Bài dự thi tìm hiểu "Kon Tum –100 năm lịch sử và phát triển"

Bài dự thi tìm hiểu "Kon Tum –100 năm lịch sử và phát triển"

Câu 1. Trình bày nguồn gốc tên gọi “Kon Tum”. Nêu những biến đổi về địa giới quản lý hành chính tỉnh Kon Tum từ năm 1913 đến nay?

 * Trả lời:

 - Nguồn gốc tên gọi Kon tum: “Làng Hồ”

 Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam.

 Theo truyền thuyết của dân tộc BaNa vùng này được lưu lại rằng: Kon Tum ban đầu chỉ là tên gọi của một làng người Bana. Khoảng trước năm 1800 có làng người địa phương sống bên sông ĐăkBla tên gọi là KonTrang- or. Lúc ấy làng KonTrang - or rất thịnh với dân số khá đông. Bấy giờ giữa các làng thường xuyên có sự gây chiến đánh nhau.Vì thế những người đứng đầu làng Kon Trang -or cũng thường hay đem dân làng mình đi đánh phá các làng khác để chiếm đoạt của cải và bắt người về là nô lệ. Trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - or có người tên là Ja xi có hai con trai là Jơ Rông và Uông; hai người này không thích cảnh những người đứng đầu làng luôn gây chiến đánh nhau với làng khác, nên đã ra đi làm nhà ở cạnh sông Đăkbla. Vùng đất này rất tốt cho việc định cư sinh sống, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày được phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum

doc 27 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi tìm hiểu "Kon Tum –100 năm lịch sử và phát triển"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Họ và tên: Nguyễn Nữ Mỹ Phương 
 Quốc tịch: Việt Nam . giới tính: nữ
 Nghề nghiệp: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường tiểu học Trần Phú 
 Chỗ ở: Sa Nghĩa – Sa Thầy- Kon Tum
 BÀI DỰ THI 
TÌM HIỂU "KON TUM –100 NĂM LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN"
Câu 1. Trình bày nguồn gốc tên gọi “Kon Tum”. Nêu những biến đổi về địa giới quản lý hành chính tỉnh Kon Tum từ năm 1913 đến nay?
 * Trả lời:
 - Nguồn gốc tên gọi Kon tum: “Làng Hồ”
  Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam.
 Theo truyền thuyết của dân tộc BaNa vùng này được lưu lại rằng: Kon Tum ban đầu chỉ là tên gọi của một làng người Bana. Khoảng trước năm 1800 có làng người địa phương sống bên sông ĐăkBla tên gọi là KonTrang- or. Lúc ấy làng KonTrang - or rất thịnh với dân số khá đông. Bấy giờ giữa các làng thường xuyên có sự gây chiến đánh nhau.Vì thế những người đứng đầu làng Kon Trang -or cũng thường hay đem dân làng mình đi đánh phá các làng khác để chiếm đoạt của cải và bắt người về là nô lệ. Trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - or có người tên là Ja xi có hai con trai là Jơ Rông và Uông; hai người này không thích cảnh những người đứng đầu làng luôn gây chiến đánh nhau với làng khác, nên đã ra đi làm nhà ở cạnh sông Đăkbla. Vùng đất này rất tốt cho việc định cư sinh sống, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày được phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập ra của người Bana sát bên bờ sông Đăk b la nơi có nhiều hồ nước trũng 
Vùng đất này có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động con người ,vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng . khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Kon Tum.
 Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn.
 Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ trong giới hạn 13°55’-15°27’ vĩ độ bắc và 107°20’ -108°32’ kinh độ đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia.
 Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.614,5 km² (tức 961.450 ha), trong đó:
  Do phần lớn diện tích tự nhiên nằm ở phía đông dãy Trường Sơn nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ bắc xuống nam.
 Phía bắc tỉnh là khối núi Ngọc Linh có độ cao trong khoảng 800-1.200 m, trong đó có đỉnh Ngọc Linh 2.596 m, Ngọc Phan 2.251 m, Ngọc Krinh 2.066 m, Ngọc Bôn Sơn 1.939 m, Kon Bo Ria 1.500 m, Kon Krông 1.330 m.
 Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Cămpuchia và sông Ba chảy sang Phú Yên.
  Phía nam tỉnh có độ cao trên dưới 500m với độ dốc 2-5%. Từ phía tây Ngọc Linh có một dải thung lũng hẹp chạy đến giữa tỉnh thì mở rộng ra tạo nên cánh đồng bằng phẳng trải dài 50 km tới tận thị xã Kon Tum. Đây là khu vực đồng bằng nằm ở độ cao 252m so với mặt biển và được phù sa hai nhánh sông Se San là sông Đắk Pôkô và Đắk Bla bồi đắp.
 Cực nam tỉnh có thác Yaly cao 60m đổ sang địa phận Gia Lai. Từ nguồn nước của thác này đã xây dựng trên đất Gia Lai nhà máy thuỷ điện Yaly công suất 720 MW.
- Những biến đối về địa giới quản lý hành chính kon tum từ năm 1913 đến nay:
 Tuy vùng đất cao nguyên này được coi là thuộc lãnh thổ Đại Việt từ năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Trà Bàn, lập phủ Quy Nhơn, nhưng trải qua các triều đại, ở đây chưa hề có hệ thống hành chính, mà chế độ "già làng" vẫn tiếp tục tồn tại.
 Năm 1893, sau khi thôn tính Đông Dương, người Pháp đã cho lập một tòa Đại lý hành chính tại Kon Tum, ban đầu trực thuộc Tòa Công sứ Attôpư (Attopeu) ở Lào, đến năm 1905 mới trực thuộc Tòa Công sứ Quy Nhơn. Viên Đại lý là một linh mục người Pháp, tên là P. Vialleton, vốn là cha xứ ở đây từ trước.
 Năm 1904, Pháp thành lập tỉnh tự trị Plâycu Đe (Pleiku Der), gồm tòa đại lý hành chính Kon Tum thuộc tỉnh Bình Định và tòa đại lý hành chính Cheo Reo thuộc tỉnh Phú Yên.
 Đến năm 1907, Pháp lại bãi bỏ tỉnh Plâycu Đe, lúc này hai đại lý hành chính Kon Tum và đại lý hành chính Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước.
 Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Kon Tum chính thức được thành lập, gồm toàn bộ tỉnh Plâycu Đe trước kia. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ bao gồm Đại lý Kon Tum tách ra từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách ra từ tỉnh Phú Yên và tòa Đại lý hành chính Buôn Ma Thuột.
 Từ năm 1913 đến năm 1943. các đại lý hành chính Buôn Ma Thuột, Plei Ku, An Khê trực thuộc tỉnh Kon Tum lần lượt tách ra thành lập tỉnh mới: năm 1923, đại lý Buôn Ma Thuột tách ra thành lập tỉnh Đắc Lắc. Năm 1925, thành lập Đại lý Plei Ku dưới quyền Công sứ Kon Tum và đến năm 1932 Đại lý Plei Ku mới tách ra để trở thành tỉnh Gia Lai. Đến năm 1943 thì đại lý An Khê tách khỏi tỉnh Kon Tum để nhập vào tỉnh Gia Lai. Năm 1932, tổng Tân Hương được lập thành thị trấn Kon Tum, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Kon Tum. Đến năm 1945 thị trấn Kon Tum được chính quyền cách mạng nâng lên thành thị xã Kon Tum.
 Thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1946-1954, tỉnh Kon Tum nhiều lần chia tách, sáp nhập với các địa phương khác. Đầu năm 1947 thuộc phân khu 15, tháng 8 năm 1947 nằm trong khu 15 Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1950 sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Tháng 10 năm 1951 nhập với các huyện miền tây tỉnh Quảng ngãi thành Mặt trận miền Tây. Tháng 2 năm 1954, tỉnh Kon Tum được giải phóng, đến tháng 7 năm 1954 tách khỏi mặt trận miền Tây..
Về phía ta, đầu năm 1955, toàn tỉnh đuợc chia thành 6 khu nông thôn (tương đương huyện) và một thành phố. 
Khu 1: lúc đầu là vùng đụng và bắc thành phố Kon Tum, từ bờ sụng Pụ Kụ (phía tõy) đến bờ sụng Đăk Nghé (phía đụng). 
Khu 2: bao gồm toàn huyện Konplong ngày nay. 
Khu 3: gồm một số vùng thuộc huyện Đăk Glei và một số vùng của Đăk Tụ (nay thuộc huyện Đăk Hà) giáp với khu 6 và giáp với huyện Konplong ngày nay. 
Khu 4: vùng tõy huyện Đăk Glei từ giáp Quảng Nam đến Đăk Nõy Pui, phía tõy giáp biờn giới Lào. 
Khu 5: được hình thành và giải thể trước khi có hiệp định Giơnevơ. Một phần khu 5 nhập vào khu 4, phần còn lại nhập vào khu 6. 
Khu 6: từ Vơmơna, phía đông giáp Măng Buk đến vùng Kayong giáp biên giới Lào, phía bắc giáp vùng Đăk Hà, phía nam đến Konplong. 
Khu 7: thuộc huyện Sa Thầy ngày nay. 
 Sau Hiệp định Giơnevơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam (tháng 7 năm 1954), Mỹ - Ngụy tiếp quản miền Nam Việt Nam. Ở Kon Tum, địch nhiều lần điều chỉnh các đơn vị hành chính trong tỉnh. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, ngoài tòa hành chính tỉnh, địch còn chia tỉnh Kon Tum thành 4 quận theo Nghị định số 348-BNV/HC/NĐ ngày 27 tháng 6 năm 1958: quận Kon Plong gồm 3 tổng 11 xã, quận Đăk Tô gồm 9 tổng 29 xã, quận Đăk Sut gồm 6 tổng 23 xã, quận Kon Tum gồm 10 tổng 57 xã, trong đó có 10 xã người Kinh. Chưa đầy một tháng sau, quận Đak Tô lại bị chia thành 2 quận Đăk Tô và Tou Mơrông.
 Quận Chương Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi được thành lập theo Sắc lệnh số 234-NV ngày 9 tháng 9 năm 1959 trên cơ sở tách ra một phần đất của quận Kon Plong. Sang năm 1960 địch bỏ quận Kon Plong. Năm 1961 giao quận Chương Nghĩa về tỉnh Quảng Ngãi, rồi đến ngày 19 tháng 12 năm 1964, quận Chương Nghĩa được sáp nhập vào tỉnh Kon Tum.
 Từ năm 1965, chính quyền Sài Gòn có sự thay đổi các cấp hành chính. Những vùng đông dân chúng giữ nguyên cấp quận, những nới xa xôi, ít dân chúng đặt thành Phái viên hành chính. Theo đó địch lập thành các phái viên hành chính Đăk Sút, Măng Bút, Chương Nghĩa,. Năm 1972, địch cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút (quận Đăk Sút cũ bị quân cách mạng tiêu diệt năm 1965) để mở rộng chức năng về mặt hành chính. Năm 1972, ta giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh, quận lỵ đăk Tô của địch phải lưu vong về đóng tại đèo Sao Mai (đông nam thị xã Kon Tum). Năm 1974, các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Bút sau một thời gian bị cô lập giữa vùng giải phóng cũng bị ta tiêu diệt. Ngày 17 tháng 3 năm 1975, thị xã Kon Tum được giải phóng, tỉnh Kon Tum được giải phóng hoàn toàn.
 Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ- Ngụy, chính quyền cách mạng có sự phân chia các huyện trong tỉnh, đặt tên theo mật danh để thuận tiện trong chỉ đạo hạot động. Theo đó, ở địa bàn tỉnh có các huyện được gọi theo mật danh như sau: H16 (Konprai), H29 (Kon Plong, H80 (Đăk Tô), H67 (Sa Thầy), H30 (đông Đăk Glêi), H9 (Kon H’Ring, phần lớn nay thuộc huyện Đăk Hà), H5 (thị xã Kon Tum)
 Tháng 10 năm 1975, tỉnh Kon Tum lại được sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum.
 Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ngày 12 tháng 8 năm 1991 đã chia lại tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
 Từ khi được tái thành lập lại đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có các huyện mới được thành lập, đó là: Ngọc Hồi (1992), Đăk Hà (1994), Kon Rẫy (2002),Tu Mơ Rông (2008). Hiện nay, tỉnh Kon Tum có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, với 96 xã, phường và thị trấn, bao gồm:
Thành phố Kon Tum
Huyện Đắk Glei
Huyện Đắk Hà
Huyện Đắk Tô
Huyện Kon Plong
Huyện Kon Rẫy
Huyện Ngọc Hồi
Huyện Sa Thầy
Huyện Tu Mơ Rông
 Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thành phố Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 600 km về phía bắc.
Câu 2: Hiện nay, tỉnh Kon Tum cú bao nhiêu di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử- danh thắng cấp quốc gia và cấp tỉnh? Hãy nêu sơ lược về các di tích?
 Trả lời: Hiện nay, tỉnh Kon Tum có 03 Di tích lịch sử cách mạng, 06 Di tích lịch sử văn hóa và có 01 Di tích lịch sử-danh thắng cấp quốc gia và cấp tỉnh.
* Sơ lược về Di tích Lịch sử cách mạng:
 + Ngục Kon Tum: Với một quần thể nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, nhà tiếp đón, cụm tường đài và hai ngôi mộ nằm bên sông Đăk Bla lộng gió, dẫn dắt người tham quan về với quá khứ đấu tranh kiên cường, bất khuất của các bậc tiền bối cách mạng khi nước nhà còn trong xiềng xích nô lệ. Nhà lao được xây dựng trong khoảng từ 1 ... Tú:: sinh năm 1907, dân tộc Xê Đăng
Quê quán: làng Đăk Wang, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Có con độc nhất là liệt sỹ A Vân, hy sinh ngày 05-4-1965.
 51- Lê Thị Tửu: sinh năm 1919, dân tộc Kinh
Quê quán: thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Trú quán: xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
Có một con độc nhất là liệt sỹ Bùi Tửu, hy sinh ngày 01-5-1973.
 52- Nguyễn Thị Tuyết: sinh năm 1896, dân tộc Kinh
Quê quán: xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Trú quán: phường Quang Trung, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Có 4 người con là liệt sỹ: Huỳnh Khế, hy sinh năm 1972;
 Huỳnh Nguyệt, hy sinh ngày 15-6-1969;
 Huỳnh Xi, hy sinh 17-2-1969;
 Huỳnh Thị Nhung, hy sinh năm 1968.
 53- Phan Thị Thiên: sinh năm 1907, dân tộc Kinh
Quê quán: xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Trú quán: phường Quang Trung, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Có một con là liệt sỹ Đặng Văn An, hy sinh năm 1967.
 54- Y Thôm: sinh năm 1920, dân tộc Xê Đăng
Quê quán: làng Văn Tó, xã Đăk Uy, thị xã Kon Tum (nay là làng Văn Tó, xã Đăk Uy, huyện Đăk Hà), tỉnh Kon Tum.
Có một con trai độc nhất là liệt sỹ A Duyên (A Dyen), hy sing tháng 7-1967.
 55- Lê Thị Trát: sinh năm 1912, dân tộc Kinh
Quê quán: xã Xuyên Khương, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quàng Nam (nay là xã Duy Hòa,huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam)
Trú quán: Thị xã Kon Tum ( nay là thành phố Kon Tum), tỉnh Kon Tum
Bản thân mẹ là liệt sỹ, hy sinh năm 1972.
Chồng và con là liệt sỹ: 
 Chồng: Đặng Văn Trát, hy sinh năm 1968;
 Con : Đặng Văn Chánh, hy sinh năm 1968.
 56- Huỳnh Thị Tỷ: sinh năm 1920, dân tộc Kinh
Quê quán: xã Tam Lãnh, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Bản thân mẹ là liệt sỹ, hy sinh ngày 02-01-1970
Mẹ có 2 người con là liệt sỹ: Cao Cái (con nuôi), hy sinh ngày 27-5-1948;
 Huỳnh Thị Chút, hy sinh ngày 08-01-1968.
 57- Y Viêm: sinh năm 1906, dân tộc
Quê quán: làng Long Năng nhỏ, xã Đăk Xao, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum
Có 3 con là liệt sỹ: A H’Lạt, hy sinh ngày 15-6-1969;
 A H’Lâm, hy sinh ngày 20-4-1972;
 A H’Lập, hy sinh tháng 3-1972.
 58- Y Vao: dân tộc Gia Rai
Quê quán: lang Grập, xã Mô Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
Có 3 con là liệt sỹ: A Xuêng, hy sinh tháng 2-1972;
 A Glới, hy sing tháng 6-1968;
 A Đúng, hy sinh tháng 2-1972.
 59- Y Xu: sinh năm 1925, dân tộc Xê Đăng
Quê quán: làng Đăk Nhỏ, xã Đăk Xú, huyện Sa Thầy (nay là làng Đăk Nhỏ, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi), tỉnh Kon Tum.
Có con độc nhất là liệt sỹ A Nhôi, hy sinh tháng 7-1970.
 60- Phan Thị Xúc: sinh năm 1913
Quê quán: xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Trú quán: phường Quang Trung, thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum), tỉnh Kon Tum
Có 3 con là liệt sỹ: Nguyễn Tập, Nguyễn Phụ, Nguyễn Toan.
 Câu 6: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV diễn ra vào ngày, thỏng, năm nào? Ở đõu? Cú bao nhiờu đại biểu chớnh thức tham dự? Nờu mục tiờu tổng kết, nhiệm vụ trọng tõm của Đại hội trong nhiệm kỳ 2010- 2015?
 * Trả lời: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 diễn ra trong 3 ngày từ 4 đến 6-10-2010 tại Hội trường Ngọc Linh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Tham dự Đại hội có 323 đại biểu đại diện cho 17 ngàn đảng viên của 14 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy. Báo cáo chính trị tại Đại hội nêu rõ: Nền kinh tế ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao; thu hút đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 14,51%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 753 USD. Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đạt 865 tỷ đồng, vượt 44% mục tiêu. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 14.586 tỷ đồng, tăng 2,4 lần và chi ngân sách cho đầu tư phát triển đạt 5.923 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với giai đoạn 2001-2005. Nông-lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,45%/năm. Độ che phủ của rừng từ 65,5% lên 67,8%. Công nghiệp-xây dựng tăng trưởng bình quân 25,19% năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 60 triệu USD, bằng 200% mục tiêu đề ra Văn hoá-xã hội có chuyển biến tích cực; các yếu tố nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được quan tâm đầu tư. Công tác giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo được chú trọng thực hiện (tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 38,63% xuống còn khoảng 16,5%). Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên. Hệ thống trường lớp, cơ sở đào tạo ngày càng mở rộng; đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21% lên 33,5%. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ tăng từ 40% lên 55,7%; y tế dự phòng được triển khai tích cực Một số công trình văn hoá, phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Lễ hội văn hoá tiêu biểu của 6 dân tộc bản địa đã được phục dựng. Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được giữ vững, hoạt động đối ngoại được tăng cường. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được hình thành và phát huy tác dụng tốt. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càng được nâng cao Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được triển khai thực hiện nghiêm túc. Kết nạp đảng viên mới vượt 24,31% so với mục tiêu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn được đẩy mạnh và có cách làm sáng tạo. Tình trạng hẫng hụt cán bộ kế cận là nữ, dân tộc thiểu số dần được khắc phục. Công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục được tăng cường. Khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững; mặt trận và các đoàn thể chính trị được củng cố, kiện toàn, hướng hoạt động về cơ sở hơn. Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp được nâng lên rõ rệt; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện của UBND và các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục được nâng cao. Thái độ quan liêu, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức được chấn chỉnh một bước. Phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ tiếp tục có sự đổi mới. Báo cáo cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế. Kinh tế phát triển chưa bền vững, mới phát triển theo chiều rộng, chưa gắn kết chặt chẽ với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế không đạt mục tiêu đề ra. Quy hoạch, quản lý và khai thác đất đai, rừng, khoáng sản, tài nguyên nước còn nhiều yếu kém. Nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao. Kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể hoạt động còn yếu và lúng túng. Ba vùng kinh tế động lực phát triển chậm; năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp. Tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư còn chậm, kéo dài nhiều năm. Chất lượng giáo dục, đào tạo chưa cao, nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và một số chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế không đạt mục tiêu đề ra. Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân chậm được nâng lên và không đều. Thiết chế văn hoá chưa được đầu tư đúng mức và thiếu đồng bộ. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo còn diễn biến phức tạp. Phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc của cấp uỷ, tổ chức đảng ở một số nơi chưa thật sự đổi mới. Nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động của mặt trận, các đoàn thể chưa thật sự phù hợp; tỷ lệ tập hợp quần chúng còn thấp. Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" chưa thật sự đi vào chiều sâu. 
 * Mục tiêu tổng quát:
 Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; củng cố và phát huy cao nhất sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc; khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững với cơ cấu hợp lý. Nâng cao rõ rệt chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị; an ninh, trật tự trong mọi tình huống, không để bị động bất ngờ. Xây dựng tỉnh Kon Tum cơ bản thoát nghèo vào năm 2015.
 * Nhiệm vụ trọng tâm:
 Trong nhiệm kỳ tới, tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
 + Khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, góp phàn chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững
 + Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ và triệt để hơn, nhất là thủ tục hành chính và công chức, công vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hấp dẫn đối với các thành phần kinh tế.
 + Tích cực tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương và huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư, hoàn thiện cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là giao thông và hạ tầng đô thị.
 + Nâng cao thu nhập thực tế của người dân. thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với tăng cường đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội.
 + Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng tuến bộ khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
 + Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh trong mọi tình huống.
 + Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chíên đấu của Đảng bộ.
Câu 7: Bạn có những đề xuất hay giải pháp gì để góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ngày càng ổn định, phát triển?
 * Trả lời:
 - Khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.
 - Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ và triệt để hơn, nhất là thủ tục hành chính và công chức, công vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hấp dẫn đối với các thành phần kinh tế. 
 - Tích cực tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương và huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư, hoàn thiện cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh, nhất là giao thông và hạ tầng đô thị
 - Nâng cao thu nhập thực tế của người dân, thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với tăng cường đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội.
  - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội. 
   - Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng-an ninh trong mọi tình huống.
 - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_du_thi_tim_hieu_kon_tum_100_nam_lich_su_va_phat_trien.doc