Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 21 năm 2009

Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 21 năm 2009

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Luyện đọc

 + Đọc đúng các từ ngữ ( hoặc cụm từ): thảm thiết , cúng giỗ, trở đi,Hai Bà Trưng yết kiến , Bạch Đằng thuở trước máu còn loang .

 +Đọc diễn cảm, lưu loát bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

-Hiểu được:

 +Nghĩa các từ: trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.

 +Nội dung bài: ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

 - Hiểu tài năng , khí phách và ghi nhớ công lao và cái chết lẫm liệt của Giang Văn Minh.

II. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh hoạ bài đọc SGK; Thông tin về các nhân vật lịch sử đề cập trong bài

 HS : Rèn đọc và chuẩn bị trứơc các câu hỏi SGK/26

 

doc 35 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 21 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ tư ngày tháng năm 2008
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
Thời gian:40’ sgk/25
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
 	- Luyện đọc
 + Đọc đúng các từ ngữ ( hoặc cụm từ): thảm thiết , cúng giỗ, trở đi,Hai Bà Trưng yết kiến , Bạch Đằng thuở trước máu còn loang .
	+Đọc diễn cảm, lưu loát bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
-Hiểu được:
	+Nghĩa các từ: trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.
	+Nội dung bài: ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
	- Hiểu tài năng , khí phách và ghi nhớ công lao và cái chết lẫm liệt của Giang Văn Minh.
II. CHUẨN BỊ : GV : Tranh minh hoạ bài đọc SGK; Thông tin về các nhân vật lịch sử đề cập trong bài 
 HS : Rèn đọc và chuẩn bị trứơc các câu hỏi SGK/26
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : ( 3-5 phút ) Nhà tài trợ .Cách mạng 
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi :
HS1: Kể những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kỳ ?
HS2:Việc của ông Thiện làm thể hiện những phẩm chất gì? 
HS3: Nêu đại ý của bài ? 
- Nhận xét , ghi điểm cho từng HS 
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1: Luyện đọc ( 10-12 phút )
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng phần trước lớp:
Đoạn 1: Từ đầu đến ra lẽ 
Đoạn 2: Tiếp đến  đền mạng Liễu Thăng 
Đoạn 3: Tiềp đến ...ám hại ông .
Đoạn 4: Phần còn lại 
+Đọc nối tiếp lần 1: GVphát hiện thêm lỗi đọc sai sửa cho học sinh; kết hợp ghi bảng các từ HS đọc sai lên bảng.
+Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ: trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng, đồng trụ.
+ Đọc nối tiếp lần 3: hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ đúng.
Hs đọc nhóm đôi.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài ( 8-10 phút )
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 và trả lời câu hỏi:
H: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để bãi bỏ lễ “góp giỗ Liễu Thăng “?
( Để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “ góp giỗ Liễu Thăng” , Giang Văn Minh vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: không ai phải giỗ người chết từ năm đời. Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu: vậy tướng liễu thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?vua Minh biết mắc mưu nên phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.)
-Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
H: Nhắc lại nội dung đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh ? 
( Nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh: 
Đại thần nhà minh: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc
Giang Văn Minh: Bạch Đằng từ trước máu còn loang.)
-Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
H : Vì sao vua nhà Minh lại sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
(Nhà Minh sai người hãm hại ông Giang Văn Minh vì: vua Minh mắc mưu ông Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch đằng để đối lại, nên giận quá, sai người ám hại Giang Văn Minh.)
H : Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
(Ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì: Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.)
-Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa của câu chuyện, sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt:
Ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm ( 10-12 phút )
-Gọi 5 HS đọc theo vai , yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
-GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn tiểu biểu 
“ Chờ .cúng giỗ ?”
-Tổ chức HS từ tốp 3 em theo vai đọc diễn cảm.Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Gọi 1 HS đọc ý nghĩa.GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
BỔ SUNG:
Chính tả ( Nghe – viết )
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
Thời gian:35’ sgk/25
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nghe, viết đúng một đoạn của bài “ Trí dũng song toàn “ từ Thấy sứ thần Việt Nam  hết
 - Rèn viết đúng mẫu , không sai quá 5 lỗi trong bài viết. Làm đúng các
bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu r/d/gi , có thanh hỏi hay thanh ngã, trình bày đúng 1 đoạn của bài.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. CHUẨN BỊ : - GV :Các tờ phiếu khổ to nội dung bài tập 2, 3.
 - HS: rèn viết bài ở nhà , xem bài tập 2 /27
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : ( 3-5 phút )
- Yêu cầu HS viết sai tiết trước lên bảng viết lại : ô vào , khản đặc , râm ran khắp lối )
 - GV sửa lỗi , nhận xét .
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1 :Hướng dẫn nghe - viết. ( Dự kiến 15- 18 phút )
a. Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài “ Cánh cam lạc mẹ”
- GV nêu câu hỏi :
H :Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
(Ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì: Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. )
b. Viết đúng :
- GV yêu cầu HS nêu và đọc những từ khó 
 - GV đọc cho HS viết bảng lớn , vở nháp 
- Yêu cầu HS nhận xét , phân tích đúng sai .
- GV nhận xét và chốt những từ khó : ( Sứ thần , triều đại , linh cữu ông, anh hùng thiên cổ )
- Yêu cầu HS viết sai thực hiện viết lại
c.Viết bài :
- YC học sinh gấp sách giáo khoa, GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. (2 lượt cho mỗi lần đọc).
- Đọc lại toàn bài chính tả 2 lượt, HS soát lỗi. 
- GV chấm chữa bài tổ 2-3 .Nhận xét chung.
HĐ2 :Hướng dẫn HS làm luyện tập. ( Dự kiến 7-8 phút )
Bài 2 
- Gọi Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên dán 2 tờ phiếu lên bảng lớp , mời 2 học sinh lên bảng thi đua làm bài nhanh.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận người thắng cuộc là người tìm đúng, tìm nhanh, viết đúng chính tả các từ tìm được.
( a. dành dụm, để dành ; rành mạch, rành rọt; cái giành 
 b. dũng cảm ; vở , bảo vệ )
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
 -GVdán 4 phiếu lên bảng mời 4 học sinh lên bảng làm 
b bài . Dưới lớp làm vào vở BTTV.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Thứ tự các từ điền vào:
a. Rầm rì – dạo – dịu – rào- giờ – dáng.
b. Tưởng –mãi , hãi giải – cổng – phải –nhỡ.
* Yêu cầu HS đọc lại bài 3
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 4-5 phút )
- Cho HS xem VSCĐ.Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
BỔ SUNG:
Đạo đức
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ( PHƯỜNG ) EM (Tiết 1)
Thời gian:35’ sgk/
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nắm được :Uỷ ban nhân dân (UBND)xã,phường là cơ quan hành chính nhà nước luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em.	
 - Thực hiện các quy định của UBND xã( phường); tham gia các hoạt động do UBND xã ( phường) tổ chức.
	- HS có ý thức tôn trọng UBND xã(phường)
II. CHUẨN BỊ : GV : dùng thẻ màu cho bài tập 1,Bảng phụ ghi tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
BÀI CŨ : “ Yêu quê hương” ( 3-5 phút )
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
HS1:Vì sao ta phải yêu quê hương?
HS2 : Nêu bài học?
- Nhận xét, đánh giá từng HS.
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1:Tìm hiểu truyện “Đến Uỷ ban nhân dân phường ( Dự kiến 10-12 phút )
- Yêu cầu HS đọc truyện : Đến Uỷ ban nhân dân phường
 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn , nội dung :
1.Bố Nga đến UBND phường để làm gì ?
2. UBND phường làm các công việc gì?
3. UBND phường có vai trò như thế nào đối với mỗi người dân ?
4. Mỗi người dân cần có thái độ như thế nào đối với UBND ?
- Tổ chức cho các nhóm rút thăm trình bày 
- Yêu cầu các nhóm nhận xét , góp ý. Gv tổng hợp và chốt :
(UBND xã ( phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương.Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc .)
 * Ghi nhớ : Xem sách trang 32
 - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2 :Thực hành làm bài tập ( Dự kiến 15-18 phút )
Bài 1:
Mục tiêu : HS biết một số việc làm của UBND xã.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Lớp trưởng điều khiển lớp học tập : bày tỏ ý kiến c ... giữa mở bài, thân bài, kết bài
+ Cho học sinh quan sát bài văn có bố cục chưa cân đối, đọc cho học sinh nghe bài văn có phần kết nối giữa mở bài, thân bài, kết luận rời rạc
* Sắp xếp ý, chọn ý: có ý song còn thiếu sáng tạo, sắp xếp ý tương đối hợp lý.
 +Đọc cho học sinh nghe 2-3 bài có cách sắp xếp hợp lý. 
 +Một số bài quá nghèo ý, sắp xếp lộn xộn. Dẫn chứng 2 – 3 bài
Dùng từ : Đọc cho học sinh nghe có câu văn dùng từ hay 
 * Viết câu: Dẫn chứng bài văn viết câu chưa đủ bộ phận, chưa rõ ý. 
* Lỗi chính tả: Vầng tráng, dáng điệu, mong muống,óng mược , giõng giạc. ( Tự sửa)
b) Thông báo kết qủa : 
HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài: (7- 8 phút)
 Trả bài cho HS.
a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung :
- Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
 - Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa.
 -Yêu cầu cả lớp trao đổi về bài sửa trên bảng.
 - Giáo viên sửa lại cho đúng bằng phấn màu 
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài :
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV,đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. 
- Yêu cầu HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- Kiểm tra việc sửa lỗi của HS.
HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay: (5-6 phút)
- GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
- Yêu cầu HS trao đổi để tìm ra được cái hay, cái đáng học của, bài văn. ( Chính là điểm thành công , hạn chế của bài văn )
- Chốt lại những ý hay cần học tập.
HĐ4: Thực hành viết lại đoạn văn : (7-9 phút)
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (3-4 phút). 
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS làm bài đạt điểm cao, những em tích cực tham gia chữa bài.
Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại; chuẩn bị bài “Oân tập văn kể chuyện”
Khoa học
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
 Thời gian:35’ sgk/86
I.MỤC TIÊU:
	- Trình bày về một số công dụng của các loại chất đốt.
- Kể tên một số loại chất đốt và thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
 - Giáo dục học sinh sử dụng an toàn các loại chất đốt.
II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : “Năng lượng mặt trời” ( 3-5 phút )
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
HS1:Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
HS2:Hãy Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
Giáo viên nhận xét.
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1 : Kể tên một số loại chất đốt.
 ( Dự kiến 4-5 phút )
- GV nêu câu hỏi HS trả lời :
H:Hãy kể một số loại chất đốt thường dùng?
(than đá, dầu, ga)
H:Trong đó chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng? chất đốt nào ở thể khí?(than đá ở thể rắn, dầu ở thể lỏng, ga ở thể khí)
GV chốt Năng lượng chất đốt được dùng đun nấu trong cuộc sống hàng ngày.
HĐ2 : Công dụng –việc khai thác từng loại chất đốt
 ( Dự kiến 10-12 phút )
-Yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 86/ SGK và phần chuẩn bị của nhóm về các loại chất đốt 
-Yêu cầu thảo luận nhóm bàn các nội dung sau và trình bày ; GV chốt từng nội dung
1.Than đá được sử dụng vào những việc gì? ).
(Than đá được sử dụng làm chất đốt(sinh hoạt,đun nấu, sưởi)và chạy máy ở nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ)
2.Ở nước ta than đá được sử dụng chủ yếu ở đâu?
Sử dụng các chất đốt rắn là rơm, ra, củi . ở nông thôn và miền núi)
Sử dụng các chất đốt lỏng là dầu hoả, dầu mỏ để sinh hoạt,đun nấu và chạy một số động cơ
Sử dụng các chất đốt khí là khí tự nhiên, khí sinh học dùng làm chất đốt.
3. Ngoài than đá còn biết tên loại than nào khác?
 (Ngoài than đá còn có than tổ ong, than mùn)
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
GV : Các loại năng lượng chất đốt ở thể rắn, khí, lỏng được dùng trong sinh hoạt, đun nấu
HĐ3 : Tìm hiểu công dụng của dầu mỏ ( 8-10 phút )
Yêu cầu HS đọc thông tin trả lời nội dung sau:
H:Nêu tên một số chất được lấy ra từ dầu mỏ?
(từ dầu mỏ có thể tách ra xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn, nước hoa, tơ nhân tạo.)
- GV liên hệ đặt câu hỏi cho HS trả lời
H:xăng dầu được sử dụng vào những việc gì?(Chạy máy, thắp sáng, đun nấu trong sinh hoạt và chạy máy)
H: Ở nước ta được khai thác chủ yếu ở đâu?( Vũng Tàu)
GV chốt :Dầu mỏ là nguồn tài nguyên quí của nước ta chủ yếu lấy từ các giếng khoan dầu ở Vũng Tàu.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HS nêu tầm quan trọng của năng lượng chất đốt? 
 Nhận xét tiết học.
Về nhà học bài chuyển bị bài sau. 
BỔ SUNG: 
 KĨ THUẬT 
VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
 Thời gian:35’ sgk/
A.MỤC TIÊU:
HS cần phải:-Nêu được mục đích,tác dụng và một số cách vệ sinh phòng dịch cho gà.
-Có ý thức chăm nuôi gà.
B.ĐỒ DÙNG:Tranh, phiếu học tập.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ 1:Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc nuôi gà.
-HS đọc mục 1/sgk.
-đàm thoại:kể tên công việc vệ sinh ,chăm sóc gà.
+HS thảo luận-gv kết luận.
+HS nêu khái niệm,lý do phải chăm sóc gà.
+GV kết luận.
HĐ 2:Tìm hiểu cách vệ sinh cho gà
1.Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn ,uống.
-HD hs đọc mục 2a-trả lời câu hỏi:kể tên các dụng cụ cho gà ăn.
2.Vệ sinh chuồng nuôi
-HS nhắc lại cách vệ sinh
-HS nêu tác dụng của việc vệ sinh.
3.Tiêm thuốc phòng dịch cho gà.
-HS đọc mục 2c-nêu tác dụng của việc phòng dịch.
HĐ 2:Dánh giá kết quả
-GV đánh giá qua đàm thoại.
D.NHẬN XÉT, DẶN DÒ:Nhận xét tiết học.
Toán
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Thời gian:40’ sgk/109
I . MỤC TIÊU 
	- Giúp HS nắm được : Cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
	- Phân biệt dịên tích xung quanh, diện tích toàn phần, chủ động tìm ra cách tính, vận dụng linh hoạt và làm các bài tập.
	- Trình bày khoa học, rõ ràng.
II. CHUẨN BỊ : 
	 GV : Bìa ghi sẵn nội dung kiểm tra;Hộp chữ nhật .
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : Hình hộp chữ nhật, hình lập phương(3-5phút)
	- Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân, nội dung :
HS1. Hình hộp chữ nhật là hình như thế nào? Nêu các cạnh, đỉnh hình hộp chữ nhật.?
HS2. Hình lập phương là hình như thế nào ?Có mấy cạnh ? Mấy đỉnh ? Nhận xét các mặt, các cạnh của hình lập phương .
	- GV nhận xét và ghi điểm cho HS
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - Ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1 : Xây dựng cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ( 8-10phút )
 - Yêâu cầu học sinh quan sát hình hộp, nhận xét :
1.Diện tích xung quanh hình hộp là phần diện tích nào ?
2, Diện tích toàn phần hình hộp là phần diện tích nào ?
- Cho học sinh trình bày cá nhân. Giáo viên chốt : “Diện tích tổng cộng 4 mặt bên của hình hộp gọi là diện tích xung quanh.
Diện tích toàn phần là diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy”
a) Diện tích xung quanh :
- Gv giới thiệu các kích thước của HHCN (vừa quan sát ở trên ). Sau đó triển khai và cho HS nhận biết: Chiều dài (Chu vi mặt đáy HHCN ); chiều rộng (chiều cao HHCN )
- Đặt vấn đề cho học sinh thảo luận bàn: “ Muốn tính diện tích xung quanh ta làm thế nào? Thực hiện tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật có: chiều dài 26cm, chiều rộng 4cm.”
	- Yêu cầu học sinh trình bày cách tính, tổng hợp các ý kiến, minh hoạ bằng triển khai hình hộp, chốt :
	Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhât ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.
b) Diện tích toàn phần :
	- Yêu cầu học sinh nêu cá nhân về cách tính diện tích toàn phần, tổng hợp, chốt :
Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
	- Yêu cầu học sinh tính tiếp diện tích toàn phần hình hộp (ví dụ trên phần a).
HĐ2 : Thực hành ( 18-20 phút )
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 1, 2. Tìm hiểu đề sau đó nêu cách làm, thực hiện làm bài 1,2 vào vở.Gv gọi 2 em đối tượng chậm ( Mạnh, Quân) lên bảng trực tiếp hướng dẫn làm bài.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả, thực hiện đổi vở chấm đúng/sai.
Bài 1 :sgk Tóm tắt 
 Hình hộp chữ nhật có :
 Chiều dài :5dm 
 Chiều rộng: 4dm 
 Chiều cao :3dm 
 Sxq : .dm2 
 Stp : .dm2
Bài giải
Chu vi đáy của hình chữ nhật là:
(5 + 4) x 2 = 18 (dm)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhậtlà:
18 x 3 = 54 (dm2)
Diện tích hai đáy là:
5 x 4 2= 40 (dm2)
Diện tích toàn phần hình chữ nhật là:
54 + 40 = 94 (dm2)
 Đáp số: 54dm2 ; 94dm2
Bài 2:sgk Gò 1 thùng tôn không nắp hộp chữ nhật có :
Chiều dài : 6dm
Chiều rộng : 4dm
Chiều cao : 9dm
Cần miếng tôn có diện tích bao nhiêu ? (Không tính mép hàn)
Bài giải
Chu vi đáy là:
(6 + 4) x2 = 20(dm)
Diện tích làm xung quanh là:
20 x 9 = 180 (dm2)
Diện tích làm đáy là:
6 x 4 = 24 (dm2)
Diện tích tôn để làm thùng là:
180 +24 = 204 (dm2)
	 Đáp số : 74dm2
	- Yêu cầu học sinh sửa bài nếu sai.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (1-2 phút )
	+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
BỔ SUNG:
 HÁT NHẠC

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc