I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :Ôn luyện về đọc viết số, so sánh số, thứ tự các số phạm vi 1000.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hiện đọc viết số, so sánh số nhanh, đúng .
3.Thái độ : Cẩn thận trong tính toán.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết bảng BT2.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
NGÀY SOẠN :THỨ BẢY NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2009 NGÀY DẠY : THỨ HAI NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2009 TIẾT :1 MÔN : CHÀO CỜ :TUẦN 33 TIẾT :2 MÔN : TOÁN (PPCT :161) BÀI : ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ PHẠM VI 1000 I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức :Ôn luyện về đọc viết số, so sánh số, thứ tự các số phạm vi 1000. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hiện đọc viết số, so sánh số nhanh, đúng . 3.Thái độ : Cẩn thận trong tính toán. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Viết bảng BT2. 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ : -Gọi 3 em lên bảng làm bài tập. Đặt tính và tính : 456 - 223 334 + 112 168 + 21 -Nhận xét, ghi điểm. 3.Dạy bài mới : a.Giới thiệu bài: b. Luyện tập. Bài 1 : Viết các số: -Gọi 1 em nêu yêu cầu ? -GV đọc,yêu cầu HS nghe và viết số -GV nhận xét. -Tìm các số tròn chục trong? -Tìm các số tròn trăm trong bài ? -Số nào trong bài có 3 chữ số giống nhau ? -Nhận xét. Bài 2 : -Gọi 1 em đọc bài ? -Phần a em điền số nào vào ô trống thứ nhất, vì sao ? -Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390. -Nhận xét. Bài 3 : (Giảm tải) Bài 4 : -Yêu cầu gì ? -Nhận xét, ghi điểm. Bài 5 : -Yêu cầu HS viết số vào bảng con. -Nhận xét. -Cho HS thảo luận : Viết tất cả các số có 3 chữ số giống nhau. Những số đứng liền nhau trong dãy số này cách nhau bao nhiêu đơn vị ? -Tìm số có 3 chữ số, biết rằng nếu lấy chữ số hàng trăm trừ đi chữ số hàng chục, lấy chữ số hàng chục trừ đi chữ số hàng đơn vị thì đều có hiệu là 4. 4.Củng cố : -Nhận xét tiết học. -Tuyên dương, nhắc nhở. -Dặn dò, giao BTVN. -3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con: 456 334 168 - 223 +112 + 21 233 446 189 -Luyện tập. -2 em viết trên bảng ,lớp viết bảng con. -Số 250 và 900. -Số 900. -Số 555. -Điền số còn thiếu vào ô trống. -Điền 382. Vì đếm 380, 381, 382. -HS điền tiếp các ô trống còn lại của phần a. -HS đọc dãy số này. -Cả lớp làm tiếp phần b,c -Nhận xét . Sửa bài. -So sánh số và điền dấu thích hợp. -2 em lên bảng làm. Lớp làm vở. -1 em đọc bài trước lớp. Sửa bài. 534 = 500 + 34 909 > 902 + 7... -HS giải thích cách làm bài . - Bảng con : a/100, b/ 999, c/ 1000. -Các số có 3 chữ số giống nhau : 111, 222, 333, 444, 555, 666, 777, 888, 999. Cách nhau 111 đơn vị. -Số 951, 840. -Làm thêm bài tập. TIẾT :3 MÔN : MỸ THUẬT (PPCT:33) BÀI : VẼ THEO MẪU :CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC --------------------------------------------------------------- TIẾT :4 MÔN : TẬP ĐỌC (PPCT :97) BÀI : BÓP NÁT QUẢ CAM / TIẾT 1 I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : * Đọc. -Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. -Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật (Trần Quốc Toản, Vua) *Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong bài , nắm được sự kiện và các nhân vật lịch sử trong bài. -Hiểu nội dung bài : ca ngợi thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản, tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. 2.Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Noi gương các anh hùng dân tộc. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Trần Quốc Toản 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ : -Gọi 3 em đọc thuộc bài “Tiếng chổi tre” -Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ? -Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công ? -Nhà thơ muốn nói với em điều gì ? -Nhận xét, ghi điểm. 3.Dạy bài mới : a.Giới thiệu bài: b.HD Luyện đocï : -Giáo viên đọc mẫu lần 1 (lời người dẫn chuyện đọc nhanh, hồi hộp. Lời Trần Quốc Toản giận dữ, dõng dạc. Lời Vua khoan thai, ôn tồn.) -Tranh . * Đọc từng câu : -Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu ) *Đọc từng đoạn trước lớp: -Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc. -GV nhắc nhở học sinh đọc nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, nhấn giọng từ ngữ in đậm. Giọng đọc dồn dập. -Hướng dẫn đọc chú giải . -Đọc từng đoạn trong nhóm -Nhận xét . 4.Củng cố : -Gọi 1 em đọc lại bài. -Chuyển ý : Giặc Nguyên có âm mưu gì với nước ta. Trần Quốc Toản nóng lòng xin gặp Vua như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2. -Dặn dò : Đọc bài. -3 em đọc bài và TLCH. -Vào những đêm hè rất muộn, những đêm đông giá lạnh. -Như sắt/ như đồng. -Nhớ ơn chị lao công em hãy giữ cho đường phố sạch đẹp. -Bóp nát quả cam/Tiết 1. -Theo dõi đọc thầm. -1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm. -Quan sát. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu . -HS luyện đọc các từ : nước ta, ngang ngược, thuyền rồng, liều chết, lời khen, giả vờ, cưỡi cổ. -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. -Luyện đọc câu : *Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xâm xâm xuống bến.// * Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức :// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước”// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ câu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.// -HS đọc chú giải (SGK/ tr 125) Nguyên, ngang ngược, Trần Quốc Toản, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. -Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN +ĐT -1 em đọc lại bài. -Tập đọc bài. TIẾT :5 MÔN : TẬP ĐỌC (PPCT :97) BÀI : BÓP NÁT QUẢ CAM / TIẾT 2 I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : -Hiểu nội dung bài : ca ngợi thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản, tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước căm thù giặc. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ :Noi gương các anh hùng dân tộc. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh : Chuyện quả bầu. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ : -Gọi 2 em đọc bài “Bóp nát quả cam” -Nhận xét,ghi điểm. 3. Dạy bài mới : a.Giới thiệu bài: b.HD Tìm hiểu bài: -Gọi 1 em đọc. -Tranh “Trần Quốc Toản bóp nát quả cam” -Giặc Nguyên có âm mưu gì với nước ta ? -Thấy sứ giặc ngang ngược, thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào ? -Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì ? -Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào ? -Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh”, Quốc Toản lại tự đặt thanh gươm lên gáy ? -Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý ? -Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam ? c.Luyện đọc lại : -Nhận xét. 4.Củng cố : -Gọi 1 em đọc lại bài. -Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? -Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Đọc bài. -2 em đọc bài và TLCH. -Bóp nát quả cam/Tiết 2. -1 em đọc đoạn 1. -Quan sát. Đọc thầm đoạn 1 và trả lời . -Giả vờ mượn đường để xâm lược nước ta. -Vô cùng căm giận. -1 em đọc đoạn 2-3. - Đểû được nói hai tiếng “xin đánh” -Đợi Vua từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác để vào nơi họp, xăm xăm xuống thuyền. -Vì cậu biết : xô lính gác, tự ý xông vào nơi Vua họp triều đình là trái phép nước, phải bị trị tội. -Vì Vua thấy Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước. -1 em đọc đoạn 4. -Quốc Toản ấm ức vì bị Vua xem như trẻ con, lại căm thù giặc sôi sục nên nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt, quả cam vì vậy vô tình bị bóp nát. -2-3 nhóm thi đọc theo phân vai. -3-4 em thi đọc lại truyện . -1 em đọc bài. -Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước, tuổi nhỏ chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. -Tập đọc bài. ******************************************************* NGÀY SOẠN :THỨ BẢY NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2009 NGÀY DẠY : THỨ BA NGÀY 28 THÁNG 04 NĂM 2009 TIẾT :1 MÔN : THỂ DỤC (PPCT :65) BÀI: CHUYỀN CẦU.T/C:“NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH” -------------------------------------------------------------------------- TIẾT : 2 MÔN : KỂ CHUYỆN (PPCT:33) BÀI : BÓP NÁT QUẢ CAM I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : -Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong truyện. -Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phôi hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể để nhận xét đúng có thể kể tiếp lời bạn. 3.Thái độ : Giáo dục học sinh hiểu thêm về Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước, tuổi nhỏ chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh “Chuyện quả bầu”. 2.Học sinh : Nắm được nội dung câu chuyện, thuộc . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ : -Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Chuyện quả bầu” . -Nhận xét, ghi điểm 3. Dạy bài mới : a.Giới thiệu bài: b.HD kể chuyện: * Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong truyện: -4 Tranh . -GV treo 4 tranh theo đúng thứ tự sai trong SGK. -Em hãy sắp xếp lại các tranh theo thứ tự đúng. -Nhận xét. * Kể từng đoạn câu chuyện : -Yêu cầu HS chia nhóm : Nhớ truyện, sắp xếp lại trật tự 4 tranh theo đúng diễn biến trong câu chuyện -Nhận xét, ghi điểm. * Kể toàn bộ câu chuyện ... ûy. -Nhận xét. 2.Phần cơ bản : -Giáo viên yêu cầu HS chuyền cầu theo nhóm 2 người. -Chú ý : luyện tập như tiết 65. -Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời” -Luyện tập như tiết 65. -Nhận xét xem nhóm nào thực hiện trò chơi đúng . 3.Phần kết thúc : -Giáo viên hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. -Giao bài tập về nhà. -Tập họp hàng. -Khởi động: -Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. -Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên :90-100m. -Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. -Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, toàn thân, nhảy (2x8 nhịp). -Trò chơi/ tự chọn. -Thực hiện 8-10 phút (như tiết 65) -Thực hiện từ 8-10 phút. -Chia 2 nhóm tham gia trò chơi. -Cán sự lớp điều khiển . -Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. -Một số động tác thả lỏng. -Trò chơi. -Nhảy thả lỏng . Thứ . . . . . . . . .ngày . . . . . . tháng . . . . . . . năm . . . . . . . . Tiếng việt/ ôn ÔN LUYỆN VIẾT : LƯỢM . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Ôn luyện viết chính tả bài : Lượm . 2.Kĩ năng : Rèn viết đúng chính tả, trình bày đẹp. 3.Thái độ : Ý thức học tập tốt. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Hệ thống câu hỏi. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 35’ -Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập. Giới thiệu bài ôn. PP luyện đọc : a/ Giáo viên hướng dẫn luyện viết : -GV đọc mẫu bài viết hai khổ thơ cuối. PP hỏi đáp : -Em hãy nói hình ảnh của Lượm trong khổ thơ cuối ? b/ Hướng dẫn viết từ khó : Giáo viên đọc. c/ Luyện viết bảng con : Giáo viên cho HS viết bảng con các từ khó. d/Viết chính tả : GV đọc cho HS viết bài (đọc từng câu, từng từ). -Đọc lại. Chấm vở.Nhận xét. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò : Sửa lỗi. -Ôn luyện viết bài : Lượm. -1 em đọc. Lớp đọc thầm. -Lượm đi trên đường quê vắng vẻ, hai bên đường lúa trổ đòng đòng, chỉ thấy chiếc ca lô nhấp nhô trên đồng. -HS đưa ra từ khó :mặt trận, vèo vèo, thượng khẩn, đòng đòng. -Viết bảng con. -Nghe đọc, viết vở. -Dò bài, sửa lỗi. -Sửa lỗi. Tiết 33: Aâm hhạc : HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI “CHIM BAY, CÒ BAY” I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu. -Tập biểu diễn các bài hát kết hợp vận động phụ họa hoặc múa đơn giản. -Nghe hát và thực hiện trò chơi. 2.Kĩ năng : Hát đồng đều, rõ lời. 3.Thái độ : Yêu thích âm nhạc. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Băng nhạc. Nhạc cụ. 2.Học sinh : Thuộc bài hát “Chim bay cò bay” III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 35’ Hoạt động 1 : Ôn tập một số bài hát đã học. Mục tiêu : Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu. Tập biểu diễn các bài hát kết hợp vận động phụ họa hoặc múa đơn giản. -PP trực quan : Cho học sinh nghe băng bài hát . - GV chọn những bài HS chưa nắm vững để ôn. -Nhận xét. Hoạt động 2 : Trò chơi “Chim bay cò bay” Mục tiêu : Cho học sinh chơi trò chơi “Chim bay cò bay” -GV điều khiển và hát bài “Chim bay cò bay”. -GV hô : Chim bay, cò bay. -GV hô : Nhà bay. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Tập hát lại bài. -HS hát tập thể. -HS hát đúng và thuộc lời ca. -Tập hát kết hợp trò chơi. -HS đứng thành vòng tròn, mỗi em cách nhau một sải tay. -HS giơ ngang hai tay. -HS đứng im, bạn nào giơ tay là thua cuộc. Tiếng việt Tiết 5 : Tập đọc – LÁ CỜ . I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Đọc •-Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. -Biết đọc bài văn với giọng vui sướng, tràn đầy niềm tự hào. •Hiểu : Nắm được nghĩa các từ : bót, ngỡ ngàng, bập bênh .. -Hiểu nội dung bài : niềm vui sướng, ngỡ ngàng của bạn nhỏ khi thấy những lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công. 2.Kĩ năng : Rèn đọc thành tiếng, đọc hiểu . 3.Thái độ : Giáo dục học sinh Cách mạng tháng Tám là ngày hội của toàn dân. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Tranh “Lá cờ” 2.Học sinh : Sách Tiếng việt/ tập 2. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 5’ 25’ 4’ 1’ 1.Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 3 em đọc truyện “Bóp nát quả cam”. -Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì ? -Vì sao Vua chẳng những tha tội mà còn cho cam quý -Vì sao Quốc Toản bóp nát quả cam ? -Nhận xét, cho điểm. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài . Hoạt động 1 : Luyện đọc. Mục tiêu : Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.Biết đọc bài văn với giọng vui sướng, tràn đầy niềm tự hào. •-PP giảng giải- luyện đọc. -Giáo viên đọc mẫu toàn bài (SGV/ tr 251) -Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giảng từ. Đọc từng câu : -Giáo viên uốn nắn cách đọc của từng em. Đọc từng đoạn : chia 2 đoạn . -GV hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng mạch lạc, nghỉ hới đúng. -Bảng phụ : Hướng dẫn luyện đọc câu. -Nhận xét. -PP giảng giải : Hướng dẫn học sinh đọc các từ chú giải. -Giảng thêm : Cách mạng tháng Tám : cuộc cách mạng giành độc lập diễn ra vào mùa thu tháng Tám, năm 1945 ở nước ta. Xuồng : thuyền nhỏ không có mái che thường đi kèm theo thuyền lớn hoặc tàu thủy. Bè : tấm phẳng gồm nhiều thân cây ghép lại, nổi trên mặt nước, dùng làm phương tiện vận chuyển trên sông nước. Đọc từng đoạn trong nhóm. -Nhận xét, kết luận người đọc tốt nhất. -Trò chơi. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Mục tiêu : Hiểu nội dung bài : niềm vui sướng, ngỡ ngàng của bạn nhỏ khi thấy những lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công. PP giảng giải- hỏi đáp : -Thoạt tiên, bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở đâu ? -PP giảng giải : Lá cờ được treo trên cột cờ trước đồn giặc chứng tỏ quân ta đã chiến thắng, đã treo được cờ, khẳng định chủ quyền của ta. -Hình ảnh lá cờ đẹp như thế nào ? -Vẻ đẹp của lá cờ nói lên tình cảm gì của các bạn nhỏ ? -Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở những nơi nào nữa ? -Mọi người mang cờ đi đâu ? -Hình ảnh những lá cờ mọc lên khắp nơi nói lên điều gì ? -Nhận xét. -Luyện đọc lại : Nhắc nhở HS đọc bài với giọng trang trọng. Nhận xét, tuyên dương em đọc tốt. 3.Củng cố : Qua bài văn các em hiểu điều gì ? -Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp: Dặn dò- Đọc bài . -3 em đọc và TLCH. -Để được nói hai tiếng “xin đánh” -Vì Vua thấy Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước. -Vì Quốc Toản ấm ức, căm giận quân giặc. -Lá cờ. -Theo dõi đọc thầm. -1 em đọc lần 2. -HS nối tiếp nhau đọc từng câu . -HS luyện đọc các từ ngữ: ngỡ ngàng, lá cờ, năm cánh, lũ lượt, đổ về, bập bềnh. -HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. -Đoạn 1 : từ đầu buổi sáng. -Đoạn 2 : phần còn lại. -HS luyện đọc câu : Ra coi, mau lên !// Chị tôi vừa gọi,/ Vừa kéo tôi chạy ra cửa.// Chị chỉ tay về phía bót://-Thấy gì chưa ?// Tôi thấy rồi.//Cờ!// Cờ đỏ sao vàng/ trên cột cờ trước bót.// Tôi ngỡ ngàng ngắm lá cờ rực rỡ/ với ngôi sao vàng năm cánh/ đang bay phấp phới/ trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng.// -HS đọc các từ chú giải :(STV/ tr 128) -HS nhắc lại Cách mạng tháng Tám, xuồng, bè. -Chia nhóm:đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc cả bài. -Thi đọc giữa đại diện các nhóm đọc nối tiếp nhau. Đồng thanh. -Trò chơi “Nhanh tay” -Đọc thầm. 1 em đọc đoạn 1. -Bạn thấy lá cờ trên cột cờ trước đồn giặc. -Lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh bay phấp phới trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng. -Bạn nhỏ vui sướng khi thấy lá cờ. Bạn rất yêu lá cờ, yêu Cách mạng, yêu Tổ quốc. -1 em đọc đoạn 2. -Cờ mọc trước cửa mỗi nhà, trên cây, trên tay, cờ cắm trước mũi xuồng, kết thành chiếc bè đầy cờ. -Mọi người mang cờ đi tham gia meeting chào mừng CMTT thành công. -Cách mạng đã thành công. Mọi người vui mừng khi CMTT thành công. Họ yêu quý lá cờ, biểu tượng cho Cách mạng, của Tổ quốc. -3-4 nhóm thi đọc bài văn. -Niềm vui sướng, ngỡ ngàng của bạn nhỏ khi thấy những lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công. -Đọc bài . MÔN: TOÁN (PPCT :163) BÀI : Ô/T CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHƠ)TRONG PHẠM VI 1000 I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Ôn cộng trừ không nhớ phạm vi 100. 2.Kĩ năng : Làm đúng, chính xác các phép tính cộng trừ không nhớ. 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Phiếu bài tập. 2.Học sinh : Vở làm bài, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS -Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập -PP kiểm tra : Cho học sinh làm phiếu . 1.Tính : 798 – 347 476 - 123 245 + 124 237 + 122 2. Mẹ mua 145m vải hoa và 114m vải thun. Hỏi mẹ mua tất cả bao nhiêu mét vải ? 3.Tính giá trị các biểu thức sau : 1000 – 600 + 200 = ? 800 – 200 – 300 = ? 700 – 500 – 100 = ? 900 – 600 + 200 = ? -Dặn dò. - Ôn : Cộng trừ không nhớ phạm vi 1000 -Làm phiếu. 1.Tính : 798 476 245 237 -347 -123 +124 +122 451 353 369 359 2. Số mét vải mẹ mua tất cả : 145 + 114 = 259 (m) Đáp số : 259m -1000 – 600 + 200 = 400 + 200 = 600 -800 – 200 – 300 = 600 – 300 = 300 -700 – 500 – 100 = 200 – 100 = 100 -900 – 600 + 200 = 300 + 200 = 500 -Tập làm toán với các số có kèm đơn vị km, mm, m, dm, cm.
Tài liệu đính kèm: