Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 19 năm 2008

Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 19 năm 2008

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Luyện đọc :

 + Đọc đúng: Phắc – tuya, Sa –xơ – lu Lô – ba, Phúc Lãng Sa. Biết đọc đúng một văn bản kịch.

 + Đọc phân biệt lời các nhân vật( anh Thành, anh Lê), lời tác giả.

 + Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

 + Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài: Cơm nuôi, các từ chú thích .

 + Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt , trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

 - GDHS biết thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.

II. CHUẨN BỊ : - GV : Tranh SGK phóng to, tranh về Bến nhà Rồng , Bảng phụ viết sẵn đoạn” Từ đầu đến Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”

 - HS : Xem trước bài trong sách.

 

doc 38 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 2, học kì II - Tuần 19 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2008
Tập đọc
 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
Thời gian:40’ sgk/4
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Luyện đọc :
 + Đọc đúng: Phắc – tuya, Sa –xơ – lu Lô – ba, Phúc Lãng Sa. Biết đọc đúng một văn bản kịch.
 + Đọc phân biệt lời các nhân vật( anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
 + Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
 + Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 
	- Hiểu các từ ngữ trong bài: Cơm nuôi, các từ chú thích .
	 + Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt , trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
 - GDHS biết thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
II. CHUẨN BỊ : - GV : Tranh SGK phóng to, tranh về Bến nhà Rồng, Bảng phụ viết sẵn đoạn” Từ đầu đến Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
BÀI CŨ : ( 2-3 phút )
- GV nhận xét , công bố điểm thi HKI
- Kiểm tra sách vở , đồ dùng chuẩn bị HKII
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề : ( 1-2 phút )
HĐ1 : Luyện đọc : ( 10-12 phút )
- Gọi 1 HS khá đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
-GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đếnVậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
+ Đoạn 2: Tiếp đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài 2 lượt).
+ Lần1:Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh .
+Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ
- GV Kết hợp giải nghĩa thêm:
” cơm nuôi” nhà chủ lo cơm cho người làm ăn.
Hs đọc nhóm đôi.
- Gọi 1 -2 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu cả trích đoạn kịch.
HĐ 2 : Tìm hiểu bài. : ( 10-12 phút )
 - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 1.
H: Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
( Tìm việc làm ở Sài Gòn.)
Giải thích : Chữ Tàu( chữ Trung Quốc )
+ Đoạn 2.
H: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
( Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ, da vàng với nhau. Nhưng Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?” “ Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt.)+ Đoạn 3.
H: Câu chuyện giữa anh thành và anh Lê nhiều lúc không ăn khớp với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
( Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
 Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại.
Anh Lê hỏi: 
Vậy anh vào Sài Gòn để làm gì?
-Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến Sài Gòn này nữa.
 Anh Thành đáp:
 Anh học trường  anh là người nước nào?
 Vì đèn ta không sáng bằng đèn hoa kì
 Giải thích: Sở dĩ câu chuyện của hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.)
 - Yêu cầu HS thảo luận nhanh theo nhóm bàn , nội dung : 
* Đại ý : Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt , trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
 HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm . : ( 8-10 phút )
- Gọi 3 HS đọc phân vai trước lớp.
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn theo gợi ý: + Giọng anh Thành : chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở về vận nước.
+ Giọng anh Lê : hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
- Đọc mẫu đoạn kịch trên. 
Gọi HS luyện đọc diễn cảm trích đoạn kịch theo tốp 3em.-
- Gọi HS thi đọc diễn cảm đoạn trích trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dung trích đoạn.
 Giáo dục và nhận xét tiết học.
Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài:” Người công dân số một ” tiếp. 
BỔ SUNG:
Chính Tả (Nghe - Viết).
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
Thời gian:35’ sgk/6
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Học sinh nghe - viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Ngyễn Trung Trực.
 - Rèn viết đúng mẫu , không sai quá 5 lỗi trong bài viết .Làm đúng bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ( r/ gi/ d) hoặc âm chính o/ô dễ viết lẫn .
 - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. CHUẨN BỊ : - GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, 3 và bài viết 
 - HS: rèn viết bài ở nhà , xem các bài tập 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : ( 2-3 phút )
- Nhận xét , trả bài thi HKI
- Kiểm tra sách vở , đồ dùng chuẩn bị HKII
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ 1 :Hướng dẫn nghe - viết.
 ( Dự kiến 15-20 phút )
a. Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc bài “û Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực” 
- GV nêu câu hỏi :
H : Nêu câu nói khẳng khái, lưu danh muôn thuở của Nguyễn Trung Trực trước lúc hi sinh?
(Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”)
b. Viết đúng :
- GV yêu cầu HS nêu và đọc những tên riêng 
 - GV đọc cho HS viết bảng lớn , vở nháp 
- Yêu cầu HS nhận xét , phân tích đúng sai .
- GV nhận xét và chốt những tên riêng : (Nguyễn Trung Trực, Vàm cỏ, Tân An, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây)
- Yêu cầu HS viết sai thực hiện viết lại
c.Viết bài :
- - YC học sinh gấp sách giáo khoa, GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. (2 lượt cho mỗi lần đọc).
Đọc lại toàn bài chính tả lượt, HS soát lỗi. 
- GV chấm chữa bài tổ 2-3. Nhận xét chung.
HĐ 2 :Hướng dẫn HS làm luyệ ( Dự kiến 7 - 8 phút )
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, nhắc học sinh làm bài 
+ ô 1 là chữ r, d hoặc gi
+ ô 2 là chữ o hoặc ô; sau đó làm bài tập vào vở. 
- GV theo dõi HS làm bài trên bảng phụ , VBTTV
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
 Tháng giêng của bé
Đáp án: Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
 Hạt mưa mải miết trốn tìm
 Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
 Quất gom từng hạt nắng rơi
 ....
 Tháng giêng đến tự bao giờ?
 Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Bài 3a :
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
 Tìm tiếng bắt đầu bàng r, d hay gi thích hợp với mỗi ô trống trong bài : Làm việc cho cả ba thời.
GV theo dõi HS làm bài trên bảng phụ , VBTTV
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai.
Đáp án : Các tiếng điền vào ô trống: 
 Ve nghĩ mãi không ra , lại hỏi:
 Bác nông dân ôn tồn giảng giải
 Nhà tôi còn bố mẹ già Còn làm để nuôi con là giành dụm cho tương lai.
- Cho hai học sinh đọc lại chuyện vui sau khi đã điền.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
Nhận xét tiết học.
BỔ SUNG:
Toán
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
Thời gian:40’ sgk/93
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS :
 -Biết hình thành công thức tính diện tích hình thang.
 - Rèn học sinh nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải được các bài tập. 
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ : - GV : 2 tấm bìa giấy cắt vẽ hình như phần bài học SGKá.
 - HS : Giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 BÀI CŨ : Hình thang ( 3-5 phút )
- Yêu cầu học sinh lên vẽ hình thang, chỉ đáy, cạnh bên, sau đó kẻ chiều cao.
- Nhận xét, ghi điểm
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ 1 : Hình thành quy tắc , công thức tính diện tích hình thang. ( 8-10 phút )
- Giáo viên yêu cầu hãy tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- GV hướng dẫn HS cắt ghép hình sau đây 
- Hướng dẫn học sinh quan sát mô hình 2 hình thang ABCD làm bằng bìa bằng nhau.
-Lấy 1 hình thang hướng dẫn hoc sinh xác định trung điểm M của cạnh BC rồi dùng thước nối A với M . Cắt rời hình tam giác ABM . Sau đó ghép với tứ giác AMCD ta được hình tam giác ADK. 
H: Hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
H: Hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
-Diện tích hình tam giác ADK là : 
Mà==
-Vậy diện tích hình thang ABCD là 
- Cho học sinh rút ra qui tắc : trình bày trước lớp
 Giáo viên chốt ý:Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo ) rồi chia cho 2. 
 - Giáo viên vẽ hình, yêu cầu học sinh thực hiện viết công thức trên nháp sau đó trình bày 
 Công thức: S=
(S là diện tích, a, b là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao)
- Yêu cầu học sinh vận dụng tính diện tích hình thang có : 
+ Đáy lớn 8cm, đáy bé 6cm, chiều cao 5cm (35cm2)
+ a = 9cm, b = 5cm, h = 7cm (49cm2)
HĐ 2 : Luyện tập. ( 20-22 phút )
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1, 2, 3 sau đó nêu yêu cầu rồi thực hiện làm bài vào vở.
- Yêu cầu học sinh chậm lần lượt lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở 
- Sau khi làm xong yêu cầu cả lớp thực hiện đổi vở chấm đúng/sai vào vở.
Bài 1
a) Diện tích hình thang 
 ( 12+ 8) x 5 : 2 = 50 ( cm2)
 Đáp số: 50 cm2
b) Diện tích hình thang 
 ( 9,4+ 6,6) x 10,5 : 2 = 84 ( m2)
 Đáp số: 84 m2
Bài 2: 
a) Diện tích hình thang 
 ( 9+ 4) x 5 : 2 = 32,5 ( cm2)
 Đáp số: 32,5 cm2
b) Diện tích hình thang vuông 
 (  ... 
HĐ 2 : Phân biệt được sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học. ( 15-20 phút)
Hoạt động nhóm :
 -Tổ chức cho học sinh quan sát các hình trong SGK trang 79 và thảo luận các câu hỏi: 
1.Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
 2. Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Tổ chức đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung, giáo viên chốt ý
Hình
Nội dung từng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Cho vôi sống vào nước.
Hóa học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ được t/c của nó nữa, nó đã biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt.
Hình 3
Xé giấy thành những mảnh vụn.
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưngvẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.
Hình 4
Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của cát và t/c của xi măng vẫn giữ nguyên không đổi.
Hình 5
Xi măng trộn cát và nước
Hóa học
Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành hỗn hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. Tính chất của vữa xi măng hoàn toàn khác với t/c của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước.
Hình 6
Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hóa học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ, Tính chất của đinh gỉ khác hẳn t/c của đinh mới.
Hình 7
Thủy tinh ở thể lỏng sau khi được đổ thành các chai, lọ, để nguội trở thành thủy tinh ở thể rắn.
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, t/c của thủy tinh vẫn không thay đổi.
Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
H: Vì sao ta không nên đến gần các hố vôi đang tôi? ( Vì nó tỏa nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.)
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết /78
 Giáo viên nhận xét tiết học. 
Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị tiết 2.
BỔ SUNG:
 KĨ THUẬT
NUÔI DƯỠNG GÀ
Thời gian:35’ sgk/
I. MỤC TIÊU : 
 - Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
 - Rèn hoc sinh biết cách cho gà ăn, uống.
 - GDHS ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV:hình ảnh trong SGK/63
 - Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : Thức ăn nuôi gà ( 3-5 phút )
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
HS1: Kể tên các lạoi thức ăn nuôi gà ?
HS2:Vì sao khi nuôi gà lại phải sử dụng nhiều loại thức ăn ?
- Nhận xét , đánh gía.
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút)
HĐ1: Tìm hiểu :Mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà ( Dự kiến 8-10 phút )
H: Thế nào là nuôi dưỡng gà? 
( Nuôi dưỡng gà là công việc cho gà ăn,uống.)
- Yêu cầu HS đọc phần 1 và trả lời câu hỏi 
H : Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
- HS trả lời -GV nhận xét, chốt ý
( Nuôi dưỡng gà gồm cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng gà hợp lý sẽ giúp gà khỏe mạnh, lớn nhanh sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng xuất cao phải cho gà ăn uống đủ chất, đủ lượng và hợp vệ sinh.)
HĐ 2: Tìm hiểu : Cách cho gà ăn uống ( 15-18 phút )
a. Cách cho gà ăn:
- Cho HS đọc sách phần 2a SGK, Quan sát hình 1,2 / 63 , thảo luận nhóm bàn , báo cáo theo nội dung sau.
H: Gà con mới nở cho ăn như thế nào? 
H: Thời kì gà giò ( 7-8 tuần tuổi ) cho gà ăn ra sao? 
H: Vì sao gà giò cần cho ăn nhiều chất bột đường và đạm?
H: Thời kì gà đẻ trứng cho ăn như thế nào? Cần cho gà đẻ ăn các loại thức ăn nào?
-GV nhận xét, đánh giá, chốt ý.
( Cách cho gà ăn ở từng thời kì: 
 Thời kì gà con: Cho ăn liên tục suốt ngày đêm.
 Gà 2-3 ngày tuổi cho ăn ngô nghiền nhỏ hoặc tấm gạo.
 Gà sau 4-5 ngày : ăn thức ăn hỗn hợp.
 Thời kì gà giò: 7-8 tuần tuổi cho ăn nhiều chất bột đường, đạm, vi-ta-min, cho ăn liên tục suốt ngày đêm. Ta cho gà giò ăn nhiều chất bột đường, đạm vì gà giò hoạt động nhiều, lớn nhanh nên cần nhiều năng lượng, đạm.
Thời kì gà đẻ trứng: Cho ăn nhiều chất đạm, khoáng, vi-ta-min, giảm bớt lượng ăn chúa nhiều bột đường. Cho gà đẻ ăn thêm giun đất, cào cào, châu chấu, mối)
B .Cho gà uống: 
- Yêu cầu HS đọc phần 2b . Gv nêu câu hỏi HS trả lời:
H: Nêu cách cho gà uống nước? Vì sao cần phải cho gà uống nước thường xuyên?
-Giáo viên chốt ý:
( Ta phải cho gà uống nước thường xuyên vì thức ăn của gà là thức ăn khô. Cho gà uống nước sạch, mùa đông cho gà uống nước ấm, máng uống phải để gần máng ăn, Hàng ngày phải thay nước trong máng và cọ rửa máng.)
* Liên hệ: Ở gia đình em thường cho gà ăn uống như thế nào?
H: Muốn chăn nuôi gà có hiệu quảta cần nuôi dưỡng gà như thế nào? 
- Dựa vào nội dung HS trả lời GV giải thích thêm 
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút )
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 64 SGK
Dặn về nhà học bài ; chuẩn bị bài sau.
BỔ SUNG:
Toán
CHU VI HÌNH TRÒN
Thời gian:40’ sgk/98
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp học sinh nắm được quy tắc, công thức tính cho vi hình tròn theo bán kính hoặc đường kính.
	- Thực hiện tính được chu vi hình tròn khi biết bán kính hoặc đường kính.
	- Làm bài chính xác, trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng, khoa học.
II. CHUẨN BỊ : GV + HS :Thước, compa, hình tròn bán kính 3cm bằng bìa cứng hoặc bằng nhựa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
BÀI CŨ : Hình tròn ( 3-5 phút )
- Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân, lớp theo dõi: 
HS1. Vẽ đường tròn bán kính 2dm lên bảng. Xác định tâm, bán kính, đường kính hình vừa vẽ.
HS2. Vẽ đường tròn đường kính 5dm lên bảng. Xác định tâm, bán kính, đường kính hình vừa vẽ.
- Nhận xét, ghi điểm.
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ 1 : Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn.
 (Dự kiến 8-10 phút )
- Tổ chức cho học sinh lấy bìa cứng vẽ, cắt hình tròn có bán kính 2cm sau đó đánh dấu 1 điểm A trên hình tròn rồi cho hình tròn lăn trên thước có vạch chia xăng ti mét như hướng dẫn SGK. 
- Chỉ cho học sinh nắm : Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.
- Như vậy hình tròn bán kính 2cm có chu vi trong khoảng 12,5cm đến 12,6cm. hoặc hình tròn có đường kính 4cm có chu vi khoảng 12,5cm đến 12,6cm. 
- Giáo viên giới thiệu : Trong toán học người ta có thể tính chu vi hình tròn có đường kính 4 cm bằng cách nhân đường kính 4cm với số 3,14 .
 4 x 3,14 = 12,56( cm)
- Giáo viên cho học sinh so sánh và giới thiệu cách tính chu vi hình tròn
Quy tắc : Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14. 
** Giáo viên nêu : Gọi đường kính của hình tròn là d, bán kính của hình tròn là r, chu vi của hình tròn là C. Viết công thức tính chu hình tròn. 	
	C = d x 3,14 
Hoặc : 	C = r x 2 x 3,14	
 - Yêu cầu học sinh vận dụng quy tắc tính chu vi hình tròn có dường kính , bán kính như sau :
 Ví dụ 1: : Đường kính 6 cm
 Chu vi hình tròn đường kính 6cm.
 6 x 3,14 = 18,84 ( cm)
Ví dụ 2: Bán kính 5 cm 
Chu vi hình tròn bán kính 5cm.
 5 x2 x 3,14 = 31,4 ( cm)
HĐ 2 : Thực hành (Dự kiến 18-20 phút )
- Yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1,2 , 3 sau đó thực hiện làm bài vào vở.
- Gọi một số học sinh tính toán chậm lên bảng thực hiện để giáo viên trực tiếp hướng dẫn thêm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét kết qủa, chấm Đ/S theo bài sửa của giáo viên.
Bài 1/9 8 : Tính chu vi hình tròn có đường kính 
a) Chu vi hình tròn đường kính 0,6 cm
 0,6 x 3,14 = 1,884 ( cm)
c)Chu vi hình tròn đường kính m.
 x 3,14 = ( m)
Bài 2 / 98 : Tính chu vi hình tròn có bán kính
a) Chu vi hình tròn bán kính 2,75 cm
 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 ( cm)
b)Chu vi hình tròn bán kính 6,5dm.
 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82( dm)
Bài 3:
-Gọi 1 em đọc yêu cầu.Yêu cầu HS làm vào vở, GV và cả lớp nhận xét .
Giải
Chu vi bánh xe:
0,75 x 3,14 = 2,355 ( m)
Đáp số: 2,355 ( m)
- Yêu cầu học sinh sửa bài nếu sai.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút )
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn . 
 Nhận xét tiết học.
Về làm bài 1b,2c,/98. Chuẩn bị bài “Luyện tập”.	
BỔ SUNG:
 HÁT NHẠC
 Thời gian:35’ sgk/32
I MỤC TIÊU:
Hs biết hát 1 bài dân ca của đồng bào HRÊ
Hát đúng giai điệu, biết thể hiện tình cảm của bài hát
GD các em biết yêu dân ca , yêu cuộc sống hòa bình
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
SGK , nhạc cụ gõ
III.CÁC HOỌAT ĐỘNG DẠY HỌC:
Phần mở đầu: GV giới thiệu vùng đất TÂY NGUYÊN và dùng tranh ảnh minh họa bài hát
Phần hoạt động:
Gv háat bài Hát mừng
Hs đọc lời ca, gv đánh dấu những tiếng có luyên láy
Gv dạy từng câu của bài 
Chia lớp theo dãy , bàn hát 
Hs vỗ tay theo nhịp.
Phần kết thúc:
Cả lớp hát cả bài
Dặn về nhà tìm đông tác phụ họa.
BỔ SUNG:
Sinh hoạt tập thể-Tuần 19
I.Mục tiêu:hs thấy được những ưu điểm và tồn tại trong tuần.
-Nắm được phương hưóng hoạt động tuần tới.
II.Nội dung sinh hoạt:-Gvnhận xét những mặt đã làm được:
-Ưu điểm:thực hiện tốt nề nếp,có 1 số ù hs đi trễ Tuyến ,hs đi học chuyên cần,thể dục giữa giờ đều.
-Tồn tại:nhiều em còn ồn trong giờ học:Khôi, Tuấn Đa.Một số chưa chuẩn bị bài tốt ở nhà.:ĐA ,TUYẾN,có 1 số ù hs đi trễ Tuyến , Không đeo khăn quàng Dân
III.Phương hướng hoạt động tuần tới: thể hiện sự lễ phép,kính trọng thầy cô.Tiếp tục truy bài đầu giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19.doc