Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 32 - Trần Thị Minh Nguyệt

Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 32 - Trần Thị Minh Nguyệt

A-YÊU CẦU:

- Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng.

- Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.

- Rèn kĩ năng đọc.

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 14 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 2 - Tuần 32 - Trần Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
 	 Ngày soạn: 23/4/2010
	 Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010
 Tập đọc: 	 CHUYỆN QUẢ BẦU. (2 tiết)
A-YÊU CẦU:
- Đọc mạch lạc toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng.
- Hiểu ND: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4. 
- Rèn kĩ năng đọc.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Tiết 1 
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
H: 2 em đọc bài "Cây và hoa bên lăng Bác" + TLCH
T: Nhận xét, ghi điểm
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:	
2. Luyện đọc: 
2.1. GV đọc diễn cảm toàn bài.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
H: Nối tiếp đọc từng câu.
- Lần 1: Đọc liền mạch
Luyện từ khó: biển, mênh mông, vắng tênh, nhanh nhảu.
- Lần 2: đọc lô- gíc.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
H: Nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- Lần 1: Đọc liền mạch.
- Lần 2: Đọc cuốn chiếu
+ Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, / mây đen ùn ùn kéo đến. // Mưa to, / gió lớn, / nước ngập mênh mông. // Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. //
- H: Đọc các TN giải nghĩa SGK. 
- Lần 3: đọc lô- gíc.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Đọc theo nhóm đôi.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng.
d) Thi đọc giữa các nhóm:
- Các nhóm thi đọc. Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt? (Lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí mật.)
- Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì? (Sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp miền. Khuyên hai vợ chồng cách phòng lụt)
Câu 2: Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt? (Làm theo lời khuyên của dúi: lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.)
- Hai vợ chồng thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt? (Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người)
Câu 3: Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau lụt? (Người vợ sinh ra một quả bầu, đem cất bầu lên giàn bếp...Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra.)
- Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào? (Khơ-mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh) 
Câu 4: Kể thêm một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết? (GV gợi ý cho HS nói VD: Tày, Mường, Hoa, Khơ –me, Nùng, Gia-rai, Sán Chay, Chăm, Xơ-đăng.. .) 
Câu 5: Đặt tên khác cho câu chuyện? (Cùng là anh em, Nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam, Anh em cùng một mẹ...). 
 4. Luyện đọc lại:
- 3, 4 em thi đọc lại chuyện (đọc phân vai)
- Lớp và GV nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Câu chuyện về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam giúp em hiểu điều gì? (Các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau.)
- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị tiết K/c.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán : 	LUYỆN TẬP. 
A-YÊU CẦU: 
- Biết sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng. 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng.
- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản..
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tờ giấy bạc các loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 1 HS làm BT4/163
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Thực hành:
Bài 1: HS đọc bài. GV yêu cầu HS nhận biết xem trong mỗi túi có chứa các tờ giấy bạc loại nào?
- Thực hiện phép tính cộng và trả lời lần lượt các câu hỏi của bài
VD: Túi a có 800 đồng
- Cả lớp nhận xét
H: Tự làm bài. Chữa bài.
Bài 2: HS đọc bài toán
- Làm bài vào vở 
- HS lên bảng chữa bài 
 Bài giải:
Mẹ phải trả tất cả là:
 600 + 200 = 800 (đồng)
Đáp số: 800 đồng
Bài 3: HS đọc bài 
- Làm vào SGK 
- Gọi HS chữa bài
 + Để tìm số tiền còn lại ta lấy số tiền An đưa người bán rau trừ đi số tiền An mua hết
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Ngày soạn: 24/4/2010
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
 Kể chuyện: CHUYỆN QUẢ BẦU.
A- YÊU CẦU:
- Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1, BT2).
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3).
- HS rèn luyện kĩ năng kể chuyện. Biết nhận xét đúng lời kể của bạn.	 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- 2 tranh minh hoạ SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 em nối tiếp nhau K/c: Chiếc rễ đa tròn. và TLCH.
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1 Kể lại đoạn 1, 2 (theo tranh); đoạn 3 (theo gợi ý)
- GV hướng dẫn HS quan sát, nói vắn tắt nội dung từng tranh:
+ Tranh 1: Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con dúi.
+ Tranh 2: Khi hai vợi chồng chui ra từ khúc gỗ khoét rỗng, mặt đất vắng tanh không còn một bóng người
 - Kể chuyện trong nhóm.
 - Thi kể chuyện trước lớp.
 2.2. Kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn mở đầu cho sẵn (SGK)
- GV nói: Đây là một cách mở đầu giúp các em hiểu câu chuyện hơn.
- 2, 3 HS khá, giỏi thực hành kể phần mở đầu và đoạn 1 của câu chuyện. Cả lớp và GV nhận xét.
- Một số HS kể lại toàn bộ câu chuyện
2.3. Kể toàn bộ câu chuyện
- 3, 4 HS khá, giỏi thi đua kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương nhứng HS có tiến bộ. 
- Về nhà kể cho người thân nghe.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
A- YÊU CẦU:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- SGK
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS làm BT2/ 164
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài: - Ghi đề
2. Thực hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu.
H: Làm vào SGK - Nêu kết quả - nhận xét
- GV yêu cầu HS đọc lại các số	
Bài 3: HS đọc yêu cầu
- HS làm vào bảng con.
- GV gọi HS chữa bài
 875 > 785	321 > 298
 697 < 699 900 + 90 + 8 < 1000
 599 < 701	732 = 700 + 30 + 2 
Bài 5: 
- HS Đọc yêu cầu đề toán và phân tích đề toán 
- Giải vào vở, thu chấm 1 số em 
- Gọi HS chữa bài 
Bài giải:
Giá tiền một chiếc bút bi là:
 700 + 300 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét - dặn dò, tuyên dương một số em.
- Về nhà làm BT ở VBTT.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Mĩ thuật: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT. TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
 (Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Chính tả (Nghe - viết): CHUYỆN QUẢ BẦU.	 
A- YÊU CẦU: 	
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài chính tả .
- Làm được BT3(b).
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Vở bài tập.
- Bảng phụ viết ND BT3(b)
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: 2 từ có thanh hỏi, 2 từ có thanh ngã. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. HDHS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần. 2 HS đọc lại.
- Bài chính tả này nói điều gì? (Giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta.)
- Trong bài có những tên riêng nào? (Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.)
- Tập viết bảng con các tên riêng. 
2.2. GV đọc, HS viết bài : 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc các cụm từ cho HS viết. 
- Đọc cho HS dò bài.
2.3. Chấm, chữa bài:
- Chấm bài tổ 1- Nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 3(b):
- HS đọc yêu cầu của bài:
- HS làm vào bảng con.
- GV gọi HS chữa bài, GV nhận xét.
- Đáp án: b) vui – dai – vai.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em có tiến bộ.
- Chuẩn bị bài sau. 
------------------------=˜&™=------------------------- 
Ngày soạn: 25/4/2010
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2010
 Thể dục: CHUYỀN CẦU
 (Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 -------------------------=˜&™=-------------------------
 Tập đọc:	 TIẾNG CHỔI TRE.	
A- YÊU CẦU: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng khi đọc các câu thơ theo thể tự do.
- Hiểu được ND: Chị lao công lao động vất vả để giữ cho đường phố luôn sạch đẹp. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ)
- Rèn kĩ năng đọc.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 em đọc bài “Chuyện quả bầu"+TLCH. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu:
2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a) Đọc từng câu:
- H: Nối tiếp nhau đọc 2 câu.
- Luyện đọc từ khó: lặng ngắt, như sắt, 
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS đọc 3 đoạn thơ trong bài
- Đọc các từ chú giải. GV giải nghĩa thêm: sạch lề (sạch lề đường, vỉa hè), đẹp lối (đẹp lối đi, đường phố)
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc theo nhóm đôi.
- GV theo dõi các nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Đọc đồng thanh (đoạn 3) 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào? ( Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những đêm hè muộn, khi ve cũng đã mệt, không kêu nữa và vào những đêm đông giá lạnh, khi cơn giông vừa tắt.)
Câu 2: Tìm những câu thơ ca ngợi chi lao công?( Chị lao công / Như sắt / Như đồng.)
Câu 3: Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ này? ( Chị lao công làm việc rất vất vả cả những đêm hè oi bức, những đêm đông giá rét. Nhớ ơn chị lao công, em hãy giữ cho đường phố sạch, đẹp)
4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HTL từng đoạn rồi cả bài thơ theo cách xóa dần
- HS thi HTL từng đoạn, cả bài.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tiếp tục HTL bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG.
A- YÊU CẦU: 
- Biết sắp thứ tự các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ nhẫm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo.
- Biết xếp hình đơn giản.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng thực hành
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2H làm BT3/ 165
- GV, lớp nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Thực hành:
 Bài 2: HS nêu yêu cầu
- Làm vào vở nháp. Gv gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhắc lại cách so sánh các số có 3 chữ số	 
a) Từ bé dến lớn: 599, 678, 857, 903, 1000
b) Từ lớn dến bé: 1000, 903, 857, 678, 599
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- GV gọi HS chữa bài. Thu chấm, nhận xét
Bài 4: GV đọc yêu cầu
- HS làm vào vở nháp
- GV gọi HS chữa bài
600m + 300m = 900m	700cm + 20cm = 720cm
20dm + 500dm = 520dm	1000km – 200km = 800km
Bài 5: HS nêu yêu cầu
- GV cho HS dùng bộ đồ dùng thực hành để xếp hình
III - DẶN DÒ:.
- Nhận xét giờ học. Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau 
------------------------=˜&™=-------------------------
 Luyện từ và câu: TỪ TRÁI NGHĨA. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY. 
A- YÊU CẦU:
- Biết xếp các từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) theo từng cặp (BT1).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT2).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
- Bảng phụ
- Vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS làm BT2/ 112
- Lớp + GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. HD làm bài tập:
a) Bài tập 1: (viết)
- 1 em đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm
- HS làm vào giấy nháp
- 3 em lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng 
 a) đẹp – xấu, ngắn – dài, nóng – lạnh, thấp – cao.
 b) lên – xuống, yêu – ghét, chê – khen.
 c) trời – đất, trên – dưới, ngày – đêm.
b) Bài tập 2: (viết) 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS sau khi điền dấu câu, nhớ viết hoa lại những chữ cái đứng liền sau dấu chấm.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Vệt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”)
 III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau
 -----------------------=˜&™=-------------------------
Thủ công: 	 LÀM CON BƯỚM (tiết 2).
A- YÊU CẦU:
- Biết cách làm con bướm bằng giấy.
- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. HS khá, giỏi : các nếp gấp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác.
- HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình mẫu con bướm.
- Tranh quy trình 
- Kéo, hồ dán, giấy màu, bút chì, thước kẻ, sợi chỉ.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- T: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Cho HS bổ sung (nếu thiếu).
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. HS thực hành làm con bướm
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm con bướm theo các bước:
+ Bước 1: Cắt giấy. 
+ Bước 2: Gấp cánh bướm
+ Bước 3: Buộc thân bướm.
+ Bước 4: Làm râu bướm.
- HS thực hành làm con bướm bằng giấy thủ công theo nhóm. 
- GV lưu ý HS: Các nếp gấp phải thẳng, cách đều, miết kĩ
- GV theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn những em còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
- HS thu dọn, vệ sinh
III- CỦNGCỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét thái độ học tập
- Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT Cho bài: Làm đèn lồng (tiết 1)
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Ngày soạn: 26/4/2010
	 Ngày dạy: Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
 Thể dục: TRÒ CHƠI: “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH” VÀ
 “NHANH LÊN BẠN ƠI”
 (Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Tập viết:	 CHỮ HOA Q (kiểu 2).
 A-YÊU CẦU: 
- Viết đúng chữ hoa Q - kiểu 2 (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng Quân (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Quân dân một lòng (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ: 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa N
- Viết sẵn: Quân dân một lòng 
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Lớp viết bảng con: N - Người
- GV nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS quan sát- nhận xét:
a) Chữ Q
T: Chữ Q cao mấy li? Gồm mấy nét?
H: Chữ Q kiểu 2 cao 5 li, gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản – nét cong trên, cong phải và lượn ngang.
T: HD cách viết.
T: Viết mẫu trên bảng. Vừa viết vừa HD cách viết.
Chữ Q: 3 lượt.
T: Uốn nắn, sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
3.1. Giới thiệu câu ứng dụng:
- HS đọc 1 lần.
- Nêu cách hiểu: quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Hướng dẫn HS quan sát câu ứng dụng - Nhận xét.
- H: Nêu độ cao các con chữ.
- T: Viết mẫu Quân trên dòng kẻ.
3.3. Hướng đẫn HS viết chữ “Quân” vào bảng con.
- T: Theo dõi, uốn nắn
4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
- GV nêu yêu cầu viết
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở HS 
5. Chấm, chữa bài: 
- Chấm 10 bài, nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
- Luyện viết phần ở nhà.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP CHUNG.
A-YÊU CẦU: 
- Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.
- Biết tìm số hạng, số bị trừ. 
- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu BT
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 3/166
- Nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2. Thực hành: 
Bài 1(a, b): Học sinh đặt tính vào bảng con.
- GV gọi 1 HS lên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2(dòng 1 câu a và b): HS nêu yêu cầu
-. Làm vào vở. GV gọi H lên bảng làm (2 em) cả lớp nhận xét.
a) 300 + x = 800	b) x – 600 = 100
 x = 800 – 300	 x = 100 + 600
	 x = 500	 x = 700
Bài 3: HS nêu yêu cầu
- GV cho HS làm tiếp sức.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
60cm + 40cm = 1m
300cm + 53cm < 300cm +57cm
1km > 8000m
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Chính tả (Nghe - viết): TIẾNG CHỔI TRE.
A-YÊU CẦU: 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ theo hình thức thơ tự do.
- Làm được BT2(b); 
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:	
H: 2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con: vội vàng, va vấp, quàng dây, ra vào, ngắn dài
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:	
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc lần 1.
- H: 2 em đọc lại 
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? (Những chữ đầu các dòng thơ)
- HS đọc lại các chữ khó. GV xoá
- GV đọc cho HS viết bảng con: lặng ngắt, như sắt, quét rác
- GV nhận xét.
3. GV đọc cho HS viết chính tả:
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết.
- Đọc cho HS dò bài.
4. Chấm, chữa bài:
- Thu bài chấm, chữa lỗi phổ biến.
- Trả bài cho HS đối chiếu.
5. HD làm bài tập:
Bài 2b:
- HS đọc bài tập
- HS làm vào phiếu BT. 
- GV thu chấm, gọi HS lên bảng chữa bài. 
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: (mít, chích, nghịch, tít, thích)
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ.
- Nhận xét giờ học. 
 ------------------------=˜&™=------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 32s.doc