I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ ngữ, đoạn văn, từ ngữ: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, Cẩu Khây.
- Đọc diễn cảm đoạn văn với giọng kể nhanh, ca ngợi tài năng, sức mạnh, lòng nhiệt tình của 4 cậu bé.
- Hiểu các từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh.
- Hiểu nội dung chuyện( phần đầu ): ca ngợi sức mạnh, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh
2. Bài mới
Kế hoạch giảng dạy Tuần 19 Từ ngày 29 đến ngày 2 tháng 1 năm 2009 Thứ Tiết Môn học Tên bài dạy Đồ dùng Hai 1 Tập đọc Bốn anh tài 2 Toán Ki- lô- mét vuông 3 Chính tả Nghe viết: Kim tự tháp Ai Cập 4 Khoa học Tại sao có gió ? 5 Chào cờ Ba 1 Toán Luyện tập 2 LTVC Mở rộng vốn từ. Tài năng 3 Kỹ thuật ích lợi của việc trồng rau hoa 4 Lịch sử Nước ta cuối thời Trần 5 Thể dục Đi vượt chướng ngại vật. TC “chạy theo Tư 1 Tập đọc Chuyện cổ tích về loài người 2 Toán Hình bình hành 3 Tậplàmvăn LT xây dựng mở bài trong bài văn MT 4 Hỏt nhạc G.V.B.M dạy 5 Kể chuyện Bác đánh cá và gã hung thần Năm 1 Toán Diện tích hình bình hành 2 LTVC Chủ ngữ trong câu kể: Ai làm gì 3 Địa lý Đồng bằng Nam Bộ 4 Mỹ thuật G.V.B.M dạy 5 Đạo đức Kính trọng và biết ơn người lao động Sáu 1 Toán Luyện tập 2 Khoa học Gió nhẹ, gió mạnh. Phòng chống bão 3 Tậplàmvăn LT xây dựng kết bài trong bài văn MT 4 Anh văn G.V.B.M dạy 5 TD - SHL Thể dục - Nhận xét tuần 19 & Thứ 2 ngày 29 tháng 12 năm 2008 Tập đọc (Tiết 1): Bốn anh tài. I. Mục tiêu: - Đọc đúng các từ ngữ, đoạn văn, từ ngữ: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, Cẩu Khây. - Đọc diễn cảm đoạn văn với giọng kể nhanh, ca ngợi tài năng, sức mạnh, lòng nhiệt tình của 4 cậu bé. - Hiểu các từ ngữ: Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh. - Hiểu nội dung chuyện( phần đầu ): ca ngợi sức mạnh, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết đoạn văn luyện đọc III. Các hoạt động dạy học 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Gọi học sinh đọc toàn bài - Gọi học sinh đọc nối tiếp 5 đoạn của bài - Giáo viên ghi tên từng nhân vật lên bảng cho học sinh luyện đọc - Gọi học sinh đọc chú giải. - Học sinh luyện đọc cả bài. - Giáo viên đọc mẫu * Tìm hiểu bài - 1 em đọc + Đoạn 1: Ngày xưa...võ nghệ + Đoạn 2: Hồi ấy... yêu tinh + Đoạn 3: Đến... yêu tinh + Đoạn 4: Đến...lên đường + Đoạn 5: Còn lại. - 1 em đọc - 2 em đọc - Yêu cầu học sinh đọc 6 dòng đầu. - Sức khoẻ của Cẩu Khây có gì đặc biệt? - Cẩu Khây có tài năng gì đặc biệt? - Đoạn 1 nói gì? - Học sinh đọc đoạn còn lại - Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? - Trước cảnh quê hương như vậy, Cẩu Khây tỏ thái độ gì? - Yêu cầu học sinh đọc phần còn lại. - Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh với những ai. - Mỗi người bạn của Cẩu Khây có đặc điểm gì? - Đoạn còn lại nói gì? - Yêu cầu học sinh đọc cả bài - Nội dung chính của chuyện là gì? * Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: - Gọi học sinh đọc nối tiếp 5 đoạn văn - Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn: “ Hồi ấy... trừ yêu tinh” - Giáo viên đọc mẫu. - Gọi học sinh thi đọc. - Giáo viên nhận xét ghi điểm - 1 Học sinh đọc. - Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 vò sôi. 10 tuổi sức đã bằng trai 18. - 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, biết thương dân. Có trí lớn diệt trừ yêu quái. ý 1: Giới thiệu Cẩu Khây - 1 em đọc - Có yêu tinh xuất hiện bắt người và gia súc khiến làng bản tan hoang. Nhiều nơi không còn ai sống sót. - Thương dân bản, quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. - 1 em đọc - Cùng 3 người bạn: Lấy Tai Tát Nước, Nắm Tay Đóng Cọc, Móng Tay Đục Máng. - Nắm...cọc: cậu bé vạm vỡ, dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập. - Lâý ... nước : cậu bé lấy vành tai tát nước suối lên thửa ruộng cao bằng mái nhà. - Móng....: cậu có tài dùng móng tay đục máng đưa nước vào ruộng. ý 2: Cẩu Khây cùng ba người bạn lên đường diệt trừ yêu tinh. - Học sinh đọc thầm Nội dung: Chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt tình làm việc nghĩa diệt trừ cái ác cứu dân làng của 4 anh em Cẩu Khây. - Học sinh nối tiếp nhau đọc. Lớp nhận xét tìm giọng đọc - HS nghe giáo viên đọc - 4 em thi đọc 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học, khen những em hăng hái phát biểu. - Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Chuyện cổ tích về loài người. - Nhận xét tiết học --------------------------------------------------------------------------- Toán (Tiết 2): Ki-lô-mét vuông. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích, Ki- lô- mét vuông . - Đọc đúng, viết đúng đơn vị đo diện tích theo đơn vị đo ki- lô- mét vuông. - Biết 1Km2 = 1000000 m2 và ngược lại. - Giải đúng một số bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích cm2, dm 2 , m2 và km2 II. Đồ dùng dạy học. - Tranh vẽ về Hồ Gươm Hà Nội. III. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ. - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5. Cho ví dụ - Nêu dấu hiệu chia hết cho 3, 9. Cho ví dụ. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới. *Giới thiệu ki- lô- mét vuông. - Treo tranh về Hồ Gươm Hà Nội và nêu vấn đề. Hồ Gươm này là hình vuông mỗi cạnh là 1 Km các em hãy tính diện tích của hồ. - Học sinh tính diện tích. + 1km x 1 km =? - GV: 1km x 1km = 1km2 Km2 chính là diện tích của hồ - Ki lô mét vuông viết tắt là km2 - 1 km bằng ? mét. - Hãy tính DT của hình vuông có cạnh dài 1000m. - Dựa vào diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km và hình vuông có cạnh dài là 1000m. Em hãy cho biết 1km2 =? m2 3. Luyện tập: Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - 2 em lên bảng. - Học sinh khác nhận xét - Giáo viên chốt lại cách đọc viết cho học sinh. 1km x 1km = 1km2 - Học sinh đọc ki- lô- mét vuông 1 km = 1000m - Học sinh tính: 1 km2 = 1 000 000 m2 -1 em đọc. - 1 em đọc - 1 em đọc các số đo - 1 em viết các số đo. Đọc Viết Chín trăm hai mươi mốt ki lô mét vuông Hai nghìn ki lô mét vuông Năm trăm linh chín ki lô mét vuông Ba trăm hai mươi nghìn ki lô mét vuông 921 km2 2000 km2 509 km2 302 000 km2 Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Giáo viên nhận xét ghi điểm - Giáo viên nhấn mạnh quan hệ giữa các đơn vị km2 với m2 và m2 với dm2. - 2 em đọc - 3 em lên bảng làm, mỗi em một cột.Lớp làm vào vở. 1 m2 = 100 dm2 5 km2 = 5 000 000 m2 1 km2 =1 000 000 m2 1 000 000 m2 = 1 km2 32 m2 49 dm2 = 3 249 dm2 2 000 000 m2 = 2 km2 - Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài. - Để giải bài toán trên ta áp dụng công thức nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính hình chữ nhật - Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán vào vở. Tóm tắt Chiều dài : 3 km Chiều rộng: 2 km Diện tích: ? km2 - Giáo viên nhận xét ghi điểm - 100 lần - 2 em đọc - Tính diện tích hình chữ nhật - 1 em nêu - 1 em lên bảng làm Giải: Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là: 3 x2 =6 (km2) Đáp số: 6 km2 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên củng cố bài. Nhắc học sinh học thuộc cách đổi đơn vị đo km2 à m2 và ngược lại - Về nhà làm bài tập 4 đầy đủ. Chuẩn bị bài Luyện tập - Nhận xét tiết học ----------------------------------------------------- Chính tả( Tiết 3) Nghe- viết: Kim tự tháp Ai Cập I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai cập. - Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: s/x iêc/iết. II. Đồ dùng dạy học. - Viết sẵn nội dung bài tập 2,3 - Bảng giấy viết sẵn bài tập 3b. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy học bài mới. a. Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc bài chính tả cho học sinh nghe, chú ý các từ: lăng mộ, chằng chịt, chuyên chở. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn. - Trả lời câu hỏi: Đoạn văn nói điều gì? - Giáo viên đọc từng câu, từng bộ phận để học sinh viết (2-3 lượt) - Chú ý những chữ cần viết hoa, những từ khó viết, cách trình bày. - Nhắc học sinh ngồi đúng tư thế. Chú ý viết hoa chữ cái đầu và Ai Cập. - Giáo viên đọc cho học sinh viết, đọc lại cho học sinh dò bài. - Thu bài chấm điểm. Nhận xét chung. b. Hướng dẫn học sinh làm chính tả Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn và làm vào vở bài tập. - Giáo viên chốt lời giải đúng. Bài 3:Yêu cầu học sinh đọc đề bài và chọn 3b làm vào vở - Học sinh theo dõi SGK. - Lớp đọc thầm - Ca ngợi Kim tự tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại - kiến trúc, nhằng nhịt, chuyên chở... - Học sinh viết bài. - Học sinh dò bài. Đổi vở để đối chiếu sửa lỗi. - 2 em đọc - 2 em lên bảng làm. - Học sinh sửa bài theo đáp án sau: Sinh vật, biết, sáng tác, tuyệt mỹ, xứng đáng. - 1 em đọc - Goi 3 em lên bảng làm Từ ngữ viết đúng chính tả Từ ngữ viết sai chính tả. Thời tiết Công việc Chiết cành Thân thiếc Nhiệc tình Mải miếc - Chữa bài và cho điểm học sinh. - Cho học sinh đọc lại bài 3 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Nhắc học sinh nhớ những từ ngữ đã học, luyện tập để không sai lỗi chính tả. ------------------------------------------------ ------------------------------------------------ Khoa học (tiết 4): Tại sao có gió? I. Mục tiêu: - Giúp học sinh làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích tại sao có gió. - Hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ dất liền thổi ra biển là do nhiệt độ chênh lệch. II. Đồ dùng dạy học: - Học sinh chuẩn bị chong chóng. - Đồ dùng thí nghiệm: hộp đối lưu, nến, diêm, vài que hương, - Tranh minh hoạ trang 74,75. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: + Không khí cần cho sự thở của người, động vật và thực vật như thế nào. cho ví dụ? + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở? - Nhận xét bài cho điểm. 2 . Bài mới a. Giới thiệu bài: - Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 SGK + Nhờ đâu lá cây lay động? Diều bay? Hoạt động 1: Chơi chong chóng - GV kiểm tra việc chuẩn bị chong chóng của các nhóm. - GV tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm, kết hợp thảo luận câu hỏi: + Khi nào thì chong chóng không quay? + Khi nào chong chóng quay? Làm thế nào để chong chóng quay? + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? + Tại sao chong chóng quay? + Tại sao chong chóng quay nhanh , quay chậm? - Giáo viên kết luận: Khi ta chạy kh ... hành Bài 4: gọi học sinh đọc đề bài. - Học sinh tự làm - Giáo viên nhận xét ghi điểm - 1 em dọc - Học sinh quan sát giáo viên vẽ hình - Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Ta tính như sau: a + b + a + b - Học sinh nêu (a + b) x 2 P = (a + b) x 2 - Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài hai cạnh liên tiếp nhân với 2. - Học sinh làm bài a. P = (8 + 3) x 2 = 22 (cm2) b. P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm2) - 1 em đọc - 1 em lên bảng làm, lớp làm vở Giải Diện tích của mảnh đất đó là: 40 x 25 = 1000 dm2 Đáp số: 1000 dm2 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên củng cố lại cách tính chu vi, diện tích hình bình hành - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị bài Phân số. ---------------------------------------- Khoa học (Tiết 2): Gió nhẹ, gió mạnh . Phòng chống bão. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to. - Nêu được những thiệt hại do giông bão gây ra. - Biết được một số cách phòng chống bão. II. Đồ dùng dạy học. - Chuẩn bị hình minh hoạ 1, 2, 3 , 4. - Sưu tầm một số tranh ảnh thiệt hại do bão gây ra. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. - Hãy giải thích tại sao có gió? - Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển? - Nhận xét, ghi điểm. 2 . Bài mới: Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió. - Gọi hai em đọc mục bạn cần biết SGK. - H:Em thường nghe thấy cấp độ gió như thế nào?(Chương trình dự báo thời tiết) - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và đọc thông tin SGK. - Phát phiếu bài tập và học sinh điền vào đoạn văn miêu tả các cấp độ của gió và mô tả về tác động của vấp gió đó Cấp gió Tác động của cấp gió Cấp 5: Gió khá mạnh. Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn Cấp 9: Gió dữ (bão to) Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gẫy cành, nhà có thể bị tốc mái. Cấp 0: Không có gió. Lúc này khói bay thẳng lên trời.Cây cỏ đứng im. Cấp 7: Gió to (bão) Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió. Cấp 2:Gió nhẹ Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, cảm thấy tren da mặt bạn có gió, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay. KL: Gió có khi thổi nhẹ, có khi thổi mạnh. Gió càng lớn thì càng gây thiệt hại. Hoạt động 2:Thiệt hại do bão gây ra và cách phòng chống bão. - Yêu cầu học sinh quan sát hình5, 6 nghiên cứu mục bạn cần biết để trả lời câu hỏi - Em hãy nêu các dấu hiệu khi trời có giông hoặc bão - Nêu tác hại do bão gây ra. - Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết. - Nêu một số cách phòng chống bão mà địa phương en đã áp dụng. - Gọi học sinh trình bày. - Nhận xét về sự trình bày của học sinh. * Kết luận: Các thiệt hại do bão gây ra làm thiệt hại về nhà và cửa. Bão to có lốc còn cuốn bay cửa nhà và con người. Thiệt hại về người và mùa màng. Vì vậy cần phòng chống bão. Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình - Có gió mạnh kèm mây đen, bầu trời nhiều mây đen, đôi khi có gió xoáy, cây lớn gẫy cành, nhà cửa có thể tốc mái,... - Bão làm ngập lụt nhà cửa, thiệt hại mùa màng, có thể thiệt hại đến tính mạng, tài sản của con người,.. - Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất đề phòng khan hiếm thức ăn , nước uống, đề phòng tai nạn do bão gây ra. ở thành phố cắt điện, ở vùng biển người dân không nên ra khơi. - Trồng cây bao quanh nhà, nhà cửa xây chắc chắn,... - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và treo 4 tranh lên bảng minh hoạ các cấp độ của gió. - Yêu cầu học sinh lên lựa chọn tấm thẻ (viết lời ghi chú) gắn vào hình cho phù hợp - Học sinh tiến hành chơi trong 1 phút. - Giáo viên cùng học sinh tổng kết trò chơi. Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng. 3. Củng cố dặn dò - Từ cấp gió nào trở lên thì gây thiệt hại cho người ? - Nêu cách phòng chống bão mà em biết. - Học mục Bạn cần biết. Chuẩn bị bài Không khí bị ô nhiễm. ----------------------------------------------------------------------------- Tập làm văn (tiết 3) Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. I. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về hai kiểu kết bài (Mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật. - Thực hành viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ của học sinh và bút dạ. III. Hoạt độngdạy học 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi hai em lên đọc đoạn mở bài trực tiếp, gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn học. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 - Giáo viên mời 1- 2 học sinh nhắc lại kiến thức về văn kể chuyện. Sau đó giáo viên dán lên bảng hai cách kết bài. - Yêu cầu học sinh đọc thầm bài Cái nón, suy nghĩ và phát biểu ý kiến. - Theo em đó là cách kết bài theo cách nào? - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại hai cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện. Bài 2: yêu cầu học sinh đọc 4 đề bài. - Cả lớp suy nghĩ chọn đề tài miêu tả (Cái thước kẻ, bàn học, cái trống trường) - Mỗi em viết một đoạn kết theo kiểu mở rộng theo bài văn tả đồ vật đã chọn - Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc kết bài của mình - Lớp cùng giáo viên nhận xét, sửa chữa, chọn những em có cách kết bài hay nhất. - 1 em đọc lớp theo dõi SGK - 2 em nhắc lại - Lớp đọc thầm - Học sinh nối tiếp nhau trả lời + Đoạn kết bài : Má bảo: Có của phải biết giữ gìn mới được bền lâu. Vì vậy mỗi khi đi đâu về tôi đề móc nón lên trên cái đinh dóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì như thế dễ bị méo vành. - Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ về ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ. - 1 em đọc, lớp đọc thầm - 1 em đọc - Hoc sinh đọc 4 đề và chọn 1 đề - Lớp làm vở, 2 em làm phiếu dán lên bảng Ví dụ 1: Kết bài cho bài văn tả cái bàn học ở nhà Cái bàn học ở nhà của em đã gắn bó với em trong suốt ba năm học. Em coi chiếc bàn như người bạn thân và em sẽ giữ gìn bàn thật cẩn thận để dùng được lâu. + Ví dụ 2 : Kết bài mở rộng cho bài văn tả cái trống trường em. Em rất yêu quý anh trống trường thân thuộc. Mai đây dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ hình ảnh thân quen ấy. 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh viết đoạn kết bài chưa xong, về nhà viết tiếp.Chuẩn bị bài Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết). -------------------------------------------- Anh văn : G.V.B.M dạy(tiết 4) ---------------------------------------------------------------------------- Thể dục (Tiết 5) Đi vượt chướng ngại vật thấp Trò chơi: Thăng bằng. I. Mục tiêu: - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu đúng kỹ năng và tương đối chủ động - Học trò chơi: thăng bằng. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Sân trường. - Phương tiện: Còi, dụng cụ để tập luyện. III. Nội dung và phương pháp. 1. Phần mở đầu: - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Học sinh chậy chậm theo hàng dọc theo nhịp hô của giáo viên xung quanh sân tập. - Trò chơi chui qua hầm. - Khởi động xoay các khớp cổ tay, chân. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ và bài tập rèn luyện TTCB - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng quay sau. - Cả lớp cùng thực hiện mỗi động tác 2-3 lần. + Cả lớp tập liên hoàn các động tác của giáo viên. - Ôn đi ngại chướng ngại vật thấp. Tập theo 2 hàng, mỗi em đi cách nhau 2-3 m, đi xong quay về đứng cuối hàng chờ đi tiếp - Đội hình 4 hàng dọc - Học sinh xếp theo vòng tròn - Cán sự điều khiển học sinh tập. - Giáo viên sửa sai cho học sinh. - Đội hình 2 hàng dọc b. Trò chơi vận động: - Giáo viên nêu tên trò chơi và hướng dẫn học sinh chơi. - Hướng dẫn học sinh cách nắm cổ chân để co chân, cách di huyển trong vòng tròn, phân công trọng tài cho các đội chơi. - Thi đua giữa các tổ, tổ nào có nhiều bạn giữ được thăng bằng là tổ đó thắng. 3. Phần kết thúc. - Đi theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng và hít thở sâu. - Hệ thống bài. - Ôn lại bài đã học. -------------------------------------------------------------------------- Sinh hoạt (Tiết 5): Nhận xét tuần 19. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: