và giải toán. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: 12 Que tính, bảng cài - HS: 12 Que tính, bảng con III. Các hoạt động dạy- học: 1. Ổn định tổ chức : (1p) Kiểm tra sĩ số, lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Cả lớp làm bảng con - 32 - 54 15 8 17 46 - Nhận xét chữa bài 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Phép trừ 12-8. (1p) (3p) Bước 1: Nêu vấn đề - GV: Có 12 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính? - HS nghe phân tích đề toán + CH: Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm thế nào? - Thực hiện phép trừ 12 - 8 Bước 2: Tìm kết quả. - GV: Yêu cầu HS sử dụng que tính tìm kết quả. - HS thao tác trên que tính. - GV: Yêu cầu HS nêu cách bớt. - Đầu tiên bớt 2 que tính. Sau đó tháo 1 bó1 chục que tính và bớt đi 6 que tính nữa ( vì 2 + 6 = 8). Còn lại 4 que tính. 12 trừ 8 bằng 4. - GV: Vậy 12 trừ 8 bằng? - 12 trừ 8 bằng 4 Bước 3: Đặt tính rồi tính. - HS: Nêu cách đặt tính và tính - GV: Yêu cầu HS lên bảng đặt tính rồi tính - 12 8 4 Hoạt động 3: Lập bảng trừ 12 trừ đi 1 số. (7p) - GV: Cho HS sử dụng que tính tìm kết quả - HS thao tác trên que tính tìm kết quả. Sau đó đọc kết quả 12 - 3 = 9 12 - 7 = 5 12 - 4 = 8 12 - 8 = 4 12 - 5 = 7 12 - 9 = 3 12 - 6 = 6 - GV xoá dần bảng cộng 12 trừ đi một số cho HS đọc thuộc. - HS học thuộc lòng bảng cộng Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV: Yêu cầu HS nhẩm và ghi kết quả - HS: Nêu cách tính nhẩm Bài 1: Tính nhẩm a) 9 + 3 = 12 8 + 4 = 12 3 + 9 = 12 4 + 8 = 12 12 - 9 = 3 12 - 8 = 4 12 - 3 = 9 12 - 4 = 8 - 1 HS đọc yêu cầu - GV: Yêu cầu HS làm vào vở chữa bài - GV Chữa - Nhận xét b) 12 - 2 - 7 = 3 12 - 2 - 5 = 5 12 - 9 = 3 12 - 7 = 5 Bài 2: Tính - 12 - 12 - 12 - 12 - 12 5 6 8 7 4 7 6 4 5 8 - HS đọc yêu cầu đề toán Bài 4: + CH: Bài toán cho ta biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết có bao nhiêu quyển vở bìa xanh ta phải làm thế nào? - Có 12 quyển vở, có 6 quyển bìa đỏ. Hỏi có mấy quyển vở bìa xanh. - Thực hiện phép trừ - GV: Yêu cầu HS tóm tắt và giải Tóm tắt: Bài vào vở Xanh và đỏ: 12 quyển Đỏ : 6 quyển Xanh : quyển Bài giải: - GV: Chấm, chữa bài Số quyển vở bìa xanh là: 12 - 6 = 6 (quyển) Đáp số: 6 quyển 4. Củng cố: (2p) 2,3 HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số. GV: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) Về nhà học thuộc các công thức 12 trừ đi một số. Chính tả: (Nghe viết) Tiết 22 CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM (Trang 93) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nghe - viết chính xác trình bày đúng đoạn đầu của bài: Cây xoài của ông em. Phân biệt g/gh. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh viết đúng mẫu chữ cỡ chữ. Cách trình bày bài. Làm đúng các bài tập phân biệt g/gh 3. Thái độ: Giáo dục học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy- học: 1.Ổn định tổ chức: (1p) hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 2 HS lên bảng - Viết 2 tiếng bắt đầu bằng g ... nghĩa là "ít hơn". - Yêu cầu HS tóm tắt và giải Tóm tắt: Bà : 65 tuổi Mẹ kém bà: 27 tuổi Mẹ : tuổi ? Bài giải: Tuổi của mẹ là: 65 - 27 = 38 (tuổi) Đáp số: 38 tuổi 4. Củng cố: (2p) - HS nêu lại cách trừ, cách tính. GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau . Chính tả: (Tập chép) Tiết 28 TIẾNG VÕNG KÊU (Trang 118) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Chép lại chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng võng kêu. Phân biệt l/n 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh có kĩ năng viết đúng mẫu, cỡ chữ, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ. Làm đúng các bài tập phân biệt l/n 3. Thái độ: Giáo dục học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp . II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ viết bài tập chép - HS: Bảng con. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Ổn định tổ chức : (1p) hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) - GV đọc 2HS viết: lolắng, lên non - GV nhận xét, chữa bài. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Giới thiệu bài (1p) Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết. (20p) - GV mở bảng phụ (khổ 2) - HS: 2HS đọc bài tập chép + CH: Chữ đầu các dòng thơ viết thế nào? - Viết hoa, lùi vào 1 ô cách lề vở. - HS chép bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn HS - Chấm, chữa bài: Chấm 5, 7 bài nhận xét Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. (7p) - 1 HS đọc yêu cầu Bài 2: - 2HS làm trên bảng lớp -Yêu cầu HS chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống - HS làm vở a. lấp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng nảy. - Gọi 3 HS lên chữa. - Nhận xét. b.tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài. c.thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh. 4. Củng cố: (2p) 1 số HS đọc lại bài thơ. Khen học sinh viết đẹp 5. Dặn dò: (1p) Về nhà kiểm tra sửa lỗi trong bài chép. Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau . Tập làm văn Tiết 14 QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI VIẾT NHẮN TIN (Trang 118) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi đúng về nội dung tranh. Viết nhắn tin 2. Kỹ năng: Trả lời được câu hỏi theo tranh. Viết được một mẩu tin nhắn ngắn gọn, đủ ý. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực tự giác học tập. II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức : (1p) hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 2 HS lên bảng lần lượt kể (đọc) đoạn văn ngắn viết về gia đình 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1p) - GV nêu mục đích yêu cầu Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. (27p) - 1 HS đọc yêu cầu Bài 1: - Khuyến khích mỗi em nói theo cách nghĩ của mình a. Bạn nhỏ đang bón bột cho búp bê/Bạn nhỏ đặt búp bê trên lòng, bón bột cho búp bê ăn b. Mắt bạn nhìn búp bê thật âu yếm/bạn nhìn búp bê thật trìu mến. c. Tóc bạn buộc thành 2 bím tóc có thắt nơ d. Bạn mặc một bộ quần áo gọn gàng/Bạn mặc một bộ quần áo rất đẹp Bài 2: (Viết) - Giúp HS nắm yêu cầu của bài - HS viết bài vào vở bài tập. - HS nhớ tình huống để viết lời nhắn ngắn gọn, đủ ý. - Cho HS đọc bài viết. Lớp bình chọn người viết hay nhất. VD: 8 giờ sáng Mẹ ơi ! Bà nội đến chơi. Bà đợi mãi mà không thấy bà về. Bà đưa con đi chợ. Khoảng 10 giờ trưa con với bà sẽ về. Con Minh Ngọc 4. Củng cố: (2p) - GV: Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: (1p) - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau . Rút kinh nghiệm sau buổi dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 16 Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011 Toán Tiết 77 THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( trang78) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : Tập xem đồng hồ (ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối). Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ ( chẳng hạn 17 giờ, 23 giờ). 2. Kỹ năng: Biết vận dụng xem đồng hồ và làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối). 3.Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực, tự giác học tập. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Mô hình đồng hồ. - HS: Mô hình đồng hồ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: (1p) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ :(3p) + CH: Một ngày có bao nhiêu giờ ?( 1 ngày có 24 giờ) - GV: Nhận xét 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1p) Hoạt động 2: Thực hành. - 1 HS đọc yêu cầu - GV giải thích thêm 8 giờ tối ( 20 giờ) 5 giờ chiều ( 17 giờ) - HS quan sát tranh, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ tìm nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh. (27p) Bài 1: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh - Tranh 1: B - Tranh 2: A - Tranh 3: D - Tranh 4: C - Nhận xét, chữa bài - 1 HS đọc yêu cầu Bài 2: Câu nào đúng? Câu nào sai? - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập - HS: Quan sát tranh liên hệ giờ ghi trên đồng hồ với thời gian thực tế để trả lời câu đúng, câu sai. Tranh 1: a)Đi học muộn là đúng b)Đi học đúng giờ là sai Tranh 2:c) Cửa hàng đóng cửa là đúng d) Cửa hàng mở cửa là sai - Nhận xét Tranh 3: e) Lúc 20 giờ là đúng. g) Lúc 8 giờ sáng là sai. 4. Củng cố : (2p) - GV: Củng cố cách xem giờ. Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: (1p) Ghi nhớ nội dung bài học. Qua bài HS vận dụng đi học đúng giờ. Chính tả (Nghe - viết) Tiết 32 TRÂU ƠI (trang 136) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : Nghe viết chính xác bài ca dao 42 tiếng thuộc thể thơ lục bát. Từ đoạn viết củng cố cách trình bày một bài thơ lục bát. Phân biệt tiếng có âm vần thanh dễ lẫn tr/ch, ao/au, thanh hỏi/thanh ngã. 2.Kỹ năng: Rèn cho học sinh viết chữ đúng mẫu, cỡ chữ, đều nét. Tìm và viết đúng tiếng có âm vần thanh dễ lẫn tr/ch, ao/au, thanh hỏi/thanh ngã. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: - HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: (1p) hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) - GV đọc cho 2 HS lên bảng viết đúng các từ : khuy áo, lặp lại, non nước, quyến luyến - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1p) Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết. (20p) - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: - GV đọc bài ca dao. - 2 HS đọc lại bài ca dao. + CH: Bài ca dao là lời của ai nói với ai ? - Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết. + CH: Bài ca cao cho em thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào ? - Người nông dân rất yêu quý con trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như người bạn. + CH: Bài ca dao có mấy dòng ? - Bài ca dao có 6 dòng + CH: Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? - Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa + CH: Bài ca dao viết theo thể thơ nào? - Bài ca dao viết theo thể thơ lục bát + CH: Nên viết như thế nào ? - Trình tự lề vở dòng 6 sẽ lùi vào khoảng 3 ô, dòng 8 lùi vào 2 ô. - Viết từ khó - HS viết bảng con - Bảo, ngoài ruộng, cày, nghiệp, nông, quản công - GV đọc cho HS viết - HS nghe viết bài - Đọc cho HS soát lỗi - HS tự soát lỗi ghi ra lề vở. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. - GV: chấm chữa bài, nhận xét. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. (7p) - 1 HS đọc yêu cầu Bài 2: Thi tìm những tiếng chỉ khác ở vần ao hoặc au. - HS tìm và nêu miệng - Nhận xét chữa bài. VD: báu - báo, cao - cáu cháo - cháu, đao - đau háo - háu, lao - lau - 1 HS đọc yêu cầu - GV : Nhận xét chữa bài. Bài 3: a) Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống tr hay ch cây tre / che nắng buổi trưa / ăn chưa ông trăng / chăng dây con trâu / châu báu nước trong / chong chóng 4. Củng cố : (2p) 1 HS đọc lại bài viết. GV nhận xét tiết học; Khen học sinh viết đẹp 5. Dặn dò: (1p) Về nhà soát lại lỗi trong bài chính tả. Tập làm văn Tiết 16 KHEN NGỢI, KỂ NGẮN VỀ CON VẬT LẬP THỜI GIAN BIỂU (trang 137) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nói lời khen ngợi, kể về một con vật. Lập thời gian biểu một trong ngày. 2. Kỹ năng: Biết nói lời khen ngợi, kể về một vật nuôi. Biết lập thời gian biểu một trong ngày. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài vật. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Giấy khổ to làm bài tập 3 III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức: (1p) hát 2. Kiểm tra bài cũ: (3p) Bài tập 3 Tuần 15 viết về anh, chị em 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1:Giới thiệu bài. (1p) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. (27p) - 1 HS đọc yêu cầu Bài 1: Từ mỗi câu dưới đây. Đặt một câu mới tỏ ý khen + CH : Ngoài câu mẫu bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ? M: Đàn gà rất đẹp ® đàn gà mới đẹp làm sao ! - Đàn gà thật là đẹp. - Yêu cầu HS nói với bạn bên cạnh về câu khen ngợi - HS thảo luận nhóm đôi - HS nối tiếp nhau nói. - Chú Cường khoẻ quá ! - Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao ! - Bạn Nam học giỏi thật. Bài 2: Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết - Yêu cầu 1 số HS nêu tên con vật mà em biết ? - Nhiều HS nối tiếp nhau kể. - Chó, mèo, chim, thỏ, lợn, gà, trâu, bò... + CH: Mỗi con vật đều có lợi riêng vậy muốn bảo vệ chúng ta cần làm gì? VD: Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu vàng. Mắt nó tròn như hòn bi xanh. Ban ngày nó nằm cuộn tròn ben bếp lửa mắt lim dim. Đêm nó bắt chuột rất giỏi. - Ta cần yêu quý và chăm sóc chúng. - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm Bài 3: (Viết) Lập thời khoá biểu của em - Đọc lại thời gian biểu tối của bạn Phương Thảo - Yêu cầu HS tự viết đúng như thực tế. Sau đó đọc cho cả lớp nghe. - HS viết bài - 1 số HS đọc bài trước lớp. - 18 giờ 30 - 19 giờ 30: xem ti vi - 19 giờ 30 - 20 giờ 30: soạn sách vở và ôn lại bài - 20 giừo 30 - 21 giờ: đánh răng, vệ sinh cá nhân - 21 giờ : đi ngủ - GV Nhận xét 4. Củng cố : (2p) HS nhắc lại bài học. GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: (1p) Về nhà biết chăm sóc và yêu quý vật nuôi Rút kinh nghiệm sau buổi dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: